Bệnh Duhring -Brocq (DH) là một bệnh da mạn tính, có ở mọi lứa tuổi,
được xếp vào nhóm bệnh có cơ chế tự miễn với 4 triệu chứng lâm sàng điển hình,
nhìn chung điều trị có kết quả tốt nhưng dự phòng tái phát còn nhiều khó khăn.
Bệnh có tiên lượng tốt ở người trẻ tuổi, tiến triển từng đợt, thất thường, các
tổn thương để lại các dát thẫm màu rồi dần dần mất. Khi bệnh nhân trên 60 tuổi,
tiên lượng dè dặt hơn hay sốt,gầy , mất ngủ và thậm chí tử vong
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh duhring-Brocq, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH DUHRING- BROCQ
TS Nguyễn Khắc Viện
Bệnh Duhring - Brocq (DH) là một bệnh da mạn tính, có ở mọi lứa tuổi,
được xếp vào nhóm bệnh có cơ chế tự miễn với 4 triệu chứng lâm sàng điển hình,
nhìn chung điều trị có kết quả tốt nhưng dự phòng tái phát còn nhiều khó khăn.
Bệnh có tiên lượng tốt ở người trẻ tuổi, tiến triển từng đợt, thất thường, các
tổn thương để lại các dát thẫm màu rồi dần dần mất. Khi bệnh nhân trên 60 tuổi,
tiên lượng dè dặt hơn hay sốt, gầy , mất ngủ và thậm chí tử vong.
2.Căn nguyên bệnh học:
Cho đến nay phần lớn các tác giả đều cho rằng:
2.1. Yếu tố di truyền.
Ở bệnh nhân DH có một tỉ lệ cao 85- 90% HLA- B8 và HLA-
DRW3. 2.2. Yếu tố kháng thể (KT) và bổ thể.
Năm 1967 Cormane , Meer (1969) đã phát hiện thấy sự lắng đọng KT IgA
ở đỉnh nhú bì, của bệnh nhân DH, còn với pemphigoid bọng nước thì IgG là lớp
kháng thể phổ biến nhất
Bằng test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, lắng đọng IgA thành hạt ở 85-
90% bệnh nhân và tạo thành đường( thành vạch ở 10- 15%) ở bệnh nhân DH,
cùng với lắng đọng C3 xắp xếp thành từng hạt ở lớp ngũ bì.
2.3. Liên quan với những bệnh tự miễn.
Bệnh DH được mô tả với một số bệnh tự miễn như: viêm cầu thận, thiếu
máu Bermeer, viêm tuyến giáp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa sụn mạn tính teo.
2. 4. Vai trò của gluten.
Gluten được đề cập nhiều trong căn nguyên của bệnh và được xem như là
một kháng nguyên phổ biến ở bệnh nhân DH. Gluten là một protin có trong ngũ
cốc (loại trừ lúa và ngô). Trong thành phần của gluten có gliadin. Gliadin liên kết
với reticulin. Chính reticulin là thành phần quan trọng ở vùng màng đáy, nó đóng
một vai trò làm tăng sự bám dính của màng đáy. Gliadin kết hợp với chất ngoài tế
bào làm tăng độ nhớt của mô. Trong DH, tăng độ nhớt ngoài tế bào sẽ kết hợp với
sự khuyếch tán của dịch tổ chức ở nhú bì và dẫn đến hình thành mụn nước.
2.5. DH và bệnh iả chảy mỡ (coeliac disease- CD)
Năm 1966 Marks , là người đầu tiên mô tả bệnh lý dạ dày- ruột không triệu
chứng ở bệnh nhân DH. Một vài tác giả khác còn thấy có sự teo nhung mao ruột
non là thứ phát đối với sự nhậy cảm gluten và không thể phân biệt được với bệnh
CD. Ngày nay đã được xác định rõ , cả hai bệnh DH và CD đều có những rối loạn
nhậy cảm với gluten, đều có khuynh hướng gia đình và đều có rối loạn chức năng
ở ruột non. Nhưng bệnh ruột non ở bệnh nhân DH thường nhẹ hơn ở bệnh CD.
3. Triệu chứng lâm sàng:
Tổn thương thường xuất hiện từ từ trên một thể trạng hầu như không có
biến đổi gì đặc biệt, bệnh nhân sốt nhẹ hoặc không sốt, mệt mỏi, sút cân, kém ăn
không đáng kể. Trên các vùng da sắp tổn thương thường có dấu hiệu báo trước mà
điển hình là ngứa, sau đó là rát bỏng hoặc đau.
Vị trí tổn thương chủ yếu là ở da, mang tính chất đối xứng, ở mặt gấp cẳng
chân, cẳng tay, cánh tay, kế tiếp là ở mông, kẽ mông, đùi, sau đó là ở lưng và
bụng, hiếm khi có tổn thương ở kẽ nách, ở vùng xương cùng. Tổn thương ở niêm
mạc miệng chỉ phát hiện được ở 4,6% số bệnh nhân DH.
Tổn thương lúc khởi phát là các ban đỏ, mụn nước, sẩn, sau dần dần trở
thành bọng nước, sắp xếp lẻ tẻ hay cụm lại như trong bệnh ecpét. Các bọng nước
này to bằng hạt ngô căng, trong chứa dịch màu vàng chanh, hiếm có bọng nước
xuất huyết. Bọng nước tồn tại 5- 7 ngày , sau đó làm mủ và vỡ ra để lại vết trợt,
đóng vẩy tiết,vẩy mủ, dấu hiệu miết da Nikolsky thường âm tính. Các tổn thương
ở đây có nhiều lứa tuổi, có chỗ là ban đỏ, có chỗ là bọng nước, có chỗ loét,thậm
chí có chỗ chỉ để lại một dát sẫm mầu. Dù có phỏng mủ nhưng ít khi có biến
chứng viêm hạch hoặc viêm đường bạch huyết.
Bệnh tiến triển thành từng đợt, có lúc tăng lúc giảm, có lúc tạm ổn định
nhưng sau lại tái phát, có trường hợp bệnh kéo dài suốt đời nhưng bệnh nhân vẫn
sinh hoạt lao động gần như bình thường, trừ một vài trường hợp ở người cao tuổi,
lâu ngày có thể bị suy kiệt.
4. Các xét nghiệm chẩn đoán, chẩn đoán phân biệt bệnh DH:
4.1. Xét nghiệm máu: có thể có bạch cầu ái toan tăng > 10% (thậm chí từ
20- 90%).
4.2. Test KI
Test được tiến hành với iodua kali (KI) bằng đường uống, liều duy nhất 1
gam, hoặc bằng cách bôi tại chỗ mỡ KI 50% trong vaseline lên da thường. Phản
ứng xuất hiện sau 24- 48 giờ dưới dạng ban đỏ ngứa hoặc bọng nước ngứa.
4.3. Tế bào Tzanck.
Đây là những tế bào gai Malpighi có hình ảnh quái dị do bị phân ly bởi
mất các cầu nối liên kết.
4.4. Test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.
Đây là test có giá trị nhất trong chẩn đoán bệnh DH. Tỉ lệ dương tính 85-
90% trường hợp. Test cho ta thấy có lắng đọng IgA ở đỉnh nhú bì.
4.5. Mô bệnh học.
Hình ảnh điển hình là bọng nước ở dưới lớp thượng bì. Không có hiện
tượng tiêu gai. Dịch bọng nước màu vàng chanh. Thâm nhiễm bạch cầu trung tính
và bạch cầu ái toan chiếm ưu thế. ở trung bì có sự thâm nhiễm xung quanh mạch
máu bởi tế bào lymphô, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan. Hình ảnh vi áp xe ở
đỉnh nhú bì.
5. Chẩn đoán:
5.1. Chẩn đoán quyết định
+ Lâm sàng (điển hình với 4 triệu chứng ): có ngứa ở da trước khi xuất
hiện tổn thương , ban đỏ, sẩn, mụn nước, bọng nước. Tổn thương niêm mạc rất
hiếm. Dấu hiệu Nikolsky thường âm tính.
Bệnh tiến triển nhiều đợt, toàn trạng ít biến đổi.
+ Cận lâm sàng: bạch cầu ái toan tăng trong máu.Test KI dương tính. Tế
bào Tzack âm tính. Xét nghiệm mô bệnh học là chắc chắn nhất. Test miễn dịch
huỳnh quang trực tiếp dương tính ngay cả trong thời kỳ bệnh ổn định.
5.2. Chẩn đoán phân biệt:
+ Pemphigus thông thường: ở đây tổn thương mang tính chất đơn dạng là
bọng nước ở lớp thượng bì và test KI âm tính...
+ Pemphigoid bọng nước: bệnh thường gặp ở người cao tuổi, bọng nước
căng to khó vỡ, nếu vỡ thì chóng lành, test miễn dịch huỳnh quang trực tiếp phát
hiện lắng đọng kháng thể IgG và bổ thể ở màng đáy...
+ Ban đỏ đa dạng: tổn thương bị nhiễm tế bào như trong DH.
+ Chốc: bọng nước trên nền da viêm đỏ, bọng nước nhanh chóng vỡ để lại
vẩy tiết màu vàng chanh...
+ Mày đay: tổn thương là ban đỏ, sẩn, phù, thường có ngứa nhưng đặc biệt
xuất hiện nhanh và mất đi nhanh.
+ Ngoài ra còn phân biệt với bệnh zona, sẩn ngứa thể bọng nước, ly thượng
bì bọng nước bẩm sinh.
6. Điều trị và dự phòng.
+ Tại chỗ: chủ yếu dùng các dung dịch sát khuẩn Milian, tím metyl, xanh
metylen bôi vào các tổn thương ( nếu tổn thương còn phỏng nước nên dùng kim
vô khuẩn chọc thấm dịch trước khi bôi). Khi tổn thương khô có thể bôi mỡ
cloroxit, flucina.
+ Toàn thân:
- Corticoid 30- 40 mg/ ngày , sau đó hạ liều dần trong 4- 8 tuần, chỉ
dùng cho các trường hợp nặng.
- Erythromyxin 1- 1,5 gam/ ngày cho từng đợt 7 ngày x vài 3 đợt.
- DDS mỗi ngày 50- 300 mg dùng kéo dài 1- 2 tháng.
- Sulfapiridin mỗi ngày 1-3 gam, 1-2 tháng liên tục.
+ Đặc biệt chú ý: động viên tinh thần tư tưởng bệnh nhân, bổ sung dinh
dưỡng, chăm sóc tại chỗ, giữ vệ sinh răng miệng, nâng cao thể trạng chung cho
bệnh nhân.
+ Dự phòng : chế độ ăn cần hạn chế ăn thực phẩm có nhiều gluten như
gạo, ngô.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- benh_duhring_8164.pdf