Bất cân xứng thông tin giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam

Dựa trên dữ liệu điều tra 193 doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam, áp dụng kĩ thuật hồi quy thứ bậc, phân tích nhân tố và hồi quy nhị phân, nhóm tác giả xác định tình trạng bất cân xứng thông tin giữa trường đại học (ĐH) và DN có các biểu hiện nổi bật là: (1) Một số thông tin DN quan tâm nhưng trường ĐH không cung cấp chính thức và rõ ràng; (2) Nhiều thông tin DN coi trọng, trường ĐH đã cung cấp nhưng DN vẫn không biết đến: (3) Nhìn chung, việc cung cấp thông tin của trường ĐH chưa đạt đến mức DN mong muốn. Từ đó, một bộ phận DN không hài lòng và không trung thành với trường ĐH

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bất cân xứng thông tin giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(KQ4), kết quả đào tạo và NCKH theo đơn đặt hàng (KQ5, KQ7) và kết quả kiểm định trường (KQ8). - Nhiều thông tin DN coi trọng, trường ĐH đã cung cấp nhưng DN vẫn không biết đến. 18/23 thông tin trong bảng 4 đã được nhà trường cung cấp nhưng tỷ lệ không biết đến vẫn từ 18,6 - 83,72%. Nguyên nhân chính chủ yếu là do cách sắp xếp vị trí công bố thông tin chưa phù hợp, rất nhiều thông tin quan trọng được trình bày tại các đầu mục mà DN không chú ý như Ba công khai hoặc tại web cấp 2, cấp 3 của đơn vị hay trên trang mạng xã hội không chính thức Youtube. Đây là biểu hiện rõ nét của việc “phát tín hiệu không đến đích”, gây tác động tiêu cực tới cả hai phía: DN (gia tăng chi phí tìm kiếm thông tin) và nhà trường (lãng phí nguồn lực). 3.3. Hệ quả của bất cân xứng thông tin giữa trường đại học với doanh nghiệp 3.3.1. Mức độ hài lòng chung của doanh nghiệp về việc cung cấp thông tin của trường đại học Điểm đánh giá trung bình mức độ hài lòng của DN đối với việc cung cấp thông tin của trường ĐH bằng 3,22 (xấp xỉ “hài lòng”). Nhưng có tới 44/193 DN (chiếm 22,79%) lựa chọn mức 1 hoặc 2 - rất 1094 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 không hài lòng và không hài lòng. Đồng thời, điểm trung bình hài lòng (3,22) thấp hơn điểm trung bình cần thiết (3,40) – đây cũng là một biểu hiện của bất cân xứng thông tin (cung cấp thông tin dưới giá trị mong đợi). Nghĩa là dù DN đang hài lòng nhưng thực sự vẫn mong muốn cao hơn nữa nên trường ĐH cần tiếp tục cải thiện việc cung cấp thông tin. Ngoài khảo sát mức độ hài lòng, nhóm tác giả còn đo lòng trung thành của DN với trường ĐH để nhận diện bước đầu ảnh hưởng của bất cân xứng thông tin tới quyết định của DN. Trong 193 DN được khảo sát, chỉ có 9 DN (chiếm 4,66%) không muốn theo hợp tác tiếp với trường ĐH nhưng có đến 56 DN (chiếm 29,02%) sẽ không giới thiệu cho DN khác hợp tác với trường. Nghĩa là một bộ phận DN dù đang hài lòng với chất lượng dịch vụ của trường (trong đó có việc cung cấp thông tin), tiếp tục hợp tác với trường nhưng sự hài lòng đó là không bền vững do chưa có lựa chọn tốt hơn. Vì vậy, nhóm tác giả xác định thang đo phù hợp cho lòng trung thành là DN vừa tiếp tục hợp tác với trường ĐH, vừa giới thiệu cho DN khác. Kết quả là có 56/193 DN (chiếm 29,02%) không trung thành với trường ĐH. Trong số 56 DN đó lại có 23 DN (chiếm 41,07%) rất không hài lòng và không hài lòng với việc cung cấp thông tin của trường ĐH (mức độ hài lòng chung nhỏ hơn 3). Nếu xét trên cả mẫu nghiên cứu, tỷ lệ không hài lòng về công bố thông tin dẫn đến không trung thành là 11,92%. Như thế, có dấu hiệu ban đầu cho thấy việc cung cấp thông tin không cân xứng với nhu cầu, mong đợi của DN có ảnh hưởng tới lòng trung thành của đối tượng này đối với trường ĐH. 3.3.2. Ảnh hưởng của nhu cầu về nội dung thông tin tới lòng trung thành của doanh nghiệp với trường đại học Dựa trên dấu hiệu ban đầu ở bước 4, nhóm tác giả kiểm định ảnh hưởng của nhu cầu về nội dung thông tin tới lòng trung thành của DN. Trước tiên, áp dụng kỹ thuật phân tích nhân tố (EFA) để đánh giá độ tin cậy của thang đo về nhu cầu thông tin của DN. Số quan sát là 193, gấp 8,39 lần số biến tiềm ẩn nên thỏa mãn tiêu chuẩn thống kê về cỡ mẫu. Hệ số KMO = 0,845 (> 0,5), giá trị sig. của kiểm định Bartlett’s = 0,000 (< 0,05) chứng tỏ phân tích nhân tố được áp dụng là phù hợp, các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Từ 23 thang đo dự kiến trong 5 nhóm nhân tố ban đầu, loại trừ 1 thang đo (KQ4), 22 nhân tố còn lại vẫn phân chia thành 5 nhóm nhân tố nhưng sắp xếp vị trí thay đổi so với ban đầu (xem bảng 6). Bảng 6: Danh sách nhóm nhân tố và thang đo thành phần về nhu cầu thông tin của doanh nghiệp Ký hiệu nhóm Thang đo thành phần Nội dung phản ánh FAC1 CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5, CSVC6 Cơ sở vật chất FAC2 KP1, KP2, KP3, CB3, KQ4 Kinh phí, hỗ trợ khác + Đội ngũ nhà khoa học + Mạng lưới cựu SV FAC3 KQ5, KQ6, KQ7, KQ8 Kết quả đào tạo theo đặt hàng + Kết quả NCKH + Kiểm định trường FAC4 KQ1, KQ2, KQ3, CB1 Kết quả đào tạo + Việc làm của SV + Đội ngũ chung của trường FAC5 CT1, CT2, CT3, CB2 Chương trình đào tạo + Đội ngũ giảng viên Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả Giá trị tổng phương sai trích bằng 68,01% (> 50%) cho thấy 5 nhóm nhân tố mới bảo tồn được 68,01% sự thay đổi của tất cả các nhân tố ban đầu. Hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi nhóm lần lượt bằng 0,895; 0,819; 0,867; 0,761; 0,707 (đều > 0,6) cho thấy sự phù hợp của thang đo. Hệ số tải (Factor loading) của từng biến tối thiểu bằng 0,52 (> 0,5) chứng tỏ nhân tố được chọn có ý nghĩa thực tiễn. 1095 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 Từ các thang đo đã được chuẩn hóa tại bước 5, nhóm tác giả thực hiện hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là lòng trung thành (vừa tiếp tục hợp tác với trường, vừa giới thiệu/tư vấn cho DN khác) để đo lường mức độ ảnh hưởng của nhu cầu thông tin tới sự trung thành của SV đối với trường ĐH. Các giá trị -2Loglikelihood, Cox & Snell R square và Nagelkerke R square đều cho thấy mô hình hợp lý, thỏa mãn các tiêu chuẩn thống kê. Kết quả ước lượng trình bày tại bảng 7. Bảng 7: Kết quả kiểm định ảnh hưởng của nhu cầu thông tin tới lòng trung thành của doanh nghiệp Nhóm nhân tố B S.E. Wald Df Sig. Exp(B) FAC1 0,459 0,174 6,983 1 0,208 1,583 FAC2 0,259 0,171 2,301 1 0,129 1,296 FAC3 0,489 0,170 8,321 1 0,004 1,631 FAC4 0,129 0,161 0,648 1 0,021 1,138 FAC5 0,363 0,168 4,691 1 0,030 1,438 Hằng số 1,018 0,177 33,253 1 0,000 2,768 Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả Kết quả kiểm định đã khẳng định một cách tin cậy ảnh hưởng của việc cung cấp thông tin đến lòng trung thành của DN đối với trường ĐH. 3 nhóm yếu tố có ý nghĩa thống kê là FAC3, FAC4 và FAC5. Tất cả đều tương quan dương chứng tỏ khi nội dung thông tin về kết quả đào tạo và NCKH, đội ngũ cán bộ giảng viên và chương trình đào tạo được cung cấp đầy đủ tới DN, DN sẽ trung thành hơn với trường ĐH. Theo lý thuyết của Spence (1973), khi trường ĐH tích cực “phát tín hiệu” phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của DN, DN sẽ có đủ căn cứ để đánh giá xác đáng về năng lực đào tạo NCKH của trường, tin tưởng vào các cam kết về chất lượng “sản phẩm đầu ra”, từ đó giảm khả năng lựa chọn nghịch. 4. Kết luận Thông qua các bước nghiên cứu chặt chẽ, các tác giả nhận thấy tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin giữa trường ĐH và DN với những biểu hiện sau: (1) Một số thông tin DN quan tâm nhưng trường ĐH không cung cấp một cách chính thức, rõ ràng; (2) Nhiều thông tin DN coi trọng, trường ĐH đã cung cấp nhưng DN vẫn không biết đến; (3) Nhìn chung, việc cung cấp thông tin của trường ĐH chưa đạt đến mức DN mong muốn. Nguyên nhân trước tiên dẫn tới tình trạng này là trường ĐH chưa xác định DN là đối tượng quan trọng cần hướng đến để cung cấp thông tin phù hợp. Ngoài ra, năng lực tổ chức quản lý thông tin của mỗi trường cũng góp phần làm gia tăng sự bất cân xứng. Hệ quả là một bộ phận DN không hài lòng với việc cung cấp thông tin của trường, từ đó không tiếp tục hợp tác hoặc giới thiệu cho DN khác. Muốn khắc phục những bất cập nêu trên, các trường ĐH cần lưu ý: (1) Nhìn nhận một cách nghiêm túc về việc cung cấp thông tin tới thị trường, xác định DN không chỉ là đối tượng sử dụng “sản phẩm đầu ra”, xác nhận/phản hồi về “chất lượng sản phẩm” của trường ĐH mà còn là đối tác/khách hàng/nhà tài trợ của trường. Từ đó, ghi nhận DN là một đối tượng tiếp nhận các thông tin phát đi có chủ đích bởi trường ĐH; (2) Căn cứ vào điều kiện nguồn lực cụ thể của trường để thiết lập thứ tự ưu tiên và tổ chức truyền tin phù hợp với nhu cầu của DN. Trong đó, cần lưu ý nhấn mạnh, làm rõ về Chuẩn đầu ra; Nội dung chi tiết các môn học trong chương trình; Quảng bá về kết quả đào tạo, NCKH và kiểm định trường. Thông tin rộng rãi, đầy đủ về đội ngũ cán bộ, giảng viên, đặc biệt là năng lực, sở trường của mỗi người; (3) Thành lập phòng/ban chuyên trách về truyền thông và quản lý website để phụ trách việc tập hợp và truyền tin chính thức của trường. Hình thành đội ngũ cán bộ quản lý các kênh thông tin trên internet của đơn vị (website, Facebook, email) để đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ, nhanh chóng. Trong đó, tích cực khai thác thông tin đã có trong Ba công khai và các báo cáo tổng kết khác để cập nhật lên website cấp 2, Facebook đơn vị, bản tin nội bộ Mặt khác, cần đảm bảo tính bảo mật của thông tin và kiểm soát việc 1096 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 đăng tin trên website, Facebook trường/đơn vị. Tập hợp danh sách các DN đã và có tiềm năng hợp tác với trường ĐH để tích cực gửi tới email DN các thông điệp, bản tin định kỳ hoặc thông báo/thư mời theo sự kiện; đồng thời tăng cường sự tương tác, trao đổi, giải đáp với DN nhằm mục tiêu “truyền tin tới đích”. Hoạt động của đội ngũ truyền thông cũng cần được đánh giá/xếp loại làm căn cứ tính lương và phụ cấp; (4) Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin chung của trường (đặc biệt là tốc độ và tính ổn định của đường truyền), điều chỉnh website theo hướng thân thiện, dễ tra cứu. Tích hợp cơ sở dữ liệu dùng chung giữa các đơn vị, phòng/ban. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Akerlof (1970). The market for ‘lemons’: Qualitative uncertainty and the market mechanism. Quarterly Journal of Economics, 84, 488 500. [2] Huỳnh Thị Kim Quyên (2006). Các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng bột dinh dưỡng trẻ em. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách Khoa TP. HCM. [3] Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Trọng Hoài (2005). Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng tại Việt Nam. Truy cập ngày 10/9/2017 từ . [4] Kao, H.T., 2007. “Univetsity Student Satisfaction: An empirical analysis”, Master Thesis, Lincoln University - New Zealand (2007). [5] Mause (2009). Considering Market-Based Instruments for Consumer Protection in Higher Education. Truy cập ngày 10/9/2017 từ . [6] Merican, F., Zailani, S., & Fernando, Y., 2009. “Development Of MBA Program-Service Quality Measurement Scale”, International Review of Business Research Papers, 5(4), 280-291. [7] Nguyễn Thị Minh, Hoàng Bích Phương (2012). The impact of asymmetric information in Vietnam’s health insurance. Journal of Economics & Development, 14 (3), 5-21. [8] Nguyễn Thị Minh, Trịnh Trọng Anh, Nguyễn Hồng Nhật, Vũ Thị Bích Ngọc và Lâm Văn Sơn (2014). ‘Tác động của sở hữu nhà nước lên thông tin bất đối xứng trên tại các công ty niêm yết. Trường hợp sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh”. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 202, 60-67. [9] Nguyễn Thanh Tuấn (2014). Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý toàn diện trường đại học URP, ứng dụng trong các trường đại học tại Việt Nam, thử nghiệm tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Luận án Tiến sỹ Kinh tế. Đại học Kinh tế Quốc dân. [10] Stiglitz, J. E. (1975). Information and economic analysis. In M. Parkin (Ed.), Current economic problems, 27–52. [11] Spence, Michael (1973). Job Market Signaling. Quarterly Journal of Economics, 87 (3): 355–374. [12] Willis, T.H., Huston, C.R. & Pohlkamp, F. (1993). Evaluation measures of just-in-time supplier performance. Production and Inventory Management Journal, 34(2), 1-5. [13] Yang Wang, 1994. “University Student Satisfaction in Shijiazhuang, China: An Empirical Analysis”, Master Thesis, Lincoln University - New Zealand. 1097

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbat_can_xung_thong_tin_giua_truong_dai_hoc_va_doanh_nghiep_t.pdf
Tài liệu liên quan