Bảo vệ thương hiệu tại Trung Quốc gặp nhiều thử thách

Bắc Kinh: Nhiều thương hiệu vẫn đang phải vật lộn

để bảo vệ quyền sở hữu bản quyền của mình trên đất

nước Trung Quốc, và xu thế này đang ngày càng trở

nên đặc biệt khó khăn đối với các công ty trong

ngành công nghiệp sản xuất xe hơi.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bảo vệ thương hiệu tại Trung Quốc gặp nhiều thử thách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo vệ thương hiệu tại Trung Quốc gặp nhiều thử thách Bắc Kinh: Nhiều thương hiệu vẫn đang phải vật lộn để bảo vệ quyền sở hữu bản quyền của mình trên đất nước Trung Quốc, và xu thế này đang ngày càng trở nên đặc biệt khó khăn đối với các công ty trong ngành công nghiệp sản xuất xe hơi. Vào tháng 5, hãng xe hơi Nhật Bản, Toyota đã thua một vụ kiện cho đối thủ Trung Quốc, Geely Group sau khi công ty này thưa ra tòa về một vụ vi phạm của hãng xe nội địa. Mẫu xe Merrie của Geely được nhận xét là có thiết kế logo, nắp xe, nắp đậy trục bánh xe, cột tay lái và chân ga giống như chiếc “T” của Toyota đến nỗi không thể nào là sự trùng hợp được. Toyota đã sử dụng quan điểm là họ đã đăng ký bản quyền với Hội Bản Quyền Quốc Gia của Trung Quốc vào năm 1990, trong khi Geely chỉ làm việc đó đối với chiếc Merrie hồi năm 1996. Mặc dù vậy, công ty xe hơi đa quốc gia này vẫn bị chính quyền địa phương yêu cầu phải bồi thường chi phí, điều này đã khiến thế giới càng nghi ngờ về sự ủng hộ của chính quyền dành cho các doanh nghiệp bản địa là tới mức nào. “Theo ý kiến chuyên môn của tôi, thương hiệu Geely rõ ràng là đã nhái theo hình ảnh của Toyota”, nhà sáng lập công ty tư vấn thương hiệu Steiner&Co, Harry Steiner chia sẻ. “Khi từ chối không thừa nhận sự thật hiển nhiên này, chính quyền nước này đang gửi đi một cảnh báo cho các doanh nghiệp nước ngoài hiểu rằng các trường hợp tương tự sẽ được phân định dựa trên sắc tộc và quốc gia thay vì tính pháp lý”. Toyota không phải là doanh nghiệp duy nhất đang chọn con đường đấu tranh này, Nissan Bắc Kinh cũng đang thông báo là mẫu SUV Sai Ying của công ty sản xuất xe hơi nội địa Great Wall cũng có nhiều điểm tương tự chiếc Frontier của họ. Great Wall đã phản bác nhận định này, đồng thời đang bắt đầu tiến hành các bước thủ tục để đăng ký bản quyền cho chiếc Sai Ying. Ngoài ra, General Motor cũng đang điều tra xem liệu chiếc xe mini QQ của Chery Automobile có phải cũng bắt chước một số đặc điểm của chiếc Chevrolet Spark hay không. Honda cũng đang bắt đầu có những hành động phản ứng với hai hãng sản xuất xe Trung Quốc mà họ tin rằng đang có những hành động sai trái tương tự như trên. Các khó khăn này hiển nhiên là cũng tồn tại trong nhiều ngành hàng khác, điển hình là những chiếc iPhone hàng nhái giá rẻ đang lan tràn trong thị trường Trung Quốc. Walt Disney vừa qua đã kết hợp với Wal-mart và Carefour để chặn đứng tình trạng sao chép, và Microsoft cũng từng tung ra một bản Office giá thấp nhằm ngăn chặn việc sử dụng phần mềm lậu. Ngành chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cũng gặp tình trạng khó khăn tương tự đối với nạn hàng giả, theo Anina Ho, giám đốc điều hành của hãng mỹ phẩm chuyên biệt Mario Badescu. “Cách duy nhất đối với các sản phẩm nhập khẩu là phải tìm cách giúp cho khách hàng phân biệt được các sản phẩm giả mạo và sản phẩm thật, bởi vì kiện ra tòa giờ đã hoàn toàn vô nghĩa”, Ho nói. Joseph Simone, cộng sự về vấn đề bản quyền của hãng luật quốc tế Baker & McKenzie cho biết lòng tin vào quan tòa trong nước dâng cao đang khiến các hãng chọn con đường đối đầu bằng luật pháp. “Đồng thời, các hãng nước ngoài cũng cảm thấy rằng họ không còn đường nào khác ngoài tự chiêm nghiệm qua các phiên tòa Trung quốc, còn nếu không làm gì cả có nghĩa là mời gọi hành vi vi phạm lan tràn hơn”. “Các chiến lược này sẽ khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc phải suy nghĩ kỹ trước khi vi phạm luật bản quyền, vì họ biết rằng sự phô bày hành vi của mình ra trước thế giới sẽ đem lại sự xấu hổ trong quá trình giải quyết. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy một sự chuyển biến trong suy nghĩ của những người làm hàng giả ở Trung Quốc”. Neal Stender, thuộc Coudert Brothers, một hãng tư vấn luật khác, cũng cảnh báo rằng việc bảo vệ bản quyền trí tuệ là rất cần thiết, bất kể những cố gắng thất bại như vụ Toyota. “Các doanh nghiệp này vốn đã biết rằng việc hành pháp cũng không dễ dàng gì, nhưng định dạng thương hiệu thường là một trong những “viên kim cương trên vương miệng” của họ, và việc chống lại nạn làm giả là một trong những phần cần thiết trong chiến lược bảo vệ thương hiệu, bất kể kết quả có bất ổn ra sao”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_7711.pdf