Huyết khối do xơ vữa động mạch xuất hiện ở những người trên 40
tuổi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa! Huyết khối do xơ vữa
động mạch là hiện tượng cục máu đông trên nền xơ vữa của động mạch,
khiến máu không thể lưu thông đến tim, não, chân. gây nhồi máu cơ tim,
đột quỵ và hoại tử ngón hoặc bàn chân.
Đây là nguyên nhân gây tử vong chính đối với nam và nữ độ tuổi từ
40 trở lên tại các nước phát triển và đang phát triển. Ước tính đến năm 2020,
bệnh huyết khối gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ở Việt Nam, số ca nhập
viện do nhồi máu cơ tim và đột quỵ ngày càng tăng.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh huyết khối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh huyết khối
Huyết khối do xơ vữa động mạch xuất hiện ở những người trên 40
tuổi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa! Huyết khối do xơ vữa
động mạch là hiện tượng cục máu đông trên nền xơ vữa của động mạch,
khiến máu không thể lưu thông đến tim, não, chân... gây nhồi máu cơ tim,
đột quỵ và hoại tử ngón hoặc bàn chân.
Đây là nguyên nhân gây tử vong chính đối với nam và nữ độ tuổi từ
40 trở lên tại các nước phát triển và đang phát triển. Ước tính đến năm 2020,
bệnh huyết khối gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ở Việt Nam, số ca nhập
viện do nhồi máu cơ tim và đột quỵ ngày càng tăng.
Những ai có nguy cơ mắc bệnh?
Người ở tuổi trung niên (nam trên 45 tuổi, nữ đã mãn kinh), béo phì
hoặc thừa cân, có lối sống thụ động, ít vận động thể lực dễ mắc bệnh.
Bên cạnh đó, người hút thuốc lá, mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo
đường, tăng cholesterol trong máu mà không được điều trị đúng cũng có
nguy cơ mắc bệnh huyết khối. Đồng thời, bệnh còn ảnh hưởng bởi yếu tố di
truyền.
Các biểu hiện của bệnh huyết khối
- Nhồi máu cơ tim: Người bị nhồi máu cơ tim sẽ cảm thấy đau ngực
giống như ai đó bóp chặt quả tim. Kèm theo đó là cảm giác lo lắng, vã mồ
hôi, mặt tái, đôi khi ngộp thở. Hiện tượng này kéo dài hơn 30 phút, xuất hiện
khi người bệnh quá gắng sức.
- Đột quỵ (tai biến mạch máu não): Trong giai đoạn cấp, bệnh nhân
yếu đột ngột hoặc liệt hẳn một nửa bên người kèm với yếu hoặc liệt nửa mặt
cùng bên. Người bệnh có thể có những triệu chứng khác như: nói khó, nuốt
khó, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Nặng hơn là rối loạn tri giác, lơ mơ
hoặc hôn mê, thậm chí có thể ngưng thở và tử vong rất nhanh.
Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, vận động tay chân của người bệnh
phục hồi lại hoàn toàn sau khoảng thời gian 24-48 giờ. Tuy nhiên, đa số
trường hợp bệnh nhân bị yếu hoặc liệt vận động kéo dài.
- Bệnh động mạch chân: Sẽ không có triệu chứng rõ rệt nếu chỉ hẹp
nhẹ động mạch chậu, đùi. Để phát hiện bệnh, cách duy nhất là đo chỉ số mắt
cá, cánh tay. Nếu nặng hơn, người bệnh bị khập khiễng cách hồi, đau ở bắp
chân hay đùi, một bên hoặc hai bên.
Triệu chứng trên xuất hiện sau khi người bệnh đi một quãng đường và
biến mất vài phút sau khi đứng lại. Trong trường hợp hẹp động mạch nặng,
bệnh nhân sẽ đau chân cả khỉ nghỉ, loét, hoại tử ở bàn chân, ngón chân.
Làm gì để giảm thiểu rủi ro?
Tích cực điều trị các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo
đường, tăng cholesterol máu. Người hút thuốc lá phải bỏ thuốc. Người thừa
cân hoặc béo phì phải giảm cân bằng cách ăn kiêng và tăng cường vận động
thể lực. Vận động thể lực thường xuyên (đi bộ, chạy bộ…). Áp dụng chế độ
ăn ít muối, chất béo và nhiều rau quả.
Điều trị huyết khối do xơ vữa động mạch
Khi đã phát hiện mình có các triệu chứng bệnh như trên, người bệnh
phải đến ngay các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được chuẩn
đoán và điều trị.
Những bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của huyết khối do xơ vữa
động mạch, trong tương lai gần nhất sẽ có nguy cơ thương tật và tử vong do
nhồi máu cơ tim, đột quỵhoặc nhập viện vì nguyên nhân tim mạch.
Do đó, những bệnh này cần thay đổi lối sống thật tích cực và phải
tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Đó là sử dụng lâu dài các thuốc
kháng kết tập tiểu cầu như: Plavix, Aspirine, thuốc Statin để hạ mức
LDL<100mg/dl, các thuốc hạ đường huyết áp, kháng tiểu đường…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31_3.pdf