“Chương, Huy và Nam là ba người bạn thân đều tốt nghiệp từ trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Chương làm kiểm toán viên hành nghề tại công ty kiểm toán KPMG được 3 năm, còn Huy ra trường được 4 năm và công tác tại Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Chợ Lớn với vị trí trưởng phòng tín dụng. Nam ra trường sau Huy một năm`, đang làm kế toán cho công ty TNHH DK Solutions, chuyên về xuất nhập khNu hàng tiêu dùng tại TP.HCM.
12 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Báo cáo Tốt nghiêp - Đề tài Tình huống kiểm toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP 07DQTC
-----&-----
ĐỀ TÀI :
GV: TRẦN THỊ HẢI VÂN
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Họ và tên : VŨ THỊ NGA
Ngày sinh : 02/01/1989
MSSV : 107401111
“Chương, Huy và Nam là ba người bạn thân đều tốt nghiệp từ trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Chương làm kiểm toán viên hành nghề tại công ty kiểm toán KPMG được 3 năm, còn Huy ra trường được 4 năm và công tác tại Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Chợ Lớn với vị trí trưởng phòng tín dụng. Nam ra trường sau Huy một năm`, đang làm kế toán cho công ty TNHH DK Solutions, chuyên về xuất nhập khNu hàng tiêu dùng tại TP.HCM.
Cả ba đều mong muốn trở thành các ông chủ hơn là những nhân viên làm thuê. Huy muốn thành lập một quỹ đầu tư trong khi N am cho rằng kinh doanh hàng tiêu dùng sẽ giúp họ dễ dàng gia nhập thị trường. Tuy nhiên, sau khi nghe Chương bàn về sự phát triển của dịch vụ kiểm toán trong thời gian gần đây, họ đi đến quyết định thành lập một công ty kiểm toán, lấy tên là công ty kiểm toán và dịch vụ tư vấn CHUHUN A. Chương cũng giải thích một cách cặn kẽ về đặc điểm của nghề nghiệp cũng như môi trường kiểm toán để cả ba cùng có những kiến thức trước khi chính thức bước vào thị trường”.
TRẢ LỜI:
Câu 1. Chương đã thuyết phục Huy và Nam như thế nào, và giải thích về nghề nghiệp tương lai của họ ra sao?
Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành.
Tại Việt Nam, nghề kiểm toán mới chỉ được nhắc đến từ đầu thập niên 1990. Nhưng hiện nay nó được coi là một trong những nghề “nóng” nhất ở Việt Nam.Trong 10 năm tới, Bộ Tài chính đề ra mục tiêu tăng số lượng công ty kiểm toán với 20.000 kiểm toán viên. Và hiện nay ở Việt Nam có gần 160 công ty kiểm toán đang hoạt động với số lượng hàng ngàn các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán và tư vấn báo cáo tài chính hàng năm, thì với số lượng 160 công ty kiểm toán là quá ít. Cung không đủ cầu như vậy khi chúng ta thành lập công ty kiểm toán khối lượng khách hàng sẽ rất dồi giào.
Mặt khác công việc của chúng là phát hiện các sai sót và gian lận trong hoạt động tài chính, kế toán. Nếu chúng ta thích thử thách và khám phá, chúng ta luôn có cơ hội để khẳng định mình. Nghề kiểm toán đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều đơn vị kiểm toán với các tình huống khác nhau và lúc nào chúngcũng phải vận dụng hết năng lực, óc phân tích và tư duy sáng tạo của mình. Khi làm kiểm toán bạn sẽ có một cái nhìn thật bao quát và sâu rộng về tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Chính vì thế các công ty tuyển giám đốc tài chính, kiểm soát nội bộ đều nhắm vào kiểm toán.Nghề kiểm toán hứa hẹn cơ hội việc làm rất lớn. Theo Bộ Tài chính, cả nước hiện có khoảng gần 900 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề, chưa đủ lực lượng để kiểm toán hàng vạn doanh nghiệp hiện thời.
Hơn nữa mức lương khởi điểm của kiểm toán viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài tương đối cao. Nếu bạn có thể làm kiểm toán từ 3-5 năm, lương của bạn sẽ có con số từ 1,000 USD trở lên.Thêm nữa, làm việc trong những công ty như thế này, vốn ngoại ngữ của bạn đồng thời cũng tăng lên rất nhiều, vì nghề kiểm toán có tính hội nhập tương đối cao.
Câu 2 : Về việc thành lập CHUHUN A:
Điều kiện thành lập:
Theo Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005, Thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004. điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán như sau :
Doanh nghiệp kiểm toán chỉ được thành lập khi có ít nhất ba người có Chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc nếu là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì phải sở hữu ít nhất là 10% vốn điều lệ công ty. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán phải có thời gian công tác thực tế về kiểm toán đủ 3 năm trở lên sau khi được cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và không được đồng thời tham gia quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kiểm toán phải thông báo với Bộ Tài chính việc thành lập doanh nghiệp kiểm toán và danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp kiểm toán phải đảm bảo có ít nhất 3 kiểm toán viên hành nghề ký hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian với doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không đảm bảo điều kiện này sau 6 tháng liên tục thì phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán;
Thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách dịch vụ kiểm toán phải có Chứng chỉ kiểm toán viên. Trường hợp công ty hợp danh kiểm toán có đăng ký kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề (như dịch vụ kế toán, dịch vụ định giá tài sản...) thì thành viên hợp danh trực tiếp phụ trách các dịch vụ đó phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.
CHUHUN A muốn được thành lập thì phải:
Theo nghị định 105 , chương 3 ,điều 20, khoản 1 quy định :
“Doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật theo các hình thức: Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. “
Mà ta thấy theo mong muốn và nguyện vọng của Chương , Huy và Nam là cả ba đều muốn làm chủ hơn là làm nhân viên. Vì vậy muốn được làm chủ thì họ sẽ thành lập CHUHUN A theo hình thức công ty hợp danh.
Nếu CHUHUN A được thành lập theo hình thức hợp danh thì phải cần các điều kiện sau:
có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và hoạt động kinh doanh dưới một tên chung. Chương là người có chứng chỉ hành nghề kiểm toán, có kinh nghiệm 3 năm trong nghề. Nên Chương sẽ là điều kiện cần nằm trong ban thành viên chủ sở hữu công ty, còn Huy và Nam 1 trong 2 người hoặc cả 2 là điều kiện đủ để thành lập công ty.
Có giấy phép kinh doanh hành nghề kiểm toán
Nếu Chương trực tiếp tham gia vào dịch vụ mà công ty cung cấp.Thì thuê ít nhất 2 nhân viên kiểm toán có chứng chỉ hành nghề kiểm toán đăng ký làm việc toàn thời gian. hoặc Huy và Nam phải thi lấy được chứng chỉ hành nghề kiểm toán nếu muốn trực tiếp tham gia vào dịch vụ mà công ty cung cấp.
Chương phải nghỉ làm kiểm toán viên cho công ty kiểm toán KPMG
Chương, Huy và Namcó thể cùng làm quản lý tại CHUHUN A hay không?Nếu có thì vì sao?Nếu không thì mỗi người cần đáp ứng những điều kiện gì?
Cả 3 người đều có thể cùng làm quản lý vì :
Theo điều kiện thành lập thì trong ban quản lý doanh nghiệp chỉ cần 1 người có chứng chỉ hành nghề kiểm toán và có 3 năm kinh nghiệm hành nghề kiểm toán. Điều này thì Chương đã đáp ứng được.
Ngoài dịch vụ kiểm toán và tư vấn, CHUHUN A có thể cung cấp các dịch vụ nào khác cho khách hàng?
CHUHUN A có thể cung cấp các dịch vụ theo khoản 1 và khoản 2 điều 22 Nghị định 105 . Ngoài ra không được đăng ký kinh doanh và kinh doanh các ngành, nghề không liên quan với các dịch vụ quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
“Điều 22. Các loại dịch vụ cung cấp:
1. Doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ kiểm toán sau
a) Kiểm toán báo cáo tài chính;
b) Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và dịch vụ quyết toán thuế.
c) Kiểm toán hoạt động;
d) Kiểm toán tuân thủ;
đ) Kiểm toán nội bộ;
e) Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (kể cả báo cáo tài chính hàng năm);
g) Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án;
h) Kiểm toán thông tin tài chính;
i) Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước.
2. Doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký thực hiện các dịch vụ khác sau:
a) Tư vấn tài chính;
b) Tư vấn thuế;
c) Tư vấn nguồn nhân lực
d) Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin;
đ) Tư vấn quản lý;
e) Dịch vụ kế toán
g) Dịch vụ định giá tài sản;
h) Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán
i) Các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định của pháp luật;
k) Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính.”
“Ba năm sau khi hoạt động, CHUHUN A đã có nhiều khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên điều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt khiến công việc kinh doanh của công ty ngày càng khó khăn và đặt Ban giám đốc công ty trước thách thức là làm thế nào để giữ và phát triển khách hàng. Để đạt được mục tiêu về doanh số, CHUHUN A khuyến khích các KTV tăng
cường việc “vận động hành lang” trong mọi mối quan hệ gia đình và bạn bè. Khi cần thiết, tiền phí kiểm toán sẽ được trích lại một phần cho các cá nhân quan trọng (tại đơn vị khách hàng) có vai trò trong việc quyết định hợp đồng. Còn đối với bản thân KTV, với mỗi hợp đồng kiểm toán mang về cho công ty, KTV sẽ được công ty “ban thưởng” số tiền tương đương với 10% giá trị hợp đồng.Tình hình thực sự căng thẳng khi một vài khách hàng lớn đã chuyển sang các công ty kiểm toán là đối thủ cạnh tranh. Gần đây nhất là LULU- một khách hàng lớn của công ty - đang có ý muốn chấm dứt hợp tác với CHUHUN A sau 3 năm sử dụng dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuế.
Huy đề nghị tiếp tục gia hạn khoản nợ phí kiểm toán của LULU trong năm trước đồng thời giảm giá phí kiểm toán cho LULU xuống còn một nửa so với trước đây. N goài ra, CHUHUN A cam kết sẽ hỗ trợ thêm một số dịch vụ miễn phí, chẳng hạn như LULU sẽ được cung cấp thêm dịch vụ tư vấn về ghi chép sổ sách và lập các báo cáo tài chính, kể các các báo cáo quyết toán thuế.
Sau những nỗ lực, cuối cùng, CHUHUN A cũng đã duy trì được mối quan hệ với LULU. Hợp đồng kiểm toán BCTC lại được ký kết với mức phí kiểm toán giảm xuống đáng kể cùng với các dịch vụ hỗ trợ miễn phí khác như đã cam kết.”
TRẢ LỜI :
Cách duy trì và phát triển khách hàng của CHUHUN A tiềm ẩnnhững rủi ro nào?
- Với việc gia hạn khoản phí nợ phí kiểm toán của năm trước và thu mức phí thấp bằng 1 nữa mức phí bình thường lại kèm thao các dịch vụ ưu đãi khác điều này khiến cho công ty phải giảm bớt các chi phí khác, mức lương chi trả cho nhân viên cũng giảm,điều đó khiến công ty khó có thể đảm bảo được chất lượng của dịch vụ.
- Ngoài ra với chính sách tiền phí kiểm toán sẽ được trích lại một phần cho các cá nhân quan trọng (tại đơn vị khách hàng) có vai trò trong việc quyết định hợp đồng. Còn đối với bản thân KTV, với mỗi hợp đồng kiểm toán mang về cho công ty, KTV sẽ được công ty “ban thưởng” số tiền tương đương với 10% giá trị hợp đồng. Công ty có thể có thêm nhiều hợp đồng mới nhưng dễ bị chi phối bởi các mối quan hệ mật thiết đối với khách hàng,làm ảnh hưởng đáng kể tới kết quả kiểm toán,ngoài ra còn vi phạm pháp luật về việc không được trích hoa hồng.
- Việc khuyến khích nhân viên “vận dụng hành lang” trong các mối quan hệ gia đình bạn bè. Các khách hàng do các kiểm toán viên giới thiệu dễ gây ra “nguy cơ về quan hệ ruột thịt”. Tạo ra những ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của báo cáo tài chính kiểm toán.
- Uy tín về chất lượng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự sinh tồn của 1 công ty kiểm , với các chính sách duy trì và phát triển của CHUHUN A nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật và phá sản rất cao.
2. Các chính sách của CHUHUN A với LULU như vậy có vi phạm các chuẩn mực hay quy định về nghề nghiệp hay không? Vì sao?
- Các chính sách của CHUHUN A với LULU có vi phạm chuẩn mực về đạo đức và quy định về nghề nghiệp kiểm toán.
Vì :
- Việc khuyến khích KTV “vận động hành lang” các mối quan hệ gia đình và bạn bè là vi phạm mục 36 QĐ 87 về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán,kiểm toán.
“ Độc lập: Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán.
Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa.”
Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý diều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các cấp tương đương) trong đơn vị khách hàng.
Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Ngược lại, người làm dịch vụ kế toán không được làm kiểm toán cho cùng một khách hàng.”
Theo mục 250 và 251 QĐ 87 /2005 , với chính sách tiền phí kiểm toán sẽ được trích lại một phần cho các cá nhân quan trọng (tại đơn vị khách hàng) có vai trò trong việc quyết định hợp đồng. Còn đối với bản thân KTV, với mỗi hợp đồng kiểm toán mang về cho công ty, KTV sẽ được công ty “ban thưởng” số tiền tương đương với 10% giá trị hợp đồng. Công ty đã vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.
“250. Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động tư vấn, kế toán và kiểm toán độc lập không được phép trả và nhận hoa hồng.
251. Theo quy định tại đoạn 250, kiểm toán viên hành nghề và công ty kiểm toán không được trả hoa hồng để có được khách hàng; Không được nhận hoa hồng để giới thiệu khách hàng cho bên thứ ba, hoặc để giới thiệu dịch vụ của các kiểm toán viên khác.”
- Với việc giảm mức phí thấp bằng 1 nữa mức phí ban đầu của công ty, mà không lý giải lý do điều này vi phạm mục 229 QĐ 87/2005 chuẩn mực đạo đức về mức phí thấp.
“Đặt phí thấp
229. Khi công ty kiểm toán nhận một hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo với mức phí thấp hơn nhiều so với mức phí của công ty kiểm toán trước đó, hoặc so với mức phí của các công ty khác đưa ra, khả năng xảy ra nguy cơ do tư lợi là đáng kể, trừ khi:
Công ty đó có thể chứng minh là họ đã cử kiểm toán viên hành nghề đủ khả năng thực hiện công việc trong một thời gian hợp lý; và
Tất cả các chuẩn mực kiểm toán (thủ tục kiểm toán) sẽ được áp dụng, các hướng dẫn và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ sẽ được tuân thủ.”
Việc CHUHUN A cung cấp thêm cho LULU các dịch vụ miễn phí về tư vấn về ghi chép sổ sách và lập báo cáo tài chính , kể cà báo cáo quyết toán thuế là vi phạm mục 2 điều 27 Nghị Định 105/2004.
“Điều 27. Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau:
Đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính hoặc đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng”
“Hòa – một KTV đang làm việc tại CHUHUN A – tiếp tục được phân công làm KTV chính trong hợp đồng kiểm toán BCTC với LULU vì anh được xem là có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về các BCTC của LULU sau 3 năm thực hiện kiểm toán. Anh cũng là người có các mối quan hệ rất thân thiết với cô kế toán trưởng của LULU (bạn thân). Việc con gái anh hiện đang công tác tại LULU cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho anh trong việc kiểm toán.
Do giá phí kiểm toán giảm xuống đáng kể nên CHUHUN A đành giảm thời gian kiểm toán xuống một nửa so với kế hoạch ban đầu. Một số thử nghiệm cần
thiết đôi lúc phải bỏ qua một phần do không đủ thời gian và nhân sự để thực hiện, một phần do Hòa tin tưởng vào các lý giải về mặt chuyên môn của cô bạn thân. Hòa còn yêu cầu các KTV mang một số việc đơn giản như đánh máy, hoàn chỉnh hồ sơ,…về nhà để nhờ người thân hoàn thành giúp.
Cuối đợt kiểm toán, một báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận hoàn toàn đã được phát hành trong sự hân hoan và hài lòng của cả hai phía. LULU tặng mỗi KTV một chiếc cặp do chính công ty sản xuất cùng với một bữa cơm tối thịnh soạn vào ngày báo cáo kiểm toán được ký.”
TRẢ LỜI :
1. Phân tích khía cạnh đạo đức nghề nghiệp của các KTV :
- Theo khoản 4 điều 6 NĐ 105/2004 CHUHUN A tiếp tục cho Hoà làm KTV chính thức trong hợp đồng kiểm toán đối với BCTC của LULU trong khi Hoà đã đảm nhiệm công việc này trong 3 năm liên tiếp trước đó.
“4. Trường hợp ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm toán từ 3 năm liên tục trở lên thì phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay đổi kiểm toán viên hành nghề và người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán.”
- Hoà là KTV chính trong hợp đồng kiểm toán BCTC với LULU mà anh lại có quan hệ than thiết với kế toán trưởng và có con gái làm nhận viên trong LULU. Như vậy Hoà đã vi phạm chuẩn mực đạo đức nguyên tắc hành nghề độc lập của người làm kiểm toán hoặc người hành nghề kế toán. “Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý diều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các cấp tương đương) trong đơn vị khách hàng”
- Vì do mức phí thấp mà Hoà đã giảm thời gian kiểm toán giảm xuống 1 nữa so với kế hoạch ban đầu, anh còn tin tưởng hoàn toàn vào cách lý giải của cô bạn thân làm kế toán trưởng tại LULU . Ngoài ra Hoà còn yêu cầu các kiểm toán viên mang một số việc về nhà nhờ người thân làm giùm. Với hành động này,Hoà đã vi phạm nguyên tắc chuẩn mực đạo đức mục 39 QĐ87/2005 “Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Người làm kế toán và người làm kiểm toán phải thực hiện công việc kiểm toán, kế toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc”
- Với việc trao đổi và lý giải nội dung BCTC của Hoà và cô bạn kế toán trưởng của LULU thì cả 2 đều vi phạm nguyên tắc chuẩn mực đạo đức “Người làm kế toán và người làm kiểm toán có nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc bảo mật các thông tin về khách hàng hoặc của chủ doanh nghiệp thu được trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyên nghiệp và phải tôn trọng nguyên tắc bảo mật ngay cả trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Trách nhiệm bảo mật phải được thực hiện kể cả sau khi chấm dứt mối quan hệ giữa người làm kế toán và người làm kiểm toán với khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp, tổ chức.”
- Công ty CHUHUN A thu phí dịch vụ kiểm toán thấp mà không có lý do, điều đó đã vi phạm chuẩn mực đạo phí dịch vụ trong kiểm toán.
“Đặt phí thấp
229. Khi công ty kiểm toán nhận một hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo với mức phí thấp hơn nhiều so với mức phí của công ty kiểm toán trước đó, hoặc so với mức phí của các công ty khác đưa ra, khả năng xảy ra nguy cơ do tư lợi là đáng kể, trừ khi:
Công ty đó có thể chứng minh là họ đã cử kiểm toán viên hành nghề đủ khả năng thực hiện công việc trong một thời gian hợp lý; và
Tất cả các chuẩn mực kiểm toán (thủ tục kiểm toán) sẽ được áp dụng, các hướng dẫn và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ sẽ được tuân thủ.”
- Việc mà các KTV tham gia trong quá trình kiểm toán BCTC cho công ty LULU nhận quà tặng và đi ăn bữa cơm chiêu đãi thịnh soạn sau ngày báo cáo kiểm toán được ký thì các KTV đó đã vi phạm chuẩn mực đạo đức tính chính trực và tính khách quan
“Người làm kế toán và người làm kiểm toán không nên nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp hoặc tới những người họ cùng làm việc. Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan hệ tình cảm cần thiết nhưng người làm kế toán và người làm kiểm toán nên tránh các trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính chính trực, khách quan hoặc dẫn đến tai tiếng nghề nghiệp”
Các chuẩn mực đạo đức mà kiểm toán viên phải tuân thủ trong quá trình hành nghề là:
Độc lập (áp dụng chủ yếu cho kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán);
Chính trực;
Khách quan;
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
Tính bảo mật;
Tư cách nghề nghiệp;
Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn
Ba tháng sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành, BCTC của LULU bị cổ đông phát hiện là có sai lệch trọng yếu. Hãy phân tích các tình huống có thể có để xét đến trách nhiệm pháp lý của KTV cũng như công ty kiểm toán CHUHUN A?
Đối với KTV :
Trường hợp 1 : sai lệch trọng yếu là do KTV thiếu thận trọng đúng mực, hoặc do không tôn trọng các chuẩn mực nghề nghiệp. Lúc này họ có thể chịu trách nhiệm dân sự trước các đối tượng:
- Chịu trách nhiệm đối với khách hàng là người thuê kiểm toán BCTC thường liên quan đến việc không hoàn thành hợp đồng kiểm toán và gây thiệt hại cho khách hàng.
- Chịu trách nhiệm đối với người sở hữu chứng khoáng của công ty
- Chịu trách nhiệm với các bên thứ 3 có liên quan
Trường hợp 2 : sai lệch trọng yếu do KTV nhận hối lộ hoặc cố tình tạo ra gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới người sử dụng BCTC thì sẽ bị truy tố và Toà án hình sự sẽ xét xử.
Đối với công ty kiểm toán :
Doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm dân sự đối với hoạt động do kiểm toán viên thực hiện liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán. Trong trường hợp này, KTV đã gây ra sai lệch trọng yếu, công ty phải tham gia vào việc đền bù về mặt tài sản cho bên bị thiệt hại. Ngoài ra nếu phát hiện công ty có vi phạm các điều 23,24,25,26,2728,29 trong Nghị định 105 thì bị thu hồi giấy phép kinh doanh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_huong_kiem_toan.doc