Báo cáo Tổng hợp về công ty dệt may Hà Nội

Công ty Dệt May Hà Nội (Tên gọi trước đây là nhà máy sợi Hà nội, Xí nghiệp liên hợp Sợi-Dệt kim Hà Nội) là một doanh nghiệp lớn thuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam, có tuổi đời còn rất trẻ.

-Ngày 07/04/1978: Hợp đồng xây dựng Nhà máy sợi được ký chính thức giữa Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (Cộng hoà Liên bang Đức).

-Tháng 02/1979: Khởi công xây dựng Nhà máy.

-Tháng 01/1982: Lắp đặt thiết bị sợi và phụ trợ.

-Tháng 11/1984: Hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành (gọi tên là Nhà máy sợi Hà Nội).

-Tháng 12/1987: toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất, các công trình còn lại trong thiết kế của toàn xí nghiệp tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng.

-Tháng 12/1989: Đầu tư xây dựng dây chuyền Dệt kim số I với công suất 1500 tấn nguyên liệu/ năm, từ dệt hoàn tất-may, thiết bị tiên tiến, mặt hàng đa dạng.

-Tháng 04/1990: Bộ kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX)

-Tháng 04/1991: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà máy Sợi Hà Nội thành xí nghiệp liên hợp Sợi-Dệt kim Hà Nội.

-Tháng 06/1993: Xây dựng dây chuyền dệt kim số II và tháng 03 năm 1994 đưa vào sử dụng.

-Ngày 19/05/1994: khánh thành nhà máy dệt kim (cả 2 dây chuyền I và II).

-Tháng 10/1993: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào Xí nghiệp liên hợp.

-Tháng 01/1995: khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ.

-Tháng 03/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy dệt Hà Đông vào xí nghiệp liên hợp.

-Ngày 02/09/1995: khánh thành Nhà máy May-thêu Đông Mỹ.

-Tháng 06/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp liên hợp thành Công ty Dệt Hà Nội.

- Tháng 6/2000 : Đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội.

Với một dây chuyền đồng bộ và khép kín với trang thiết bị máy móc của Đài Loan, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Italia,., công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có chất lượng cao: sợi Cotton, sợi Peco, sợi PE; các loại vải dệt kim: Interlock, Single, Lacost; các sản phẩm may bằng vải dệt kim: áo Poloshirts, T-shirts, Hineck, quần áo thể thao, quần áo xuân thu, may ô các loại . cho người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm khăn như : khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, khăn Jacquard. để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Công ty thường nhập các loại bông, xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất, thuốc nhuộm để phục vụ cho sản xuất.

Năng lực sản xuất của công ty bao gồm:

-Năng lực kéo sợi: Tổng số có 150000 cọc sợi/3 nhà máy.

Sản lượng trên 10000 tấn sợi/ năm.

Chi số sợi trung bình Ne 36/1.

-Năng lực dệt kim: Vải các loại: 4000 tấn/ năm.

Sản phẩm may: 7 triệu sản phẩm/ năm.

-Năng lực dệt khăn bông: 6,5 triệu cái/ năm.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 24,012 triệu USD/ năm 1997.

-Tổng diện tích mặt bằng là 24ha (tại Hà Nội là 14 ha).

-Tổng số lao động hơn 5000 người, trong đó lao động nữ chiếm đa số khoảng 70%; lao động trực tiếp sản xuất chiếm: 93%.

Công ty Dệt May Hà Nội có tổ chức chặt chẽ với các đơn vị thành viên trực thuộc như:

-Tại khu vực Hà Nội có:

+Cơ quan Tổng giám đốc.

+Khối các phòng ban điều hành.

+Nhà máy sợi.

+Nhà máy dệt nhuộm.

+Nhà máy may 1.

+Nhà máy may 2.

+Nhà máy cơ điện.

+Nhà máy dệt vải DENIM.(chuẩn bị đi vào sản xuất).

+Trung tâm Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng.

+Phòng Thị trường.

+Trung tâm y tế.

+Các phòng ban khác : Bảo vệ quân sự, Văn phòng Tổng GĐ. . .

-Tại huyện Thanh Trì - Hà Nội: Nhà máy May-Thêu Đông Mỹ.

-Khu vực Hà Đông: Nhà máy dệt Hà Đông (chuyên dệt khăn bông các loại và may gia công lều bạt xuất khẩu).

-Tại khu vực Vinh: Nhà máy sợi Vinh.

Các đơn vị thành viên trong công ty chịu sự lãnh đạo chung thống nhất từ cơ quan Tổng giám đốc đến các phòng ban & đến các nhà máy.

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Tổng hợp về công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Sự hình thành và phát triển của công ty Dệt may hà nội. 1. Sự hình thành và phát triển của công ty. Công ty Dệt May Hà Nội (Tên gọi trước đây là nhà máy sợi Hà nội, Xí nghiệp liên hợp Sợi-Dệt kim Hà Nội) là một doanh nghiệp lớn thuộc Tổng công ty Dệt - May Việt Nam, có tuổi đời còn rất trẻ. -Ngày 07/04/1978: Hợp đồng xây dựng Nhà máy sợi được ký chính thức giữa Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (Cộng hoà Liên bang Đức). -Tháng 02/1979: Khởi công xây dựng Nhà máy. -Tháng 01/1982: Lắp đặt thiết bị sợi và phụ trợ. -Tháng 11/1984: Hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành (gọi tên là Nhà máy sợi Hà Nội). -Tháng 12/1987: toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất, các công trình còn lại trong thiết kế của toàn xí nghiệp tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng. -Tháng 12/1989: Đầu tư xây dựng dây chuyền Dệt kim số I với công suất 1500 tấn nguyên liệu/ năm, từ dệt hoàn tất-may, thiết bị tiên tiến, mặt hàng đa dạng. -Tháng 04/1990: Bộ kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX) -Tháng 04/1991: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động nhà máy Sợi Hà Nội thành xí nghiệp liên hợp Sợi-Dệt kim Hà Nội. -Tháng 06/1993: Xây dựng dây chuyền dệt kim số II và tháng 03 năm 1994 đưa vào sử dụng. -Ngày 19/05/1994: khánh thành nhà máy dệt kim (cả 2 dây chuyền I và II). -Tháng 10/1993: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An) vào Xí nghiệp liên hợp. -Tháng 01/1995: khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ. -Tháng 03/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhà máy dệt Hà Đông vào xí nghiệp liên hợp. -Ngày 02/09/1995: khánh thành Nhà máy May-thêu Đông Mỹ. -Tháng 06/1995: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp liên hợp thành Công ty Dệt Hà Nội. - Tháng 6/2000 : Đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội. Với một dây chuyền đồng bộ và khép kín với trang thiết bị máy móc của Đài Loan, Nhật Bản, CHLB Đức, Hàn Quốc, Italia,..., công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm có chất lượng cao: sợi Cotton, sợi Peco, sợi PE; các loại vải dệt kim: Interlock, Single, Lacost; các sản phẩm may bằng vải dệt kim: áo Poloshirts, T-shirts, Hineck, quần áo thể thao, quần áo xuân thu, may ô các loại ... cho người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó còn có các sản phẩm khăn như : khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm, khăn Jacquard... để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Công ty thường nhập các loại bông, xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất, thuốc nhuộm để phục vụ cho sản xuất. Năng lực sản xuất của công ty bao gồm: -Năng lực kéo sợi: Tổng số có 150000 cọc sợi/3 nhà máy. Sản lượng trên 10000 tấn sợi/ năm. Chi số sợi trung bình Ne 36/1. -Năng lực dệt kim: Vải các loại: 4000 tấn/ năm. Sản phẩm may: 7 triệu sản phẩm/ năm. -Năng lực dệt khăn bông: 6,5 triệu cái/ năm. - Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 24,012 triệu USD/ năm 1997. -Tổng diện tích mặt bằng là 24ha (tại Hà Nội là 14 ha). -Tổng số lao động hơn 5000 người, trong đó lao động nữ chiếm đa số khoảng 70%; lao động trực tiếp sản xuất chiếm: 93%. Công ty Dệt May Hà Nội có tổ chức chặt chẽ với các đơn vị thành viên trực thuộc như: -Tại khu vực Hà Nội có: +Cơ quan Tổng giám đốc. +Khối các phòng ban điều hành. +Nhà máy sợi. +Nhà máy dệt nhuộm. +Nhà máy may 1. +Nhà máy may 2. +Nhà máy cơ điện. +Nhà máy dệt vải DENIM.(chuẩn bị đi vào sản xuất). +Trung tâm Thí nghiệm và kiểm tra chất lượng. +Phòng Thị trường. +Trung tâm y tế. +Các phòng ban khác : Bảo vệ quân sự, Văn phòng Tổng GĐ. . . -Tại huyện Thanh Trì - Hà Nội: Nhà máy May-Thêu Đông Mỹ. -Khu vực Hà Đông: Nhà máy dệt Hà Đông (chuyên dệt khăn bông các loại và may gia công lều bạt xuất khẩu). -Tại khu vực Vinh: Nhà máy sợi Vinh. Các đơn vị thành viên trong công ty chịu sự lãnh đạo chung thống nhất từ cơ quan Tổng giám đốc đến các phòng ban & đến các nhà máy. 2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm: 2.1- Chức năng nhiệm vụ sản xuất của công ty: Công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất khẩu các loại sản phẩm : Các loại sợi đơn và sợi xe có chất lượng cao như; Sợi cotton, sợi Peco, sợi PE có chi số từ Ne 06 đến Ne 60. Các loại vải dệt kim thành phẩm: Rib, Interlok, Single, các sản phẩm may mặc lót mặc ngoài bằng vải dệt kim. Các loại khăn bông, lều du lịch. Công ty chuyên nhập các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất đó là: Bông, xơ Polyeste, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất, thuốc nhuộm. Kết cấu sản xuất của công ty gồm: Nhà máy Sợi, sợi Vinh: Sản xuất từ nguyên liệu bông, xơ thành sợi. Nhà máy dệt nhuộm : Từ sợi làm thành vải dệt kim, sản phẩm quần áo dệt kim. Nhà máy dệt Hà Đông: Dệt may khăn, may lều bạt xuất khẩu. Nhà máy cơ điện: Gia công các phụ tùng thiết bị, sửa chữa hỏng hóc cho tất cả các dây chuyền sản xuất của toàn công ty, sản xuất ống giấy, túi PE, vành chống bẹp cho sợi, bao bì.. Ngày nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự tăng trưởng về tiêu dùng đặc biệt là các sản phẩm dệt may. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành dệt may Việt Nam là rất lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm dệt may có xu hướng thay đổi. Tỷ lệ sản phẩm có chất lượng cao sẽ tăng lên và ngược lại tỷ lệ tiêu dùng các sản phẩm chất lượng thấp sẽ giảm xuống. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với công ty là làm thế nào để chiếm lĩnh thị trường trước sự cạnh tranh rất mạnh từ bên ngoài và từ phía các công ty trong nước. Công ty đã tiến hành sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, từ đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty, đồng thời tránh được rủi ro trong kinh doanh. Song để chiếm lĩnh được thị trường thì đòi hỏi công ty phải có chính sách, chiến lược sản xuất đúng đắn, phù hợp với từng loại sản phẩm. 2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức của Công ty thống nhất từ trên xuống dưới, mọi hoạt động được chỉ đạo thống nhất từ cơ quan Tổng Giám đốc tới khối phòng ban điều hành và xuống các nhà máy. Thông tin được quản lý và kiểm tra chặt chẽ, việc xử lý thông tin cũng nhanh chóng và thuận tiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất - kinh doanh đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở công ty (Xem trang sau) Tổng giám đốc Công ty là người điều hành chính mọi hoạt động của công ty, giúp việc cho Tổng Giám đốc có các phó Tổng giám đốc, trực tiếp quản lý các lĩnh vực do Tổng giám đốc phân công. Các phòng ban thuộc khối điều hành Công ty sẽ làm các công tác nghiệp vụ, triển khai các nhiệm vụ đã được cơ quan Tổng giám đốc duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên quan; đồng thời làm công tác tham mưu cho Tổng giám đốc về mọi hoạt động Sản xuất - Kinh doanh, giúp cho Tổng giám đốc ra các quyết định nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, các phòng ban có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi. Các nhà máy trực thuộc công ty cũng có cơ cấu sản xuất và quản lý riêng để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, các chỉ tiêu mà công ty giao cho và chịu sự lãnh đạo chung của cơ quan Tổng giám đốc thông qua các phòng ban điều hành. Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đạt được dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, trợ giúp cho giám đốc còn có hai phó giám đốc và các phòng chức năng cùng với các trưởng ca sản xuất. Giám đốc của nhà máy là người lãnh đạo có quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh mà công ty đề ra, các vấn đề phát sinh của nhà máy và là người chịu trách nhiệm trước cấp trên.Phó giám đốc có trách nhiệm và quyền quyết định tất cả mọi vấn đề được giám đốc ủy quyền cùng với giám đốc điều hành các phòng chức năng, tham mưu với giám đốc những vấn đề quan trọng, tìm ra phương hướng cụ thể hoạch định từng mục tiêu, hoạch định lên chương trình sản xuất. Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về những phần việc được giám đốc giao cho phụ trách. 2.3.Đặc điểm của sản phẩm: Sản phẩm của công ty được sản xuất ra dưới dạng là nguyên liệu sản xuất như các loại sợi Cotton, Peco, PE các loại với các chi số kỹ thuật khác nhau, hay là hàng tiêu dùng như các sản phẩm may mặc, hàng dệt khăn, lều du lịch. . . *Sản phẩm sợi: Sợi là sản phẩm truyền thống và chủ lực của Công ty dệt Hà nội, được bán cho các Công ty thương mại - sản xuất hàng dệt trong nước mà thị trường Miền Nam là chủ yếu. Các loại sợi của Công ty có chất lượng cao, đạt được các chỉ tiêu chất lượng như: chi số rộng (Từ chi số Ne 8 OE đến chi số Ne 60), độ đều chi số cao, điểm dày - mỏng - kết tạp đều ở dưới mức độ cho phép . . . tuy nhiên do nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan mà sợi dành cho xuất khẩu còn rất ít so với năng lực sản xuất. *Sản phẩm dệt kim: Hàng xuất khẩu chính của Công ty là các loại sản phẩm may mặc từ vải dệt kim. Mặt hàng này có đặc điểm chủ yếu là: - Độ co giãn lớn, dễ biến dạng nếu không định hình tốt. - Mẫu mã không đa dạng, phong phú như hàng dệt thoi. - Đòi hỏi nguyên vật liệu cung cấp phải là hàng có chất lượng cao như sợi chải kỹ. - Qui trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm khá phức tạp, nhất là khâu xử lý hoàn tất vải. Chính vì vậy mà sản xuất được hàng có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu sẽ rất khó khăn. Hiện nay hàng may mặc của Công ty được xuất chủ yếu cho Đài loan, Nhật bản & một số nước EU, tuy nhiên do trình độ thiết bị máy móc của công ty còn bị hạn chế nên chất lượng hàng xuất khẩu còn bị hạn chế, sức cạnh tranh chưa cao, công tác tiếp thị còn yếu nên thị trường chưa được mở rộng. *Sản phẩm khăn, lều du lịch: Các loại sản phẩm này được sản xuất tại nhà máy dệt Hà đông, nên từ năm 1995 trong kết cấu sản phẩm của Công ty có thêm mặt hàng khăn bông các loại và đến năm 1997 có thêm mặt hàng lều du lịch xuất khẩu. Khăn bông của Công ty phải cạnh tranh rất quyết liệt trên thị trường trong và ngoài nước. Hàng xuất khẩu do một số khách hàng truyền thống của công ty đặt mua nên số lượng bị hạn chế và khi thị trường biến động thì việc sản xuất của Công ty cũng trở nên rất khó khăn. Thị trường không được mở rộng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những trở ngại cho sản xuất, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty và nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và uy tín của Công ty. Hàng lều du lịch xuất khẩu mới được đưa vào may gia công nhưng chất lượng đã đảm bảo tốt, sắp tới Công ty sẽ chuyển sang thế chủ động sản xuất : mua đứt nguyên vật liệu, phụ liệu may và bán sản phẩm cuối cùng. Biểu 1- Cơ cấu sản phẩm của Công ty năm 1998. Sản phẩm sợi Sản lượng tiêu thụ (Kg) Sản phẩm dệt kim Sản lượng tiêu thụ(Cái) I. Sợi PECO: 1. Ne 45 83/17 2. Ne 40 PE 3. Ne 46 83/17 4. Ne 60 65/35 5. Ne 45 65/35 6. Các loại khác 5.111675 3.172.803 173.963 30.641 784.823 881.125 I. Hàng may: 1. áo Poloshirt 2. áo Hi-neck& T.Shirt 3. Quần áo thể thao 4. Quần áo xuân thu 5. Hàng gia công 6. Các loại khác 5.888.000 3.812.760 886.670 880.530 210.494 30.620 295.594 II. Sợi Cotton: 1. Ne 30/1 Cot 2. Ne 32/1 Cot 3. Ne 36/1 Cot 4. Ne 24/1 Cot 5. Ne 20/1 Cot 6. Ne 8 OE 7. Các loại khác 1.874.325 407.036 936.402 53.105 174.386 201.975 101.439 105.400 II. Vải thành phẩm: 1. Vải Single Cotton 2. Vải Rib. 3. Các loại khác (Kg) 8.000 18.956 26.695 Trên đây là cơ cấu sản phẩm điển hình của công ty năm 1998. Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, tỉ trọng sợi PECO bao giờ cũng chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm sợi (65%) còn lại là sợi Cotton. Còn đối với sản phẩm dệt kim; áo Poloshirt thường chiếm tỉ trọng cao hơn cả, sau đó đến hàng thể thao. Hàng gia công trước đây thường chiếm từ 5-10%, song hiện nay giảm còn 0,4%. Mỗi sản phẩm có một đặc điểm riêng biệt, nó chiếm vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cũng như trên thương trường. Hiểu rõ được đặc điểm của sản phẩm và vị trí của nó sẽ giúp cho quá trình quản lý và hoạch định chiến lược kinh doanh tốt hơn. 2.4.Đặc điểm về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị. Hầu hết các thiết bị máy móc trên dây chuyền sản xuất của công ty được trang bị là nhập từ Italia sản xuất vào những năm 1978-1979, chất lượng máy móc thiết bị chỉ đạt ở mức tương đối. Hơn nữa do kế hoạch xây dựng và nhập kho thiết bị là không ăn khớp, sự bảo quản không tốt nên khi đưa vào sản xuất thiết bị máy móc bị xuống cấp nhanh chóng, bên cạnh đó phụ tùng thay thế lại thiếu nên một số thiết bị không được huy động vào sản xuất. Dây chuyền sợi pha PeCo có 20% máy móc dở dang do thiếu phụ tùng thay thế. Do vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra với công ty trong thời gian này là phải khắc phục tình trạng trên. Năm 1988, công ty đã khôi phục toàn bộ thiết bị công nghệ hư hỏng. Từ năm 1988 đến nay, nhằm duy trì và mở rộng sản xuất công ty đã nhập thêm một số máy móc thiết bị tiên tiến : Năm 1992 - đầu tư thêm máy chải kỹ dùng trong dây chuyền kéo sợi của Nhật để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại mặt hàng; năm 1994 - đầu tư thêm dây chuyền sản xuất sợi se của Trung Quốc; năm 1997 - mua mới máy Compacting phòng co cho vải bông dệt kim . . . Hiện nay số thiết bị máy móc của công ty chủ yếu là của Nhật và Đài loan. Song song với công tác nâng cao chất lượng máy móc thiết bị, công ty cũng luôn chú ý đến môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên. Công ty đã xây dựng thêm hệ thống thông gió điều không, khí nén, đủ đảm bảo cho các nhà máy hoạt động tốt. Công ty cũng đã xây dựng hệ thống cấp nước và trạm xử lý nước. Xây dựng đường dây điện 6,5kw từ trạm trung gian về các nhà máy, luôn đảm bảo điện 24/24 giờ. Ngoài ra công ty còn có một bộ phận lao động luôn làm cho môi trường xanh-sạch-đẹp. 2.5.Đặc điểm về nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu mà công ty dùng chủ yếu là là xơ bông và xơ Polieste mà khối lượng nhập khẩu từ nước ngoài chiếm đa số (lượng nguyên liệu cung cấp trong nước chỉ đảm bảo 10% khối lượng xơ cần dùng cho việc sản xuất). Do vậy tình hình sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu. Các nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất của các nhà máy bao gồm bông Cotton và xơ Polyeste (PE). Ngoài ra còn phải nhập rất nhiều loại hoá chất thuốc nhuộm dùng cho các công đoạn như: tẩy, nhuộm, làm bóng vải... và các loại nguyên vật liệu khác phục vụ cho quá trình sản xuất. Về xơ PE hiện nay ở nước ta chưa có đơn vị nào sản xuất, chính vì vậy các đơn vị sản xuất sợi trong nước đều phải nhập từ nước ngoài. Còn đối với xơ Cotton thì hiện nay ở nước ta cũng trồng được nhưng diện tích còn quá ít, khối lượng cung ứng không đều, mặt khác chất lượng chưa được cao ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sợi và vải.Vì vậy phần lớn xơ bông cũng được nhập ngoại, thường là bông của Cadăxctan và Udơbêkixtan vì các loại này cho chất lượng thành phẩm rất tốt. Tuy nhiên khi mà bông trong nước thực sự đáp ứng được nhu cầu thị trường dệt sợi thì việc dùng bông trong nước là rất thuận lợi vì chi phí nguyên vật liệu sẽ giảm, chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. 2.6.Đặc điểm về lao động. Cũng như đặc điểm chung của ngành dệt may trong cả nước, tại công ty có rất nhiều lao động, và lao động nữ chiếm đa số, khoảng 70% là lao động chính của những bộ phận sản xuất trực tiếp. Số lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất khoảng 92% và lao động gián tiếp khoảng 8%, bao gồm : -Quản lý kinh tế. -Quản lý kỹ thuật. -Nhân viên hành chính. -Nhân viên khác phục vụ cho sản xuất. Biểu 2 - Cơ cấu lao động của công ty trong những năm gần đây: (Đvt: người) Năm S lao động Nam Nữ Gián tiếp Trực tiếp Trình độ học vấn ĐH TC C.nhân 1997 6.529 1.985 4.544 414 6.115 340 381 5.799 1998 6.100 1.923 4.177 402 5.698 334 380 5.386 1999 5.450 1.718 3.732 359 5.091 350 420 4.680 Với chủ trương nâng cao chất lượng lao động, công ty đã thực hiện việc sắp xếp lại bộ máy sản xuất, giảm lao động nên đến năm 1999 toàn công ty chỉ còn 5.450 lao động có trình độ và tay nghề cao. Độ tuổi trung bình của lao động trong công ty là 27 tuổi, đây là một thuận lợi lớn cho công ty trong việc phát huy khả năng lao động của người lao động. 2.7.Đặc điểm về vốn kinh doanh. Cùng với sự phát triển về con người và kỹ thuật thì nguồn vốn của công ty cũng ngày một gia tăng. Cụ thể: Biểu 3 - Cơ cấu vốn của Công ty (Đvt : Tỷ VND) Năm S vốn k.doanh Vốn Cố định Vốn lưu động 1996 145 81 64 1997 150 88 62 1998 160 96.8 63.2 Công ty đã biết huy động và sử dụng hợp lý các nguồn vốn, các sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tốt, do đó đã đem lại lợi nhuận cho công ty. Với lợi nhuận đem lại, công ty đã đầu tư vào mua sắm thiết bị, xây dựng cơ bản làm cho nguồn vốn cố định của công ty ngày càng tăng. Có nguồn vốn lớn, công ty có điều kiện để mở rộng & phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Công ty. II- Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở công ty Dệt may hà nội. 1-Tình hình sản xuất mặt hàng tại công ty dệt may Hà Nội: Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế thị trường, trước hết doanh nghiệp phải xây dựng được kế hoạch sản xuất. Sản xuất gắn liền với thị trường bởi thị trường là nơi quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, số lượng sản xuất là bao nhiêu? Hay thị trường được coi là yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất và tái sản xuất hàng hoá. Mặt khác, muốn duy trì và phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện được vấn đề tái sản xuất mở rộng với bốn khâu ( sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng). Để bốn khâu này vận động một cách thống nhất thì sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp nhất thiết phải được tiêu thụ trên thị trường. Bởi vậy, sau mỗi kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh của mình, từ đó rút ra kinh nghiệm trong việc chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Công ty dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường có nhiệm vụ vừa sản xuất vừa tiêu thụ hàng hoá. Mặt hàng chính của công ty là sản phẩm sợi và sản phẩm dệt kim. Đây là những mặt hàng mà trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm sợi là sản phẩm truyền thống và hiện nay vẫn là sản phẩm chủ lực của Công ty dệt Hà Nội . Loại sản phẩm này rất quan trọng vì nó là nguyên liệu đầu vào cho công nghệ dệt vải và nhu cầu sử dụng vải thường tăng theo mức tăng trưởng của nền kinh tế. Đồng thời cũng nảy sinh ra nhu cầu các loại vải có chất lượng cao. Do vậy mà cần thiết có những sản phẩm có chất lượng cao. Xác định được nhiệm vụ của mình công ty đã quán triệt phương châm sản xuất: - Chỉ đưa vào chiến lược kế hoạch và sản xuất mặt hàng đã được ký kết hợp đồng hoặc chắc chắn đã được tiêu thụ trên thị trường. - Sản xuất cái mà thị trường cần chứ không sản xuất cái mình có sẵn. Với phương châm sản xuất trên, cứ sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty thường căn cứ vào việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường làm tiền đề kế hoạch cho kỳ sau. Kết quả sản xuất của công ty trong những năm gần đây được thể hiện qua biểu sau: Biểu 4: Kết quả sản xuất của công ty năm 1997-1999 TT Tên sản phẩm Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 KH TH % KH TH % KH TH % 1 Sợi (Tấn) - Sợi đơn - Sợi xe 7514 8928 1629 118 8000 8577 1630 102 8386 1396 88271554 105 111 2 Sp dệt kim (1000 cái) + XK + Nội địa 5681 6339 4229 2110 111 6400 5416 3292 2124 85 5000 4707 3424 1283 94 3 Khăn (1000Cái) + XK + Nội địa 8200 8700 106 5250 5327 3731 1596 101 6700 8235 6848 1378 125 Qua bảng trên ta thấy, kết quả sản xuất của công ty trong 3 năm như sau: Tình hình sản xuất của năm 1997 đạt vượt mức so với kế hoạch đề ra. Do thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng mở rộng, thu hút được nhiều khách hàng đến với sản phẩm của công ty. Như đối với sợi đơn kế hoạch năm 1997 sản xuất 7.514 tấn nhưng do nhu cầu của khách hàng tăng nên đã thực hiện sản xuất được 8.929 tấn vượt 18%. Sản phẩm may kế hoạch là 5.681.000cái nhưng thực tế sản xuất 6.339.000 cái vượt 11%, do nhận được nhiều đơn đặt hàng và tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chiếm 66% trong tổng số sản phẩm may. Năm 1998 tình hình sản xuất của công ty có thay đổi so với năm 1997 có xu hướng giảm. Đối với sợi đơn kế hoạch sản xuất 8.386 tấn nhưng thực tế 8.577 tấn vượt 2%. Sang năm 1999, công ty không những duy trì thị trường tiêu thụ truyền thống mà còn mở rộng được thị trường tiêu thụ mới. Đối với sợi đơn kế hoạch sản xuất 8.386 tấn, thực tế sản xuất được 8.827 tấn vượt 5%, sợi xe kế hoạch sản xuất 1.396 tấn , thực tế sản xuất 1554 tấn vượt 11%. Đối với sản phẩm khăn năm 1997-1998 thị trường giảm, do đó sản xuất bị giảm . Sở dĩ như vậy là do công ty dệt Hà Đông làm ăn kém hiệu quả dẫn tới mất uy tín của khách hàng, do công ty dệt Hà Đông mới sát nhập vào Công ty dệt may Hà Nội nên khách hàng chưa quen. Sang năm 1999 công ty đã có sự đầu tư nâng cao chất lượng, cải tiến về quản lý, đơn giản hoá các thủ tục, làm tốt công tác quảng cáo .. đã lấy lại lòng tin của khách hàng, dần dần chiếm lĩnh lại thị trường cũ và mở rộng được thêm thị trường mới Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan đã xuất khẩu được 6.846.000 cái. Nhìn chung, tình hình sản xuất mặt hàng ở Công ty dệt may Hà Nội là khả quan. Sản phẩm sợi có thị trường ổn định nên sản lượng sản xuất ra luôn vượt kế hoạch. Sản phẩm dệt kim do thị trường không ổn định, có nhiều biến động phần lớn là xuất khẩu( chiếm 80% sản lượng ),thị trường trong nước chưa chiếm lĩnh được nên sản lượng sản xuất ra lúc tăng lúc giảm không đều do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng nước ngoài. 2- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm qua: Tiêu thụ sản phẩm là vòng cuối cùng của chu kỳ chuyển vốn ở công ty, sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi công ty nhận tiền bán hàng ( hoặc người mua chấp nhận trả tiền). Để đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, trước hết dựa trên sự phân tích một số chỉ tiêu cơ bản sau: 2.1- Tình hình tiêu thụ về khối lượng mặt hàng: Qua biểu phân tích trên ta thấy thực hiện của công ty qua 3 năm đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch. Song so sánh doanh thu thực hiện với năm trước kế cận, có sự biến động: Biểu 5 - Tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt khối lượng mặt hàng (1995-1997) TT Chỉ tiêu ĐVT 1995 1996 1997 KH TH KH TH %/95 KH TH %/96 %/95 1 Doanh thu Tỷ đồng 292.1 395.0 335.36 362.75 91.8 369.0 375.8 103.6 95.13 2 Sản phẩm tiêu thụ - Sợi Tấn 8035 8300 6766 6988 84.0 7547 7799 111.6 93.96 - Dệt kim 1000 cái 4999 5112 5630 5888 115.0 4400 4650 78.9 93.6 - Khăn 1000 cái - - 4200 4253 - 5360 5561 130 - Doanh thu của năm 1996 và năm 1997 đều giảm so với doanh thu của năm 1995( Năm 1996 giảm sấp xỉ 8%, năm 1997 giảm sấp xỉ 5%). Doanh thu năm 1997 có tăng so với doanh thu năm 1996 nhưng mức tăng không đáng kể sấp xỉ 3%. Phân tích sản lượng hàng hoá tiêu thụ qua các năm nhận thấy: Sản lượng từng chủng loại hàng hoá so với kế hoạch trong năm và so với thực hiện năm trước tăng giảm thất thường so với năm 1995. Sản lượng sợi tiêu thụ giảm dần qua các năm, sản lượng dệt kim thì năm 1996 tiêu thụ nhiều nhất. Sản lượng khăn tiêu thụ có chiều hướng tăng lên. Lều bạt xuất khẩu cuối năm 1997 mới bắt đầu sản xuất cho nên tiêu thụ còn hạn chế. 2.2- Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt thời gian: Biểu 6: Sản lượng sợi tiêu thụ theo quý (1995-1997) Đơn vị: Tấn sợi Năm/ quý 1995 1996 1997 Tiêu thụ bình quân % so với tổng số I 1.245 1.048,2 1.169,9 1.154,4 15% II 1.660 1.397,6 1.559,8 1.539,1 20% III 2.905 2.445,8 2.729,7 2.693,5 35% IV 2.490 2.096,4 2.339,6 2.308,7 30% Tổng số 8.300 6.988 7.799 7.695,7 100% Biểu 7: Sản lượng dệt kim tiêu thụ theo quý(1995-1997) Đơn vị: 1000 cái Năm/ Quý 1995 1996 1997 Tiêu thụ bình quân % so với tổng số I 766,8 883 698 782,6 15% II 1.533,6 21.766 930 1.409,8 27% III 1.022,4 1.178 1.628 1.276 24.5% IV 1.789,2 2.061 1.395 1.748,4 33,5% Tổng số 5.112 5.888 4.650 5.216,8 100% Biểu 8: Doanh thu tiêu thụ theo quý Đơn vị: Triệu đồng Năm/ Quý 1995 1996 1997 Doanh thu bình quân % so với tổng số I 59.251 54.412 56.369 56.677 15% II 98.752 90.687 93.950 94.463 25% III 110.602 101.569 105.224 105.798 18% IV 126.402 104.559 120.256 117.072 32% Tổng số 395.007 362.748 375.799 374.010 100% Qua ba biểu(6+7+8) ta thấy sản lượng tiêu thụ sợi, dệt kim cũng như doanh thu các quý trong năm không đều. Sợi tiêu thụ nhiều vào hai quý cuối năm do sợi là nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho công nghệ dệt vải và xu hướng tiêu dùng vải cuối năm thường cao, do đó nhu cầu tiêu thụ sợi cao. Ngược lại, đối với sản phẩm dệt kim thì tiêu thụ nhiều vào quý II và quý IV, sở dĩ như vậy là do sản phẩm dệt kim (quần, áo dệt kim) là loại sản phẩm tiêu dùng, gắn liền với nhu cầu tiêu dùng của con người. Thông thường, vào nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc490.DOC
Tài liệu liên quan