Bé biết gì về luật lệ giao thông?

I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Trẻ biết một số luật lệ giao thông thông thường (người đi bộ đi trên vỉa hè,

hoặc đi sát lề đường phía tay phải ở những nơi không có vỉa hè, khi đi qua ngã

tư đường phố có đèn xanh thì đi qua, có đèn đỏ thì dừng lại )

- Rèn luyện khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Trẻ chơi và hiểu được luật chơi.

- Trẻ biết vẽ các biển báo giao thông đúng.

II./ CHUẨN BỊ:

- Mô hình

- Cờ xanh, đỏ

- Hệ thống câu hỏi đàm thoại

- Bút màu, vở Vui học chữ

III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN:

pdf27 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bé biết gì về luật lệ giao thông?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á thứ tự 5? - Cho mỗi nhóm tự thảo luận - Mời trẻ thực hiện theo nhóm đã thoả thuận. - Cô nhận xét từng nhóm và đưa ra cách thực hiện của cô. - Cách thực hiện: Trẻ đứng thành hàng dọc, trẻ đứng đầu hàng cầm bóng bằng hai tay, cúi xuống đưa bóng qua hai chân, chuyền cho trẻ tiếp theo, trẻ đó đón bóng và đưa lên cao, chuyền qua đầu tiếp tục thực hiện cho đến trẻ cuối hàng. Cả hàng quay người lại và tiếp tục thực hiện như trên. - Cô cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần chú ý sửa sai cho trẻ.  Hoạt động 3: TCVĐ Chìm nổi - Cách chơi: một trẻ làm “cái”, khi cô ra hiệu lệnh “Bắt đầu” tất cả trẻ sẽ chạy nhanh về các hướng sao cho “cái” không bắt được. Nếu thấy “cái” chạy đến gần, trẻ phải ngồi xuống thật nhanh và nói “chìm”. Khi “cái” đi xa, trẻ đứng lên và nói “nổi” rồi chạy tiếp. Nếu trẻ bị “cái” đập vào người và chưa kịp ngồi xuống và nói “chìm” thì bị bắt. Trẻ bị bắt sẽ thay chỗ làm “cái”, trò chơi tiếp tục. - Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý - Trẻ thảo luận - Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý - Trẻ chú ý - Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ chơi. - Hồi tĩnh : Thả lỏng tay chân, hít thở đều. - Trẻ chơi BÉ BIẾT GÌ VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG? I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ gọi đúng tên và nhận xét được một số đặc điểm, tính chất (về cấu tạo, tiếng còi hoặc tiếng động cơ, nơi họat động, tốc độ) của một số loại phương tiện giao thông. - Trẻ so sánh, nhận xét được những điểm khác nhau và giống nhau giữa các loại phương tiện giao thông. - Trẻ chơi và hiểu được luật chơi - Giáo dục trẻ biết lắng nghe và làm theo hiệu lệnh của cô. II./ CHUẨN BỊ: - Mô hình về các loại phương tiện giao thông - Một bộ tranh hoặc đồ chơi các loại phương tiện giao thông phổ biến trên đường, dưới nước, trên không như: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu thủy, máy bay - Hệ thống câu hỏi đàm thoại - Giấy, bút màu, giấy màu, keo dán III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ  Hoạt động 1: Bé biết gì về các phương tiện giao thông? - Cô và trẻ vừa quan sát mô hình vừa trò chuyện - Cô gợi ý hỏi để trẻ kể về các loại phương tiện giao thông trên đường mà trẻ biết. - Cho trẻ kể tên các loại phương tiện giao thông mà trẻ vừa được quan sát. - Cô hỏi đặc điểm, tính chất (về cấu tạo, tiếng còi hoặc tiếng động cơ, nơi họat động, tốc độ)  Hoạt động 2: Phương tiện nào biến mất? - Cô cho trẻ quan sát một số đồ chơi các loại phương tiện giao thông phổ biến trên đường, dưới nước, trên không. - Trẻ hát múa - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Trẻ lắng nghe - Lần 1: Cô cất đi 1 đồ chơi và cho trẻ đoán đồ chơi nào biến mất. - Lần 2: Cô tăng dần số lượng đồ chơi cất đi và cho trẻ đoán. - Cô cho trẻ chơi  Hoạt động 3: Về đúng nhà - Cách chơi: Cô cho trẻ chọn lôtô tùy thích. Khi mở nhạc trẻ sẽ giả làm tiếng động cơ của phương tiện mà trẻ chọn, khi nhạc kết thúc trẻ sẽ chạy về đúng nơi hoạt động của phương tiện giao thông mà trẻ chọn.  Hoạt động 4: Cảnh sát giao thông - Cách chơi: Một trẻ làm cảnh sát cầm 2 lá cờ màu đỏ và màu xanh tượng trưng cho tín hiệu đèn giao thông. Khi cảnh sát giơ lá cờ xanh thì tất cả trẻ sẽ chạy tự do đồng thời làm tiếng kêu của động cơ mà trẻ thích. Cảnh sát giơ lá cờ đỏ thì tất cả phải đứng lại và hô “Kít”. Nếu trẻ nào phạm luật thì sẽ bị ra ngoài một lần chơi. - Cô cho trẻ chơi - Kết thúc - Trẻ chơi - Trẻ chơi BÉ THÍCH PHƯƠNG TIỆN NÀO? I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để vẽ, gấp, xếp, xé dán về phương tiện giao thông. - Trẻ thể hiện tình cảm của mình qua sản phẩm của mình, của bạn - Phát triển óc sáng tạo, thẩm mỹ. - Giáo dục trẻ sắp xếp vật liệu tạo hình gọn gàng ngăn nắp. II./ CHUẨN BỊ: - Phông để trẻ trang trí - Một số tranh về phương tiện giao thông - Bút màu, tập vẽ - Vật liệu tạo hình - Máy cassette, băng nhạc III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ  Hoạt động 1: Trò chuyện - Cô và trẻ cùng hát múa bài “Em tập lái ô tô” - Hàng ngày ba mẹ đưa các con đến trường bằng phương tiện gì? - Đường đi đến trường các con còn thấy phương tiện nào nữa. - Cô cho trẻ kể các loại phương tiện giao thông - Bây giờ cô đọc câu đố các con đoán xem là phương tiện gì nhé! Chẳng phải chim mà bay trên trời Chở được nhiều người đi khắp mọi nơi Đố bé đó là phương tiện gì? - Cô cho trẻ xem, nhận xét một số tranh và các mẫu được xếp về phương tiện giao thông. - Cô hỏi ý tưởng của trẻ và gợi ý thêm cho trẻ  Hoạt động 2: Cùng nhau trổ tài - Những trẻ có ý tưởng giống nhau về một nhóm. - Cô động viên khuyến khích trẻ thực hiện. - Cô chú ý đến những bé yếu. - Trong khi trẻ thực hiện cô có thể mở nhạc nhỏ để tạo không khí vui tươi thoải mái.  Hoạt động 3: Về đúng nhà - Sau khi trẻ thực hiện xong cô cho trẻ trang trí lên phông có sẵn những sản phẩm và sau đó cho trẻ tự nhận xét sản phẩm của mình cũng như sản phẩm của bạn - Kết thúc - Trẻ hát múa - Trẻ trả lời - Trẻ nói ý tưởng - Trẻ chơi - Trẻ thực hiện - Trẻ nhận xét CHẠY CÙNG BÓNG LĂN I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Hình thành và rèn luyện kỹ năng nhảy tách khép chân và lăn bóng đi theo bóng - Rèn luyện kỹ năng thực hiện bài tập phát triển chung - Phát triển các nhóm cơ trên cơ thể đặc biệt là cơ đùi, cơ tay, cơ đùi. - Phát triển tố chất linh hoạt, nhanh nhẹn, khéo léo - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật làm theo yêu cầu của cô, biết nghe lời cô II.CHUẨN BỊ : - Bóng, rổ đựng bóng - Phấn vẽ ô trên sân - Máy, băng nhạc III.TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ  Hoạt động 1 : Cùng nhau khởi động. - Mỗi trẻ chọn 1 quả bóng và cho trẻ chơi tự do. Trẻ vận động theo nhạc đi dích dắc kết hợp nhón chân, gót chân, khom lưng, chạy nhanh, chậm. Sau đó thực hiện các động tác: - Tay 2: Tay đưa ra phía trước, đưa lên cao - Chân 5: Bước khụyu chân trái sang bên, chân phải thẳng. - Lưng bụng 1: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân. - Bật 2: Tách khép chân  Hoạt động 2 : Cùng chơi với bóng - Cô chia trẻ thành nhiều nhóm và thảo luận làm gì với bóng. - Cho từng nhóm thể hiện lại. - Cô hướng dẫn trẻ cách lăn và đi theo bóng.  Hoạt động 3: Nào ta cùng nhảy! - Cô cho trẻ xem những ô được vẽ trên gạch và gợi ý hỏi trẻ sẽ làm gì. - Cô cho trẻ thể hiện lại - Cô chọn trẻ nào nhảy tách khép chân đúng và đẹp để làm mẫu. - Cho cả lớp thực hiện.  Hoạt động 4: Chạy cùng bóng lăn - Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm thi đua với nhau. Trẻ sẽ nhảy tách khép chân trước sau đó lăn bóng và đi theo bóng đến nơi quy định bỏ vào rổ, chạy về cuối hàng. - Cô cho trẻ chơi - Hồi tĩnh : Hít thở nhẹ nhàng, - Trẻ thực hiện - Trẻ thảo luận - Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý - Trẻ thực hiện - Trẻ chú ý - Trẻ chơi ĐƯỜNG EM ĐI I./MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ hát đúng cao độ, trường độ, hát thành thạo bài hát - Trẻ lắng nghe nhận được giai điệu và nói được tên bài nghe hát - Trẻ chơi và hiểu đuợc luật chơi. II./ CHUẨN BỊ: - 2 lá cờ một màu xanh, một màu đỏ - Nón lá - Đàn organ - Máy cassette III./ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ  Hoạt động 1: Tín hiệu giao thông - Luật chơi: Chỉ lưu thông khi có tín hiệu đèn xanh hoặc công an cho phép. - Cách chơi: Cô làm “công an” đứng giữa ngã tư cầm 1 lá cờ màu đỏ và 1 lá cờ màu xanh tượng trưng cho tín hiệu đèn giao thông. Khi “công an” giơ lá cờ xanh thì tất cả người đi bộ và phương tiện được phép lưu thông. “Công an” giơ lá cờ đỏ thì tất cả phải đứng lại và hô “Kít”. Nếu trẻ nào phạm luật thì sẽ bị ra ngoài một lần chơi. - Cô cho trẻ chơi  Hoạt động 2: Cùng nhau tập hát - Các con có biết vì sao mà bạn bị công an phạt không? - Cô dẫn vào bài hát: Có một bài hát nói về luật đi đường, bây giờ các con lắng nghe đó là bài gì nha. - Cô mở nhạc không lời bài “Đường em đi” cho trẻ - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và hát theo nghe (trẻ có thể hát theo) - Các con có nhận ra đó là bài gì không? - Bài này do nhạc sĩ nào sáng tác. - Cô đàn cho cả lớp hát. - Lớp mình hát rất hay nhưng cô muốn các con hát hay hơn nữa là hát theo hiệu lệnh của cô. Khi tay của cô đánh nhịp ở phía trên thì các con hát to, tay của cô đánh nhịp ở phía dưới thì các con hát nhỏ. - Cô chia thành hai nhóm hát nối đuôi nhau  Hoạt động 3: Cùng nhau vỗ theo tiết tấu - Cô chia trẻ thành nhiều nhóm cho trẻ thảo luận với bài hát này cóthể vỗ theo tiết tấu như thế nào? - Từng nhóm thể hiện lại. - Cô nhận xét từng nhóm.  Hoạt động 4: Nghe hát Lý chiều chiều - Trò chơi: Cùng đi du lịch - Trong dân ca Việt Nam có rất nhiều làn điệu dân ca như Nam bộ, Bắc bộ, Trung bộ trong đó có bài Lý chiều chiều dân ca Nam bộ rất hay. Các con lắng nghe cô hát nha! - Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Lần 2 cô hát và múa minh họa. - Kết thúc - Trẻ trả lời - Nhạc: Ngô Quốc Tính – Lời: Tường Vân - Trẻ hát - Trẻ hát theo hiệu lệnh - Trẻ lắng nghe cô hát - Trẻ trả lời - Thong thả, tình cảm MẠNG HOẠT ĐỘNG 1 tuần (từ 13/04 đến 17/04)  PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT: - Tập thể dục sáng. - Hoạt động: Chạy cùng bóng lăn. - Trò chơi: Cảnh sát giao thông. - Bé biết mang giày dép phải ngồi trên ghế. - HĐG: Xây trại chăn nuôi  PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: - Hoạt động: Vui với chữ cái - Trẻ nói mạch lạc, trả lời trọn câu. - HĐG: Bé ghi lại những gì thích nhất - Đồ chữ cái qua bài  PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM HỘI: - Hát và vận động các bài hát về giao thông. - Bé biết các loại phương tiện thông. - Bé có kỹ năng trong học tập. - HĐG: Cửa hàng ăn uống  PHÁT TRIỂN THẨM MỸ: - Hoạt động: Đường em đi - Hoạt động: Bé thích phương tiện nào? - Hát và vận động các bài hát mà trẻ thích - HĐG: Vẽ, tô màu các loại phương tiện và các biển báo giao thông  PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: - Hoạt động: Bé biết gì về phương tiện giao thông - KPTN: “Nhốt” không khí vào túi. - HĐG: Bé thích phương tiện nào? VUI VỚI CHỮ CÁI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Nhận biết và phát âm đúng từ có chứa chữ cái b,d,đ - Trẻ biết tạo dáng các chữ cái. - Trẻ biết hát bài hát nói về các loại phương tiện giao thông - Phát triển trí nhớ và tai nghe cho trẻ thông qua trò chơi Truyền tin - Phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc. - Giáo dục bé tích cực, mạnh dạn tham gia trò chơi. II.CHUẨN BỊ : - 2 bài thơ Bé qua đường dán trên bảng. - Bút lông dầu - 2 ghế thể dục - Thẻ chữ b,d,đ - 3 phong bì bên trong có tranh vẽ xe ba gác, xe đạp, xe ben - Đàn organ và các bài hát về các loại phương tiện giao thông. III.TIẾN HÀNH THỰC HIỆN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ  Hoạt động 1 : Tìm chữ trong bài thơ - Cô cho trẻ đọc bài thơ Bé qua đường - Cô chia trẻ thành 2 đội đi trên ghế thể dục sau đó chạy lên bảng có dán bài thơ tìm chữ cái b,d,đ trong bài thơ bằng cách khoanh tròn. Đội nào khoanh được nhiều sẽ thắng. Thời gian thực hiện là một đoạn nhạc. - Cô cho trẻ chơi  Hoạt động 2 : Trò chơi truyền tin - Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ nhận được một phong bì có chữ cái b,d,đ. Trẻ đứng đầu hàng sẽ đến gần cô nhận phong bì. Cô nói nhỏ cho từng trẻ nghe từ có chứa chữ cái b,d,đ trong phong bì. Sau khi nghe cô nói xong bạn đó sẽ chạy về truyền tin cho bạn đứng kế tiếp nghe từ vừa nghe được. Cứ như thế tiếp tục truyền tin cho đến bạn cuối cùng, bạn cuối cùng sẽ chạy lên trên và nói to từ mà mình vừa nghe được. - Cô kiểm tra bằng cách mở phong bì, nếu nói sai thì xem như thua cuộc. - Trẻ đọc thơ - Trẻ chơi - Trẻ chơi - Cô cho trẻ chơi  Hoạt động 3 : Nào! Ta cùng hát - Cô chia trẻ thành nhiều nhóm nhỏ, cô yêu cầu trẻ hát các bài hát nói về các loại phương tiện giao thông. Nhóm nào hát được thì thưởng một bông hoa, nhóm nào được nhiều bông hoa thì thắng. - Cô cho trẻ chơi.  Hoạt động 4: Tạo dáng - Cô mở một đoạn nhạc cho trẻ đi tự do, khi cô tắt nhạc trẻ sẽ tìm bạn hoặc cá nhân trẻ tạo dáng thành một trong các chữ cái b, d, đ. - Cô cho trẻ chơi - Kết thúc - Trẻ chơi - Trẻ chơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftkmn0001_7688.pdf
Tài liệu liên quan