Loại bệnh gây nên những nốt sần đỏ, chảy nước xuất hiện ở mặt, tay, đùi.
Dân gian gọi chứng bệnh này là giời leo, giời leo (hay Zone) là 1 bệnh có biểu
hiện ngoài da do virus gây ra với triệu chứng chính là hồng ban -bóng nước ở
một bên cơ thể kèm theo cảm giác đau rát nhiều.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Bệnh Giời leo có lây không?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh Giời leo có lây không?
Loại bệnh gây nên những nốt sần đỏ, chảy nước xuất hiện ở mặt, tay, đùi...
Dân gian gọi chứng bệnh này là giời leo, giời leo (hay Zone) là 1 bệnh có biểu
hiện ngoài da do virus gây ra với triệu chứng chính là hồng ban - bóng nước ở
một bên cơ thể kèm theo cảm giác đau rát nhiều.
1. Ai có thể bị Zona?
Bệnh chỉ xảy ra ở những người đã từng bị thủy đậu. Nếu trẻ em được chủng
ngừa thủy đậu từ nhỏ, chúng sẽ không bị thủy đậu và do đó sẽ không lo bị Zona về
sau. Trên 10% bệnh nhân bị thủy đậu lúc nhỏ sẽ mắc phải Zona khi về già, thường
trên 65 tuổi. Các đối tượng sau đây thường dễ bị Zona:
- 50% nguời già = 80 tuổi
- 50% người được ghép thận hay ghép tủy xương,
- Người bị nhiễm HIV/AIDS hay bị ung thư các loại, không kể tuổi.
- Người đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, các thuốc loại
Corticoids lâu ngày để điều trị suyễn, viêm khớp…
2. Bệnh Zona có lây không? Zona là một bệnh không lây. Tuy nhiên
người chưa từng bị thủy đậu hay chưa chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu khi
tiếp xúc với bệnh nhân Zona.
3. Nguyên nhân gây Zona
Virus gây Zona là một virus thuộc gia đình nhóm herpes, cũng là loại virus
gây thủy đậu, có tên là varicella - zoster virus. Do đó người ta còn gọi Zona bằng
một tên khác là herpes zoster.
Zona không phải là một bệnh nhiễm trùng mà đúng hơn nó là một sự bùng
phát thứ cấp của virus gây thủy đậu. Một số virus gây thủy đậu tồn tại trong cơ thể
bệnh nhân dưới dạng bất hoạt trong tế bào thần kinh gần tủy sống trong nhiều
năm. Chúng bị kềm giữ bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Sau đó, khi gặp điều
kiện thuận lợi, virus sẽ "thức dậy " trở thành dạng hoạt động, di chuyển dọc theo
lộ trình thần kinh ra da. Trên đường di chuyển, virus gây tổn thương dọc sợi thần
kinh. Hậu quả là bệnh nhân Zona bị nổi hồng ban cùng cảm giác rất đau đớn.
Varicella - zoster virus ( VZV ) chỉ gây thủy đậu và Zona.
4. Triệu chứng bệnh Zona
Đầu tiên, bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, châm chích hay đau rát như bị
phỏng ngoài da. Sau vài ngày, tại vị trí đau rát xuất hiện 1 hồng ban sưng phù.
Trên nền hồng ban này sẽ có nhiều chùm mụn nước, bóng nước và hạch bạch
huyết vùng lân cận có thể sưng to.
Hồng ban thường xuất hiện như một băng hay một dải, ở một bên cơ thể và
thường có ở mặt ngực, bụng, lưng, tứ chi. Vị trí xuất hiện một bên của hồng ban -
bóng nước kèm cảm giác đau rát nhiều là một triệu chứng đặc trưng của Zona.
Nếu sang thương Zona xuất hiện ở vùng trán, virus có thể gây tổn thương mắt
nghiêm trọng cho bệnh nhân dẫn đến mù lòa.
Zona mắt & trán bên trái
Ở một số bệnh nhân già yếu hay bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, sang
thương Zona có thể xuất hiện ở hai bên cơ thể. Trong vòng 1 - 2 tuần sau khi
xuất hiện, các bóng nước vỡ ra, khô đi, đóng mày và không còn virus nữa. Một
trường hợp bị Zona điển hình chỉ kéo dài khoảng 1 tháng, tuy nhiên cảm giác đau
do Varicella - zoster virus gây ra có thể tồn tại kéo dài nhiều tháng hay nhiều
nămsau. Bệnh nhân bị chứng đau sau Zona.
** Đau nhức thần kinh sau Zona
- Là hiện tượng bệnh nhân vẫn còn cảm giác bị đau nhức dai dẳng nơi vùng
da bị Zona dù thương tổn ngoài da đã lành. Đây là hậu quả do Varicella - zoster
virus gây tổn hại sợi thần kinh trong quá trình di chuyển ra da để gây bệnh.
- Bệnh nhân có cảm giác như bị phỏng, rát và đau nhói rất nhiều ở vùng da
đã bị Zona.
- Sự đau nhức này có thể kéo dài nhiều tháng hay có khi nhiều năm sau khi
bệnh Zona đã khỏi. Càng lớn tuổi, bệnh nhân càng dễ bị biến chứng này và thường
bị mất ngủ, suy sụp tinh thần do không thể chịu đựng được cơn đau. Theo thống
kê, có khoảng 20% bệnh nhân Zona bị biến chứng đau nhức thần kinh sau Zona,
trong đó có :
+ 1/4 bệnh nhân trên 55 tuổi.
+ 2/4 bệnh nhân trên 60 tuổi.
+ 3/4 bệnh nhân trên 70 tuổi.
5. Điều trị
A. Zona
- Điều trị chủ yếu là giảm đau, giảm cảm giác khó chịu, làm lành các bóng
nước và ngăn chặn bệnh lan rộng.
- Việc điều trị sớm trong vòng 2 - 3 ngày sau khi hồng ban xuất hiện sẽ
giảm thiểu mức độ trầm trọng của bệnh và có thể giảm nguy cơ bị đau sau Zona.
Riêng bệnh nhân bị Zona vùng mặt , trán cần được chữa trị ngay để tránh biến
chứng mù loà.
- Thuốc điều trị chính là các thuốc kháng virus : Acyclovir ( Zovirax ),
Famcyclovir
(Famvir) hay Valacyclovir (Valtrex) được dùng 3 đến 5 lần mỗi ngày trong
7 đến 10 ngày tùy theo từng loại thuốc.
+ Prednisone có thể được dùng để kháng viêm.
+ Thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm liều thấp có thể được dùng để
điều trị các cơn đau. Trường hợp bệnh nhân đau nhiều có thể được chỉ định phong
bế thần kinh.
B. Đau nhức thần kinh sau Zona
- Không dùng thuốc kháng virus vì VZV không còn.
- Không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là giảm cơn đau.
- Các thuốc giảm đau thông thường như : Paracetamol, Nor-amidopyrine…
không có tác dụng.
- Các thuốc thường được chỉ định là : thuốc có Opioids, thuốc chống trầm
cảm, thuốc chống động kinh hay thuốc dán tại chổ có Lidocaine.
BS. LÊ ĐỨC THỌ - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_gioi_leo_co_lay_khong_803.pdf