Tình trạng mất cân đối giữa tỷ lệ nam-nữ tại công sở một lần nữa lại
được minh chứng qua tỷ lệ 3% CEO nữ trong danh sách Fortune 500
CEO và tỷ lệ 15% nữ lãnh đạo cao cấp tại những công ty hàng đầu thế
giới.
Tuy nhiên, mọi thứ đang cần thời gian để thay đổi. Hiện nay, phụ nữ
chiếm 40% lực lượng lao động toàn cầu với mức tăng trưởng hai con số
mỗi năm. Phụ nữ ngày càng có học vị cao và trong một số lĩnh vực, họ
tỏ ra vượt trội so với nam giới. Nhiều công ty đã nỗ lực xóa bỏ những
định kiến trước nay về phụ nữ và sẵn sàng mở cửa để họ tham gia vào
đội ngũ lãnh đạo. Có vẻ như sau cùng, phụ nữ đã sẵn sàng với vị trí dẫn
đầu.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bất bình đẳng giới trong quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bất bình đẳng giới
trong quản trị
Tình trạng mất cân đối giữa tỷ lệ nam-nữ tại công sở một lần nữa lại
được minh chứng qua tỷ lệ 3% CEO nữ trong danh sách Fortune 500
CEO và tỷ lệ 15% nữ lãnh đạo cao cấp tại những công ty hàng đầu thế
giới.
Tuy nhiên, mọi thứ đang cần thời gian để thay đổi. Hiện nay, phụ nữ
chiếm 40% lực lượng lao động toàn cầu với mức tăng trưởng hai con số
mỗi năm. Phụ nữ ngày càng có học vị cao và trong một số lĩnh vực, họ
tỏ ra vượt trội so với nam giới. Nhiều công ty đã nỗ lực xóa bỏ những
định kiến trước nay về phụ nữ và sẵn sàng mở cửa để họ tham gia vào
đội ngũ lãnh đạo. Có vẻ như sau cùng, phụ nữ đã sẵn sàng với vị trí dẫn
đầu.
Nhưng nghiên cứu do Catalyst thực hiện trên 4.100 sinh viên MBA tốt
nghiệp trong giai đoạn 1996 - 2007 lại tiết lộ một thực tế đáng thất vọng.
Công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp MBA
Theo nghiên cứu của Catalyst, sau khi tốt nghiệp MBA, nam giới thường
tìm được công việc ở cấp độ cao hơn nữ giới. Nguyên nhân không phải
là vì phụ nữ kém tham vọng hơn, cũng không nằm ở yếu tố thân thế gia
đình, cha mẹ của họ. Đối với phụ nữ, nam giới độc thân cũng thế, nam
giới vẫn khởi đầu ở vị trí cao hơn.
Các công ty cần xem xét lại quy trình quản lý nhân tài của mình bởi
công việc đầu tiên một người đảm nhận có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó
có thể là khởi nguồn của rất nhiều bất công về sau. Câu trả lời mà chúng
ta thường nghe giải thích cho sự mất cân đối này là phụ nữ thường phải
nghỉ việc sau khi lập gia đình hay lo chuyện sinh nở; khát khao vươn tới
đỉnh cao quản trị của phụ nữ không mạnh mẽ bằng nam giới... Thậm chí
một số khác biệt mang tính nhân khẩu học địa phương cũng là lý do.
Tuy nhiên, đó không thực sự là lý do.
Các công ty có thể thử một bài kiểm tra sau để xác định liệu họ có đang
mắc một thành kiến mang tính hệ thống hay không: "Chọn ra sơ yếu lý
lịch của 100 nhân viên mới được tuyển dụng, xóa thông tin tên họ và
giới tính, đánh giá xem lẽ ra họ nên ở vào vị trí nào, và sau đó so sánh
với hiện tại."
Công việc hiện tại
Sau khởi đầu không thuận lợi đó, phụ nữ không thể cải thiện vị trí của
mình. Nam giới vẫn tiếp tục thăng tiến trên nấc thang sự nghiệp với tốc
độ nhanh hơn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới tương đối cân bằng nhau ở
vị trí quản lý cấp trung. Tuy nhiên, khi xét lại, chỉ 10% phụ nữ có khởi
đầu tại vị trí này, bằng một nửa so với nam giới.
"Liệu điều này có nghĩa là nam giới lúc nào cũng đủ tiêu chuẩn và sẵn
sàng cho vị trí quản lý trong khi phụ nữ cần phải chứng minh năng lực
bản thân trước?", Maureen A. McGuire, CMO của Bloomberg thắc mắc.
Cô nói thêm: "Các công ty cần chắc rằng họ đang bổ nhiệm giám đốc
dựa theo các tiêu chí hẳn hoi chứ không phải bằng cảm tính."
Nghiên cứu cho thấy ở những nấc thang nghề nghiệp đầu tiên, nam giới
và nữ giới khá ngang tài nhau. Vì thế, sự phân biệt về giới tính có thể
dẫn đến một vấn đề khác: sếp đầu tiên tồi.
Nguyên nhân chuyển việc
Nghiên cứu còn cho thấy có đến 26% phụ nữ bỏ công việc đầu tiên vì
sếp khó tính. Tỷ lệ này tương đương với 2 nguyên nhân khác là muốn
lương cao hơn (26%) và muốn thay đổi công việc (27%). Chỉ 16% nam
giới chuyển việc vì sếp khó. Vì vậy, có thể cân nhắc khả năng nam-nữ bị
phân biệt đối xử tại công sở. Một lần nữa, có một khởi đầu thuận lợi
trong sự nghiệp là rất quan trọng.
Theo bản nghiên cứu, nguồn nhân tài đa dạng sẽ là động lực sáng tạo và
thành công, tuy nhiên, nhiều công ty đang lãng phí nguồn nhân tài nữ
giới. Hơn nữa, nhiều công ty cho rằng nguồn cung nhân tài rất dồi dào,
và với ý nghĩ tự mãn này, họ đang dần hủy hoại lợi thế cạnh tranh của
bản thân. Và tình hình này vẫn cứ tiếp diễn.
Vẫn chưa có sự bình đẳng giới ở cấp lãnh đạo cao nhất của công ty.
Nhiều công ty vẫn không nhận ra họ đang phân biệt nam nữ khi bố trí
công việc cho nhân viên mới, cũng như không ý thức được tác động từ
người sếp đầu tiên đến con đường sự nghiệp của nhân viên sẽ lớn đến
mức nào. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng vấn để bình đẳng giới
đã là chuyện của quá khứ.
Hy vọng nghiên cứu của chúng tôi sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh các công
ty trước tình trạng bất bình đẳng giới trong công sở hiện nay.
Ai hạnh phúc hơn?
Nam giới ở mọi vị trí lãnh đạo đều tỏ ra hài lòng với công việc hơn phụ
nữ. Trung bình, 37% cảm thấy rất hài lòng với sự thăng tiến trong sự
nghiệp của mình, trong khi chỉ 30% phụ nữ cảm thấy điều này. Sự khác
biệt này không hiện hữu ở cấp độ khởi đầu.
Lương bổng thế nào?
Ở công việc đầu tiên, phụ nữ luôn lĩnh lương thấp hơn nam giới trung
bình là 4.600 USD. Sự khác biệt ở cấp độ khởi đầu này sẽ ảnh hưởng lâu
dài đến tốc độ tăng lương và mở rộng khoảng cách về lương bổng giữa
nam và nữ.
- Bài viết của Nancy M. Carter và Christine Silva trên Harvard Business
Review -
Theo Tuần Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bat_binh_dang_gioi_trong_quan_tri_818.pdf