Bệnh da mùa nóng

Mùa nóng trẻ dễ bị hăm, nhọt, nấm do đổ mồ hôi nhiều vì trẻ bị ủ ấm và

mặc tã giấy lâu. Có trẻ nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng máuTrong

những ngày gần đây, nhiệt độ cao nhất trong ngày dao động từ 35

o

C –37

o

C.

Thời tiết nóng nực làm cho cả trè em lẫn người lớn đều rất dễ mắc các bệnh về

da, nhất là nhiễm trùng da.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh da mùa nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh da mùa nóng Mùa nóng trẻ dễ bị hăm, nhọt, nấm do đổ mồ hôi nhiều vì trẻ bị ủ ấm và mặc tã giấy lâu. Có trẻ nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng máuTrong những ngày gần đây, nhiệt độ cao nhất trong ngày dao động từ 35oC – 37oC. Thời tiết nóng nực làm cho cả trè em lẫn người lớn đều rất dễ mắc các bệnh về da, nhất là nhiễm trùng da. Trẻ nhiễm trùng da do bị ủ ấm Tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 TP.HCM, các bác sĩ thường gặp nhất là trẻ bị nhọt và hăm, lở các kẽ da do thời tiết nóng. Bác sĩ Nguyễn Thanh Hương, Trưởng Khoa Nội Tổng hợp, cho biết mặc dù trời nóng, nhưng còn rất nhiều bà mẹ khi thấy con ho, sổ mũi là lại mặc cho con áo trong, áo ngoài, vớ, nón đầy đủ. Trong khi đó, các bé ra mồ hôi nhiều sẽ ngứa ngáy, gãi nhiều, thêm vào đó da trẻ mỏng, mẫn cảm nên dễ bị đỏ, ngứa nhưng các bé chưa tự vệ sinh cá nhân được nên rất dễ nhiễm trùng da. Đầu tiên chỉ là những mụn rôm sảy nhỏ, vết xước trên da hoặc đôi khi chỉ là nốt muỗi đốt nhưng khi bội nhiễm sẽ trở thành nhọt, cụm nhọt nhiều nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ. Các bà mẹ không để ý hoặc cho rằng không sao, nhưng vài ba ngày sau, thấy bé đỏ da toàn thân kèm sốt, sưng hết mặt và toàn thân, thậm chí khi các bà mẹ phát hiện thì các mụn đỏ đã trở thành những mụn mủ sưng tấy ở xung quanh, nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng máu đòi hỏi điều trị khá tốn kém, thời gian chăm sóc rất lâu. Đã có những bệnh nhân bị đa nhọt, viêm mô tế bào ăn sâu vào trong da. Còn đối với nhũ nhi, các bà mẹ lại hay có thói quen mang tã giấy cho tiện lợi nên bé dễ bị hăm, lở vùng bẹn, bìu, kèm nhiều mụn ở mông, thêm trời nóng kết hợp với phân và nước tiểu sẽ làm da bé bị nhiễm trùng. Trường hợp các bé bị thủy đậu (trái rạ), nhiều bà mẹ còn thói quen cử nước cử gió, bắt bé mặc đồ quá kín nên các nốt phỏng bị bội nhiễm mưng mủ và làm cho bệnh càng nặng hơn… Bác sĩ Nguyễn Thanh Hương khuyên các bà mẹ nên nhớ vệ sinh da thường xuyên, nhất là sau khi bé tiêu tiểu; không dùng những loại xà bông có độ tẩy cao; trẻ cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, tắm rửa và thay quần áo. Chú ý lau thật khô, thay tã thường xuyên và không quên thoa phấn cho trẻ. Đặc biệt khi da bé bị bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc bất kỳ nào đó bôi lên da trẻ bởi vì nếu sử dụng không đúng chỉ định, bệnh không bớt mà có thể nặng hơn hoặc có khi làm trẻ bị ngộ độc. Người lớn dễ bị nấm da và mụn Còn ở người lớn, theo bác sĩ Trần Ngọc Ánh, Khoa Khám bệnh - BV Da liễu, bệnh da liễu thường gặp vào mùa nóng là nấm (lác đồng tiền), đặc biệt là nấm kẽ tay, kẽ chân ở những người làm việc trong môi trường ẩm, thường xuyên tiếp xúc với nước. Những người mang giày kín suốt ngày, không thay vớ thường xuyên cũng tạo điều kiện cho bệnh nấm chân xuất hiện. Triệu chứng thường thấy là ở bàn chân hoặc gót chân có những mảng da màu đỏ, vết nứt hay những mụn nước. Nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu tiếp tục tiếp xúc với không khí ẩm có thể bị bội nhiễm làm bàn chân sưng tấy, có mụn mủ, bóng mủ và kèm theo sốt. Bác sĩ Nguyễn Văn Út, Phòng Khám Da liễu - BV Nguyễn Tri Phương, cũng ghi nhận bệnh nấm kẽ chân thường gặp ở nam, viêm kẽ thường gặp ở các kẽ ngón, đặc biệt kẽ ngón 4 và 5. Tổn thương trên có thể bị bội nhiễm vi khuẩn có mụn mủ, bóng mủ, sưng tấy bàn chân, nổi hạch háng và sốt. Còn nấm bẹn cũng xuất hiện ở nam nhiều nhưng tập trung ở những người thường xuyên đổ mồ hôi nhiều hay mặc đồ ẩm ướt. Sang thương thường ở nếp gấp hai bên đùi. Từ một bên bẹn, nấm lan sang bên kia lên mông, thắt lưng và bệnh nhân thấy ngứa khi ẩm ướt. Còn nấm thân là những đốm hồng ban, có mụn nước ở rìa, gây ngứa nhiều khi ra nắng hoặc khi ra mồ hôi. Đối với những người đang có mụn, thời tiết nóng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn nếu giữ vệ sinh kém. Không nên tự ý thoa thuốc Những bệnh ngoài da không nặng nhưng diễn tiến nhanh trong môi trường ẩm ướt và bội nhiễm nặng do thiếu vệ sinh. Bác sĩ Trần Ngọc Ánh khuyên mọi người cần giữ cơ thể khô, thoáng vào mùa nóng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong môi trường ẩm. Nấm được điều trị chủ yếu bằng thuốc, bệnh thường kéo dài đòi hỏi người bệnh cần kiên nhẫn. Bác sĩ Nguyễn Văn Út cũng khuyến cáo khi phát hiện những đốm tổn thương hay những vết ngứa trên da cần đi bác sĩ ngay, không nên gãi sẽ làm vết loét rộng hơn. Khi đó, việc điều trị sẽ kéo dài, có khi hàng tháng trời, chưa kể khi lành vết thương có thể để lại sẹo. Đặc biệt, những người thường tiếp xúc với ánh nắng mùa nóng thì vết thương càng dễ bị thâm khi lành. Ngoài ra, nên tránh dùng thức ăn kích thích, cay nóng. khi thấy ngứa, nổi mụn thì không nên tự ý mua thuốc để uống và bôi theo kinh nghiệm bản thân hoặc do bạn bè, người thân mách bảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_da_mua_nong_8333.pdf