Nhận thức được những bất cập xoay quanh việc làm thêm của sinh viên đang thực tế diễn ra hiện nay, Đề tài này được thực hiện với mong muốn chỉ ra những những nhóm quyền của sinh viên đã và đang bị xâm phạm bởi người sử dụng lao động. Trên cơ sở phân tích thực trạng quyền của sinh viên khi tham gia quan hệ lao động, từ đó xác định được quyền của sinh viên bị xâm phạm, nguyên nhân bị xâm phạm trong quá trình làm thêm, góp phần xây dựng, đề xuất các giải pháp hiệu quả để bảo vệ quyền của sinh viên bị xâm phạm khi tham gia quan hệ lao động
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bảo vệ quyền của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khi tham gia quan hệ lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019
183
BẢO VỆ QUYỀN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHI THAM GIA QUAN HỆ LAO ĐỘNG
GVHD: ThS. Trần Trung
SVTH: Trần Vũ Hồng Trinh, Lê Trần Huyền Vi, Nguyễn Thị Cúc
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
trinhtvh.law.98@gmail.com
TÓM TẮT
Nhận thức được những bất cập xoay quanh việc làm thêm của sinh viên đang thực tế diễn ra hiện nay, đề tài
này được thực hiện với mong muốn chỉ ra những những nhóm quyền của sinh viên đã và đang bị xâm phạm
bởi người sử dụng lao động. Trên cơ sở phân tích thực trạng quyền của sinh viên khi tham gia quan hệ lao
động, từ đó xác định được quyền của sinh viên bị xâm phạm, nguyên nhân bị xâm phạm trong quá trình làm
thêm, góp phần xây dựng, đề xuất các giải pháp hiệu quả để bảo vệ quyền của sinh viên bị xâm phạm khi
tham gia quan hệ lao động.
Từ khóa: Thực trạng quyền của người lao động; sinh viên; xâm phạm; làm thêm; Trường Đại học Kinh tế -
Đại học Đà Nẵng.
1. Giới thiệu
1.1. Lĩnh vực đề tài
Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Đây là lĩnh vực rộng và có ảnh
hưởng lớn đến mọi mặt trong đời sống con người.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ lao động đang dần trở thành quan hệ phổ biến nhất và có sức ảnh hưởng nhất đối với hầu hết
các mặt của đời sống xã hội. Mọi tầng lớp, giới tính, độ tuổi trong xã hội đều ít nhiều có tham gia quan hệ
lao động. Và sinh viên cũng không thuộc trường hợp ngoại lệ. Một số lượng lớn các bạn sinh viên lựa chọn
cho bản thân tham gia vào các quan hệ lao động khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc các bạn sinh viên
tham gia quan hệ lao động không còn là điều xa lạ và thậm chí dần trở thành hiện tượng vô cùng phổ biến và
đang là xu thế trong xã hội.
Đi liền với những lợi ích mà việc làm thêm mang lại cho sinh viên thì cũng có không ít hệ lụy đi kèm
theo. Trong quan hệ lao động, đa số các bạn sinh viên đều tham gia với vai trò là người lao động, đây là vị trí
yếu thế hơn trong mối quan hệ này. Và trên thực tế thì quyền của sinh viên khi tham gia vào các quan hệ lao
động đang bị chính những người sử dụng lao động xâm phạm.
Với mong muốn giúp sinh viên có thể tự mình bảo vệ quyền của chính bản thân khi tham gia quan hệ
lao động, đồng thời dựa trên cơ sở bài nghiên cứu khoa học này, sinh viên có thể nâng cao khả năng nhận
thức trước các hành vi xâm phạm của ngưởi sử dụng lao động đến quyền của bản thân khi tham gia vào các
quan hệ lao động để từ đó có thể tránh được những đáng tiếc có thể xảy ra đối với mình.
1.3. Vấn đề nghiên cứu.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, sự ảnh hưởng của công việc làm thêm đối với sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Đà Nẵng;
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
184
Thứ hai, các nhóm quyền và mức độ xâm phạm quyền của người sử dụng lao động đối với sinh viên
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khi tham gia quan hệ lao động;
Thứ ba, các giải pháp bảo vệ quyền của sinh viên khi tham gia quan hệ lao động.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh
Phương pháp trình bày
Phương pháp định lượng
3. Kết quả và đánh giá
3.1. Kết quả
Bảng 1. Chú thích bảng kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu
STT Nội dung Kết quả
1
Tỷ lệ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 Trường ĐHKT-ĐHĐN
tham gia quan hệ lao động
- Năm 1: 18.8%
- Năm 2: 24.6%
- Năm 3: 41.1% (chiếm tỷ lệ cao
nhất)
- Năm 4: 15.5% (chiếm tỷ lệ thấp
nhất)
2
Tỷ lệ sinh viên nam/nữ Trường ĐHKT-ĐHĐN tham gia quan
hệ lao động
- Nam: 17.9%
- Nữ: 82.1% (Nữ tham gia làm
thêm nhiều hơn nam)
3
Số lượng sinh viên trường Đại học kinh tế tham gia vào quan
hệ lao động (Khảo sát 300 sinh viên của trường)
243/300 sinh viên
4
Các xâm phạm liên quan đến vấn đề tiền lương:
Tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của
pháp luật
127/243 sinh viên bị trả lương
dưới 15.000 đồng/ giờ
Tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của
pháp luật
57/243 sinh viên tiền lương được
trả không đầy đủ, đúng hạn theo
thỏa thuận
Sinh viên làm thêm giờ nhưng không được trả lương, trả
lương với mức không đúng quy định pháp luật
- 60/243 sinh viên được khảo sát
thường xuyên làm thêm giờ nhưng
không được trả lương
- 144/243 sinh viên mức lương
được trả làm thêm giờ không đổi
Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019
185
so với lương cơ bản
- 35/243 sinh viên mức lương
được trả làm thêm giờ thấp hơn
với lương cơ bản
5 Xâm phạm liên quan tới thời gian làm việc
Theo phỏng vấn, có rất nhiều sinh
viên làm thêm với lượng thời gian
trên 8 giờ/ngày
6 Các xâm phạm về danh dự và nhân phẩm
65/243 Bị xâm phạm danh dự và
nhân phẩm khi làm thêm
7
Các hành vi xâm phạm khác
- 141/243 sinh viên bị người sử
dụng lao động yêu cầu làm thêm
những công việc khác so với công
việc mà hai bên đã thỏa thuận ban
đầu
- 146/243 sinh viên không được
hưởng chế độ tai nạn lao động như
trợ cấp, bồi thường khi gặp tai nạn
trong quá trình làm thêm
8
Nhận thức của sinh viên về quyền của bản thân khi tham gia
quan hệ lao động
162/243 sinh viên không nhận
thức được mình đang bị xâm
phạm quyền khi tham gia quan hệ
lao động
9
Phản ứng của sinh viên khi biết mình bị xâm phạm quyền
trong quá trình làm thêm
- 105/243 sinh viên chọn cách
hành xử im lặng và chấp nhận
- 133/243 sinh viên chọn cách lên
tiếng
Dữ liệu được thu thập và phân tích từ biểu đồ:
Tỷ lệ sinh viên từ năm 1 đến năm 4 Trường ĐHKT - ĐHĐN tham gia quan hệ lao động
Tỷ lệ sinh viên nam/ nữ Trường ĐHKT-ĐHĐN tham gia quan hệ lao động
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
186
Số lượng sinh viên trường Đại học kinh tế tham gia vào quan hệ lao động
.
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ sinh viên làm thêm
Các xâm phạm liên quan đến vấn đề tiền lương:
+ Tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật
Biểu đồ 2.6 Mức lương trung bình theo giờ của sinh viên làm thêm
+ Tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật
Biểu đồ 2.7 Quyền được trả lương đầy đủ và đúng hạn
+Sinh viên làm thêm giờ nhưng không được trả lương, trả lương với mức không đúng quy định pháp
luật
Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019
187
Biểu đồ 2. Sinh viên làm thêm giờ được trả lương
Biểu đồ 2.8 Mức lương được trả thêm so với lương cơ bản
Các xâm phạm về danh dự và nhân phẩm
Biểu đồ 2.9 Vấn đề xâm phạm liên quan đến danh dự, nhân phẩm
Các hành vi xâm phạm khác:
+ Sinh viên bị người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm những công việc khác so với công
việc mà hai bên đã thỏa thuận ban đầu
Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ sinh viên bị yêu cầu làm thêm các công việc ngoài thỏa thuận
+ Sinh viên không được hưởng chế độ tai nạn lao động như trợ cấp, bồi thường khi gặp tai nạn trong
quá trình làm thêm
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
188
Biểu đồ 2.12 Vấn đề trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động
Nhận thức của sinh viên về quyền của bản thân khi tham gia quan hệ lao động
Biểu đồ 2.13 Tỷ lệ sinh viên nhận thức được quyền của bản thân bị xâm phạm khi tham gia quan hệ lao
động
Phản ứng của sinh viên khi biết mình bị xâm phạm quyền trong quá trình làm thêm
Biểu đồ. Phản ứng cuả sinh viên khi bị xâm phạm quyền trong quá trình làm thêm
3.2. Đánh giá
Công trình nghiên cứu của nhóm về đề tài “Bảo vệ quyền của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng khi tham gia vào quan hệ lao động” là chủ đề có tính mới và chưa có công trình nghiên cứu nào
trước đây tác động đến vấn đề này.
Với thực tiễn là số lượng sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tham gia vào quan hệ
lao động ngày càng nhiều, trong đó đa số các bạn sinh viên đều thừa nhận rằng bản thân đã ít nhất một lần bị
xâm phạm quyền bởi người sử dụng lao động, đề tài nghiên cứu này ra đời góp phần nâng cao nhận thức của
sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khi tham gia vào quan hệ lao động, giúp sinh viên khi
tham gia vào quan hệ lao động có thể tự mình bảo vệ quyền của bản thân mình, từ đó đẩy lùi hoặc xóa bỏ các
hành vi xâm phạm của người sử dụng lao động.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng công trình nghiên
cứu ra đời xuất phát từ sự tất yếu của thực tiễn, là điều vô cùng cần thiết đối với các bạn sinh viên. Đề tài là
công cụ cần thiết nhất hỗ trọ các bạn sinh viên khi tham gia vào quan hệ lao động.
Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019
189
4. Kết luận
Các bạn sinh viên lựa chọn tham gia vào quan hệ lao động như một cách thức để tích lũy kinh nghiệm
cho bản thân và góp phần xây dựng một nguồn nhân lưc dồi dào cho đất nước, chính vì thê nên quan hệ lao
động giữa sinh viên và người sử dụng lao động ngày càng trở nên đa dạng và phổ biến trên hầu hết các lĩnh
vực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, công việc làm thêm không phải là một tấm thảm trải đầy hoa hồng như
các bạn sinh viên vẫn nghĩ, nhiều sinh viên chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt của việc làm thêm mà
không hề nhận ra rằng quyền của chính bản thân đang thực tế bị người lao động xâm phạm.
Để khắc phục và có biện pháp thích hợp giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, trước tiên cần phải phân
tích và làm rõ khái niệm, đặc điểm, tính chất và các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề quyền của
sinh viên khi tham gia và quan hệ lao động, trên cơ sở đó chỉ ra được những hành vi xâm phạm và nguyên
nhân dẫn đến việc người sử dụng lao động thực hiện các hành vi xâm phạm quyền đối với sinh viên; đồng
thời đi sâu và phân tích từng nhóm quyền cụ thể của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng để
từ đó những thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ quyền của sinh viên khi tham gia vào quan hệ lao
động.
Về giải pháp, nhóm nghiên cứu đưa ra 6 giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này:
- Giải pháp 1: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
- Giải pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động tích cực của Liên đoàn lao động tỉnh
- Giải pháp 3: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động cho sinh viên khi tham gia vào quan hệ
lao động
- Giải pháp 4: Liên kết hợp tác đào tạo nhân lực giữa nhà trường và người sử dụng lao động.
- Giải pháp 5: Tạo lập một trang web quản lý và giới thiệu việc làm cho sinh viên.
- Giải pháp 6: Thành lập một tổ pháp lý trong phòng công tác sinh viên Trường ĐHKT – ĐHĐN để
hỗ trợ sinh viên khi tham gia vào quan hệ lao động.
Các giải pháp cần phải được kết hợp và đồng bộ với nhau để phát huy tối đa tính hiệu quả mà các
giải pháp mang lại. Việc hiện thực hóa các giải pháp không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, của các cấp
chính quyền có liên quan mà đây còn là trách nhiệm chung của toàn thể sinh viên Trường ĐHKT – ĐHĐN
nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.
Trên cơ sở đề tài đã nghiên cứu, nhóm nghiên cứu có thể mở rộng phạm vi tác động của các giải pháp
đã đưa ra để áp dụng không chỉ đối với riêng sinh viên Trường ĐHKT – ĐHĐN mà là đối với sinh viên của
các trường Đại học, Cao Đẳng khắp cả nước. Trên cơ sở đó thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh, đôi bên
cùng có lợi, tạo cơ sở phát triển tốt cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót và
hạn chế, nhóm nghiên cứu mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ luật lao động 2012.
[2] Luật bảo hiểm xã hội 2014.
[3] Nghị định số 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với nguời lao động làm việc theo
hợp đồng lao động, Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2018
[4] David Macdonald and Caroline Vardenabeele, Glossary of Industrial Relations and Related Terms
1996, , truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2019
[5] Luật Dương Gia, Đặc điểm của quan hệ lao động, <https://luatduonggia.vn/dac-diem-cua-quan-he-lao-
dong/>, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2019
[6] Công ước C175 – Hiệp định về làm việc bán thời gian, có hiệu lực vào ngày 28 tháng 2 năm 1998
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
190
[7] Andrew Woodhouse, What is a part-time job?, <https://www.kashflow.com/blog/what-is-a-part-time-
job/>, truy cập ngày 22 tahsng 5 năm 2018
[8] “Việc làm cho sinh viên và quan hệ từ ba phía”, Báo Sinh viên Việt Nam, số 11, năm 2005
[9] An Hồng, Hàn Quốc giảm giờ làm việc tối đa xuống 52 tiếng/tuần, <https://vnexpress.net/the-gioi/han-
quoc-giam-gio-lam-viec-toi-da-xuong-52-tieng-tuan-3717290.html>, truy cập ngày 22 tháng 5 năm
2019
[10] Minh An, Thiếu ngủ tàn phá sức khỏe như thế nào: Cơ thể mệt mỏi, tâm trạng khó chịu, tăng nguy cơ tử
vong sớm, <
chiu-tang-nguy-co-tu-vong-som-20181003091131178.chn>, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2019
[11] Mạnh Tùng, Chủ tịch TP HCM: '60% sinh viên làm việc trái ngành, lãng phí lớn',
<https://vnexpress.net/giao-duc/chu-tich-tp-hcm-60-sinh-vien-lam-viec-trai-nganh-lang-phi-lon-
3866656.html>, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2019
Mạnh Tùng, Tiến sĩ Việt kiều: 'Bậc phổ thông Việt Nam ổn, đại học có vấn đề', <https://vnexpress.net/giao-
duc/tien-si-viet-kieu-bac-pho-thong-viet-nam-on-dai-hoc-co-van-de-3905641.html>, truy cập ngày 22 tháng
5 năm 2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_ve_quyen_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_kinh_te_dai_hoc_da.pdf