Suy dinh dưỡng thấp còibiểu hiện ở chiều cao thấp hơn so
với chuẩn theo tuổi. Suy dinh dưỡng thấp còi là hậu quả không
thể khắc phục được của một quá trình thiếu hụt dinh dưỡng mạn
tính trong suốt 1000 ngày đầu đời của trẻ (từ lúc người mẹ mang
thai tới khi trẻ được 2 tuổi). Tuy nhiên, ngoài lợi ích về chiều cao,
việc ngăn ngừa SDD thấp còi còn đảm bảo sự phát triển tối ưu về
thể chất và trí tuệ. Nếu một trẻ cao ở tuổi lên 2, trẻ có xu
hướng học hành tốt, kiếm được nhiều tiền hơn và sẽ
trở thành người trưởng thành cao lớn.
Suy dinh dưỡng cấp tính nặng (SDD gày còm nặng) là thể
trạng nguy hiểm nhất của suy dinh dưỡng. Tình trạng
này biểu hiện ở chỉ số cân nặng theo chiều cao rất thấp ( nhỏ hơn
-3z scores theo chuẩn tăng trưởng của WHO), thể hiện ở sự gày
gò teo đét (Marasmus) hoặc phù dinh dưỡng (Kwashiorkor) rõ
rệt. Nếu không được điều trị, những trường hợp SDD
cấp tính nặng này sẽ đi đến tử vong.
Nguyên nhân của SDD được minh họa trong khung khái niệm
của UNICEF. Các nguyên nhân trực tiếp của SDD thấp còi và
SDD cấp tính nặng bao gồm các viêm nhiễm của mẹ và trẻ
cũng như khẩu phần ăn hàng ngày. Các nguyên nhân gián tiếp
liên quan tới an ninh lương thực không hợp lý, tiếp cận dịch vụ
y tế không hợp lý, bao gồm việc kế hoạch hóa gia đình, chất
lượng chăm sóc, hành vi và điều kiện vệ sinh.
24 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo vệ Sức khỏe
và Tính mạng
của Trẻ em Việt Nam
Lợi ích và sự cần thiết của việc Bảo hiểm Y tế chi trả cho
Khám, Tư vấn Dinh dưỡng và Điều trị Suy Dinh dưỡng trẻ em
HÀ NỘI , THÁNG 4 - 2014
1Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
Mục lục
1. Thế nào là suy dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng cấp tính nặng?
Nguyên nhân của các chứng suy dinh dưỡng (SDD) này là gì? ..........................4
2. Suy dinh dưỡng có phải là bệnh không?
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng, điều gì sẽ xảy ra? ............................6
3. SDD cấp tính nặng có thể được ngăn ngừa và điều trị như thế nào? ............7
4. Tại sao phải sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị ăn liền
để điều trị SDD cấp tính nặng? .....................................................................................8
5. Các sản phẩm điều trị SDD cấp tính nặng được sử dụng như thế nào?
Tại sao phải coi những sản phẩm này là thuốc điều trị? .....................................9
6. Các sản phẩm này có ở Việt Nam không? ................................................................10
7. Chương trình mục tiêu quốc gia có chi trả cho khám, tư vấn và điều trị
SDD không? Tại sao phải đưa các dịch vụ này vào gói bảo hiểm y tế? .........11
8. Chi phí điều trị trẻ SDD như thế nào? Chi phí này ở thành thị
và nông thôn có khác nhau không? ...........................................................................12
9. Nếu dịch vụ khám, tư vấn và điều trị SDD được bảo hiểm y tế chi trả,
quỹ Bảo hiểm Y tế có đủ không? Trẻ em ở các vùng sâu, xa có được
hưởng lợi từ dịch vụ này không? ................................................................................13
10. Kinh nghiệm của các nước khác là gì? .......................................................................15
11. Tình hình thử nghiệm điều trị SDD cấp tính nặng trên thế giới .......................16
12. Các tỉnh đã được thử nghiệm dịch vụ khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng
thành công ở Việt Nam ....................................................................................................17
13. Tình trạng SDD thấp còi ở Việt Nam (2010) .............................................................18
14. Tình trạng SDD gày còm ở Việt Nam (2010) .............................................................20
www.aliveandthrive.org www.unicef.org/vietnam/
2 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
Khám và tư vấn dinh dưỡng là điều kiện thiết yếu để
ngăn ngừa thấp còi và suy dinh dưỡng cấp tính nặng, trong khi
điều trị là yếu tố sống còn để cứu mạng sống của trẻ bị
suy dinh dưỡng cấp tính nặng - Alive & Thrive và UNICEF
Đến năm 2020, chiều cao trung bình của người Việt Nam
đạt 1,65cm trở lên – Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam
(2011 – 2020)
Rất nhiều trẻ em đang
bị suy dinh dưỡng ở
Việt Nam Trong số
7 triệu trẻ em dưới 5
tuổi, khoảng 2,5 triệu trẻ
bị thấp còi (tỉ lệ 26,7%)
và 780,000 trẻ bị
gày còm (7.1%), bao
gồm 267,000 ca suy dinh
dưỡng cấp tính nặng
Số liệu năm 2010 của Viện Dinh dưỡng
Quốc gia
3Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
Bảo hiểm toàn dân và dịch vụ dinh dưỡng là ưu tiên
quốc gia. Chiến lược dinh dưỡng quốc gia (giai đoạn 2011 - 2020
với tầm nhìn đến 2030) và Kế hoạch hành động về Nuôi dưỡng trẻ
nhỏ (giai đoạn 2012 – 2015) của Việt Nam đều nhấn mạnh việc
tăng cường công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu
thông qua các dịch vụ y tế về dinh dưỡng
Bảo hiểm cho dinh
dưỡng là một sự chi
trả hợp lý nhất
của đất nước.
Chỉ tốn 215,000 đồng
để ngăn ngừa trẻ khỏi bị
suy dinh dưỡng.
Trường hợp trẻ bị suy dinh
dưỡng cấp tính nặng,
chỉ tốn gần 1,300,000
đồng để đảm bảo trẻ được
điều trị và tránh khỏi
tử vong
4 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
1. Thế nào là suy dinh
dưỡng thể thấp còi và suy
dinh dưỡng cấp tính nặng?
Nguyên nhân của các chứng
suy dinh dưỡng (SDD)
này là gì?
Suy dinh dưỡng thấp còi biểu hiện ở chiều cao thấp hơn so
với chuẩn theo tuổi. Suy dinh dưỡng thấp còi là hậu quả không
thể khắc phục được của một quá trình thiếu hụt dinh dưỡng mạn
tính trong suốt 1000 ngày đầu đời của trẻ (từ lúc người mẹ mang
thai tới khi trẻ được 2 tuổi). Tuy nhiên, ngoài lợi ích về chiều cao,
việc ngăn ngừa SDD thấp còi còn đảm bảo sự phát triển tối ưu về
thể chất và trí tuệ. Nếu một trẻ cao ở tuổi lên 2, trẻ có xu
hướng học hành tốt, kiếm được nhiều tiền hơn và sẽ
trở thành người trưởng thành cao lớn.
Suy dinh dưỡng cấp tính nặng (SDD gày còm nặng) là thể
trạng nguy hiểm nhất của suy dinh dưỡng. Tình trạng
này biểu hiện ở chỉ số cân nặng theo chiều cao rất thấp ( nhỏ hơn
-3z scores theo chuẩn tăng trưởng của WHO), thể hiện ở sự gày
gò teo đét (Marasmus) hoặc phù dinh dưỡng (Kwashiorkor) rõ
rệt. Nếu không được điều trị, những trường hợp SDD
cấp tính nặng này sẽ đi đến tử vong.
Nguyên nhân của SDD được minh họa trong khung khái niệm
của UNICEF. Các nguyên nhân trực tiếp của SDD thấp còi và
SDD cấp tính nặng bao gồm các viêm nhiễm của mẹ và trẻ
cũng như khẩu phần ăn hàng ngày. Các nguyên nhân gián tiếp
liên quan tới an ninh lương thực không hợp lý, tiếp cận dịch vụ
y tế không hợp lý, bao gồm việc kế hoạch hóa gia đình, chất
lượng chăm sóc, hành vi và điều kiện vệ sinh.
5Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
Khung khái niệm của UNICEF được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu
cho thấy ngoài khẩu phần ăn hợp lý, việc chăm sóc đầy đủ cho
phụ nữ và trẻ em cũng như hệ thống y tế vững chắc là những yếu
tố then chốt để ngăn ngừa SDD.
Nguồn: UNICEF, Improving Child Nutrition, New York, United Nation’s Children’s Fund
(Unicef),2013.
SDD THẤP CÒI VÀ SDD CẤP TÍNH NẶNG
Chế độ ăn uống
không đầy đủ
An ninh lương thực
gia đình không đảm bảo
Khả năng tiếp cận các nguồn lực: đất đai, giáo dục, việc làm, thu nhập,
công nghệ của các gia đình bị hạn chế cả số lượng và chất lượng
Thiếu nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở hạ tầng và xã hội
Môi trường văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị
Chế độ chăm sóc và
ăn uống không tốt
Môi trường gia đình và
dịch vụ y tế không tốt
Bệnh tậtNguyên nhân
trực tiếp
Nguyên nhân
thứ yếu
Nguyên nhân
cơ bản
6 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
2. Suy dinh dưỡng có phải
là bệnh không? Nếu trẻ bị
suy dinh dưỡng cấp tính
nặng, điều gì sẽ xảy ra?
SDD được xếp vào các loại bệnh về nội tiết, dinh
dưỡng và chuyển hóa (Danh mục phân loại bệnh tật
ICD-10 của WHO)1. Trẻ bị SDD cấp tính nặng có nguy cơ tử
vong cao gấp 9 lần so với các bạn cùng tuổi được nuôi dưỡng tốt.
Nếu không được chữa trị kịp thời, trẻ có thể chết vì những chứng
bệnh thông thường khác như tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp.
Đau ốm liên miên làm kiệt quệ tình trạng dinh dưỡng của những
trẻ này, khiến trẻ bị luẩn quẩn trong vòng bệnh tật, tăng trưởng
kém và bị thấp còi.
Một trường hợp suy dinh dưỡng cấp tính nặng thể teo đét ở Gia Lai (Trẻ đã
tử vong sau khi chụp bức ảnh này hai ngày)
1 E40 - E46 ICD - 10: Phân loại bệnh tật, phiên bản 2010 - Tổ chức Y tế Thế giới
7Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
3. SDD cấp tính nặng có thể
được ngăn ngừa và điều trị
như thế nào?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa SDD cấp tính nặng là đảm bảo tình
trạng dinh dưỡng của trẻ được kiểm tra thường xuyên, và
người chăm sóc trẻ được tư vấn phù hợp để chắc chắn rằng
trẻ được nuôi dưỡng hợp lý và đúng cách, đặc biệt trong hai năm
đầu đời.
Nếu bị SDD cấp tính nặng, trẻ có thể được điều trị theo
phác đồ điều trị chuẩn đã được Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức
quốc tế khác cập nhật. Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã áp dụng và
thử nghiệm thành công phác đồ điều trị chuẩn này ở Việt Nam.
Hướng dẫn quốc gia của Việt Nam về điều trị SDD cấp tính nặng
bao gồm 4 hợp phần chính2:
1. Huy động cộng đồng, khám sàng lọc tìm trường hợp trẻ bị SDD cấp
tính nặng và theo dõi.
2. Điều trị ngoại trú cho các trường hợp không có biến chứng y tế. Điều
trị bao gồm dùng sản phẩm dinh dưỡng điều trị ăn liền kết hợp với
theo dõi y khoa thường quy. Phần lớn trẻ bị SDD nặng (90%) đều có thể
được xử trí theo chương trình điều trị ngoại trú này.
3. Điều trị nội trú cho các trường hợp bị biến chứng y tế (10%), sử
dụng phác đồ điều trị hiện hành. Điều trị bao gồm việc sử dụng
các sản phẩm được bào chế đặc biệt bao gồm F75, F100 và các loại
thuốc thiết yếu khác.
4. Tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ: cung cấp tư vấn về nuôi dưỡng trẻ nhỏ
(tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý) và bổ sung
thực phẩm cho những trẻ bị SDD mức độ vừa.
Quyền được bú mẹ, như được nhấn mạnh ở Điều 24, Công ước
Quyền Trẻ em, là quyền hợp pháp của trẻ và thúc đẩy việc nuôi
con bằng sữa mẹ là nghĩa vụ pháp lý của mỗi quốc gia
2 Hướng dẫn quốc gia tạm thời về quản lý điều trị suy dinh dưỡng cấp tính - Viện Dinh
dưỡng Quốc gia
8 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
4. Tại sao phải sử dụng
chế phẩm dinh dưỡng
điều trị ăn liền để điều trị
SDD cấp tính nặng?
Chế phẩm điều trị ăn liền đã được phát triển dựa trên các bằng chứng
khoa học để điều trị SDD và kỹ thuật sản xuất thực phẩm này đã được
hướng dẫn trên toàn cầu. Nếu được sử dụng phù hợp, các sản phẩm
này rất an toàn, chi phí phải chăng, và cứu được mạng sống cho hàng
trăm nghìn trẻ em. Ở cấp độ toàn cầu, việc áp dụng phác đồ điều
trị và các sản phẩm này đã làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ bị SDD cấp
tính nặng từ trên 25% xuống dưới 5%.
Ở Việt Nam, Viện Dinh dưỡng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc
tế đã sản xuất được chế phẩm điều trị ăn liền tên gọi
HEBI. Một số nghiên cứu khoa học nghiêm túc đã được tiến hành
để thử nghiệm sự tiếp nhận và hiệu quả của HEBI ở Việt Nam. Sau
khi được điều trị với sản phẩm này, hơn 70% trẻ SDD
cấp tính nặng được hồi phục theo chuẩn quốc tế. Trẻ và
người chăm sóc đều đánh giá tốt về khả năng chấp nhận của sản
phẩm, tương đương với sản phẩm quốc tế. Ngoài ra, tất cả các trẻ
SDD đều cho thấy cân nặng và chiều cao được cải thiện
đáng kể sau thời gian được điều trị3.
Đã có các chứng cứ khoa học, kinh tế và xã hội quan trọng ở Việt
Nam cho thấy cần đưa khám, tư vấn và điều trị dinh dưỡng vào
hệ thống y tế với một cơ chế chi trả bền vững như Bảo hiểm Y tế
3 Sự chấp nhận và hiệu quả lên tình trạng dinh dưỡng của thực phẩm điều trị ăn liền
sản xuất trong nước ở trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam – Viện Dinh dưỡng Quốc gia
9Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
5. Các sản phẩm điều trị
SDD cấp tính nặng được sử
dụng như thế nào? Tại sao
phải coi những sản phẩm
này là thuốc điều trị?
Có 3 sản phẩm được dùng để điều trị SDD cấp tính nặng. Các sản
phẩm này bao gồm chế phẩm điều trị F75, F100 và chế phẩm điều
trị ăn liền (ví dụ như HEBI). Tất cả các sản phẩm này đều phải
được bác sỹ kê, vì chúng được sản xuất theo công thức
đặc biệt cho điều trị các dạng SDD cấp tính. Việc sử dụng
các sản phẩm này phụ thuộc vào từng giai đoạn điều trị.
ü Chế phẩm điều trị F75 được sản xuất theo công thức đặc biệt
được pha với nước để sử dụng trong giai đoạn ổn định các
biến chứng (giai đoạn cấp cứu) cho trẻ bị SDD cấp tính nặng.
F75 có thể ngăn ngừa nguy cơ tử vong cho trẻ.
ü Chế phẩm điều trị F100 được pha với nước để sử dụng trong
giai đoạn chuyển tiếp/hồi phục trong điều trị các ca SDD cấp
tính nặng có biến chứng giúp tăng cân nhanh hơn.
ü Sản phẩm điều trị ăn liền không cần pha chế và được sử dụng
trong điều trị ngoại trú cho các ca SDD cấp tính nặng không
kèm biến chứng.
10 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
6. Các sản phẩm này có ở
Việt Nam không?
UNICEF Việt Nam công nhận Viện Dinh dưỡng quốc gia đã sản
xuất thực phẩm điều trị ăn liền theo tiêu chuẩn quy định và phù
hợp với Việt Nam. Sản phẩm này có tên gọi là HEBI. Ngoài ra, các
nghiên cứu và hoạt động phát triển sản phẩm cũng dẫn tới việc
sản xuất thành công chế phẩm điều trị (F75 và F100) tại Viện Dinh
dưỡng. Như vậy tất cả các sản phẩm đều được sản xuất ở Việt Nam
và đủ đáp ứng nhu cầu trong nước hơn và giảm phụ thuộc vào
việc mua từ nước ngoài.
11Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
7. Chương trình mục tiêu
quốc gia có chi trả cho
khám, tư vấn và điều trị
SDD không? Tại sao phải
đưa các dịch vụ này vào
gói bảo hiểm y tế?
Hiện nay, chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống suy dinh
dưỡng (hiện nay là Dự án Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em)
là cơ chế chính để Viện Dinh Dưỡng thực hiện các hoạt động dinh
dưỡng cả ở cấp trung ương và địa phương. Kinh phí cho chương
trình này là từ ngân sách nhà nước.
Các hoạt động hiện tại của Chương trình chủ yếu là tại cộng đồng
như tài liệu truyền thông, cân, đo trẻ, điều tra dinh dưỡng cụm, bổ
sung vitamin A và tẩy giun. Các dịch vụ khám, tư vấn dinh
dưỡng và điều trị suy dinh dưỡng, tại cơ sở y tế không
nằm trong khuôn khổ Chương trình.
Dù vậy, các dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng và điều trị
suy dinh dưỡng tại các cơ sở y tế (trạm y tế xã, bệnh
viện huyện/tỉnh) đã được thử nghiệm thành công ở
một số tỉnh của Việt Nam với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc
tế như UNICEF, Plan International, Alive & Thrive và một số tổ chức
phi chính phủ khác.
Tham gia Công ước Quyền Trẻ em có nghĩa là Việt Nam có trách
nhiệm pháp lý trong việc thực hiện quyền đạt được điều kiện sức
khỏe tối ưu của trẻ, bao gồm quyền được sống và đáp ứng các
nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại, trong đó có dinh dưỡng và việc
tiếp cận các dịch vụ y tế.
12 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
8. Chi phí điều trị trẻ SDD
như thế nào? Chi phí này ở
thành thị và nông thôn có
khác nhau không?
Bảng sau cho thấy chi phí trung bình cho dịch vụ khám, tư vấn
dinh dưỡng và điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em trên mọi vùng
miền của Việt Nam là như nhau.
Dịch vụ
Dinh dưỡng
Thành phần
chi phí
Chi phí ước tính
cho mỗi trẻ
(VND)
Khám và tư vấn
(9 lần trong 27
tháng)
Bao gồm lương
của nhân viên y
tế, tài liệu, các chi
phí thường xuyên,
khấu hao cơ sở vật
chất, trang thiết bị
215,000
Chỉ bao gồm tài
liệu và chi phí
thường xuyên
57,000
Điều trị SDD cấp
tính
Ngoại trú và 2 lần
thăm khám tại nhà 1,100,000
Nội trú, ngoại
trú và 2 lần thăm
khám tại nhà
1,300,000
13Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
9. Nếu dịch vụ khám,
tư vấn và điều trị SDD
được bảo hiểm y tế chi trả,
quỹ Bảo hiểm Y tế có đủ
không? Trẻ em ở các vùng
sâu, xa có được hưởng lợi
từ dịch vụ này không?
Một nghiên cứu phân tích về thu và chi của quỹ Bảo
hiểm Y tế năm 2011 cho thấy có đủ quỹ để hỗ trợ dịch
vụ khám, tư vấn và điều trị SDD. Ngay cả khi tính đến mức
tăng dân số và lạm phát, bảo hiểm y tế Việt Nam vẫn đủ quỹ để mở
rộng phạm vi và duy trì bền vững các dịch vụ khám, tư vấn dinh
dưỡng và điều trị SDD trong nhiều năm tới. Đến năm 2020, ước
tính chỉ cần gần 120 tỉ đồng để chi trả cho các dịch vụ khám, tư
vấn và điều trị dinh dưỡng.
14 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
Dịch vụ
Dinh dưỡng Thành phần chi phí
Chi phí ước tính
cần có tính theo độ
bao phủ (tỉ đồng)
Khám và
tư vấn
Bao gồm lương của nhân
viên y tế, tài liệu, các chi
phí thường xuyên, khấu
hao cơ sở vật chất, trang
thiết bị
2015
(30%)
2017
(60%)
2020
(80%)
14.0 64.7 142
Chỉ bao gồm tài liệu và chi
phí thường xuyên 3.6 16.6 36.4
Điều trị SDD
cấp tính
2015
(10%)
2020
(40%)
29.0 81
Ngoài ra, theo các chính sách và chiến lược quốc gia hiện nay, một
loạt các biện pháp đang được tiến hành nhằm đảm bảo nhân viên
y tế trên cả nước có đủ kỹ năng để cung cấp dịch vụ như:
ü Chiến lược Dinh dưỡng Quốc gia (2011 – 2020 và tầm nhìn
đến 2030) và Kế hoạch Hành động về Nuôi dưỡng Trẻ nhỏ
(2012 – 2015) đều nhấn mạnh việc tăng cường chăm sóc y
tế ban đầu và y tế dự phòng thông qua các dịch vụ y tế về
dinh dưỡng. Công tác đào tạo trong quá trình làm việc hiện
cũng đang được tiến hành nhằm đảm bảo chất lượng cung
cấp dịch vụ.
ü Quyết định số 4858/2013/QD-BYT về Tiêu chí Đánh giá Chất
lượng Bệnh viện đã đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ dinh
dưỡng mà các bệnh viện công và tư phải tuân thủ.
ü Trường Đại học Y Hà nội mới đây đã mở thêm Khoa Dinh
dưỡng để đào tạo các chuyên gia dinh dưỡng nhằm đáp ứng
nhu cầu nhân sự trong thời gian tới.
Việt Nam có một hệ thống cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu
đầy đủ, với đội ngũ nhân viên y tế và y tế cộng đồng cam kết cung
cấp các dịch vụ y tế cơ bản trên khắp cả nước. Do đó, nếu khám,
tư vấn dinh dưỡng và điều trị suy dinh dưỡng được bảo hiểm y tế
chi trả, trẻ em cả nước hoàn toàn có thể được hưởng
lợi như nhau. Ngoài ra, bên cạnh việc thực thi Luật Bảo hiểm Y
tế, cần thực hiện thêm các can thiệp và ưu tiên khác để cải thiện
khả năng tiếp cận các cơ sở y tế, chất lượng dịch vụ dinh dưỡng ở
các vùng sâu, xa và khó khăn.
15Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
10. Kinh nghiệm của các
nước khác là gì?
Dữ liệu về việc các nước trong khu vực đã bao gồm dịch vụ dinh
dưỡng dự phòng vào bảo hiểm y tế như thế nàođang được thu
thập. Hiện nay, Nhật Bản và Indonesia đã đưa dinh dưỡng vào
gói dịch vụ chăm sóc dự phòng trong bảo hiểm toàn dân của họ.
Ngoài ra, theo Báo cáo Toàn cầu năm 2013 của UNICEF4 có:
ü 50 quốc gia đưa điều trị SDD cấp tính vào chính sách chăm
sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em
ü 21 quốc gia đưa điều trị SDD cấp tính vào hệ thống y tế, bao
gồm cả sản phẩm dinh dưỡng điều trị ăn liền vào danh mục
các sản phẩm thiết yếu
ü 24 quốc gia đưa khám sàng lọc SDD vào gói chăm sóc y tế
cơ bản
4 Cập nhật quản lý điều trị SDD cấp tính năm 2013 - UNICEF
16 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
11. Tình hình thử nghiệm
điều trị SDD cấp tính nặng
trên thế giới
Châu Á TBD
(10 nước)
Đông và
Nam Phi
(18 nước)
Trung
Đông
và Bắc
Phi
(6 nước)
Châu Mỹ
Latin và
Ca ri bê
(3 nước)
Nam Á
(7 nước)
Tây và
Trung Phi
(19 nước)
Cam pu chia Angola Djibouti Guatemala Afghanistan Benin
CHDCND
Triều Tiên
Burundi Iraq Haiti Bangladesh Burkina
Faso
In đô nê xia Comoros oPt Honduras Bhutan Cameroon
Lào Eritrea Sudan Ấn Độ Chad
My an ma Ethiopia Syria Nepal Congo
Brazzaville
Papua Niu
Ghinê
Kenya Yemen Pakistan Cote
d’lvoire
Phi lip pin Madagascar Sri Lanka DRC
Đông Timor Malawi Gambia
Mozambique Ghana
Rwanda Guinea
Bissau
Somalia Liberia
South sudan Mali
Swaziland Mauritania
Tanzania Niger
Uganda Nigeria
Zambia Senegal
Zanzibar Sierra
Leone
Zimbabwe Sao Tome
Togo
17Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
12. Các tỉnh đã được thử
nghiệm dịch vụ khám, tư
vấn và điều trị dinh dưỡng
thành công ở Việt Nam
18 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
13. Tình trạng SDD thấp
còi ở Việt Nam (2010)
19Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
7,250
12,260
13,005
13,017
13,753
14,211
14,889
15,012
15,238
15,366
15,974
16,654
17,111
17,197
17,960
18,268
18,713
20,501
20,759
21,462
22,122
23,952
24,293
25,283
25,297
25,718
25,995
26,398
26,800
26,813
27,627
27,829
28,572
28,684
29,667
30,058
30,717
31,591
32,053
32,349
32,889
33,202
33,718
34,147
36,136
38,639
39,212
39,785
40,665
42,184
42,333
44,552
44,866
46,204
48,882
50,365
51,197
59,295
70,875
71,243
74,949
98,512
101,969
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000
Bắc Kạn
Lai Châu
Đà Nẵng
Tuyên Quang
Quảng Trị
Lào Cai
Kon Tum
Đắc Nông
Ninh Thuận
Hòa Bình
Hà Nam
Hậu Giang
Lạng Sơn
Điện Biên
Thái Nguyên
Bạc Liêu
Bình Phước
Phú Thọ
Cao Bằng
Bình Định
Quảng Ngãi
Yên Bái
Phú Yên
Hà Tĩnh
Khánh Hòa
Thừa Thiên Huế
Sơn La
Hà Giang
Vĩnh Long
Quảng Bình
Tây Ninh
Long An
Bà Rịa Vũng Tàu
Lâm Đồng
Bắc Giang
Hưng Yên
Bình Dương
Vĩnh Phúc
Tiền Giang
Sóc Trăng
Hải Phòng
Bến Tre
Bắc Ninh
Cần Thơ
Trà Vinh
Kiên Giang
Quảng Ninh
Đồng Tháp
Đắk Lắk
Thái Bình
Ninh Bình
Bình Thuận
Hải Dương
Cà Mau
Gia Lai
Quảng Nam
Nam Định
An Giang
Nghệ An
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Đồng Nai
Thanh Hóa
Trẻ thấp còi
Số trẻ SDD thấp còi dưới 5 tuổi
Điều tra Dinh dưỡng năm 2010
20 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
14. Tình trạng SDD gày còm
ở Việt Nam (2010)
21Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam Bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ em Việt Nam
Số trẻ SDD gày còm dưới 5 tuổi
Điều tra Dinh dưỡng năm 2010
1,471
2,406
2,479
2,765
2,915
2,968
3,202
3,293
3,539
3,565
3,974
3,976
4,008
4,051
4,506
4,757
4,877
4,923
5,058
5,122
5,171
5,192
5,194
5,195
5,280
5,484
6,398
6,677
6,763
6,905
6,968
7,172
7,187
7,254
7,432
7,497
7,626
7,661
7,700
7,782
7,823
7,899
8,019
9,037
9,336
9,438
9,845
9,905
10,013
10,083
10,442
11,638
12,217
12,323
12,558
12,601
12,900
14,669
15,687
17,665
21,749
24,206
31,709
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000
Bắc Kạn
Lai Châu
Lào Cai
Đắc Nông
Tuyên Quang
Quảng Trị
Đà Nẵng
Kon Tum
Điện Biên
Hòa Bình
Lạng Sơn
Hậu Giang
Hà Nam
Ninh Thuận
Thái Nguyên
Bạc Liêu
Bình Phước
Cao Bằng
Bình Định
Quảng Ngãi
Sơn La
Phú Thọ
Yên Bái
Phú Yên
Hà Giang
Quảng Bình
Tây Ninh
Vĩnh Long
Thừa Thiên Huế
Lâm Đồng
Hưng Yên
Bắc Ninh
Bình Dương
Bắc Giang
Hà Tĩnh
Long An
Khánh Hòa
Hải Phòng
Vĩnh Phúc
Bà Rịa Vũng Tàu
Tiền Giang
Bến Tre
Cần Thơ
Đắk Lắk
Kiên Giang
Bình Thuận
Sóc Trăng
Ninh Bình
Đồng Tháp
Quảng Ninh
Quảng Nam
Hải Dương
Trà Vinh
Thái Bình
Gia Lai
Cà Mau
Nam Định
An Giang
Hà Nội
Nghệ An
Đồng Nai
Thanh Hóa
Hồ Chí Minh
Trẻ gày còm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-protecting_health_and_saving_lives_in_vietnam_vietnamese_0755.pdf