Bệnh của người lao động trí óc

Hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương

hàm là một hội chứng được dùng để mô tả một số

bệnh lý có liên quan đến hệ thống nhai bao gồm

khớp thái dương hàm, hệ thống răng, hệ cơ, dây

chằng và xương nâng đỡ. Trong những năm gần

đây, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt

là đối với những người lao động trí óc, bị nhiều

stress. Nguyên nhân và điều trị rất phức tạp. Ngày

nay, nhờ có sự phát triển của cộng hưởng từ,

chúng ta có thể chẩn đoán căn nguy ên của bệnh

dễ dàng hơn và có thể điều trị tốt hơn.

Bệnh sinh ra từ đâu?

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh của người lao động trí óc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh của người lao động trí óc Hội chứng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm là một hội chứng được dùng để mô tả một số bệnh lý có liên quan đến hệ thống nhai bao gồm khớp thái dương hàm, hệ thống răng, hệ cơ, dây chằng và xương nâng đỡ. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng, đặc biệt là đối với những người lao động trí óc, bị nhiều stress. Nguyên nhân và điều trị rất phức tạp. Ngày nay, nhờ có sự phát triển của cộng hưởng từ, chúng ta có thể chẩn đoán căn nguyên của bệnh dễ dàng hơn và có thể điều trị tốt hơn. Bệnh sinh ra từ đâu? Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: Các bất thường về cấu tạo của khớp, cột sống cổ; các tư thế sai liên quan đến học sinh và một số nghề nghiệp; các bệnh nội tiết: thiểu năng tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa canxi...; các sang chấn trực tiếp lên khớp, vùng cằm, cổ; đặt nội khí quản; nhổ các răng phía sau; lệch lạc răng - hàm; nghiến răng. Quan điểm mới ngày nay cho rằng rối loạn chức năng khớp thái dương hàm thường không do một nguyên nhân duy nhất nào đó mà do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh có thể biểu hiện chủ yếu ở cơ hoặc khớp (trật đĩa đệm có hồi phục, trật đĩa đệm không hồi phục) hoặc phối hợp cả hai làm triệu chứng rất chằng chịt, khó chẩn đoán. Biểu hiện của bệnh Đau mặt: Có thể là đau ở cơ hoặc ở khớp, đau khi há miệng, nhai hoặc khi hoạt động gắng sức. Đau nửa mặt là triệu chứng thường gặp trong rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Như các kiểu đau khác, rất khó đánh giá đau mặt vì ngưỡng đau thay đổi theo từng người. Đau có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, đặc biệt sau chấn thương hàm dưới hoặc há miệng cưỡng bức. Trong trường hợp tổn thương khớp, đau có tính chất chu kỳ, nhiều hơn vào buổi chiều, tăng trong khi nhai, nói, ngáp và há miệng cưỡng bức, đau thường khu trú ở một điểm tương ứng với khớp. Trường hợp đau nửa mặt do cơ thì đau liên tục và nặng nhất vào buổi sáng, tăng khi lo âu hoặc trầm uất, vị trí đau rất thay đổi và lan tỏa. Đau có thể kèm theo cảm giác ù tai, thậm chí chóng mặt. Tiếng kêu khớp: Có thể đi kèm theo đau nửa mặt, hoặc riêng lẻ. Có 2 loại tiếng kêu khớp đó là tiếng clac và tiếng lạo xạo khớp. Tiếc clac là những tiếng kêu khô lúc mở miệng và/hoặc ngậm miệng, tiếng clac xuất hiện ở thì đầu há miệng và cuối thì ngậm miệng là dấu hiệu gợi ý để chẩn đoán trật đĩa đệm có hồi phục. Tuy nhiên, tiếng clac cũng có thể xuất hiện trong trường hợp dính đĩa đệm - xương thái dương hoặc các thay đổi của khớp thái dương hàm. Đau thường tập trung ở trên khớp, tăng và biến mất cùng thời điểm với tiếng clac. Sự biến mất tiếng kêu khớp kèm với hạn chế há miệng là dấu hiệu chuyển từ trật đĩa đệm có hồi phục sang trật đĩa đệm không hồi phục và trong trường hợp này đau nhiều khi há miệng cưỡng bức. Tiếng lạo xạo khớp là những tiếng ồn giống như tiếng chân đi trên sỏi hoặc giấy cọ xát vào nhau. Tiếng này thường có nếu có tình trạng dính đĩa đệm - lồi cầu - thái dương hoặc thủng đĩa đệm ít hoặc nhiều. Rối loạn vận động xương hàm dưới: Bình thường, chúng ta há miệng đưa hàm ra trước, sang phải và sang trái... dễ dàng nhưng khi bị bệnh, việc há miệng sẽ hạn chế có thể do khớp hoặc do cơ. Thăm khám lâm sàng cẩn thận cho phép phân biệt được 2 loại bệnh lý này. Nếu nguyên nhân là tổn thương cơ - dây chằng, há miệng hạn chế nhưng vẫn theo đường thẳng, đưa hàm ra trước và sang bên bình thường. Trường hợp chỉ có tổn thương ở khớp, trật đĩa đệm một bên, khi há miệng hàm dưới bị lệch và trở về đúng vị trí ở cuối kỳ há miệng, nếu trật 2 bên thì há miệng theo đường dích dắc. Há miệng bị lệch kết hợp với há miệng hạn chế nếu trật đĩa đệm không hồi phục mới. Khi có rối loạn chức năng khớp thì đưa hàm ra trước và sang bên thường bị rối loạn, hàm thường bị lệch về bên bị tổn thương. Tuy nhiên, cần chú ý phần lớn các rối loạn chức năng cũ không có các rối loạn cử động xương hàm dưới. Điều trị Trước khi điều trị rối loạn chức năng khớp thái dương hàm cần phải phân biệt được nguồn gốc của bệnh là do khớp hay cơ và các yếu tố bệnh căn, các yếu tố làm bệnh trầm trọng hơn. Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể điều trị bằng máng nhai, thuốc giãn cơ, kháng sinh, chống viêm, liệu pháp tâm lý, phẫu thuật hay phối hợp tất cả. Rối loạn cơ: Liệu pháp tâm lý là bước đầu tiên, đôi khi cần phải có ý kiến điều trị của bác sĩ tâm thần. Ngoài ra cần dùng thêm các loại thuốc giãn cơ, chống lo âu và đeo máng cắn. Máng cắn được làm bằng nhựa có thể đeo ở hàm trên hoặc hàm dưới, có thể đeo cả ngày và được mài chỉnh bởi các chuyên gia khớp cắn. Một số trường hợp co cơ do tăng kích thước dọc của mặt cần phải phẫu thuật. Rối loạn chức năng khớp có nguồn gốc do đĩa đệm: Trật đĩa đệm có hồi phục và không hồi phục có thể được điều trị bằng phẫu thuật đặt lại vị trí của đĩa đệm hoặc tùy trường hợp theo chỉ định của thầy thuốc. Phòng bệnh bằng cách nào? Cần phải chủ động loại bỏ các yếu tố bệnh căn và yếu tố làm trầm trọng bệnh như stress, các tư thế sai, các thói quen xấu ảnh hưởng đến cột sống cổ, các cơ vùng đầu mặt cổ... Các bệnh nhân có khớp cắn sai, răng lệch lạc cần phải được điều trị nắn chỉnh răng để lập lại khớp cắn đúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_cua_nguoi_lao_dong_tri_oc_8211.pdf
Tài liệu liên quan