I. ĐỐI ƯỢNG THAM GIA BHTN
II. ĐÓNG BHTN
III. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM
IV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
V. HỖ TRỢ HỌC NGHỀ
VI. HỖ TRỢ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀM
VII. THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀM
VIII. QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
IX. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN
37 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của luật việc làm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*NỘI DUNGI. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHTNII. ĐÓNG BHTNIII. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀMIV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆPV. HỖ TRỢ HỌC NGHỀVI. HỖ TRỢ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀMVII. THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀMVIII. QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆPIX. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN* CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. Luật việc làm2. Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp3. Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp4. Thông tư hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên.*I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHTN1. NLĐ phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo HĐLĐ hoặc HĐLV như sau:- HĐLĐ/HĐLV không xác định thời hạn;- HĐLĐ/HĐLV xác định thời hạn;- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.*I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHTN2. NSDLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định.*I. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHTN3. Những người không thuộc đối tượng tham gia BHTN Người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.*II. ĐÓNG BHTNNLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng;NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của NLĐ đang tham gia BHTN;Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ BHTN theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ BHTN và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng BHTN của những NLĐ đang tham gia BHTN. *III. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NLĐ1. Điều kiện để được hỗ trợ- Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật việc làm liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến tháng liền trước của tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động hoặc đến tháng của ngày đề nghị hỗ trợ kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động nếu người sử dụng lao động đã đóng BHTN của tháng đó.*III. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NLĐ1. Điều kiện để được hỗ trợ (tiếp)- Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh và dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 300 lao động trở xuống và từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 300 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động với thời hạn dưới 03 tháng.Những trường hợp được coi là bất khả kháng nêu trên, bao gồm: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi NSDLĐ bị thiệt hại.*III. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NLĐ1. Điều kiện để được hỗ trợ (tiếp)- Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động được xác định thông qua báo cáo sản xuất, kinh doanh của năm trước thời điểm đề nghị hỗ trợ mà bị lỗ có xác nhận của cơ quan thuế.- Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.*III. HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ ĐỂ DUY TRÌ VIỆC LÀM CHO NLĐ2. Mức và thời gian hỗ trợ- Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không quá 06 tháng.Trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.*IV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP1. Điều kiện hưởng TCTN: NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng BHTN được hưởng TCTN khi có đủ các điều kiện sau: - Chấm dứt HĐLĐ/HĐLV trừ trường hợp: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ/HĐLV trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.- Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ/HĐLV đối với trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Luật việc làm; Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ/HĐLV đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Luật việc làm.*IV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP1. Điều kiện hưởng TCTN (tiếp)Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.*IV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP2. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của BLLĐ đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ/HĐLV3. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng TCTN, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng4. Thời điểm hưởng TCTN được tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng TCTN theo quy định.*IV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP5. Tạm dừng và tiếp tục hưởng TCTN:- Tạm dừng hưởng TCTNNgười đang hưởng TCTN bị tạm dừng hưởng TCTN khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định.- Tạm dừng hưởng TCTN được tiếp tục hưởng TCTN:NLĐ vẫn trong khoảng thời gian hưởng TCTN và tiếp tục thực hiện thông báo hằng tháng với trung tâm dịch vụ việc làm về việc tìm kiếm việc làm.*IV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP6. Chấm dứt hưởng TCTN NLĐ đang hưởng TCTN bị chấm dứt hưởng TCTN trong các trường hợp sau:- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;- Tìm được việc làm;- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;- Hưởng lương hưu hằng tháng;- Ra nước ngoài định cư;- Sau 2 lần từ chối nhận việc làm do TTDVVL nơi đang hưởng TCTN giới thiệu mà không có lý do chính đáng;- Không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng trong 03 tháng liên tục;*IV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP6. Chấm dứt hưởng TCTN (tiếp)- Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về BHTNChết;Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;Bị tòa án tuyên bố mất tích;Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.*IV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP7. Chuyển hưởng TCTNTrong thời gian đang hưởng TCTN, nếu NLĐ có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN đến tỉnh, TP trực thuộc trung ương khác thì phải làm các thủ tục chuyển nơi hưởng TCTN theo quy định.*IV. TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP8. Bảo lưu thời gian đóng BHTN trong các trường hợp sau:NLĐ không đến nhận quyết định hưởng TCTN;NLĐ không đến nhận tiền TCTN tại tổ chức BHXH;NLĐ có những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng TCTN;NLĐ đang hưởng TCTN bị chấm dứt hưởng TCTN trong các trường hợp sau: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tòa tuyên bố mất tích; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.*V. BẢO HIỂM Y TẾ- Người đang hưởng TCTN được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT.- Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng BHYT cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Qũy BHTN.*VI. HỖ TRỢ HỌC NGHỀ1. Điều kiện được hỗ trợ học nghề: NLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng BHTN được HTHN khi có đủ điều kiện sau: - Chấm dứt HĐLĐ/HĐLV trừ trường hợp: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ/HĐLV trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.*VI. HỖ TRỢ HỌC NGHỀ1. Điều kiện được HTHN (tiếp)- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.- Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ/HĐLV theo quy định của pháp luật.*VI. HỖ TRỢ HỌC NGHỀ2. Mức và thời gian hỗ trợ học nghề- Mức hỗ trợ học nghề đối với NLĐ tham gia BHTN tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. Mức hỗ trợ cụ thể được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế theo quy định của cơ sở dạy nghề.- Thời gian hỗ trợ học nghề không quá 06 tháng. Trường hợp NLĐ tham gia khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở dạy nghề thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ học nghề.*VII. HỖ TRỢ TƯ VẤN, GIỚI THIỆU VIỆC LÀMNLĐ quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm đang đóng BHTN bị chấm dứt HĐLĐ/HĐLV mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.*VIII. THÔNG BÁO VỀ VIỆC TÌM KIẾM VIỆC LÀMTrong thời gian hưởng TCTN, hằng tháng NLĐ phải trực tiếp thông báo với TTDVVL nơi đang hưởng TCTN về việc tìm kiếm việc làm trừ các trường hợp sau:Ốm đau, thai sản, tai nạn (có xác nhận);Trường hợp bất khả kháng.*IX. QUỸ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP1. Nguồn hình thành Quỹ BHTN- Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật việc làm.- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ Quỹ BHTN;- Nguồn thu hợp pháp khác, bao gồm:+ Tiền lãi chậm đóng BHTN theo quy định;+ Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.*II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH BHTN2. Sử dụng Quỹ BHTN- Chi trả cỏc chế độ BHTN: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nõng cao trỡnh độ kỹ năng nghề để duy trỡ việc làm cho NLĐ; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tư vấn, GTVL; Đúng BHYT cho người hưởng TCTN.Chi phớ quản lý BHTN.Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHTN.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN1. Quyền của người lao động - Nhận sổ BHXH có xác nhận đầy đủ về việc đóng BHTN khi chấm dứt HĐLĐ/HĐLV;- Được hưởng các chế độ BHTN theo quy định; - Được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hưởng TCTN, nhận quyết định hưởng TCTN theo quy định;- Yêu cầu NSDLĐ cung cấp thông tin về việc đóng BHTN; yêu cầu TTDVVL, tổ chức BHXH cung cấp thông tin liên quan đến BHTN;- Khiếu nại, tố cáo về BHTN theo quy định của pháp luật;- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN2. Nghĩa vụ của người lao động - Đóng BHTN đủ và đúng theo quy định - Thực hiện đúng quy định về việc tham gia và hưởng BHTN- Bảo quản, sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT theo quy định. - Hằng tháng thông báo với TTDVVL về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng TCTN theo quy định.- Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi được TTDVVL giới thiệu trong thời gian hưởng TCTN.- Thông báo theo quy định với TTDVVL khi thuộc các trường hợp chấm dứt hưởng TCTN theo quy định.- Nộp lại thẻ BHYT khi thuộc các trường hợp chấm dứt hưởng TCTN theo quy định và trong trường hợp chuyển hưởng TCTN theo quy định.- Một số nghĩa vụ khác.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN3. Quyền của người sử dụng lao động - Được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.- Từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về BHTN. - Khiếu nại, tố cáo về BHTN theo quy định của pháp luật.- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động- Xác định đối tượng tham gia BHTN, thực hiện trình tự, thủ tục tham gia BHTN, đóng BHTN đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.- Bảo quản hồ sơ tham gia BHTN của NLĐ trong thời gian NLĐ làm việc tại đơn vị. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của CQNN có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về BHTN.- Cung cấp thông tin về việc đóng BHTN trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ yêu cầu. - Cung cấp giấy tờ và thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho người lao động để NLĐ hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định.- Thông báo với TTDVVL nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị.- Tổ chức triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.- Một số trách nhiệm khác.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN5. Quyền của trung tâm dịch vụ việc làm- Từ chối yêu cầu hưởng các chế độ BHTN không đúng quy định của pháp luật. - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách pháp luật về BHTN và quản lý Quỹ BHTN. - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BHTN.- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN6. Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm - Tổ chức tiếp nhận, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết hưởng TCTN/HTHN theo quy định của pháp luật. - Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động theo quy định của pháp luật.- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất - Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về BHTN theo yêu cầu của người lao động, tổ chức công đoàn và cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hưởng BHTN theo quy định của pháp luật.- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHTN và giải quyết hưởng các chế độ BHTN cho người lao động theo quy định.- Một số trách nhiệm khác.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN7. Quyền của tổ chức bảo hiểm xã hội - Kiểm tra việc đóng, hưởng các chế độ BHTN đối với người lao động và người sử dụng lao động.- Từ chối yêu cầu chi trả các chế độ BHTN không đúng quy định của pháp luật.- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN; quản lý, sử dụng Quỹ BHTN; xử lý vi phạm pháp luật về BHTN.- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN8. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội- Tổ chức thu BHTN.- Cung cấp thông tin về việc tham gia và đóng BHTN của người lao động cho NLĐ, TTDVL trên địa bàn.- Chi trả các chế độ BHTN.- Dừng chi trả các chế độ BHTN và thu hồi thẻ BHYT đối với người đang hưởng TCTN khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.- Cấp thẻ BHYT và đóng BHYT cho người đang hưởng TCTN theo quy định của pháp luật.- Quản lý, sử dụng Quỹ BHTN theo quy định của pháp luật.- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHTN; lưu trữ hồ sơ của người tham gia BHTN theo quy định của pháp luật.- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện BHTN theo quy định của pháp luật.- Một số trách nhiệm khác.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN9. Quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội- Ban hành các quyết định về việc hưởng BHTN đối với NLĐ- Thẩm định và phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định.- Theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BHTN- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHTN theo quy định của pháp luật.- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về BHTN. - Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BHTN.- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.*X. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN BHTN10. Trách nhiệm của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTN.- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ BHTN theo quy định của pháp luật.- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng, hằng năm và đột xuất theo quy định của pháp luật.- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về BHTN theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.- Thực hiện hợp tác quốc tế và tham gia nghiên cứu khoa học về BHTN.- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật./.*Trân trọng cảm ơn!*
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_viec_lam_2013_4735.ppt