Mục tiêu của Dựán là: 1) Xây dựng năng lực nghiên cứu cho các chuyên gia IPSARD lĩnh vực
marketing nông nghiệp, đặc biệt vềchuỗi giá trị, tổchức ngành hàng và kinh tếhọc sản xuất; 2)
Tìm hiểu vai trò và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏtrong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
tại các nước khác và đưa ra các bài học cho Việt Nam; 3) Đưa ra một đánh giá định lượng các
nhân tốtác động đến tính cạnh tranh của ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam; và 4) Đưa ra
những khuyến nghịvềchính sách cho Chính phủvềtính hiệu quảcủa các doanh nghiệp đang hoạt
động trong lĩnh vực thức ăn cho vật nuôi, và đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang cạnh tranh trong lĩnh vực thức ăn cho vật nuôi. Các công cụkinh tếnông nghiệp chuẩn sẽ
được sửdụng để định lượng các đặc trưng của ngành thức ăn chăn nuôi, và đểxác định các vấn đề
và cơhội cho các doanh nghiệp nhỏtrong chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi. Các hoạt động bao
gồm một các khoá đào tạo, kết hợp với các bài tập nghiên cứu được giám sát kết hợp việc thu thập
dữliệu thứyếu, đi thực địa, phân tích và tổng hợp những dữliệu thu thập được. Các hoạt động
trong thời gian sáu tháng thứhai của dựán đã tập trung vào: 1) xây dựng và thửnghiệm các công
cụ điều tra; 2) xác định các mục tiêu và kết quảmong đợi cho chuyến thăm quan học tập tại Thái
Lan; 3) tiến hành một khoá tập huấn vềtối ưu hóa công thức pha trộn thức ăn; và 4) rà soát dữliệu
thứcấp đểcó sựhiểu biết nhất định vềtổchức không gian của ngành.
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Báo cáo Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏnông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Báo cáo tiến độ Dự án
MS5: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ HAI
030/06 VIE
Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản:
trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi
Ngày: 30 – 08- 2008
Mục lục
1. Thông tin về Cơ quan nghiên cứu ________________________________________ 2
2. Tóm tắt Dự án ________________________________________________________ 3
3. Sơ lược việc thực hiện __________________________________________________ 3
4. Giới thiệu và Bối cảnh __________________________________________________ 3
5. Tiến độ đến thời điểm hiện tại____________________________________________ 5
5.1 Những điểm nổi bật về hoạt động ___________________________________________ 5
5.2 Lợi ích cho những nhà sản xuất nhỏ_________________________________________ 5
5.3 Xây dựng năng lực _______________________________________________________ 6
5.4 Quảng bá, truyền thông ___________________________________________________ 6
5.5 Quản lý dự án ___________________________________________________________ 6
6. Báo cáo về những vấn đề xuyên suốt ______________________________________ 7
6.1 Môi trường______________________________________________________________ 7
6.2 Các vấn đề về giới và xã hội________________________________________________ 7
7. Các vấn đề về triển khai và tính bền vững của dự án _________________________ 7
7.1 Các vấn đề và các giới hạn_________________________________________________ 7
7.2 Các lựa chọn ____________________________________________________________ 7
7.3 Sự tiến triển _____________________________________________________________ 8
8. Các bước quan trọng tiếp theo ___________________________________________ 8
9. Kết luận _____________________________________________________________ 8
10. Cam kết______________________________________Error! Bookmark not defined.
So sánh tiến độ dự án với các mục tiêu, kết quả, hoạt động và đầu vào dự kiến ____ Error!
Bookmark not defined.
2
1. Thông tin về Cơ quan nghiên cứu
Tên dự án Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi
ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn
chăn nuôi
Cơ quan phía Việt Nam Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông
nghiệp Nông thôn
Trưởng nhóm Dự án phía Việt
Nam
Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Cơ quan phía Australia Đại học Western Australia
Nhân sự phía Australia Bà Sally Marsh, Tiến sĩ Donna Brennan, Giáo sư
John Pluske, Tiến sĩ Greg Hertzler, Tiến sĩ Jo Pluske
Ngày bắt đầu 01 tháng 5 năm 2007
Ngày kết thúc (ban đầu) 30 tháng 4 năm 2009
Ngày kết thúc (đã điều chỉnh)
Thời gian báo cáo 1 tháng 11 năm 2007 – 31 tháng 8 năm 2008
Đầu mối liên lạc:
Tại Australia: Trưởng Nhóm
Tên Bà Sally Marsh Điện
thoại:
+61 8 6488 4634
Vị trí: Nghiên cứu viên chính Fax: +61 8 6488 1098
Tổ chức Đại học Western Australia Email: spmarsh@cyllene.uwa.edu.au
Tại Australia: Đầu mối liên lạc về hành chính
Tên Cô Jan Taylor Điện thoại: +61 8 6488 1757
Vị trí: School Manager Fax: +61 8 6488 1098
Tổ chức Khoa Kinh tế nông nghiệp và tài
nguyên, Đại học Western
Australia
Email: Jan.Taylor@uwa.edu.au
Tại Việt Nam:
Tên: Cô Phạm Tuyết Mai Điện thoại: +84-4-7280493
Vị trí: Nghiên cứu viên – Phòng Nghiên
cứu thị trường Nông sản và
Nguồn lực bền vững
Fax: +84-4-7280489
Tổ chức Trung tâm chính sách Nông
nghiệp – Viện Chính sách và
chiến lược Phát triển Nông
nghiệp Nông thôn (CAP-
IPSARD)
Email: phamtuyetmai@cap.gov.vn
3
2. Tóm tắt Dự án
3. Sơ lược việc thực hiện
Công việc trong thời gian khoảng thời gian sáu tháng này tiếp tục tập trung vào xác
định ra các vấn đề chủ chốt trong ngành chăn nuôi, thông qua thảo luận với các bên
liên quan và rà soát các báo cáo sẵn có, và sử dụng các thông tin này để phát triển các
công cụ điều tra cho nhà máy thức ăn chăn nuôi, và xây dựng kế hoạch học tập tại
Thái Lan. Việc thiết kế bảng hỏi cho nhà máy thức ăn chăn nuôi kéo dài hơn dự kiến,
nhưng cuối cùng cũng được hoàn thành và điều tra thử đã được tiến hành vào tháng
Tư năm 2008. Một báo cáo về các vấn đề chủ chốt và cuộc khảo sát chính thức tại các
nhà máy thức ăn chăn nuôi đã được nộp gửi đi và chấp nhận như Milestone 4 (Chiến
lược thu thập dữ liệu) trong tháng năm 2008.
Báo cáo của Tiến sĩ Pluske mang tên "Rà soát nghiên cứu của ngành thức ăn gia súc
trên toàn thế giới" đã được nhóm nghiên cứu cũng như các bên liên quan rà soát lại và
được sử dụng để tham khảo cho việc thiết kế bảng hỏi, cũng như các câu hỏi và kết
quả mong đợi của chuyến học tập tại Thái Lan. Báo cáo rà soát đã được nộp và chấp
nhận như Milestone 3 trong khoảng thời gian báo cáo.
Một khoá đào tạo 2 ngày về tối ưu hóa công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi, xây
dựng và triển khai thực hiện bởi Tiến sĩ Brennan, đã được tổ chức trong tháng ba
2008. Khóa học này được thiết kế để giới thiệu một số khái niệm liên quan đến khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi, để đặt nền tảng cho các hoạt
động chính tiếp theo của dự án bao gồm việc thu thập dữ liệu sơ cấp tại các nhà máy
thức ăn chăn nuôi nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này.
Công việc hiện tại đang có những bước tiến vững chắc trong một số lĩnh vực bao
gồm:
• khảo sát các nhà máy thức ăn chăn nuôi ở miền Bắc và miền Nam (hoàn thành
trong tháng năm và tháng sáu 2008), và và mã hóa dữ liệu;
Mục tiêu của Dự án là: 1) Xây dựng năng lực nghiên cứu cho các chuyên gia IPSARD lĩnh vực
marketing nông nghiệp, đặc biệt về chuỗi giá trị, tổ chức ngành hàng và kinh tế học sản xuất; 2)
Tìm hiểu vai trò và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
tại các nước khác và đưa ra các bài học cho Việt Nam; 3) Đưa ra một đánh giá định lượng các
nhân tố tác động đến tính cạnh tranh của ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam; và 4) Đưa ra
những khuyến nghị về chính sách cho Chính phủ về tính hiệu quả của các doanh nghiệp đang hoạt
động trong lĩnh vực thức ăn cho vật nuôi, và đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
đang cạnh tranh trong lĩnh vực thức ăn cho vật nuôi. Các công cụ kinh tế nông nghiệp chuẩn sẽ
được sử dụng để định lượng các đặc trưng của ngành thức ăn chăn nuôi, và để xác định các vấn đề
và cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ trong chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi. Các hoạt động bao
gồm một các khoá đào tạo, kết hợp với các bài tập nghiên cứu được giám sát kết hợp việc thu thập
dữ liệu thứ yếu, đi thực địa, phân tích và tổng hợp những dữ liệu thu thập được. Các hoạt động
trong thời gian sáu tháng thứ hai của dự án đã tập trung vào: 1) xây dựng và thử nghiệm các công
cụ điều tra; 2) xác định các mục tiêu và kết quả mong đợi cho chuyến thăm quan học tập tại Thái
Lan; 3) tiến hành một khoá tập huấn về tối ưu hóa công thức pha trộn thức ăn; và 4) rà soát dữ liệu
thứ cấp để có sự hiểu biết nhất định về tổ chức không gian của ngành.
4
• xây dựng bảng hỏi riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thức
ăn chăn nuôi cũng như các nông hộ/cơ sở chăn nuôi;
• lập kế hoạch cho chuyến công tác học tập tại Thái Lan (thực hiện trong tháng
sáu 2008), và báo cáo về chuyến học tập kinh nghiệm này;
• phân tích các dữ liệu thứ cấp có sẵn; và
• lập kế hoạch cho các hoạt động đào tạo gắn liền với việc phân tích dữ liệu của
cuộc khảo sát.
4. Giới thiệu và Bối cảnh
Mục tiêu cơ bản của dự án này là để điều tra các trường hợp mà theo đó các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể hoạt động ở mức hiệu quả và có cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác hoặc không, đặc biệt trong bối cảnh quá trình toàn cầu hoá. Dự
án này nhắm tới việc đạt được lợi ích từ sự hợp tác của Australia trong việc đề ra
phương pháp luận mà phương pháp này có thể được sử dụng trong các công việc đang
diễn ra tại IPSARD. Trong nghiên cứu này, ngành thức ăn chăn nuôi sẽ được sử dụng
như một nghiên cứu tình huống, tuy nhiên các cách và các bài học được rút ra sẽ được
áp dụng vào các lĩnh vực khác của Marketing nông nghiệp. Việc đào tạo được đề xuất
và các bài tập nghiên cứu được giám sát sẽ cung cấp cho IPSARD/MARD một
phương pháp luận thích hợp cho công việc đang tiến hành theo cách phân tích chính
sách định lượng.
Dự án sẽ được thực hiện dựa trên sự kết hợp các khoá đào tạo, và các bài tập nghiên
cứu được giám sát có thu thập dữ liệu cần thiết, đi thực tế, phân tích và tổng hợp các
kết quả tìm được thành các báo cáo và các bản tóm lược chính sách. Việc đào tạo sẽ
tập trung vào xây dựng các kỹ năng và kinh nghiệm về phân tích thị trường, bao gồm
phân tích chuỗi giá trị, kinh tế học sản xuất, và tổ chức ngành hàng. Đi thực tế sẽ
được được tiến hành tại nhiều địa điểm kết hợp 3 vùng, Đồng bằng Sông Cửu Long,
Vùng Đông Nam và Đồng bằng Sông Hồng, để bao quát một diện rộng hoạt động của
các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi. Các bên liên quan ở địa phương sẽ được tham
gia suốt quá trình, và các kết quả thu được sẽ được phổ biến qua hội thảo diễn ra tại
từng vùng.
Các hoạt động cụ thể và sản phẩm theo mục tiêu của dự án sẽ bao gồm:
Mục tiêu 1: Xây dựng năng lực nghiên cứu marketing nông nghiệp cho IPSARD, đặc
biệt về nghiên cứu chuỗi giá trị, tổ chức ngành hàng, và kinh tế học sản xuất.
• Các khoá đào tạo ngắn hạn tại IPSARD về điều tra và kỹ thuật thu thập thông
tin; kỹ năng phân tích thị trường, bao gồm phân tích chuỗi giá trị, kinh tế học
sản xuất, và tổ chức ngành hàng.
• Đào tạo qua công việc cho cán bộ nghiên cứu của IPSARD về việc đánh giá
tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp
khác trong chuỗi giá trị thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
• Phát triển cẩm nang về việc làm thế nào để tiến hành nghiên cứu tính cạnh
tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể được sử dụng trong các nghiên
cứu khác được tiến hành bởi IPSARD trong tương lai.
Mục tiêu 2: Hiểu được vai trò và hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
lĩnh vực thức ăn chăn nuôi tại các nước khác
• Tìm kiếm tài liệu và xem xét một cách toàn cầu bản chất, kinh nghiệm và các
bài học của ngành thức ăn chăn nuôi ở các nước khác, và vai trò của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
5
• Một chuyến đi khảo sát tại Thái Lan để đánh giá tổ chức của lĩnh vực thức ăn
chăn nuôi, và khả năng ứng dụng tại Việt nam.
Mục tiêu 3: Đưa ra sự đánh giá định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh
của ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
• Thu thập số liệu thứ yếu để đưa ra sự đánh giá cập nhật đối với ngành thức ăn
chăn nuôi tại Việt Nam, cũng như, cơ hội và thánh thức của ngành.
• Điều tra thực tế tại 3 vùng để khảo sát chuỗi giá trị của ngành thức ăn chăn
nuôi, bao gồm: một đánh giá các đặc tính của ngành và chi phí sản xuất, bản
chất của sự trao đổi thông tin và sự di chuyển của dòng sản phẩm, các tiêu
chuẩn và quá trình quản lý chất lượng sản phẩm.
• Biên tập các báo cáo chi tiết về công việc nghiên cứu.
Mục tiêu 4: Đưa ra những khuyến nghị về chính sách cho chính phủ về tính hiệu quả
của các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, và đưa ra lời khuyên
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực.
• Viết các báo cáo tóm lược chính sách.
• Hội thảo tại các vùng nghiên cứu và tại Hà Nội, để báo cáo và bàn bạc về các
kết quả tìm được của công việc nghiên cứu với các bên có liên quan tại địa
phương và với các nhà làm chính sách.
5. Tiến độ đến thời điểm hiện tại
5.1 Những điểm nổi bật về hoạt động
Trong thời gian này Tiến sĩ Donna Brennan và bà Sally Marsh tiếp tục tham gia vào
công việc thiết kế bảng hỏi trực tiếp hoặc thông qua email cùng các thành viên của
nhóm nghiên cứu phía Việt Nam. Việc thiết kế bảng hỏi đã rất khó khăn để vừa đạt tới
việc thu thập thông tin chi tiết và toàn diện về khả năng cạnh tranh của công ty cũng
như chuỗi giá trị của ngành, đồng thời đảm bảo bảng hỏi không quá dài và tốn nhiều
thời gian để trả lời. Tuy nhiên, khảo sát thử trong tháng ba và tháng tư đã cung cấp
định hướng tốt cho việc hoàn thiện bảng hỏi, và cuối cùng bộ bảng hỏi đã được hoàn
tất vào cuối tháng Tư. Điều tra ở Miền Nam bắt trong tháng Năm năm 2008. Một số
điều chỉnh nhỏ để hoàn thiện bộ bảng hỏi cũng được tiến hành vào đầu cuộc khảo sát.
Báo cáo do Tiến sĩ Jo Pluske thực hiện, "Rà soát nghiên cứu về ngành thức ăn chăn
nuôi trên quy mô toàn cầu” đã được sử dụng như là tâm điểm của một hội thảo được
tổ chức vào ngày 27 tháng hai để thảo luận các vấn đề nổi cộm trong ngành chăn nuôi
và xây dựng các câu hỏi nghiên cứu cũng như các bài học kinh nghiệm mong đợi cho
chuyến đi tham quan học tập tại Thái Lan. Thành phần tham dự hội thảo bao gồm các
thành viên nhóm dự án, cùng với hai chuyên gia đến từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và ba đại diện của ngành. Sau hội thảo này, báo cáo rà soát đã được hoàn
thiện và gửi cho văn phòng CARD như Milestone 3.
Tiến sĩ Donna Brennan đã tiến hành một khóa tập huấn 2 ngày tại CAP trong tháng ba
2008 về cách tính toán tối ưu hóa chi phí đầu vào. Khóa học bao gồm các khái niệm
về tính cạnh tranh, bao gồm cả cạnh tranh về chi phí và cạnh tranh trong chất lượng
của sản phẩm đầu ra, và cung cấp một khuôn khổ để đánh giá các yếu tố chính ảnh
hưởng đến chi phí của việc vận hành nhà máy thức ăn chăn nuôi và chất lượng của
sản phẩm đầu ra – tức là, công thức pha trộn thức ăn và giá thành của nguyên liệu.
Những người tham gia khóa học đã được làm quen với cách tiếp cận về tối ưu hóa
6
công thức pha trộn thức ăn bằng công cụ linear programming algorithm trong phần
mềm Excel. Các thành viên của CAP tham gia khóa học bao gồm những người tham
gia nghiên cứu chăn nuôi, cụ thể là: Trần Công Thắng, Nguyễn Anh Phong, Phạm
Tuyết Mai, Phạm Thị Liên Phương, Nguyễn Lệ Hoa, Nguyễn Thị Thịnh, Tạ Thị
Khánh Vân, Nguyễn Hồng Thanh, Bùi Hải Nguyên, và Trang Tiến Công.
5.2 Lợi ích cho những nhà sản xuất nhỏ
Tại giai đoạn này của dự án các tiểu nhà sản xuất nhỏ chưa được hưởng lợi, tuy nhiên
đây vẫn được coi là một mục tiêu của dự án, thông qua việc tăng tính hiệu quả và khả
năng cạnh tranh của ngành thức ăn chăn nuôi.
5.3 Xây dựng năng lực
Xây dựng năng lực tại CAP/IPSARD vẫn tiếp tục được tiến hành. Các họat động xây
dựng năng lực trong thời gian 6 tháng này bao gồm:
• Sử dụng triệt để các kết quả của nghiên cứu rà soát bằng cách thảo luận giữa các
thành viên của nhóm nghiên cứu cũng như các chuyên gia bên ngoài về nội dung
của báo cáo. Rà soát nghiên cứu này cũng được các thành viên trong nhóm sử
dụng để xây dựng bảng hỏi điều tra cũng như các câu hỏi cần trả lời trong chuyến
thăm quan học tập tại Thái Lan.
• Xây dựng năng lực thực hành trong việc xây dựng điều tra thông qua việc cùng
tham gia thiết kế bảng hỏi điều tra.
• Xây dựng năng lực phân tích định lượng thông qua tổ chức khóa tập huấn về tối
ưu hóa công thức pha trộn thức ăn.
• Tìm kiếm và khuyến khích việc sử dụng các thông tin thứ cấp sẵn có. Đặc biệt là
bộ số liệu Tổng điều tra Nông nghiệp 2006 để tìm hiểu về phân bố theo không
gian của ngành.
5.4 Quảng bá, truyền thông
Bà Marsh, Tiến sĩ Brennan và tiến sỹ Phong đã tham dự một cuộc họp ngày 26 tháng
Hai 2008 do ILRI tổ chức cho những người tham gia nghiên cứu chăn nuôi tại Việt
Nam và các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Hội thảo được dự tính như là một cuộc
"thảo luận bàn tròn" để trao đổi thông tin. Thành phần tham dự Hội thảo bao gồm
những người làm việc cho các dự án được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Chăn nuôi
quốc tế (ILRI), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Trung tâm nghiên cứu
Nông nghiệp Nhiệt đới quốc tế (CIAT), Trung tâm Rừng quốc tế (CIFOR), Trung tâm
nghiên cứu lâm nghiệp Quốc tế (ICRAF), CIP, Oxfam GB, và tổ chức Sáng kiến thịnh
vượng (PI). Tiến sĩ Brennan và Bà Marsh đã có một bài thuyết trình ngắn về dự án
CARD. Hội thảo đã đem lại các kiến thức hữu ích về việc sử dụng rơm khô làm thức
ăn chăn nuôi ở Tuyên Quang, chuỗi giá trị về gia súc tại Đaklak, một số mô hình chăn
nuôi lợn trên trang web CIP.
5.5 Quản lý dự án
Chúng tôi vẫn còn gặp một số khó khăn trong việc giữ đúng tiến độ của các báo cáo
Milestone. Việc xây dựng các công cụ điều tra đã kéo dài hơn dự kiến, nhưng cuối
cùng đã được hoàn thành vào cuối tháng tư 2008. Tính đến cuối tháng sáu 2008,
Milestone 3 và 4 đã được gửi đi và chấp nhận, và Milestone 6 đang được hoàn tất.
Một khối lượng công việc lớn đang được tiến hành trong quãng thời gian từ tháng
7
năm đến tháng mười 2008 và báo cáo sáu tháng tiếp theo được dự kiến là sẽ nộp vào
tháng mười một 2008.
Tiến sĩ Greg Hertzler đã thôi không còn làm tại Trường Đại học Tây Úc, Australia
vào cuối tháng một 2008, và đã khẳng định rằng ông không còn muốn được tham gia
vào dự án. Điều này có nghĩa là nhóm dự án sẽ cần phải xem xét để tìm nhân sự thay
thế. Một số lựa chọn đang được xem xét với sự hỗ trợ của Trường Kinh tế nông
nghiệp và Tài nguyên. Tuy nhiên, chúng tôi rất tin tưởng rằng, chúng tôi sẽ có thể
cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo theo yêu cầu của dự án.
6. Báo cáo về những vấn đề xuyên suốt
6.1 Môi trường
Các câu hỏi đang đặt ra và những quan ngại về các vấn đề liên quan đến môi trường
cũng đang được đưa vào trong công cụ điều tra, cũng như trong Báo cáo rà soát.
6.2 Các vấn đề về giới và xã hội
Các câu hỏi và những quan ngại về giới và các vấn đề xã hội (ví dụ lao động nữ trong
hoạt động chăn nuôi và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, sức khoẻ và các vấn đề an toàn
trong lĩnh vực này) đang được đưa vào trong công cụ điều tra, và được đưa vào trong
Báo cáo rà soát. Vấn đề về kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi (có liên quan tới
an toàn vệ sinh thực phẩm) đã được xác định như một vấn đề cơ bản để khảo sát trong
chuyến thăm quan học tập tại Thái Lan.
7. Các vấn đề về triển khai và tính bền vững của dự
án
7.1 Các vấn đề và các giới hạn
Việc khởi động dự án chậm và thời gian để xây dựng các công cụ điều tra dài hơn dự
kiến đã gây áp lực thời gian cho việc phân tích số liệu. Tuy nhiên, đến cuối tháng Sáu,
cả điều tra nhà máy thức ăn chăn nuôi và chuyến công tác học tập tại Thái Lan đều đã
được hoàn thành. Việc nhập liệu đang được tiến hành.
Các diễn biến gần đây của ngành, bao gồm việc tăng mạnh trong giá dầu thô và các
đầu vào cho thức ăn chăn nuôi đã tạo ra khả năng làm sai lệch số liệu điều tra cũng
như gây áp lực lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhóm nghiên cứu nhận thức rõ áp
lực này và sẽ hướng tới việc phân tích số liệu dưới góc nhìn của những diễn biến này.
7.2 Các lựa chọn
Với việc Tiến sĩ Donna Brennan làm việc tại CAP từ tháng 10 năm 2007 có nghĩa là
điều này sẽ có thể đem lại những buổi đào tạo ngắn cho các nhân viên chủ chốt của
CAP. Cách này có thể sẽ hữu dụng bởi vì nó có thể phù hơn với công việc bận rộn của
các thành viên trong nhóm dự án của CAP.
8
7.3 Sự tiến triển
Sự ở lại của Tiến sĩ Donna Brennan tại CAP sẽ góp phần duy trì các kỹ năng và kiến
thức sẽ được áp dụng bởi các thành viên dự án vào trong dự án này, bằng việc thường
xuyên tiến hành các hoạt động theo dõi và phản hồi.
8. Các bước quan trọng tiếp theo
Các hoạt động trong sáu tháng tiếp theo bao gồm:
• Hoàn thành điều tra nhà máy thức ăn chăn nuôi ở Miền Bắc và Miền Nam,
nhập liệu và bắt đầu việc phân tích số liệu.
• Xây dựng bảng câu hỏi cho đối tượng buôn bán thức ăn chăn nuôi và người
chăn nuôi và tiến hành điều tra các đối tượng này.
• Lên kế hoạch và tiến hành các hoạt động đào tạo gắn liền với với việc phân
tích số liệu điều tra, bao gồm việc lên kế hoạch cho tập huấn tại Úc cho 02
thành viên của nhóm nghiên cứu CAP.
• Thực hiện chuyến đi thăm quan học tập tại Thái Lan, viết báo cáo chuyến đi
và nộp lại cho văn phòng dự án CARD như Milestone 6.
• Tiếp tục việc phân tích định lượng chuỗi giá trị (dựa trên các số liệu điều tra
của Tổng cục thống kê và các số liệu thứ cấp khác). Đặc biệt, Tiến sỹ Brennan
đang xem xét số liệu Tổng điều tra Nông nghiệp 2006 để đánh giá liệu có thể
sử dụng những số liệu này để tìm hiểu phân bố theo không gian của ngành.
• Tiếp tục công việc ghi chép lại các hoạt động và xây dựng nội dung của giáo
án.
9. Kết luận
Rất nhiều công việc trong quãng thời gian báo cáo được thực hiện nhằm xây dựng các
công cụ điều tra để xác định khả năng cạnh tranh cũng như quan hệ trong chuỗi giá trị
của ngành thức ăn chăn nuôi. Những công việc này khá khó khăn và kéo dài hơn dự
kiến. Tuy nhiên, đến nay, việc xây dựng bảng hỏi đã được hoàn thành và cuộc điều tra
đang được tiến hành. Các khóa đào tạo tiếp tục được tiến hành và bài học cần rút ra từ
chuyến thăm quan học tập tại Thái Lan đã được xác định. Trong quãng thời gian của
báo cáo này, Milestones 3 và 4 đã được nộp cho văn phòng CARD và đã được chấp
nhận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ms5-bao-20cao-206-20thang-20la.pdf