Bệnh Celiac

Bệnh celiac là một chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của cơ thể

chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác. Số người được

chẩn bệnh gia tăng gấp 4 lần so với 5 thập niên trước. Tỷ lệ số ngườibị chứng

celiac là 1 trong mỗi 100 người.

Ta chưa biết tại sao tỷ lệ người bị celiac gia tăng, và các chuyên gia ước

đoán rằng có thể do cách trồng trọt lúa mì, lúa mạch, cách biến chế hoặc do việc

sử dụng các nguyên liệu này nhiều hơn trong các loại thứcăn.

Bệnh celiac dễ bị lầm lẫn với chứng "irritable bowel syndrome" hoặc

những chứng bệnh khác. Các chuyên gia về thống kê cho rằng cứ mỗi người được

chẩn bệnh là 30 người khác bị bệnh nhưng chưa được chẩn bệnh. Sau khi chẩn

bệnh, việc ngưng ăn uống các món ăn chứa gluten là cách chữa trị duy nhất và

hiệu quả nhất.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bệnh Celiac, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bệnh Celiac (Kỳ 1) Bác sĩ Trần Lý Lê Bệnh celiac là một chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác. Số người được chẩn bệnh gia tăng gấp 4 lần so với 5 thập niên trước. Tỷ lệ số người bị chứng celiac là 1 trong mỗi 100 người. Ta chưa biết tại sao tỷ lệ người bị celiac gia tăng, và các chuyên gia ước đoán rằng có thể do cách trồng trọt lúa mì, lúa mạch, cách biến chế hoặc do việc sử dụng các nguyên liệu này nhiều hơn trong các loại thức ăn. Bệnh celiac dễ bị lầm lẫn với chứng "irritable bowel syndrome" hoặc những chứng bệnh khác. Các chuyên gia về thống kê cho rằng cứ mỗi người được chẩn bệnh là 30 người khác bị bệnh nhưng chưa được chẩn bệnh. Sau khi chẩn bệnh, việc ngưng ăn uống các món ăn chứa gluten là cách chữa trị duy nhất và hiệu quả nhất. Người bị bệnh celiac không thể ăn gluten, chất đạm tìm thấy trong lúa mì (wheat), lúa mạch (rye) hoặc barley. Điều này khiến việc ăn uống trở nên vô cùng khó khăn vì gluten hiện diện trong nhiều thứ thức ăn và thuốc men. Khi ăn gluten, hệ đề kháng tạo kháng thể hủy diệt màng ruột non và cơ thể không còn hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng, việc suy dinh dưỡng xảy ra dẫn đến thiếu máu (anemia), thiếu sinh tố cho não bộ, bắp thịt, rụng răng và loãng xương. Triệu chứng Không có triệu chứng hay dấu hiệu đặc biệt nào cho bệnh celiac; hầu hết người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi và xuống cân. Đôi khi họ không có triệu chứng rõ rệt nào. Bệnh celiac có thể gây các triệu chứng tương tự irritable bowel syndrome, lở bao tử, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng, thiếu máu, bệnh ngoài da và bệnh thần kinh. Bệnh celiac cũng có thể xuất hiện với những triệu chứng như: • Khó chịu, bẳn gắt hoặc trầm cảm • Thiếu máu • Ăn khó tiêu • Đau khớp xương • Bắp thịt bị co rút • Nổi mề đay trên da • Vết lở trong miệng • Rụng răng hoặc loãng xương • Cảm giác kim châm hoặc kiến bò trên cẳng chân, bàn chân (neuropathy) Triệu chứng về suy dinh dưỡng cũng có thể xuất hiện: • Xuống cân • Tiêu chảy triền miên • Đau bụng, đầy hơi • Mệt mỏi, dễ mất sức • Phân có mùi hôi thối khác thường hoặc màu xám xịt có thể lẫn với mỡ. • Trẻ em chậm lớn • Loãng xương (Osteoporosis) • Thiếu máu (Anemia) Những chứng bệnh liên quan đến gluten Dermatitis herpetiformis là một chứng bệnh ngoài da, ngứa ngáy, da nổi phồng mụn nước do dị ứng gluten. Loại mề đay này nổi trên da khuỷu tay (cùi chỏ), đầu gối và mông. Chứng Dermatitis herpetiformis có thể gây hư hoại màng ruột non tựa như chứng celiac dù không gây các triệu chứng về tiêu hóa. Chứng bệnh này cũng cần chữa trị bằng cách ngừng ăn uống các món chứa gluten. Khi nào thì cần đi khám bệnh? Nếu gặp một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, hãy đi khám bệnh. Nếu thân nhân bị bệnh celiac, cũng nên nên đi khám bệnh để thử nghiệm. Cần đưa đi khám bệnh khi con trẻ xanh xao, khó chịu, luôn khóc lè nhè và chậm lớn, cả đứa trẻ bụng ỏng, mông phẳng lì và phân có mùi hôi thối khác lạ. Chứng celiac còn được gọi là celiac sprue, nontropical sprue và gluten- sensitive enteropathy. Bình thường, màng ruột non có những lông nhỏ, trông từa tựa như sợi len trên mặt tấm thảm, gọi là villi. Villi hấp thụ sinh tố, khoáng chất và những thứ dinh dưỡng từ thực phẩm. Bệnh celiac hủy hoại villi. Thiếu villi, màng ruột non nhẵn lì và cơ thể không còn hấp thụ được chất bổ dưỡng từ thức ăn. Chất béo, chất đạm, sinh tố, khoáng chất theo phân ra ngoài. Ta chưa biết nguyên nhân gây bệnh celiac, nhưng thường là di truyền. Khi 1 người trong gia đình (trực hệ) bị bệnh, có thể là những người khác cũng bị bệnh celiac. Trong nhiều trường hợp, căn bệnh xuất hiện sau lần thương tổn như nhiễm trùng, bị thương tích, thai nghén, bị áp lực tâm thần hoặc giải phẫu. Dù celiac có thể xuất hiện trong mọi người nhưng thường thấy ở những người bị các chứng bệnh như: • Tiểu đường, loại I (Type 1 diabetes) • Tuyến giáp trạng tự đề kháng (Autoimmune thyroid disease) • Down syndrome • Viêm ruột già, loại Microscopic colitis, nhất là loại collagenous colitis Các yếu tố gia tăng nguy cơ bị celiac: Một số di thể như HLA-DQ2 và DQ8 liên quan đến chứng bệnh này nhưng ta chưa rõ ảnh hưởng ra sao. Biến chứng Khi không chữa trị, bệnh celiac có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: - Suy dinh dưỡng (Malnutrition): Bệnh celiac dẫn đến việc không hấp thụ thực phẩm và gây suy dinh dưỡng bất kể đã ăn uống đầy đủ. Chất bổ dưỡng theo phân ra ngoài thay vì hấp thụ vào máu nuôi cơ thể, do đó thân thể sẽ thiếu sinh tố và khaon1g chất như B-12, D, folate và sắt (iron), tạo ra thiếu máu (anemia) và xuống cân. Suy dinh dưỡng có thể gây chậm lớn và ngừng phát triển trong trẻ em. - Mất calcium và giảm độ đặc của xương (bone density): Chất béo thoát đi theo phân nên cơ thể mất dần calcium và vitamin D đẫn đến chứng osteomalacia, xương "mềm" và còn có tên là bệnh ricket trong trẻ em, và chứng loãng xương (osteoporosis), xương mỏng , dễ gãy. Ngoài ra, việc thiếu hấp thụ calcium dẫn đến sạn thận (oxalate stone). - Lactose intolerance: Màng ruột non bị hư hoại do chứng celiac có thể gây đau bụng và tiêu chảy khi ăn uống các thức ăn khác như chất lactose từ sữa. Nếu gặp trường hợp này ngoài việc ngưng ăn uống chất gluten, cũng cần loại bỏ sữa trong thực phẩm. Khi ruột non lành lặn trở lại, có thể bắt đầu ăn uống sữa. - Ung thư: Người bị chứng celiac và tiếp tục ăn gluten có nguy cơ bị ung thư cao hơn, nhất là loại ung thư ruột. - Biến chứng về thần kinh hệ: Bệnh celiac có thể liên quan đến kinh phong và chứng tê bại thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbenh_celiac_ky_1_1175.pdf
  • pdfbenh_celiac_ky_2_5748.pdf
Tài liệu liên quan