Bệnh “Da Cám, Da Lu” Trên Cây Quất Kiểng Và Cách Phòng Trị

“Da cám, da lu” là một bệnh thường xuất hiện trên vỏ

trái của nhóm cây có múi như cam,

quýt, chanh, bưởi.trong đó có cả cây

quất kiểng, nhưng không nhiều lắm.

Bệnh làm cho vỏ trái bị sần sùi,đổi

mầu hoặc biến dạng, làm trái xấu xí, khó bán và

thường phải bán với giá thấp, gây thiệt hại cho nhà

vườn. Trước đây bệnh này xuất hiện không nhiều,

nhưng vài năm gần đây do một số tác nhân gây ra

bệnh có chiều hướng gia tăng nên cũng đã kéo theo

tình hình bệnh cũng ngày một nhiều hơn.

pdf5 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh “Da Cám, Da Lu” Trên Cây Quất Kiểng Và Cách Phòng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh “Da Cám, Da Lu” Trên Cây Quất Kiểng Và Cách Phòng Trị “Da cám, da lu” là một bệnh thường xuất hiện trên vỏ trái của nhóm cây có múi như cam, quýt, chanh, bưởi...trong đó có cả cây quất kiểng, nhưng không nhiều lắm.. Bệnh làm cho vỏ trái bị sần sùi, đổi mầu hoặc biến dạng, làm trái xấu xí, khó bán và thường phải bán với giá thấp, gây thiệt hại cho nhà vườn. Trước đây bệnh này xuất hiện không nhiều, nhưng vài năm gần đây do một số tác nhân gây ra bệnh có chiều hướng gia tăng nên cũng đã kéo theo tình hình bệnh cũng ngày một nhiều hơn. Qua nghiên cứu thực tế vườn cây các nhà chuyên môn cho biết, bệnh do ba nhóm tác nhân chính là nhện;bù lạch và nấm, vi khuẩn gây ra. -Nhóm nhện (Spider mites, Acarina): là nhóm quan trọng nhất, trong nhóm này có: -Nhện đỏ (Panonychus citri) : đây là lòai phổ biến nhất và cũng là lòai gây ra tác hại nhiều nhất so với những tác nhân khác. Con trưởng thành của lòai nhện này có hình bầu dục, mầu đỏ nâu, dài 0,3-0,4 ly. Con ấu trùng nhỏ hơn và có mầu lợt hơn. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều tập trung trên bề mặt của vỏ trái non, cạp và hút dịch của vỏ trái, làm cho những túi tinh dầu ở đây vỡ ra, gây ra triệu chứng “da cám” cho trái. -Nhện vàng (Phyllocptruta oleivora): lòai này nhỏ hơn nhện đỏ, con trưởng thành có mầu vàng lợt, cơ thể có hình dạng giống củ cà rốt, chỉ có 4 chân trước còn hai đôi chân sau bị thóai hóa chỉ còn rất nhỏ. Chúng cũng tập trung ăn phá như nhện đỏ, nhưng gây ra hiện tượng “da lu” trên vỏ trái. -Nhện trắng (Polyphagotarsanemus latus): Lòai này có kích thước cơ thể rất nhỏ (khỏang 0,08-0,15 ly), hình bầu dục, mầu trắng bóng, thường gây hại cho lá non nhiều hơn la trên vỏ trái. -Nhóm Bù lạch (Thripidae): Có hai lọai mầu vàng và mầu đen. Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều nằm ẩn trong lá đài, chích hút phần vỏ gần cuống trái non, làm cho khi trái lớn có sẹo vòng quanh cuống. -Nhóm vi khuẩn và nấm: Chủ yếu là vi khuẩn Xanthomonas campestric pv. citri, ban đầu chúng gây ra những vết bệnh chỉ là những chấn nâu nhỏ, sau đó mọc nhô cao lên, sần sùi và kết dính lại, làm vỏ trái bị nứt, mất vẻ đẹp. Còn nấm Elsinoe fawcetti thì gây ra ghẻ nham trên vỏ trái. Bệnh “da cám, da lu” thực ra đa số chỉ là những di chứng để lại của các tác nhân vừa nêu trên đây gây ra, vì thế để phòng ngừa và hạn chế bệnh này phải diệt trừ sớm các tác nhân gây ra bệnh, chứ để đến khi đã xuất hiện những triệu chứng “da cám, da lu” rồi mới ra tay thì mọi biện pháp sau đó sẽ chẳng bao giờ xóa đi được những di chứng đó. Để phòng trừ bệnh các nên áp dụng sớm một số biện pháp sau đây: -Không nên trồng cây với mật độ qúa dầy, nên trồng với mật độ cây hợp lý để cho vườn luôn thông thóang, góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của các tác nhân gây ra bệnh như vừa nêu. -Nên kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm các tác nhân gây ra bệnh khi chúng mới xuất hiện ở mức độ nhẹ, mật độ thấp, và phun xịt thuốc diệt trừ kịp thời. -Đối với nhện có thể dùng luân phiên các lọai thuốc như: Danitol 10EC; Nissorun 5EC; Ortus 5EC; Kelthane 18,5EC; Pegasus 500EC; ...Phun sau khi tượng trái rộ khỏang 1 tuần , sau đó khỏang 10 ngày phun tiếp lần hai. -Đối với bù lạch : có thể dùng một trong các lọai thuốc như: Admire 50EC; Confidor 100SC; Regent 5SC; Danitol 10 EC. Phun vào lúc cây ra hoa rộ, sau đó khỏang 7-10 ngày phun tiếp lần hai. -Đối với vi khuẩn và nấm: Có thể dùng một trong các lọai thuốc như: Mancozeb 80WP; Kasumin 2L; Manzate 80WP; Copper-B 75WP; Anvil 5SC;…Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau khỏang 10 ngày kể từ khi tượng trái non./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7_8457.pdf
Tài liệu liên quan