Trước năm 1975 bể Nam Côn Sơn có tên là bể Saigon-Sarawak và chỉ được định danh và xác định lại diện tích phân bố trong công trình tổng hợp (Hồ Đắc Hoài, Ngô Thường San, 1975). Bể Nam Côn Sơn có diện tích gần 100.000km2, nằm trong khoảng giữa 6000’ đến 9045’ vĩ độ Bắc và
106000’ đến 109000’ kinh độ Đông. Ranh giới phía Bắc của bể là đới nâng Côn Sơn, phía Tây và Nam là đới nâng Khorat - Natuna, còn phía Đông là bể Tư Chính - Vũng Mây và phía Đông Bắc là bể Phú Khánh (Hình 10.1 và hình 5.1, chương 5). Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể thay đổi rất lớn, từ vài chục mét ở phía Tây đến hơn 1.000m ở phía Đông. Trên địa hình đáy biển các tích tụ hiện đại được thành tạo chủ yếu do tác động của dòng chảy thuỷ triều cũng như dòng đối lưu, mà hướng và tốc độ của chúng phụ thuộc vào hai hệ gió mùa chính: hệ gió mùa Tây Nam từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 9 và hệ gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11 năm trước đến cuối tháng 3 năm sau. Trầm tích đáy biển chủ yếu bùn và cát, ở nơi bờ cao và đảo là đá cứng hoặc san hô.
44 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bể trầm tích Nam Côn Sơn và tài nguyên dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương
Bể trầm tích
Nam Côn Sơn
và
tài nguyên
dầu khí
10
313
Chương 10. Bể trầm tích Nam Côn Sơn và tài nguyên dầu khí
Trước năm 1975 bể Nam Côn Sơn có
tên là bể Saigon-Sarawak và chỉ được định
danh và xác định lại diện tích phân bố
trong công trình tổng hợp (Hồ Đắc Hoài,
Ngô Thường San, 1975). Bể Nam Côn Sơn
có diện tích gần 100.000km2, nằm trong
khoảng giữa 6000’ đến 9045’ vĩ độ Bắc và
106000’ đến 109000’ kinh độ Đông. Ranh
giới phía Bắc của bể là đới nâng Côn
Sơn, phía Tây và Nam là đới nâng Khorat
- Natuna, còn phía Đông là bể Tư Chính
- Vũng Mây và phía Đông Bắc là bể Phú
Khánh (Hình 10.1 và hình 5.1, chương 5).
Độ sâu nước biển trong phạm vi của bể
thay đổi rất lớn, từ vài chục mét ở phía Tây
đến hơn 1.000m ở phía Đông. Trên địa hình
đáy biển các tích tụ hiện đại được thành tạo
chủ yếu do tác động của dòng chảy thuỷ
triều cũng như dòng đối lưu, mà hướng và
tốc độ của chúng phụ thuộc vào hai hệ gió
mùa chính: hệ gió mùa Tây Nam từ cuối
tháng 5 đến cuối tháng 9 và hệ gió mùa
Đông Bắc từ đầu tháng 11 năm trước đến
cuối tháng 3 năm sau. Trầm tích đáy biển
chủ yếu bùn và cát, ở nơi bờ cao và đảo là
đá cứng hoặc san hô.
Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở
đây được bắt đầu từ những năm 1970 của
thế kỷ trước. Đã có 26 nhà thầu dầu khí nước
ngoài tiến hành khảo sát gần 60.000km địa
chấn 2D và 5.400km2 địa chấn 3D, khoan
78 giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và
khai thác, xác lập được 5 mỏ và 17 phát
hiện dầu khí. Hiện tại còn 7 nhà thầu đang
hoạt động.
Công tác nghiên cứu tổng hợp nhằm
đánh giá địa chất và tài nguyên dầu khí của
bể Nam Côn Sơn đã có hàng chục công trình
khác nhau, đặc biệt các đề tài và nhiệm vụ
cấp Ngành đã góp phần kịp thời, hiệu quả
cho hoạt động thăm dò và khai thác. Tuy
nhiên do điều kiện địa chất hết sức phức tạp
đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu bằng các
phương pháp, quan điểm công nghệ mới để
xác lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định
công tác thăm dò và khai thác tiếp theo ở
bể trầm tích này.
2. Lịch sử nghiên cứu thăm dò và khai
thác dầu khí
Dựa vào tính chất, đặc điểm và kết quả
công tác của từng thời kỳ, lịch sử thăm dò
và nghiên cứu địa chất - địa vật lý ở đây
được chia làm 4 giai đoạn.
2.1. Giai đoạn trước năm 1975
Từ năm 1975 trở về trước, công tác
khảo sát khu vực và tìm kiếm dầu khí được
nhiều công ty, nhà thầu triển khai trên
toàn thềm lục địa phía Nam nói chung và
1. Giới thiệu
314
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
toàn bể Nam Côn Sơn nói riêng. Các dạng
công tác này do các công ty thăm dò Mỹ và
Anh thực hiện như Mandrell, Mobil Kaiyo,
Pecten, Esso, Union Texas, Sun Marathon,
Sunning Dale. Các nhà thầu đã thu nổ hàng
nghìn km địa chấn 2D với mạng lưới tuyến
4x4 km đến khu vực.
Với mức độ nghiên cứu đó và dựa vào
tài liệu nhận được, các công ty kể trên đã
tiến hành minh giải tài liệu địa chấn, xây
dựng được một số bản đồ đẳng thời tỷ lệ
1/100.000 cho các lô riêng và tỷ lệ 1/50.000
cho một số cấu tạo triển vọng. Song do mật
độ khảo sát còn thấp nên độ chính xác của
các bản đồ chưa cao.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt
được cuối năm 1974 đầu năm 1975, công
ty Pecten và Mobil đã tiến hành khoan 5
Hình 10.1. Sơ đồ vị trí bể trầm tích Nam Côn Sơn
131
132
133
135
06
136
07
22
27
26
25
17
16-2
03
04-104-2
09-2
RåNG
09-3
10
04-305-1
05-1b
05-1c
05-1a
05-3 05-2
11-1
11-2
18
19
20
12E21
12W
28
29 14
13
134-1
§¹I HïNG
§−êng èng dÉn khÝ NCSMá dÇu
Má khÝ
10700’Eo
10700’Eo 10800’Eo 10900’Eo
700’no
800’no
900’no900’no
800’no
700’No
10900’Eo10800’Eo
28-A-1X(79)
29-A-1X(79) 22-TT-1X(94) AS-1X-(76)
AW-1X(76)
H-1X(74)
12-A-1X(79)
DUA-1X(74)
12-B-1X(79)
DUA-2X(74)
AD-1X(71)
ARCA-1X(78)
AM-1X(74)
06-A-1X(91)
06-LT-2X
06-HDB-1X(93)
06-D-1X(91)
05-3-MT-1X
05-2-B-1X(94)
05-2-HT-1X(95)
05-2-HT-2X(96)
05-2-NT-1AX(94)
05-2-CKT-1X(95)05-3-TT-
1RX(95)
06-LD-1X(93)
06-HDN-1X(93) LAN T¢Y
LAN §á
23-AO-1X(94)
21-S-1X(94)
03-PL-1X(93)
17-C-1X(90)
WOLF
17-N-1X(91)
17-DD-1X(89)
03-BOS-1X(93)
04-1-SDN-1X(96)
04-2-NB-1X(94)
04-2-HT-1X(95)
04-2-SB-1X(95) 04-1-ST-1X(94)
TL-2X
NH-1X
RVD-1X
12W-HH-1X 12C-1X(80)
12W-HA-1X
RB-1X
TL-1X
TLB-1X11-1-CC-1X
10-TM-1X(94)
10-PM-1X(94)
10-DP-1X(93)
10-BM-1X(94)
11-1-CH-1X(95)
11-1-CPD-1X(94)
20-PH-1X
PHOENIX(91)
10-GO-1X
ĐỚI
NÂN
G N
ATU
NA
ĐỚ
I
NÂ
NG
CƠ
N
S
ƠN
V
Ù
N
G
T
Ư
C
H
ÍN
H
-
VŨ
N
G
M
Â
Y
R§-1X
RN-1X
R§-2XR§T-1X
04-3-BC(95)
MIA-1X(75)04A-1X(79)
04-3-UT-1X(95)
04-B-1X(80)
04-3-DB-1X
B¹ch hỉ
Ranh giíi bĨ Nam C«n S¬n
315
Chương 10. Bể trầm tích Nam Côn Sơn và tài nguyên dầu khí
giếng ở các lô và trên các cấu tạo khác
nhau (Mía - 1X, ĐH - 1X, Hồng - 1X, Dừa
- 1X và Dừa - 2X), trong đó giếng Dừa-1X
đã phát hiện dầu.
Kết thúc giai đoạn này đã có 3 báo cáo
đánh giá kết quả nghiên cứu chung cho các
lô, trong đó quan trọng và đáng chú ý nhất
là báo cáo của công ty Mandrell.
Trong báo cáo này đã đưa ra 2 bản đồ
đẳng thời tầng phản xạ nông và tầng phản
xạ móng, các bản đồ dị thường từ và trọng
lực tỷ lệ 1/500.000 cho toàn thềm lục địa
Việt Nam. Các bản đồ này phần nào đã thể
hiện được đặc điểm hình thái của các đơn
vị kiến tạo lớn bậc I và II và cho thấy sự
có mặt của lớp phủ trầm tích Kainozoi dày
hàng nghìn mét trên thềm lục địa. Tuy vậy,
ở giai đoạn này chưa có một báo cáo tổng
hợp nào dù là sơ bộ về đặc điểm cấu trúc,
lịch sử phát triển địa chất cho toàn vùng
nói chung cũng như các lô nói riêng. Các
số liệu minh giải và các ranh giới tầng phản
xạ chuẩn được lựa chọn theo nhiều quan
điểm khác nhau trên từng lô, vì vậy gây
khó khăn cho công tác tổng hợp toàn bể.
2.2. Giai đoạn 1976 - 1980
Sau khi giải phóng miền Nam nước nhà
thống nhất, Tổng cục Dầu khí đã quyết
định thành lập Công ty Dầu khí Việt Nam
II (11-1975), công tác tìm kiếm thăm dò
dầu khí được đẩy mạnh. Các công ty AGIP
và BOW VALLEY đã hợp đồng khảo sát
tỷ mỉ (14,859 km địa chấn 2D mạng lưới
đến 2x2 km) và khoan thêm 8 giếng khoan
(04A - 1X, 04B - 1X, 12A - 1X, 12B - 1X,
12C - 1X, 28A - 1X và 29A - 1X).
Trên cơ sở công tác khảo sát địa chất,
địa vật lý và khoan, các công ty nêu trên
đã thành lập một số sơ đồ đẳng thời theo
các tầng phản xạ ở các tỷ lệ khác nhau và
đã có báo cáo tổng kết. Công ty GECO đã
thể hiện quan điểm của mình trong báo cáo
“Minh giải địa chấn và đánh giá tiềm năng
dầu khí thềm lục địa Việt Nam” của Daniel
S. và Netleton. Công ty AGIP đã nêu lên
một số quan điểm về cấu trúc địa chất và
đánh giá khả năng dầu khí trên các lô 04 và
12. Công ty Dầu khí Nam Việt Nam (Công
ty II) đã tiến hành phân tích nghiên cứu và
tổng hợp tài liệu đã có, xây dựng được một
số sơ đồ đẳng thời và bản đồ cấu tạo tỷ lệ
1/100.000 và 1/50.000 cho các lô và một
số cấu tạo phục vụ sản xuất. Dưới sự chỉ
đạo kỹ thuật của Ngô Thường San, đã hoàn
thành một số phương án công tác địa vật lý
và khoan tìm kiếm, đặc biệt đã hoàn thành
báo cáo tổng hợp “Cấu trúc địa chất và
triển vọng dầu khí thềm lục địa Nam Việt
Nam”, đề cập đến nhiều vấn đề lịch sử
phát triển địa chất toàn vùng nói chung và
bể Nam Côn Sơn nói riêng, đồng thời cũng
nêu lên một số cơ sở địa chất để đánh giá
triển vọng dầu khí toàn vùng nghiên cứu.
Song do những điều kiện khách quan,
bức tranh chi tiết về cấu trúc địa chất trong
giai đoạn này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
2.3. Giai đoạn từ 1981 - 1987
Sự ra đời của Xí nghiệp liên doanh
Vietsovpetro (VSP) là kết quả của hiệp
định về hữu nghị hợp tác tìm kiếm - thăm
dò dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam
giữa Liên Xô (cũ) và Việt Nam vào năm
1981 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới
trong công nghiệp dầu khí Việt Nam. Song
cũng cần phải nói rằng vì những lý do khác
nhau, công tác địa chất - địa vật lý chủ yếu
316
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
được đầu tư vào bể Cửu Long, còn đối với
bể Nam Côn Sơn chỉ có một số diện tích
nhất định được quan tâm, trong đó có khu
vực cấu tạo Đại Hùng (VSP đã tiến hành
khoan 3 giếng).
Trong giai đoạn này đã có một số báo
cáo tổng hợp địa chất - địa vật lý được hoàn
thành như báo cáo: “Phân vùng kiến tạo các
bồn trũng Kainozoi thềm lục địa Việt Nam”
của tác giả Lê Trọng Cán và nnk năm 1985
và báo cáo: “Tổng hợp địa chất - địa vật
lý, tính trữ lượng dự báo Hydrocarbon và
vạch phương hướng công tác tìm kiếm dầu
khí trong giai đoạn tiếp theo ở thềm lục địa
Nam Việt Nam” của Hồ Đắc Hoài, Trần Lê
Đông 1986 và luận án tiến sĩ khoa học địa
chất khoáng vật của Nguyễn Giao: “Cấu
trúc địa chất và triển vọng dầu khí của các
bể trầm tích Đệ Tam vùng biển Đông Việt
Nam” năm 1987.
2.4. Giai đoạn từ năm 1988 đến nay
Sau khi Nhà nước ban hành Bộ luật Đầu
tư Nước ngoài 20 nhà thầu đã ký các hợp
đồng triển khai công tác tìm kiếm thăm dò
ở bể Nam Côn Sơn. Các nhà thầu đã tiến
hành khảo sát 54.779 km địa chấn 2D và
5.399 km2 địa chấn 3D, đã khoan 62 giếng
khoan thăm dò và khai thác. Mỏ Đại Hùng
đã được đưa vào khai thác từ năm 1994, mỏ
khí Lan Tây vào năm 2002 và các mỏ khí
Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây, Hải Thạch cũng
chuẩn bị đưa vào khai thác. Trong công
tác tổng hợp các nhà thầu cũng đã có báo
cáo lô và báo cáo giếng khoan, song về cơ
bản đây cũng chỉ là những báo cáo nhanh
phục vụ sản xuất. Về phía Tổng cục Dầu
khí Việt Nam (nay là Tổng Công ty Dầu
khí Việt Nam) có một số báo cáo nghiên
cứu tổng hợp chung cả bể. Đó là báo cáo:
“Chính xác hoá cấu trúc địa chất, đánh giá
tiềm năng và đề xuất phương hướng tìm
kiếm thăm dò dầu khí ở bể Nam Côn Sơn”
của Nguyễn Giao, Nguyễn Trọng Tín và
nnk 1990, báo cáo: “Địa chất dầu khí và
tiềm năng Hydrocarbon bể Nam Côn Sơn”
của Nguyễn Giao, Nguyễn Trọng Tín, Lê
Văn Dung (Viện Dầu Khí) và D.Willmor
và nnk (Robertson) 1991, báo cáo: “Đánh
giá tiềm năng dầu khí bể Nam Côn Sơn”
của Nguyễn Trọng Tín và nnk 1993, báo
cáo: “Chính xác hoá cấu trúc địa chất và
trữ lượng dầu khí phần phía Đông bể Nam
Côn Sơn” của Nguyễn Trọng Tín và nnk
1995, báo cáo: “Nghiên cứu đánh giá tiềm
năng dầu khí phần phía Tây bể Nam Côn
Sơn” của Nguyễn Trọng Tín và nnk 1996,
báo cáo: “Mô hình hoá bể Nam Côn Sơn”
của Nguyễn Thị Dậu và nnk 2000.
3. Các yếu tố cấu trúc và kiến tạo
3.1. Vị trí, giới hạn bể Nam Côn Sơn
Bể Nam Côn Sơn phát triển chồng trên
các kiến trúc của nền Indochina bị hoạt
hoá mạnh mẽ trong Phanerozoi và hoạt
hoá magma kiến tạo trong Mesozoi muộn.
Cộng ứng với quá trình này ở phía Đông
nền Indochina - Vùng biển rìa Đông Việt
Nam xảy ra quá trình giãn đáy biển rìa vào
Oligocen với trục tách giãn phát triển theo
phương đông bắc - tây nam. Quá trình tách,
giãn đáy Biển Đông đã đẩy rời xa hai khối
vi lục địa Hoàng Sa, Trường Sa và kiến sinh
phá hủy (Taphrogeny) trên vùng thềm lục
địa phía Nam, từ đó phát triển các bể trầm
tích Kainozoi tương ứng. Bể Nam Côn Sơn
với hai đới trũng sâu: trũng Bắc và trũng
317
Chương 10. Bể trầm tích Nam Côn Sơn và tài nguyên dầu khí
Trung tâm có hướng trục sụt lún cùng hướng
trục giãn đáy Biển Đông và nằm phù hợp
trực tiếp trên phương kéo dài của trục giãn
đáy Biển Đông là bằng chứng của sự ảnh
hưởng này.
Bể Nam Côn Sơn được giới hạn về
phía Bắc bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây
và phía Nam là đới nâng Khorat - Natuna.
Còn ranh giới phía Đông Bắc là khu vực bể
Phú Khánh và phía Đông là bể Tư Chính
- Vũng Mây.
Ở phía Đông Bể Nam Côn Sơn tồn tại
hệ đứt gãy được Ngô Thường San (năm
1980) gọi là đứt gãy kinh tuyến 109o. Đứt
gãy này được phát hiện trên các tài liệu địa
chấn ở thềm lục địa miền Trung và vùng
biển Phan Rang. Tại khu vực nghiên cứu,
đứt gãy này đóng vai trò ngăn cách giữa
thềm và sườn lục địa hiện đại. Phần đứt
gãy kéo dài xuống phía Nam còn chưa đủ
tài liệu khẳng định, song có lẽ nó còn tiếp
tục phát triển rồi nhập vào các hệ đứt gãy
chờm nghịch Bắc Palawan.
Đới nâng Côn Sơn có dạng một phức
nếp lồi phát triển kéo dài theo phương
Đông Bắc. Ở phía Tây Nam được gắn liền
với đới nâng Khorat - Natuna, nhô cao và
lộ ra ở đảo Côn Sơn, sau đó chìm dần ở
phạm vi các lô 02, 03, và rồi lại nâng cao ở
Cù Lao Dung mà trong chương 9 gọi là đới
nâng Phú Quí. Đới nâng Côn Sơn chủ yếu
cấu tạo bởi các đá xâm nhập và phun trào
trung tính, axit thuộc đá núi lửa rìa Đông
lục địa Châu Á tuổi Mesozoi muộn.
Đới nâng Khorat - Natuna kéo dài từ
Thái Lan qua Tây Nam Việt Nam Borneo
theo hướng tây bắc - đông nam và là một bộ
phận của lục địa Sunda cổ. Đới nâng được
cấu thành bởi tập hợp các thành tạo lục
nguyên tuổi Carbon - Permi, Jura - Creta
và các đá biến chất Paleozoi, Mesozoi
cũng như các đá magma axit - trung tính
tuổi Kainozoi, nằm trong đai núi lửa miền
Đông Á.
3.2. Các đơn vị cấu trúc
Trên cơ sở các thông số về chiều dày,
thành phần và sự phân bố các thành tạo
trầm tích cũng như các hệ thống đứt gãy,
cấu trúc của bể Nam Côn Sơn được phân
chia thành một số đơn vị sau (Hình 10.2):
3.2.1. Đới phân dị phía Tây (C)
Đới nằm ở phía Tây bể trên các lô 27,
28, 29 và nửa phần Tây các lô 19, 20, 21,
22. Ranh giới phía Đông của đới được lấy
theo hệ đứt gãy Sông Đồng Nai. Đặc trưng
cấu trúc của đới là sự sụt nghiêng khu vực
về phía Đông theo kiểu xếp chồng do kết
quả hoạt động đứt gãy - khối chủ yếu theo
hướng bắc - nam, tạo thành các trũng hẹp
sâu ở cánh Tây của các đứt gãy, đặc biệt là
đứt gãy lớn đi kèm các dải nâng (Hình 10.3).
Dựa vào đặc điểm cấu trúc của móng, đới
phân dị phía Tây được phân thành 2 đơn vị
(phụ đới) có đặc trưng cấu trúc tương đối
khác nhau, ranh giới phân chia là đứt gãy
Sông Hậu.
Phụ đới rìa Tây (C1)
Phụ đới này phát triển ở cánh Tây đứt
gãy Sông Hậu và tiếp giáp trực tiếp với đới
nâng Khorat - Natuna phương á kinh tuyến.
Địa hình móng trước Kainozoi khá bình
ổn, tạo đơn nghiêng, đổ dần về phía Đông.
Trong các trũng hẹp sâu kề đứt gãy Sông
Hậu có khả năng tồn tại đầy đủ lát cắt trầm
tích Kainozoi với chiều dày khoảng 3.500
- 4.000m.
318
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Hình 10.2. Bản đồ các yếu tố cấu trúc bể Nam Côn Sơn
319
Chương 10. Bể trầm tích Nam Côn Sơn và tài nguyên dầu khí
Phụ đới phân dị phía Tây (C2)
Nằm giữa hai đứt gãy Sông Hậu và
Sông Đồng Nai là phụ đới phân dị phía Tây.
Hoạt động đứt gãy ở phụ đới này thể hiện
mạnh hơn ở phụ đới Rìa Tây. Ngoài các đứt
gãy theo phương kinh tuyến chiếm ưu thế
còn phát triển các hệ đứt gãy phương đông
bắc - tây nam, đông - tây. Địa hình móng
phân dị phức tạp. Quá trình nâng - sụt dạng
khối và phân dị mạnh mẽ. Phụ đới này gồm
các trũng hẹp sâu và các dải nâng xen kẽ,
trũng sâu nhất 6.000m. Ở nửa phía Đông
của phụ đới có mặt đầy đủ lát cắt trầm tích
của phức hệ cấu trúc lớp phủ, ngoại trừ trên
dải nâng cấu tạo 28a, 29a, ở cánh Đông đứt
gãy Sông Hậu vắng mặt trầm tích Oligocen
và Miocen dưới.
3.2.2. Đới phân dị chuyển tiếp (B)
Đới này có ranh giới phía Tây là đứt gãy
Sông Đồng Nai, phía Đông và Đông Bắc là
Hình 10.3. Bản đồ cấu trúc bề mặt móng trước Kainozoi bể Nam Côn Sơn
320
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
hệ đứt gãy Hồng - Tây Mãng Cầu. Ranh
giới phía Bắc Tây Bắc được lấy theo đường
đẳng sâu móng 1.000m của đới nâng Côn
Sơn. Ranh giới phía Nam là khối móng nhô
cao (phần cuối của đới nâng Natuna) với độ
sâu 1.000 - 1.500m. Đới mang đặc tính cấu
trúc chuyển tiếp từ đới phân dị phía Tây
kéo sang phía Đông và từ đới nâng Côn
Sơn kéo xuống phía Nam. Đới bị chia cắt
bởi các hệ đứt gãy phương bắc - nam, đông
bắc - tây nam và đông - tây.
Địa hình móng phân dị thể hiện đặc tính
sụt lún dạng bậc, sâu dần từ đới nâng Côn
Sơn về phía Đông Nam và từ phía Nam
(cận Natuna) lên phía Bắc, nơi sâu nhất
thuộc vùng tiếp nối của các lô 11-2 với 12-
W (khoảng 7.000m xem Hình 10.3). Đới
phân dị chuyển tiếp được chia thành 2 đơn
vị cấu trúc (phụ đới sau) sau:
Phụ đới phân dị phía Bắc (B1)
Đây là phần phát triển dọc rìa Đông
Nam của đới nâng Côn Sơn, với hệ đứt gãy
ưu thế có phương đông bắc - tây nam và á
kinh tuyến. Nhìn chung, các đứt gãy có biên
độ tăng dần theo vị trí từ Tây sang Đông
(từ vài trăm mét đến 1.000 - 2.000m). Địa
hình móng có dạng bậc thang, chìm nhanh
về Đông Nam, sâu nhất 6.000m. Phủ trên
móng chủ yếu là các trầm tích từ Miocen
đến Đệ Tứ. Các trầm tích Oligocen có bề
dày không lớn và vắng mặt ở phần Tây,
Tây Bắc của phụ đới, nói chung bị vát
mỏng nhanh theo hướng từ đông sang tây
và đông nam lên tây bắc. Trong phụ đới
này đã phát hiện các cấu trúc vòm kề đứt
gãy, phương đông bắc - tây nam và thường
bị đứt gãy phân cắt thành các khối.
Phần Nam của phụ đới có mặt một số
cấu tạo hướng vĩ tuyến. Địa hình móng thể
hiện đặc tính sụt lún từ từ theo hướng tây
sang đông và từ bắc xuống nam.
Phụ đới cận Natuna (B2)
Đặc trưng của phụ đới cậân Natuna là
cấu trúc dạng khối, chiều sâu của móng
khoảng 5.000m đến 5.500m. Tại đây phát
triển hai hệ thống đứt gãy kinh tuyến và á
vĩ tuyến. Trong phụ đới này đã phát hiện
nhiều cấu trúc vòm.
3.2.3. Đới sụt phía Đông (A)
Gồm diện tích rộng lớn ở trung tâm và
phần Đông bể Nam Côn Sơn, với đặc tính
kiến tạo sụt lún, đứt gãy hoạt động nhiều
pha chiếm ưu thế. Địa hình móng phân dị
mạnh với chiều sâu thay đổi từ 1.400m trên
phụ đới nâng Mãng Cầu đến hơn 10.000m
ở trung tâm của trũng sâu (Hình 10.3). Mặt
khác ở trung tâm các trũng sâu, đặc trưng
cấu trúc của móng chưa được xác định. Đới
sụt phía Đông được phân chia làm 5 đơn vị
cấu trúc (phụ đới) sau:
Phụ đới Trũng Bắc (A1)
Nằm ở giữa phụ đới nâng Mãng Cầu (ở
phía Nam) và phụ đới phân dị Bắc (ở phía
Tây) là phụ trũng Bắc. Nó phát triển như
một trũng giữa đới nâng tới cuối Miocen
- giữa đầu Miocen muộn. Ranh giới phía
Đông của phụ đới chưa được xác định rõ.
Phụ đới này được đặc trưng bởi phương cấu
trúc và đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam có
biên độ từ vài trăm đến hơn 1.000m. Các
đứt gãy đã chia cắt móng, tạo địa hình
không cân xứng, dốc đứng ở cánh Nam
và Tây Nam, thoải dần ở cánh Bắc - Tây
Bắc. Bề dày trầm tích Kainozoi thay đổi từ
4.000m đến 10.000m và có mặt đầy đủ các
trầm tích từ Eocen - Oligocen đến Đệ Tứ.
Trên phần rìa Tây Bắc phụ đới trũng này
321
Chương 10. Bể trầm tích Nam Côn Sơn và tài nguyên dầu khí
phát hiện được các cấu trúc vòm nâng kề
đứt gãy, còn ở phần phía Đông ngoài các
vòm kề áp đứt gãy còn phát hiện được một
số nâng dạng vòm. Các cấu trúc vòm nâng
đều có độ sâu chôn vùi lớn.
Phụ đới nâng Mãng Cầu (A2)
Phụ đới nâng Mãng Cầu gồm các lô 04
- 2, 04-3, một phần các lô 05-1a, 10 và 11-
1. Phụ đới nâng Mãng Cầu phát triển kéo
dài hướng đông bắc - tây nam dọc hệ thống
đứt gãy cùng phương ở phía Bắc. Trong
quá trình tiến hoá phụ đới bị chia cắt thành
nhiều khối bởi các hệ đứt gãy chủ yếu có
phương đông bắc - tây nam và á kinh tuyến.
Địa hình móng phân dị mạnh, biến đổi từ
2.500m ở phía Tây đến 7.000m ở phần rìa
Đông phụ đới. Thành phần móng chủ yếu
là các thành tạo granit, granodiorit tuổi
Mesozoi muộn. Nhiều cấu tạo vòm, bán
vòm và thành tạo carbonat phát triển kế
thừa trên các khối móng ở đây.
Trong suốt quá trình phát triển địa chất
từ Eocen đến Miocen, phụ đới nâng Mãng
Cầu đóng vai trò như một dải nâng giữa
trũng, ngăn cách giữa hai trũng lớn nhất ở
bể Nam Côn Sơn (phụ đới trũng Bắc và phụ
đới trũng Trung tâm). Nhưng từ Pliocen đến
Đệ Tứ nó tham gia vào quá trình lún chìm
khu vực chung của bể - giai đoạn phát triển
thềm lục địa hiện đại.
Phụ đới trũng Trung tâm (A3)
Phụ đới này nằm giữa 2 phụ đới: phụ
đới nâng Dừa (ở phía Nam) và phụ đới
nâng Mãng Cầu (ở phía Bắc), chiếm một
diện tích rộng lớn gồm các lô 05-1, 05-2,
05-3 và một phần các lô 11, 12-E, 06. Ranh
giới phía Đông còn chưa đủ tài liệu để xác
định cụ thể.
Phụ đới trũng Trung tâm phát triển chủ
yếu theo phương Đông - Đông Bắc, mở
rộng về Đông, thu hẹp dần về Tây. Theo
hướng từ Tây sang Đông trũng có dạng
lòng máng, trũng có xu hướng chuyển trục
lún chìm từ á vĩ tuyến sang á kinh tuyến.
Phụ đới trũng Trung tâm có bề dày trầm
tích Kainozoi dày từ 5.000-14.000m và có
đầy đủ các trầm tích từ Eocen - Oligocen
đến Đệ Tứ. Trên phụ đới này đã phát hiện
được nhiều cấu trúc vòm, vòm kề đứt gãy,
song độ sâu chôn vùi của các cấu trúc này
khá lớn. Ngoài ra, tồn tại nhiều cấu trúc
dạng khối đứt gãy, dạng vòm cuốn và dạng
hình hoa (Hình 10.4).
Phụ đới nâng Dừa (A4)
Phụ đới nâng Dừa giữ vai trò ngăn cách
giữa phụ đới trũng Trung tâm và phụ đới
trũng Nam, phát triển theo hướng đông bắc
- tây nam. Trên phụ đới này phát hiện nhiều
cấu trúc vòm nâng liên quan đến thành tạo
carbonat.
Phụ đới trũng Nam (A5)
Nằm ở phía Nam, Đông Nam Bể Nam
Côn Sơn thuộc diện tích các lô 06, 07, 12-E
và 13, phía Tây tiếp giáp với phụ đới cận
Natuna. Ranh giới phía Đông chưa xác định
cụ thể, song có lẽ được lưu thông với trũng
phía Tây bể Sarawak. Chiều sâu của móng
ở đây thay đổi từ 4.000 đến 6.000m.
3.3. Lịch sử phát triển địa chất
Lịch sử phát triển bể Nam Côn Sơn gắn
liền với quá trình tách giãn Biển Đông và
có thể được chia làm 3 giai đoạn chính: Giai
đoạn trước tách giãn (Paleocen - Eocen),
giai đoạn đồng tách giãn (Oligocen - Miocen
sớm), giai đoạn sau tách giãn (Miocen giữa
- Đệ Tứ, Hình 10.5).
322
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam
Giai đoạn trước tạo rift - Paleocen -
Eocen
Trong giai đoạn này chế độ kiến tạo
toàn khu vực nhìn chung bình ổn, xảy ra
quá trình bào mòn và san bằng địa hình
cổ, tuy nhiên một đôi nơi vẫn có thể tồn tại
những trũng giữa núi. Ở phần trung tâm của
bể có khả năng tồn tại các thành tạo molas,
vụn núi lửa và các đá núi lửa có tuổi Eocen
như đã bắt gặp trên lục địa.
Hình 10.4. Mặt cắt địa chấn minh hoạ ca
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dia_chat_va_tai_nguyen_dau_khi_viet_nam_chuong_10_1233.pdf