Từ những năm 70, Công ty Mandrel đã tiến hành khảo sát địa chấn khu vực thềm lục địa Nam Việt Nam trong đó phần phía Đông các tuyến 8 và 9 có vươn ra vùng biển nước sâu thuộc lô 129 và 133.
Trong khoảng từ 1983 đến 1985 Liên đoàn Địa vật lý Thái Bình Dương (DMNG) của Liên Xô (cũ) thực hiện 02 đợt khảo sát địa chấn khu vực Tây Nam Biển Đông trong đó bao gồm cả khu vực bãi Tư Chính.
Công ty BP có tiến hành nghiên cứu khu vực nước sâu thuộc phạm vi các lô 132, 133, 134 vào tháng 10 năm 1992, Công ty Shell khi thành lập bản đồ play (Play map) thềm lục địa Nam Việt Nam có vẽ sơ đồ móng trước Đệ Tam các lô 132, 133, 134, 135 thuộc khu vực bãi Tư Chính (Hình 12.1).
Năm 1993 Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã thực hiện Đề án khảo sát địa chấn tại bể Tư Chính – Vũng Mây (TC - 93) với mục đích đánh giá cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí của vùng nghiên cứu. Tàu M/V A. Gamburtsev Liên đoàn Địa vật lý Thái Bình Dương đã tiến hành khảo sát 9.500 km tuyến địa chấn,
21 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bể trầm tích Tư Chính - Vũng Mây và tài nguyên dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương
Bể trầm tích
Tư Chính-
Vũng Mây
và
tài nguyên
dầu khí
12
399
Chương 12. Bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây
Bể Tư Chính - Vũng Mây nằm chủ yếu
ở các lô 132, 133, 134, 135 và một phần các
lô 136, 156, 157, 158 và 159. Độ sâu nước
biển ở khu vực này dao động trong khoảng
1000 - 1500 m trong đó phần lớn diện tích
các lô 133, 134 và phần Tây Bắc lô 135,
phần Tây lô 157 và góc Tây Bắc lô 158 có
độ sâu nước biển dưới 1.000 m với một loạt
các bãi đá ngầm, bãi cạn như Vũng Mây,
Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên và
Tư Chính được quen gọi dưới cái tên chung
là khu vực bãi Tư Chính (Hình 5.1, Chương
5).
Bể Tư Chính – Vũng Mây có khoảng
4.800 km2 có độ sâu nước biển dưới 500m,
nước trong đó khoảng 2.500 km2 nông dưới
100 m nước. Bãi Phúc Nguyên có khoảng
1.500 km2 nước nông dưới 100 m nước, bãi
Phúc Tần có khoảng 1.000 km2, bãi Huyền
Trân khoảng 150 km2 và bãi Quế Đường
khoảng 250 km2. Phần trung tâm lô 133 có
khoảng 5.500 km2 độ sâu nước dưới 500 m,
trong đó 500 km2 độ sâu nước dưới 300 m.
Bãi Vũng Mây có khoảng 7.500 km2 nước
sâu dưới 500 m, trong đó khoảng 5.000 km2
có độ sâu nước dưới 200 m nước [11].
Bể Tư Chính – Vũng Mây từ lâu đã được
xem là khu vực “bể ngoài” (outer basins)
có tiềm năng dầu khí bên cạnh các bể trầm
tích thềm lục địa Đông Nam Việt Nam như
Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn.
2. Lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò
dầu khí
Từ những năm 70, Công ty Mandrel đã
tiến hành khảo sát địa chấn khu vực thềm
lục địa Nam Việt Nam trong đó phần phía
Đông các tuyến 8 và 9 có vươn ra vùng biển
nước sâu thuộc lô 129 và 133.
Trong khoảng từ 1983 đến 1985 Liên
đoàn Địa vật lý Thái Bình Dương (DMNG)
của Liên Xô (cũ) thực hiện 02 đợt khảo sát
địa chấn khu vực Tây Nam Biển Đông trong
đó bao gồm cả khu vực bãi Tư Chính.
Công ty BP có tiến hành nghiên cứu khu
vực nước sâu thuộc phạm vi các lô 132, 133,
134 vào tháng 10 năm 1992, Công ty Shell
khi thành lập bản đồ play (Play map) thềm
lục địa Nam Việt Nam có vẽ sơ đồ móng
trước Đệ Tam các lô 132, 133, 134, 135
thuộc khu vực bãi Tư Chính (Hình 12.1).
Năm 1993 Công ty Thăm dò và Khai
thác Dầu khí (PVEP) thuộc Tổng công ty
Dầu khí Việt Nam đã thực hiện Đề án khảo
sát địa chấn tại bể Tư Chính – Vũng Mây
(TC - 93) với mục đích đánh giá cấu trúc
địa chất và triển vọng dầu khí của vùng
nghiên cứu. Tàu M/V A. Gamburtsev Liên
đoàn Địa vật lý Thái Bình Dương đã tiến
hành khảo sát 9.500 km tuyến địa chấn,
1. Giới thiệu
400
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
trong đó bể Tư Chính – Vũng Mây được
đan dày mạng 8x8 km; khu vực Vũng Mây
có mạng 6,5 - 20x4,5 - 8,5 km và mạng
16x32 km hoặc 32x64 km ở khu vực còn lại
(Hình 12.2).
Năm 1994 Công ty PVEP đã khoan
giếng thăm dò ở đới nâng Tư Chính (PV
- 94 - 2X) đạt chiều sâu 3.331 m, kết quả
lần đầu tiên đã mở ra mặt cắt địa chất hoàn
toàn mới, góp phần đánh giá có cơ sở hơn
về cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí
của vùng này [9].
Năm 1995 PVEP tiếp tục tiến hành thu
nổ 2.895 km tuyến địa chấn chi tiết mạng
2x2 km để nghiên cứu các cấu tạo có triển
vọng.
Ngày 10-4-1996, Petrovietnam và Công
ty Conoco (Mỹ) đã ký Hợp đồng Hợp tác
kinh doanh (BCC) lô 133 và 134 với tổng
diện tích 12.933 km2. Trong năm 1996 và
1997, Conoco đã tiến hành tái xử lý một
số tuyến địa chấn cũ, đồng thời năm 1998
đã thu nổ thêm 2.000 km tuyến địa chấn
2D đan dày phần phía Tây lô 133 và 134
minh giải, vẽ bản đồ nghiên cứu đánh giá
địa chất và tiềm năng triển vọng dầu khí
nhằm vạch ra các bước tiếp theo.
Hình 12.1. Sơ đồ móng KZ các lô 132-135 khu vực bãi Tư Chính (theo Shell, 1992)
401
Chương 12. Bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây
Năm 1998 Conoco đã tiến hành nghiên
cứu các rò rỉ dầu, khí bằng phương pháp viễn
thám trên cơ sở không ảnh của European
Space Agency (ERS–SAR) và Radarsat
Image (Radarsat SAR) và hoàn thành Báo
cáo đánh giá tiềm năng triển vọng các lô
nước sâu 133, 134 [7].
Năm 2000 Conoco và PVSC hoàn thành
việc minh giải địa chấn, đánh giá triển vọng
các cấu tạo ở phần phía Tây lô 133, 134 và
xác định vị trí các giếng khoan chuẩn bị cho
thăm dò [12].
3. Đặc điểm cấu kiến tạo
3.1. Đặc điểm cấu trúc
Bể Tư Chính - Vũng Mây nằm trong một
khu vực có các yếu tố cấu – kiến tạo hết
sức phức tạp của miền cấu trúc Sundaland
(hay thềm Sunda), phía Tây Nam Biển
Đông. Trên thềm Sunda đã hình thành một
loạt bể rift sau cung vào cuối Mesozoi (?)
đầu Kainozoi ở vịnh Thái Lan, Malaysia,
Đông và Tây Natuna, Sarawak, Brunei,
Sabah và Nam Việt Nam, trong đó có bể
Tư Chính - Vũng Mây. Các bể này được
hình thành và phát triển chủ yếu trên miền
vỏ chuyển tiếp (vỏ lục địa bị vát mỏng).
Hình 12.2. Sơ đồ khu vực khảo sát địa chấn TC-93
402
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Biển Đông là một bể nước sâu, được hình
thành do quá trình tách giãn tạo vỏ đại
dương từ Oligocen trở lại đây, nơi lớp vỏ
trái đất có chiều dày khoảng 5 - 8 km. Các
cấu trúc của vỏ lục địa bị đại dương hóa và
hình thành Biển Đông với phía Bắc là cấu
trúc Hoàng Sa - Macclesfield và phía Nam
là cấu trúc Trường Sa - Reed Bank. Vỏ lục
địa ở đây bị vát mỏng và dao động trong
khoảng từ 8 - 20 km [1, 3].
Bản đồ móng khu vực TLĐ Đông Nam
Việt Nam và vùng lân cận cho thấy khu vực
bể Tư Chính - Vũng Mây nằm một phần ở
ranh giới ngoài cùng của TLĐ này và một
phần nằm ở bể ngoài (outer basins). Thềm
lục địa Đông Nam Việt Nam bao gồm
các yếu tố cấu - kiến tạo chính là bể Phú
Khánh, thềm Phan Rang, bể Cửu Long, đới
nâng Côn Sơn, địa lũy Hòn Hải, bể Nam
Côn Sơn, đới nâng Rìa phát triển trên vỏ
lục địa. Phần nước sâu từ trên 1.000 m gồm
bể Vũng Mây, đới nâng Vũng Mây - Đá
Lát phát triển trên vỏ chuyển tiếp và bể
nước sâu Biển Đông phát triển trên vỏ đại
dương (Hình 12.3) [10].
Khu vực Tư Chính - Vũng Mây được
thành tạo bởi các đới nâng và trũng phát
triển theo hướng đông bắc - tây nam là
chính. Đới nâng có dạng khối - địa lũy hoặc
khối đứt gãy có lớp phủ trầm tích Đệ Tam
ít nhất khoảng 2,5 - 3,5 km. Các đới trũng
có dạng địa hào, bán địa hào lấp đầy trầm
tích Đệ Tam dày tới 6 - 7 km (Hình 12.4).
Dựa vào đặc điểm hình thái có thể nhận
biết 3 đơn vị cấu trúc chính là đới nâng Rìa,
bể trầm tích Vũng Mây và đới nâng Vũng
Mây - Đá Lát (Hình 12.4) [2, 10].
3.1.1. Đới Nâng Rìa
Phát triển chủ yếu trong phạm vị các
lô 132, 133, 134, một phần lô 135 và 157
trong vùng nước xấp xỉ 1.000 m. Đới nâng
rìa tiếp giáp với bể Nam Côn Sơn về phía
Tây, bể Vũng Mây về phía Đông, bể nước
sâu Biển Đông về phía Bắc. Đới nâng Rìa
gồm các yếu tố cấu trúc sau:
Đới cao Tư Chính gồm địa lũy Tư
Chính phát triển ở ranh giới lô 134 - 135,
trong vùng độ sâu nước 200 - 1.000 m và
đới cao TB Tư Chính phát triển ở phần TN
lô 134 nơi nước sâu 300 - 450 m. Đặc điểm
nổi bật của đới cao Tư Chính là đá vôi phát
triển từ cuối Miocen giữa đến đáy biển.
Đới trũng Phúc Nguyên phát triển ở
lô 134 với hướng cấu trúc TB - ĐN trong
vùng nước sâu 500 - 800 m. Lớp phủ trầm
tích Đệ Tam có thể tới 6 - 7 km, đá vôi ít
phát triển.
Đới cao Phúc Nguyên - Phúc Tần phát
triển ở lô 133 và phần Tây lô 157 nơi có độ
sâu nước biển 200 - 800 m. Trầm tích Đệ
Tam dày 4 - 5 km. Đá vôi Miocen giữa hiện
tại phát triển mạnh ở phía Đông.
Đới trũng Bắc Phúc Tần phát triển ở
vùng giáp ranh giữa lô 132 và 156, nơi có
độ sâu nước biển khoảng 800 - 1.000 m. Đới
này đặc trưng bằng các bán địa hào phát
triển ở cánh sụt đứt gãy hướng ĐB - TN với
lớp phủ trầm tích Đệ Tam dày 3 - 4 km.
Đới cao Đông Sơn phát triển ở lô 132
nơi nước sâu 800 - 1.000 m, lớp phủ trầm
tích dày 3 - 4 km phát triển ở cánh cao các
đứt gãy hướng ĐB - TN.
3.1.2. Bể Vũng Mây
Bể này phát triển theo hướng ĐB - TN
về phía Đông, Đông Nam đới Nâng Rìa,
trong phạm vi các lô 136, 156, 157, 158 và
159, nơi có độ sâu nước sâu 1.000 - 2.000
m. Bể được lấp đầy trầm tích Đệ Tam dày
403
Chương 12. Bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây
6 – 7 km. Theo hình thái cấu trúc, bể Vũng
Mây có thể chia thành 02 phụ bể: phụ bể
TN Vũng Mây có hướng cấu trúc ĐB - TN
và phụ bể TB Vũng Mây có hướng cấu trúc
á kinh tuyến.
3.1.3. Đới nâng Vũng Mây - Đá Lát
Đới nâng Vũng Mây - Đá Lát phát triển
ở phần phía Đông lô 156 - 158 đồng thời,
cũng là ranh giới phía Đông của bể Vũng
Mây. Đới nâng này có phương cấu trúc á
kinh tuyến, được phủ bởi trầm tích Đệ Tam
dày 3 - 5 km với 2 phụ đới rõ rệt: phụ đới
cao Vũng Mây có dạng khối - địa lũy ở phía
Nam và phụ đới cao Đá Lát có dạng khối
đứt gãy ở phía Bắc.
3.2. Hệ thống đứt gãy
Như đã nêu ở trên, khu vực bể Tư Chính
- Vũng Mây bao gồm 3 yếu tố cấu trúc
chính là đới nâng Rìa, bể Vũng Mây và đới
nâng Vũng Mây - Đá Lát. Các yếu tố cấu
trúc này phát triển chủ yếu theo phương
ĐB - TN.
Theo tài liệu địa vật lý, mà chủ yếu là
địa chấn, thì trong khu vực Tư Chính - Vũng
Mây tồn tại 3 hệ thống đứt gãy chính (Hình
12.4)
Hình 12.3. Bể Tư Chính - Vũng Mây trong bình đồ cấu trúc thềm lục địa Đông Nam Việt Nam
404
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
• Hệ thống đứt gãy phát triển theo hướng
ĐB - TN.
• Hệ thống đứt gãy phát triển theo hướng
á kinh tuyến.
• Hệ thống đứt gãy phát triển theo hướng
á vĩ tuyến.
Hệ thống đứt gãy ĐB - TN là hệ thống
đứt gãy chủ đạo, khống chế hình thái cấu
trúc chung của toàn khu vực. Đây là các
đứt gãy thuận xuất hiện từ móng, tức là từ
trước giai đoạn tạo rift và phát triển chủ yếu
trong giai đoạn đồng tạo rift, đa phần chấm
dứt hoạt động vào cuối Miocen nhưng đôi
khi muộn hơn. Biên độ đứt gãy ĐB - TN
lớn nhất là ở tầng móng, có thể tới cả nghìn
mét và nhỏ dần lên các tầng phía trên. Đứt
gãy ĐB - TN hoạt động theo cơ chế căng
giãn là chủ yếu.
Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến phát
triển chủ yếu ở phần phía Tây đới nâng Rìa
tức là phần phía Đông bể Nam Côn Sơn.
Đây là các đứt gãy thuận, có biên độ lớn ở
tầng móng, Oligocen và nhỏ dần ở các tầng
phía trên. Đứt gãy á kinh tuyến hoạt động
theo cơ chế căng giãn, đa phần chấm dứt
vào cuối Miocen nhưng đôi chỗ hoạt động
muộn hơn, đến cả Pliocen.
Hệ thống đứt gãy á kinh tuyến phát
triển mạnh ở đới nâng Rìa, đới nâng Vũng
Mây - Đá Lát. Đây là các đứt gãy thuận
phát triển trước giai đoạn tạo rift cho đến
hết giai đoạn đồng tạo rift, đôi khi muộn
hơn, hình thành nên các cấu tạo dạng địa
lũy rất điển hình.
3.3. Lịch sử phát triển địa chất
Lịch sử phát triển địa chất khu vực bể
Tư Chính - Vũng Mây gắn liền với lịch sử
hình thành phát triển Biển Đông, bao gồm
các giai đoạn: trước tạo rift, đồng tạo rift,
sau rift và giai đoạn tạo thềm hiện tại.
Hình 12.4. Bản đồ độ sâu móng âm học khu vực bãi Tư Chính (theo VPI, 2004)
405
Chương 12. Bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây
Giai đoạn trước tạo rift
Vào cuối Mesozoi đã xảy ra sự va chạm
giữa mảng Ấn - Úc ở phía Nam và mảng
Âu - Á ở phía Bắc làm cho các khối lục
địa trong khu vực, trong đó có khối lục địa
Đông Dương dịch chuyển và trượt theo
phương TB - ĐN, tạo ra một loạt các đứt
gãy và sự trôi dạt của các mảng lục địa.
Sau va chạm, khu vực Biển Đông bị nâng
cao, được bóc mòn và nhìn chung không có
lắng đọng trầm tích.
Giai đoạn đồng tạo rift
Giai đoạn được bắt đầu vào Eocen? -
Oligocen và kết thúc vào cuối Miocen sớm
với 2 pha tách biệt, pha tạo rift sớm (Eocen
? - Oligocen) và pha tạo rift muộn (Miocen
sớm?).
• Pha tạo rift sớm (Eocen? - Oligocen) là
pha hoạt động kiến tạo quan trọng trong
việc hình thành, phát triển của bể Tư
Chính - Vũng Mây. Các địa hào, bán
địa hào được lấp đầy trầm tích từ rất
thô đến thô và mịn. Lớp trầm tích lót
đáy thường là thành tạo molas, sạn sỏi,
cát, bột, sét lẫn các mảnh than, phiến
sét, giàu vật chất hữu cơ. Trầm tích
được lắng đọng trong môi trường đầm
hồ hoặc châu thổ. Các đứt gãy mới và
các đứt gãy hình thành từ trước tái hoạt
động mạnh mẽ theo cơ chế căng giãn là
chính.
• Pha tạo rift muộn (Miocen sớm). Sau
khi kết thúc pha tạo rift sớm vào cuối
Oligocen, có lẽ bề mặt Oligocen đã
được nâng lên, nhiều nơi bị bóc mòn.
Tuy nhiên, sự nâng lên bóc mòn chỉ
xảy ra cục bộ, không đồng nhất. Pha
ngưng nghỉ lắng đọng trầm tích xảy ra
tương đối dài trước khi có các trầm tích
Miocen sớm phủ lên trên tạo ra bề mặt
bất chỉnh hợp khá rõ nét. Có lẽ vào đầu
Miocen sớm, toàn bộ khu vực bị chìm
dưới mực nước biển, môi trường trầm
tích bị thay đổi theo với các trầm tích
sét bột xen kẽ cát kết hạt mịn. Tại các
đới nâng cao, trầm tích Miocen sớm có
lẽ vắng mặt như tại giếng khoan PV -
94 - 2X.
Trong pha tạo rift muộn ít có đứt gãy
mới hình thành, mà chủ yếu là sự tái hoạt
động của các đứt gãy đã được hình thành
từ trước theo cơ chế căng tách là chính.
Đến cuối Miocen sớm, pha hoạt động tạo
rift hoàn toàn ngưng nghỉ. Tuy nhiên, do tài
liệu còn hạn chế nên cũng có ý kiến cho
rằng giai đoạn này tiếp tục hoạt động hình
thành những địa hào gắn với sự tách giãn
Biển Đông đến Miocen giữa. Cuối Miocen
giữa hơi bị nâng, bào mòn tạo ra bất chỉnh
hợp khu vực.
Giai đoạn sau tạo rift:
Giai đoạn sao tạo rift xảy ra chủ yếu vào
Miocen giữa và kéo dài đến Miocen muộn.
Đây là pha phát triển mở rộng, làm thay đổi
bình đồ cấu trúc khu vực. Vào cuối Miocen
muộn, do pha biển lùi diễn ra tại khu vực
Biển Đông nên bề mặt Miocen này bị nâng
lên, phong hóa và bóc mòn tạo ra một bề
mặt bất chỉnh hợp khu vực. Sau pha biển lùi
là pha biển tiến mạnh mẽ, toàn bộ khu vực
ngập chìm dưới mực nước biển. Những nơi
nâng cao thuận tiện phát triển các ám tiêu
san hô, những nơi trũng được lấp đầy trầm
tích lục nguyên cát, bột, sét. Lượng trầm
tích được lấp đầy nhanh, khối lượng lớn kết
hợp với pha nén ép cục bộ làm cho bình đồ
cấu trúc thay đổi. Có nơi cấu trúc nâng/sụt
406
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
hoán đảo vị trí cho nhau đồng thời diện tích
được mở rộng, toàn bộ khu vực có xu hướng
lún chìm và oằn võng.
Giai đoạn tạo thềm Pliocen - Đệ Tứ
Sau pha biển lùi cuối Miocen, biển tiến
xảy ra trên thềm lục địa Việt Nam, nước
biển dâng lên làm ngập chìm toàn bộ khu
vực. Trầm tích cát, bột, sét phủ bất chỉnh
hợp lên trầm tích Miocen. Trầm tích này
được lắng đọng trong điều kiện động năng
giảm, do đó tạo ra các lớp gần như nằm
ngang. Tại các đới cao, ám tiêu san hô tiếp
tục phát triển. Sự phát triển các thành tạo
lục nguyên Pliocen - Đệ Tứ đã xóa nhòa
các dấu vết hoạt động địa động lực của các
pha kiến tạo trước đó đồng thời làm mất
ranh giới các vùng hay các bể trầm tích với
nhau, tạo ra một sự thống nhất trên toàn
thềm lục địa Việt Nam.
4. Đặc điểm địa tầng trầm tích
Địa tầng trầm tích bể Tư Chính - Vũng
Mây được luận giải từ tài liệu địa chấn và
tài liệu giếng khoan bể trầm tích Nam Côn
Sơn cũng như kết quả giếng khoan PV - 94
- 2X.
Phân tích địa chấn địa tầng cho thấy sự
tồn tại các tập địa chấn được đánh dấu bởi
các mặt phản xạ chính sau đây (Hình 12.5)
[12]:
• Tầng Xanh (Blue): Tương ứng với đáy
Pliocen Đệ Tứ,
• Tầng Xanh lá cây (Green): Tương ứng
bất chỉnh hợp nóc Miocen giữa,
• Tầng Đỏ (Red): Tương ứng nóc Miocen
sớm,
• Tầng Vàng cam (Orange): Tương ứng
nóc Oligocen,
• Tầng Nâu (Brown): Tương ứng nóc
móng trước Đệ Tam.
Kết quả minh giải tài liệu địa chấn cho
thấy khu vực bể Tư Chính - Vũng Mây được
phủ bởi trầm tích lục nguyên, lục nguyên
carbonat dày từ 2 - 3 km trên những đới cao
đến 6 - 7 km ở trũng sâu (bể Vũng Mây),
chúng có tuổi từ Eocen? - Oligocen đến
Pliocen - Đệ Tứ, được phân thành các phân
vị địa tầng như sau (Hình 12.6):
Móng trước Đệ Tam
Đặc trưng của móng là các tập phản xạ
địa chấn mạnh, phẳng, liên tục, tuy nhiên
độ tin cậy đôi khi không được cao, độ liên
tục không được tốt. Móng được cấu thành
bởi các loại đá xâm nhập: granit, granodiorit
và phun trào ryolit, andesit và/hoặc các đá
biến chất như đã gặp ở các giếng khoan
thuộc bể trầm tích Nam Côn Sơn.
Các thành tạo Kainozoi
PALEOGEN
Eocen (?) - Oligocen
Hệ tầng Vũng Mây (E2? - E3 vm)
Nóc Oligocen đặc trưng bởi 2 - 3 pha
phản xạ mạnh, biên độ cao, độ liên tục tốt,
có thể liên quan đến các tập sét, sét than.
Tuy nhiên phần này bị gián đoạn bởi đứt
gãy và có biểu hiện của sự bào mòn, cắt
gọt. Thành phần thạch học chủ yếu gồm
trầm tích lục nguyên hạt từ mịn đến thô
lắng đọng trong các bán địa hào, phủ trực
tiếp lên móng. Trầm tích hình thành trong
điều kiện sông hồ, vũng vịnh, đồng bằng
ven biển.
Khu vực đới nâng Rìa có lẽ là vùng cao
cổ trong thời kỳ Oligocen liên quan đến
hoạt động núi lửa. Trầm tích vụn Oligocen
lắng đọng trong các địa hào, bán địa hào
như Phúc Nguyên, Bắc Phúc Tần, TN Vũng
407
Chương 12. Bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây
Mây.
Tại giếng khoan PV-94-2X, lắt cắt
Eocen? - Oligocen gồm cát kết rắn chắc ở
phía trên và các tuf dăm kết có thành phần
là đá phun trào ryolit kiến trúc kiểu porphyr
và các tuf, tufit của chúng [9].
Miocen dưới
Đặc trưng bởi các phản xạ địa chấn liên
tục phân lớp song song và được coi là mặt
ngập lụt lớn nhất, tách tập trầm tích hạt thô
ở trên và tập hạt mịn ở dưới. Thành phần
thạch học chủ yếu của Miocen dưới là cát,
sét lắng đọng trong môi trường chuyển tiếp
từ các đầm hồ, vũng vịnh tương đối tách
biệt sang môi trường đồng bằng ven biển
đến biển nông ven bờ.
Hình 12.5b. Mắt địa chấn qua bể Tư Chính – Vũng Mây (TC 93- 015)
Hình 12.5a. Các tầng phản xạ địa chấn khu vực bãi Tư Chính
Orange
408
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Miocen giữa
Hệ tầng Tư Chính (N12 tc)
Đặc trưng bởi các sóng phản xạ biên độ
mạnh, liên tục bị cắt cụt ở các phần nhô
cao và bị phủ bởi trầm tích Miocen trên
hình thành trong điều kiện nước sâu. Thành
phần thạch học của các thành tạo Miocen
giữa chủ yếu là các tập cát, sét xen kẽ hình
thành trong điều kiện biển ven bờ ở các
phần cao (Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc
Tần) đặc trưng bởi đá vôi dạng thềm hoặc
san hô ám tiêu. Phần dưới của Miocen giữa
chủ yếu là các thành tạo lục nguyên.
Mặt cắt tại giếng khoan TC - 94 - 2X,
Miocen giữa được mở ra đặc trưng bằng các
tập cát kết, sét kết xen kẽ, sét màu đen, sét
vôi màu xám.
Miocen trên
Hệ tầng Phúc Tầân (N13 pht)
Đặc trưng bởi các sóng phản xạ phân
lớp song song, ít bị ảnh hưởng của hoạt
động đứt gãy. Thành phần thạch học chủ
yếu là cát, bột, sét tướng biển và đá vôi
dạng thềm, đá vôi san hô ám tiêu ở các đới
cao.
Trầm tích Miocen trên mở ra ở giếng
khoan PV-94-2X, chủ yếu là đá vôi, đá vôi
san hô xám, trắng, nứt nẻ.
Pliocen - Đệ Tứ
Hệ tầng Biển Đông (N2 - Q bđ)
Phản xạ địa chấn phân lớp, độ liên tục
cao. Thành phần thạch học chủ yếu là cát
sét hình thành trong môi trường biển và đá
vôi dạng thềm hoặc san hô ám tiêu ở các
đới cao.
Trầm tích Pliocen - Đệ Tứ thuộc hệ
tầng Biển Đông được mở ra ở giếng khoan
PV-94-2X gồm đá vôi ám tiêu san hô, đá
vôi sinh vật dạng khối chứa nhiều vụn sinh
vật.
5. Các biểu hiện dầu khí
Bể Tư Chính - Vũng Mây nằm kề các
bể trầm tích đã có các phát hiện và khai
thác dầu khí quan trọng là Nam Côn Sơn và
Đông Natuna.
Tại bể Nam Côn Sơn, trong tổng số
trên 60 giếng TKTD đã khoan từ 1974, có
7 giếng phát hiện dầu (12%), 14 giếng phát
hiện khí (23%) 1 mỏ dầu (Đại Hùng), mỏ
khí (Lan Tây) đang khai thác và một số mỏ
khí khác đang được phát triển mỏ (Rồng
Đôi, Hải Thạch [12]).
Tại bể Đông Natuna, mỏ khí D - Alfa
cách lô 134 khoảng 250 km về phía Nam,
có trữ lượng lớn nằm trong tập đá vôi thuộc
hệ tầng Terumbu (Miocen trên). Mỏ khí AP
- 1X của Agip nằm không xa mỏ D - Alfa
và mỏ dầu Bursa - 1X của Agip cách lô 136
khoảng 15 km về phía Nam. Các phát hiện
này đều nằm trong đá vôi ám tiêu san hô
tuổi Miocen muộn [12].
Ngoài các phát hiện dầu khí nói trên,
tại khu vực Tư Chính còn phát hiện thấy
hydrocarbon qua các nghiên cứu về sự rò
rỉ của chúng từ dưới lòng đất lên bề mặt
(seepage studies) do Conoco tiến hành
[12].
Năm 1996, Conoco tiến hành nghiên
cứu không ảnh European Space Agency
(ERS - SAR) và Radarsat Image (Radarsat
- SAR). Cả hai nghiên cứu này đều chỉ ra
các dấu hiệu rò rỉ hydrocarbon (Khalid A.
Soofi, 1998). Nghiên cứu ERS - SAR phát
hiện thấy 4 rò rỉ ở phía ĐN bể Nam Côn Sơn
(bao gồm phần lớn phần Tây lô 133, 134).
Những rõ rỉ này nằm ở phía Tây lô 134 và
dường như có liên quan đến hệ thống đứt
409
Chương 12. Bể trầm tích Tư Chính – Vũng Mây
Hình 12.6. Cột địa tầng tổng hợp bể Tư Chính - Vũng Mây
410
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
gãy ở phía Tây cấu tạo Phúc Nguyên Nam
(cấu tạo Anh Đào). Các hình ảnh Radarsat
- SAR thu được vào tháng 2/1997 bao phủ
80% diện tích phía Tây lô 133, 134. Mặc
dù không phát hiện thấy nhiều điểm rò rỉ
như trong tài liệu ERS - SAR nhưng đã phát
hiện ra một vùng dầu tràn lớn (large spill) ở
TN lô 134 gần kề với hệ thống đứt gãy ĐB
- TN ở phía Tây cấu tạo Phúc Nguyên Nam
(cấu tạo Anh Đào). Một số dị thường khác
cũng bắt gặp ở TB lô 133 cũng trùng với hệ
thống đứt gãy của cấu tạo Cẩm Chướng.
Những rò rỉ phát hiện bởi ảnh viễn
thám ở lô 133, 134 rất có ý nghĩa bởi chúng
có thể liên quan trực tiếp tới sự tồn tại hệ
thống dầu khí dưới sâu ở khu vực này.
6. Hệ thống dầu khí
6.1. Đá sinh
Ở bể Tư Chính - Vũng Mây có khả
năng tồn tại 2 nguồn đá mẹ: sét và sét than
tuổi Oligocen và Miocen sớm. Tiềm năng
đá mẹ tuổi Oligocen và Miocen sớm đã
được phát hiện ở nhiều giếng khoan của bể
Nam Côn Sơn ngay phía Tây đới nâng Rìa.
Đây là các tầng đá mẹ phổ biến trong khu
vực. Dự kiến chúng có thể tồn tại trong các
trũng Phúc Nguyên, phụ bể TN hoặc phụ
bể TB Vũng Mây.
Các nghiên cứu địa nhiệt ở phía Đông
bể trầm tích Nam Côn Sơn cho thấy dòng
địa nhiệt thay đổi từ 60 mW/m2 tại 35 triệu
năm đến 70 - 72 mW/m2 tại 10 triệu năm
sau đó giảm xuống 60 -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_chat_va_tai_nguyen_dau_khi_viet_nam_chuong_12_164.pdf