Cách làm này sẽ cho bạn biết chính xác về số lượng những thiết bị đang
kết nối với router của bạn. Tuy nhiên, không phải router nào cũng hiển thị
thông tin này.
Với những router hỗ trợ, các bạn truy cập vào phần quản trị router bằng
cách mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ ip của router, thường là 10.0.0.1
hoặc 192.168.1.1. Nếu không bạn hãy kiểm tra trên vỏ router hoặc sách
sử dụng đi kèm để tìm thông tin về ip cũng như username/password.
Sau khi đăng nhập, hãy tìm đến mục mang tên "Attached Devices" ho ặc
"Device List". Đối với các router dùng firmware DD-WRT, mục này nằm
trong Status -> Wireless. Lúc này, bạn sẽ thấy danh sách tất cả các địa chỉ
ip đang đư ợc sử dụng.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bảo mật mạng Wi-Fi: Phát hiện kẻ "câu trộm" và cách ngăn chặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảo mật mạng Wi-Fi: Phát hiện kẻ "câu trộm" và cách ngăn chặn
Một trong những vấn đề khi sử dụng mạng Wi-Fi là nguy cơ bị người
khác sử dụng "chùa" gây ảnh hưởng đến tốc độ mạng.
Kiểm tra các thiết bị đang kết nối đến Router
Cách 1: Kiểm tra trực tiếp trong Router
Cách làm này sẽ cho bạn biết chính xác về số lượng những thiết bị đang
kết nối với router của bạn. Tuy nhiên, không phải router nào cũng hiển thị
thông tin này.
Với những router hỗ trợ, các bạn truy cập vào phần quản trị router bằng
cách mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ ip của router, thường là 10.0.0.1
hoặc 192.168.1.1. Nếu không bạn hãy kiểm tra trên vỏ router hoặc sách
sử dụng đi kèm để tìm thông tin về ip cũng như username/password.
Sau khi đăng nhập, hãy tìm đến mục mang tên "Attached Devices" hoặc
"Device List". Đối với các router dùng firmware DD-WRT, mục này nằm
trong Status -> Wireless. Lúc này, bạn sẽ thấy danh sách tất cả các địa chỉ
ip đang được sử dụng.
Danh sách các thiết bị được cấp phát ip trong router.
Nếu trong nhà bạn chỉ có 2 máy đang dùng mạng mà lại thấy có đến 4-5
địa chỉ IP trong danh sách trên thì chắc chắn mạng Wi-Fi nhà bạn đang bị
"câu" trộm.
Cách 2: Dùng phần mềm Zamzom
Với Zamzom Wireless Network Tool, bạn có thể thấy tất cả các thiết bị
đang sử dụng mạng wifi của mình.
Đặc biệt phần mềm này hoạt động
khá nhanh, chỉ mất 10 giây để cho
kết quả.
Download bản miễn phí
tại:
Phần mềm Zamzom Wireless Network Tool.
Các biện pháp ngăn ngừa
1. Sử dụng mã hóa WPA, WPA2 thay vì WEP:
Phương thức mã hóa WEP đã ra đời cách đây khá lâu và không còn đảm
bảo độ an toàn cao nữa. Do đó, tốt nhất các bạn hãy chuyển sang sử dụng
mã hóa WPA hoặc WPA2.
Ngoài ra, để tăng cường tính bảo mật, hãy tạo mật khẩu có độ dài trên 15
kí tự và sử dụng những kí tự phức tạp như !@#$%.
2. Bật tính năng Mac Filtering trong Router:
Cách này sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể nguy cơ bị câu trộm mạng Wi-Fi
vì mỗi thiết bị sẽ có một địa chỉ MAC duy nhất. Tính năng Mac Filtering
trong một số Router đời mới sẽ có tác dụng lọc và chặn các địa chỉ MAC
nằm ngoài danh sách được phép kết nối vào mạng Wi-Fi của bạn.
Lưu ý, nếu kẻ trộm là một người có trình độ tin học, hắn vẫn có thể làm
giả địa chỉ MAC. Mặc dù vậy, hắn vẫn phải biết được địa chỉ MAC của ít
nhất 1 thiết bị được phép kết nối vào mạng Wi-Fi của bạn mới có thể thực
hiện hành vi câu trộm.
3. Che giấu SSID:
Bạn có thể ẩn tên mạng để người khác không thể tìm thấy một cách bình
thường. Tuy nhiên, cũng như các cách trên, việc làm này cũng không
giúp bạn bảo vệ tuyệt đối trước những hacker cao tay.
Với một số công cụ, hacker hoàn toàn có thể tìm ra mạng Wi-Fi của bạn
mặc dù bạn đã đặt chế độ ẩn SSID.
4. Tắt Wi-Fi mỗi khi không sử dụng:
Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự đây lại là cách làm hiệu quả nhất.
Chẳng ai có thể câu trộm sóng Wi-Fi nhà bạn nếu bạn tắt modem hoặc
router.
Do đó, tốt nhất hãy tập thói quen tắt Wifi Router hoặc Modem mỗi khi
không sử dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an_ninh_bao_mat_5_1969.pdf