Nghĩa là cuộc sống của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào
người mẹ. Cho nên, khi người mẹ gầy yếu, thiếu dinh
dưỡng hoặc mắc một bệnh nào đó, tùy trường hợp sẽ ảnh
hưởng nhiều hay ít đến thai, thậm chí có thể làm thai bị
chết ngay khi còn trong bụng mẹ.
Có nhiều bệnh của mẹ gây ảnh hưởng nặng đến thai nhi
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bệnh của mẹ nguy hiểm cho thai nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh của mẹ nguy hiểm cho thai nhi
Nghĩa là cuộc sống của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào
người mẹ. Cho nên, khi người mẹ gầy yếu, thiếu dinh
dưỡng hoặc mắc một bệnh nào đó, tùy trường hợp sẽ ảnh
hưởng nhiều hay ít đến thai, thậm chí có thể làm thai bị
chết ngay khi còn trong bụng mẹ.
Có nhiều bệnh của mẹ gây ảnh hưởng nặng đến thai nhi
Mẹ bị suy dinh dưỡng
Khi người mẹ có thai, nếu bị suy dinh dưỡng thì sẽ ảnh
hưởng nhiều đến sự phát triển của thai. Thai nhi cũng
thường bị suy dinh dưỡng, phát triển không đủ cân nặng
(nhẹ cân) và rất dễ bị đẻ non. Một trẻ đã nhẹ cân lại kèm đẻ
non, khi ra đời nguy cơ về sự sống và sức khỏe rất cao. Nếu
nuôi được, bé cũng chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Nhiều bà mẹ chưa hiểu biết đầy đủ về sự cần thiết của việc
ăn uống giúp thai nhi ít bệnh tật và phát triển thuận lợi.
Không ít bà mẹ e ngại, không dám ăn no và bồi dưỡng khi
thai nghén vì sợ thai sẽ phát triển quá to, không đẻ được,
phải mổ. Xin nói rằng, hiện nay, số phụ nữ phải mổ đẻ vì
thai to (trên 4 kg) chỉ có tỷ lệ rất thấp, còn hầu hết là phải
mổ vì các nguyên nhân bệnh lý khác, trong đó không ít
người phải mổ vì thai yếu, thai suy trong chuyển dạ do suy
dinh dưỡng trong tử cung.
Mẹ bị sốt rét
Mang thai, nếu người mẹ bị sốt rét, ký sinh trùng sốt rét
trong máu mẹ có thể chuyển sang thai qua hệ thống tuần
hoàn rau thai gây nên bệnh sốt rét bẩm sinh ngay khi mới ra
đời.
Mẹ nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Gondii
Thường thì các triệu chứng không rõ ràng, đôi lúc trông
giống như bị cúm. Tuy nhiên, khi mẹ bị nhiễm trong lúc có
thai, thai nhi cũng sẽ bị nhiễm. Trẻ đẻ ra có thể mắc bệnh
Toxoplasma bẩm sinh với nhiều dạng bệnh khác nhau, rất
nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống của em bé.
Triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma không rõ
ràng
Mẹ mắc bệnh giang mai
Nếu bà mẹ mắc bệnh giang mai (do xoắn khuẩn giang mai
gây ra), vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào thai qua hệ
thống tuần hoàn rau thai, gây bệnh giang mai bẩm sinh.
Vi khuẩn giang mai thường không xâm nhập được vào thai
trong những tháng đầu thai nghén nhờ hàng rào rau thai dày
đặc ngăn cản.
Mẹ bị viêm gan B, C, cúm,…
Hầu hết các bệnh do virut bà mẹ mắc phải như viêm gan B,
C, cúm, sởi, thủy đậu, herpes và HIV…, đều có thể gây
bệnh cho thai, làm chết thai và còn có thể gây dị tật cho
thai khi người mẹ nhiễm các virut này trong những tuần
đầu của thai nghén.
Bệnh do di truyền
Các bệnh của thai do yếu tố di truyền từ người mẹ: Người
mẹ có thể mang trong người yếu tố di truyền nhưng không
có bệnh, đến khi có thai, yếu tố di truyền này có thể gây
bệnh cho thai. Ví dụ: bệnh ưa chảy máu (hemophilia) do
khuyết tật của một trong các yếu tố gây đông máu. Gen của
yếu tố này nằm trên thể nhiễm sắc X nên chỉ có các thai
con trai mang yếu tố bệnh từ thể nhiễm sắc X này của
người mẹ bị mắc bệnh.
Một loại dị tật khác của thai do rối loạn thể nhiễm sắc, ví
dụ hội chứng Down (gây nên do trong mỗi tế bào có 3 thể
nhiễm sắc tố 21) có tỷ lệ tăng lên rõ rệt tùy theo tuổi người
mẹ: tỷ lệ bệnh Down ở thai nhi chỉ là 1/1000 nếu tuổi
người mẹ dưới 30; nhưng sẽ là 1/100 nếu tuổi mẹ quá 40 và
1/50 nếu tuổi mẹ trên 45. Đây là một trong những lý do
khiến người ta khuyên phụ nữ từ 35 tuổi trở lên không nên
có thai và sinh đẻ nữa.
Khi có mang, yếu tố di truyền có thể gây bệnh cho thai nhi
Bác sĩ Phó Đức Nhuận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 48_1552.pdf