Khi nền kinh tế nước ta phải đối mặt với những khó khăn to lớn: trong khi nhiều tiềm năng chưa được phát huy thì sản xuất trì trệ, đình đốn; đầu tư giảm mạnh; hoàng hóa khan hiếm; lạm phát ngày một gia tăng; nhiều lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm; đời sống của nhân dân không được cải thiện, thậm chí có mặt còn giảm sút; tình hình xã hội có nhiều diễn biến phức tạp; Nhìn một cách tổng thể khi đó nền kinh tế thiếu động lực phát triển; một bộ phận không nhỏ người lao động và cán bộ quản lý bộ phận không nhỏ người lao động và cán bộ quản lý không quan tâm tới việc phát triển sản xuất, kinh doanh, do vậy năng suất lao động vốn đã thấp lại càng giảm sút, làm cho nền kinh tế ngày càng suy thoái.
Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và giao cho Viện nhiệm vụ tổng kết tình hình thực tế, nghiên cứu lý luận, tìm ra những định hướng và giải pháp phá bỏ những cái lỗi thời của cơ chế quản lý cũ, xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và xu thế chung của thờ đại nhằm từng bước xoay chuyển tình thế, tạo ra động lực mới cho phát triển đất nước. Việc còn có nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung cao cấp của trung ương, tỉnh và huyện nhằm trang bị cho số cán bộ này những kiến thức mới về quản lý kinh tế và truyền đạt những tư tưởng mới của Đảng và nhà nước về đổi mới kinh tế và quản lý kinh tế.
Viện đã đưa ra những nghị quyết và những quyết định mang tính đột phá mạnh mẽ vào cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp và đã thực sự góp phần quan trọng tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ những năm mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, viện được chính phủ giao chủ trì xây dựng 6 dự án luật trình Quốc Hội xem xét và ban hành, đó là: Luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân; luật khuyến khích đầu tư trong nước; luật doanh nghiệp nhà nước; luật hợp tác xã; luật phá sản doanh nghiệp. Cùng với các Luật khác, những luật này góp phần vào việc hình thành và hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế tuy chỉ thực hiện đến năm 1990 nhưng đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Hơn 10000 cán bộ chủ chốt trong bộ máy nhà nước từ cấp trung ương đến cấp huyện, doanh nghiệp nhà nước và một số trường đại học, viện nghiên cứu khoa học đã đước bồi dưỡngnâng cao kiến thức tại trường quản lý kinh tế trung ương và tại Liên xô(cũ). Những tư tưởng cốt lõi của Lênin trong chính sách kinh tế mới và những tư tưởng đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế và quản lý kinh tế đã được đội ngũ cán bộ thống nhất nhân thức đúng đắn, sâu sắc. Kết quả này đã góp phần tạo ra những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới của đất nước ta.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo tổng hợp tại viện quản lý kinh tế trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nền kinh tế nước ta phải đối mặt với những khó khăn to lớn: trong khi nhiều tiềm năng chưa được phát huy thì sản xuất trì trệ, đình đốn; đầu tư giảm mạnh; hoàng hóa khan hiếm; lạm phát ngày một gia tăng; nhiều lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm; đời sống của nhân dân không được cải thiện, thậm chí có mặt còn giảm sút; tình hình xã hội có nhiều diễn biến phức tạp;… Nhìn một cách tổng thể khi đó nền kinh tế thiếu động lực phát triển; một bộ phận không nhỏ người lao động và cán bộ quản lý bộ phận không nhỏ người lao động và cán bộ quản lý không quan tâm tới việc phát triển sản xuất, kinh doanh, do vậy năng suất lao động vốn đã thấp lại càng giảm sút, làm cho nền kinh tế ngày càng suy thoái.
Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước đã quyết định thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và giao cho Viện nhiệm vụ tổng kết tình hình thực tế, nghiên cứu lý luận, tìm ra những định hướng và giải pháp phá bỏ những cái lỗi thời của cơ chế quản lý cũ, xây dựng cơ chế quản lý mới phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và xu thế chung của thờ đại nhằm từng bước xoay chuyển tình thế, tạo ra động lực mới cho phát triển đất nước. Việc còn có nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung cao cấp của trung ương, tỉnh và huyện nhằm trang bị cho số cán bộ này những kiến thức mới về quản lý kinh tế và truyền đạt những tư tưởng mới của Đảng và nhà nước về đổi mới kinh tế và quản lý kinh tế.
Viện đã đưa ra những nghị quyết và những quyết định mang tính đột phá mạnh mẽ vào cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp và đã thực sự góp phần quan trọng tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ những năm mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, viện được chính phủ giao chủ trì xây dựng 6 dự án luật trình Quốc Hội xem xét và ban hành, đó là: Luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân; luật khuyến khích đầu tư trong nước; luật doanh nghiệp nhà nước; luật hợp tác xã; luật phá sản doanh nghiệp. Cùng với các Luật khác, những luật này góp phần vào việc hình thành và hoàn thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế tuy chỉ thực hiện đến năm 1990 nhưng đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Hơn 10000 cán bộ chủ chốt trong bộ máy nhà nước từ cấp trung ương đến cấp huyện, doanh nghiệp nhà nước và một số trường đại học, viện nghiên cứu khoa học đã đước bồi dưỡngnâng cao kiến thức tại trường quản lý kinh tế trung ương và tại Liên xô(cũ). Những tư tưởng cốt lõi của Lênin trong chính sách kinh tế mới và những tư tưởng đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế và quản lý kinh tế đã được đội ngũ cán bộ thống nhất nhân thức đúng đắn, sâu sắc. Kết quả này đã góp phần tạo ra những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới của đất nước ta.
Lịch sử hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Viện quản lý kinh tế Trung ương.
Lịch sử hình thành của Viện.
Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng Đảng đã tập trung sức lãnh đạo khôi phục, cải tạo nền kinh tế và bắt đầu công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965 ). Thành tựu đạt được là rất to lớn, song từ cuối 1965 chiến tranh lan rộng ra miền Bắc đã buộc chúng ta phải chuyển hướng vừa phát triển kinh tế vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN, chi viện cho tiền tuyến lớn, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn, nhưng ngay từ giữa những năm 60 chúng ta đã nhận thấy những vướng mắc, trì trệ trong quản lý, đã bắt đầu phê phán phương thức tổ chức quản lý hành chính – cung cấp và đề ra nhiều phong trào như Ba xây, Ba chống, Cải tiến quản lý HTX nông nghiệp vòng I, vòng II,… Nhà nước cũng đã mời các chuyên gia cố vấn của CHDC Đức sang giúp đỡ, nhằm khắc phục các vướng mắc, trì trệ trong quản lý, song do những điều kiện khách quan và chủ quan, công cuộc cải cách kinh tế đã không đạt được tiến bộ mong muốn và cấp thiết. Sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, với khí thế phấn khởi hào hùng của cả dân tộc, cả nước bước vào XHCN với kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 – 1980 ), song chỉ một thời gian ngắn sau đó tình hình kinh tế lại lâm vào tình thế khó khăn, bế tắc. Do vậy nhiệm vụ nghiên cứu quản lý kinh tế đã được đặt ra.
Đại hội IV đã đề ra nhiệm vụ “… Tổ chức lại nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước, cải tiến phương thức quản lý kế hoạch hóa làm chính, kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế…”, “… thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế trong cả nước…”
Thực hiện chủ trương của Đại hội trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế, Trung ương Đảng và Chính phủ thấy cần thiết phải có một cơ quan riêng không bị cuốn hút vào công việc điều hành hàng ngày, chuyên nghiên cứu, nhận xét, đánh giá khách quan quá trình này và kiến nghị các biện pháp khả thi, hữu hiệu nhằm quản lý ngày một tốt hơn nền kinh tế. Từ yêu cầu đó, Trung ương Đảng và chính phủ đã lần lượt thành lập một số nhóm, tổ gồm những cán bộ biệt phái từ các Bộ, ngành, và sau này là Ban thư và Chính phủ. Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Chính phủ đã trực tiếp phụ trách các tổ chức nghiên cứu đó như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh…
Trước đòi hỏi ngày càng bức xúc của thực tiễn, yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu có luận cứ về phương thức quản lý kinh tế mới nên đã thúc đẩy việc chuyển Ban nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế thành Viện. Do đó, ngày 14 tháng 07 năm 1977 Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương khóa 4 ra Quyết định 209 – NQ – NS/TW thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế của Trung ương Đảng và Chính Phủ và cử đồng chí Nguyễn Văn Trâm làm viện trưởng, đồng chí Đoàn Trọng Truyến làm phó Viện trưởng. Tiếp theo ngày 10/11/1977 Ban bí thư ra Quyết định số 04 QĐ/TW quy định nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế công tác của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959, điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính Phủ và theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Quyết nghị số 215 – NQ/QHK6 ngày 17/4/1978 phê chuẩn việc thành lập Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cơ quan ngang Bộ của Hội đồng chính phủ.
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Viện.
Căn cứ vào quyết nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị định số 111 – CP ngày 18/5/1978 Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW. Theo đó, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW có các quyền hạn và nhiệm vụ chính sau:
Nghiên cứu hệ thống quản lý kinh tế XHCN trong cả nước, nhằm vào nhũng vấn đề chung và quan trọng nhất là: tổ chức lại nền sản xuất xã hội, cải tiến phương thức quản lý kinh tế lấy kế hoạch làm chính; kiện toàn bộ máy quản lý kinh tế.
Dự thảo các đề án về quản lý kinh tế có nội dung tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để trình Hội đồng Chính phủ.
Cộng tác với các Bộ, Tổng cục và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo một chương trình phân công và phối hợp chung.
Phát biểu ý kiến với Hội đồng Chính phủ về những đề án quản lý kinh tế do các Bộ, Tổng cục và địa phương trình ra Hội đồng Chính phủ.
Tổng kết thực tiễn quản lý kinh tế ở nước ta nghiên cứu vận dụng các quy luật kinh tế vào công cuộc xây dựng và quản lý kinh tế trong quá trình phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN; nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức và quản lý kinh tế của các nước XHCN anh em và các nước khác, xây dựng khoa học về quản lý kinh tế XHCN ở nước ta.
Tổ chức việc bồi dưỡng cán bộ cao cấp của Nhà nước về quản lý kinh tế; hướng dẫn các Viện, các trường bồi dưỡng cán bộ về quản lý kinh tế của các Bộ, các tỉnh và thành phố.
Thực hiện việc hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về công tác nghiên cứu quản lý kinh tế với các tổ chức hữu quan ở nước ngoài, theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và những quy định của Nhà nước.
Hướng dẫn, giúp đỡ về nội dung và phương pháp nghiên cứu đối với các tổ chức nghiên cứu quản lý kinh tế của các Bộ, Tổng cục và địa phương.
Quản lý tổ chức cán bộ, biên chế, kinh phí và tài sản của Viện theo chính sách và chế độ chung của Nhà nước.
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ trên, cơ cấu tổ chức của Viện theo Nghị đinh số 111 – CP gồm có:
Ban nghiên cứu tổng hợp.
Ban nghiên cứu quản lý công nghiệp(gồm cả xây dựng – giao thông vận tải).
Ban nghiên cứu quản lý nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi).
Ban nghiên cứu quản lý lưu thông phân phối
Ban quản lý bồi dưỡng cán bộ cao cấp.
Văn phòng,
Và hội đồng khoa học quản lý kinh tế làm chức năng tư vấn về khoa học quản lý kinh tế cho Viện trưởng.
Đến năm 1980, nhằm tạo thuận lợi cho việc thống nhất chỉ đạo, Ban bí thư Trung ương khóa IV đã Quyết định để Viện thôi trực thuộc Ban bí thư chỉ còn trực thuộc Chính phủ nhung chức năng nhiệm vụ của Viện giữa nguyên không thay đổi. Trong những năm qua lần lượt các đồng chí sau đây đã được cử vào các chức vụ Lãnh đạo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Các đồng chí Viện trưởng:
Nguyễn văn Trân ( 1978 – 1989 ).
Đoàn Duy Thành ( 1991 – 1992 ).
Đoàn Đỗ ( quyền Viện trưởng ) từ 1989 – 1991.
Lê Đăng Doanh (từ 1993).
Các đồng chí phó Viện trưởng:
Đoàn trọng Truyến ( Từ 1978 – 1981 ).
Đoàn Đỗ ( 1981 – 1989 ).
Dương bạch Liên ( 1982 – 1986 ).
Lê Đăng Doanh ( 1991 – 1993 ).
Nguyễn Văn Bích ( từ 1989).
Nguyễn Văn Huy ( 1991 – 1994 ).
Đặng Đức Đạm ( 1995 – 1998 ).
Trần Xuân Lịch ( từ 1998 ).
Lê Xuân Bá ( từ 1998).
Các đồng chí cố vấn cấp cao:
Nguyễn Chân.
Ngô Duy Cảo.
Trần Việt Phương
Ngày 27/10/1992 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 07 – CP giao cho Ủy ban Kế hoạch nhà nước ( nay là Bộ kế hoạch và Đầu tư) quản lý viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Đến ngày 29/11/1995, căn cứ vào Nghị định số 75 – CP ngày 1/11/1995 của Chính Phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 17 – BKH/TCCB (ngày 29/11/1995) quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW ( trong Bộ kế hoạch và Đầu tư).
Các chức năng, nhiệm vụ của Viện hiện nay được quy định là:
Dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với các đơn vị trong bộ, các ngành, các địa phương xây dựng các đề án chính sách kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hóa, các dự án luật, pháp lệnh và văn bản dưới luật thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế do Nhà nước giao, trên cơ sở tổng kết thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế trong nước, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý kinh tế tầm vĩ mô và vi mô.
Tổ chức nghiên cứu đề xuất và thí điểm áp dụng những cơ chế chính sách, mô hình tổ chức quản lý kinh tế mới, đáp ứng yêu cầu của thực tế kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận khoa học quản lý kinh tế, từng bước góp phần xây dựng chương trình cải cách kinh tế và phát triển khoa học kinh tế ở Việt Nam.
Hợp tác nghiên cứu với các tổ chức và cơ quan trong nước và ngoài nước trên lĩnh vực quản lý kinh tế; thực hiện công tác tư vấn về quản lý kinh tế và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ (kể cả trên đại học khi có điều kiện).
Tổ chức quan lý các hoạt động của Câu lạc bộ Giám đốc Trung ương và thực hiện những nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Cơ cấu tổ chức của Viện hiện nay bao gồm các phòng ban:
Ban nghiên cứu chính sách vĩ mô.
Ban nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp.
Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế.
Ban nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế nông thôn.
Ban nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế.
Hội đồng khoa học.
Ban nghiên cứu khoa học quản lý.
Trung tâm tư vấn, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý.
Tạp trí quản lý kinh tế.
Trung tâm thông tin và tư liệu.
Văn phòng viện.
Ngoài ra Viện còn trực tiếp quản lý hoạt động của Câu lạc bộ Giám đốc Trung ương.
Ban lãnh đạo của Viện hiện nay:
Viện trưởng: TS Đinh Văn Ân.
Các phó Viện trưởng: TS Lê Xuân Bá.
Trần xuân Lịch.
TS Nguyễn Xuân Trình.
Những hoạt động của Viện quản lý kinh tế Trung ương trong những năm qua.
Sự ra đời của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương là để đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp quản lý kinh tế ở nước ta; được thùa hưởng những kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu của các tổ chức tiền thân, gắn bó và bám sát cuộc sống đầy năng động của đất nước, biết tập hợp các lực lượng nghiên cứu trong nước và sớm tham gia vào quá trình hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia của các tổ chức quốc tế và nước ngoài, do đó Viện đã thực thi được nhiệm vụ Nhà nước giao và làm được một số việc rất cơ bản.
Những thành tựu của Viện đã đạt được trong các năm qua.
Do bám sát thực tế, tổng kết những sáng kiến tự phát từ cơ sở, kết hợp với tam khảo kinh nghiệm nước ngoài Viện đã mạnh dạn đề xuất sáng kiến “đổi mơi”. Điều này không phải do trình độ lý luận cao siêu hay một sáng tạo gì ghê gớm; chúng ta chỉ biết là không thể làm như cái cũ, không thể chấp nhận cái cũ phải “đổi mới”. Khái niệm “đổi mới” quản lý kinh tế đưa ra từ đó (11/1978). Mặt khác chúng ta cũng tiếp thu được thông tin từ bên ngoài, chủ yếu từ kinh nghiệm của Liên Xô, về thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP). Nội dung dự thảo đề cương “thực hiện một sự chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và quản lý kinh tế” đã thể hiện rất nhiều sự “đổi mới”. Và cũng chính Viện đã chủ động kiến nghị với Chính phủ và đước Thủ tướng chấp nhận chuẩn bị báo cáo trình ra Hội nghị lần thứ 6 của BCH TW (khóa IV), khởi đầu cho thời ký đổi mới kinh tế ở nước ta.
Được Đảng và Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu nhiều đề án lớn về đổi mới quản lý trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của các nghị quyết Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng ví dụ một số đề án quan trọng như: đề án của BCT khóa IV quyết định ra Nghị quyết 26- NQ/TW (1980) về công tác phân phối lưu thông; Quyết định 25,26-CP (1981) cụ thể hóa Nghị quyết TW 6 khóa IV (1979) về cải tiến quản lý xí nghiệp; Các đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI như đề án về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, cơ chế chính sách đối với khu vực ngoài quốc doanh để Bộ chính trị khóa VI ban hành Nghị quyết 10 và 16-NQ/TW (1988), đề án về đổi mới quản lý xí nghiệp quốc doanh để Chính phủ ban hành quyết định số 217-HĐBT, đề án về chính sách đối với kinh tế cá thể và doanh nghiệp tư nhân trong nông lâm, ngư nghiệp để Chính phủ ban hành Nghị định số 170-CP(1980) và 6 dự án Luật trình Quốc hội ban hành trong thời gian nhiệm kỳ Đại hội VII của Đảng. Ngoài ra còn có nhiều đề án khác mà Viện được giao chủ trì hoặc tham gia với cơ quan khác nghiên cứu trình cấp trên.
Sớm đề xuất với TW về việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế. Ngay trong bản “dự thảo đề án”(11/1978) Viện đã kiến nghị cần mở rộng kinh tế đối ngoại và coi kinh tế đối ngoại là bộ phận của đường lối kinh tế, là một nhân tố tạo cơ cấu kinh tế mới của nước ta, một cách tốt nhất để sớm phát huy lao động, tài nguyên đất, rừng, biển, thực hiện công nghiệp hóa. Tính toán kỹ dám dùng biện pháp cởi mở, mạnh bạo, tìm nhiều cách thu hút đầu tư từ ngoài phát triển nhiều hình thức hợp doanh và hợp tác, nhiều kiểu trao đổi kinh tế với nước ngoài. Xuất khẩu lao động tại chỗ bằng con đường gia công cho nước ngoài. Cho phép các nước ngaòi đặt các đại lý trên đất nước ta để bán sản phẩm công nghiệp, thiết bị, phụ tùng, vật tư cần thiết cho nền sản xuất nước ta. Chung vốn với nước ngoài để đầu tư xây dựng một số công trình công nghiệp thích hợp trên đất nước ta để cùng nhau chia sản phẩm, lợ nhuận… Việc hợp tác kinh tế khoa học – kỹ thuật của ta trước hết hướng vào khối SEV, vào các nước láng giềng, với các nước đang phát triển và các nước tư bản. Vừa tranh thủ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, vừa hợp tác giữa các đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, của nhân dân bằng nhiều con đường, phương thức khác nhau.
Đã đạt được kết quả nhất định trong công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ cán bộ trung cao cấp và cán bộ cơ sở trong cả nước. Thực chất của việc bồi dưỡng này không phải là nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ mà làm xoay chuyển tư duy của họ, trang bị một số quan điểm mới về quản lý kinh tế, một cách nhìn mới về hiện trạng kinh tế nước ta.
Trong các kiến nghị về đổi mới kinh tế và quản lý kinh tế Viện luôn bám sát đường lối của Đảng và coi trọng, đề cao các quy luật kinh tế khách quan, đặc biệt là quy luật giá trị. Tư tưởng nghiên cứu của Viện là coi trọng và chú ý đúng mức đến việc tìm tòi, sử dụng quy luật giá trị gắn với hiệu quả của các hoạt động kinh tế. Giá cả là vấn đề quan tâm đầu tiên trong các kiến nghị, do hệ thống giá của ta có nhiều điểm không sát với thực tiễn, phải cải cách nó một cách cơ bản để tiến tới hệ thống một giá biến động theo quan hệ cung-cầu. Trước mắt phải điều chỉnh và cải tiến chính sách giá cho phù hợp theo hướng làm cho giá cả sát với giá trị để thúc đẩy sản xuất và tăng năng suất; đẩy mạnh thu mua, nắm nguồn hàng, xuất khẩu; bớt bù lỗ, bớt gánh nặng cho ngân sách. Hỗ trợ cho lưu thông tiền tệ, giảm bội chi tiền mặt và lạm phát. Một vấn đề khó của nhiều nước trên thế giới cũng như của nước ta là xử lý vấn đề lạm phát. Ngay từ năm 1978 Viện đã nêu là phải đánh giá đúng tình hình lạm phát và có biện pháp chống lạm phát. Tuy nhiên do chưa hiểu thấu đáo nên chúng ta chưa tìm ra đước các biện pháp hữu hiệu để chống và đẩy lùi lạm phát. Chúng ta cũng thấy những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, cần phải có sự đổi mới, nếu không sẽ cản trở sự phát triển sản xuất và ổn định đời sống. Đồng thời Viện cũng thấy phải sớm đổi mới công tác kế hoạch hóa cả về nội dung và phương pháp, gắn kế hoạch với thị trường, sử dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ trong công tác kế hoạch hóa. Quyết đinh 25 – CP là kết quả dầu tiên của việc đưa kiến nghị đổi mới kế hoạch hóa vào cuộc sống của xí nghiệp công nghiệp.
Thấy rõ những bất hợp lý, lạc hậu, vênh váo của cơ cấu kinh tế, cùng những ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển của đất nước; Viện đã kiến nghị phải sắp xếp lại kinh tế, tập trung sức cho một số chương trình trọng điểm, rà soát, sắp xếp lại các cơ sở kinh tế quốc doanh dựa trên hiệu quả của sản xuất kinh doanh, nhưng việc làm này chưa đạt.
Sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, Viện cho rằng đã đến thời điểm cần phải luật pháp hóa các chủ trương, chính sáhc của Đảng và Nhà nước từng bước thành hệ thống luật pháp tạo môi trường cho các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển. Viện đã kiến nghị với Nhà nước và được giao chủ trì nghiên cứu soạn thảo để trình Quốc hội thông qua 6 luật đối với các tổ chức kinh tế.
Những hạn chế, chưa làm được, chưa nghĩ tới đầy đủ.
Ngày nay sau hơn 10 năm đổi mới với tư duy được đổi mới, khi cơ chế đã từng bước chuyển đổi theo hướng thị trường, khi cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến bước đầu, việc xem xét lại các việc làm vừa qua để thấy rõ mặt ưu điểm và khuyết điểm đã có nhiều căn cứ vả lý luận và thực tiễn. Chúng ta là người sống trong sự biến đổi của thời đại, nên suy nghĩ, việc làm cũng không thể tách biệt khỏi thời đại. Tuy đó không phải là lý do để biện minh cho những việc chưa làm được, hay suy nghĩ chưa đầy đủ nhưng chúng ta có thể nhìn lại mình một cách khách quan để xác định hướng đi cho tương lai.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng số một của Viện khi thành lập là: “nghiên cứu hệ thống quản lý kinh tế XHCN trong cả nước”, trong hơn 20 năm hoạt động Viện đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đóng góp với Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới quản lý kinh tế đất nước, song đến nay việc hình dung một cách có hệ thống, rõ rệt “hệ thống quản lý kinh tế XHCN” hay nói cách khác là hình thành một chiến lược quản lý lâu dài cho đất nước như thế nào cả về mặt lý luận và thực tiễn hiện vẫn đang là vấn đề còn bỏ ngỏ. Đây là nhiệm vụ nặng nề, rất khó khăn đòi hỏi đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học của các Viện lớn và cả nước trong đó có cán bộ của Viện phải có nhiều nỗ lực vượt bậc trong nghiên cứu, lấy nghiên cứu trong nước là chính kết hợp nghiên cứu nước ngoài. Và phải nghiên cứu các mô hình khác nhau, các học thuyết khác nhau… và có thời gian cần thiết mới có đóng góp xứng đáng. Từ khi Viện vào Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhiệm vụ này không được đặt ra rõ ràng. Tuy nhiên đây là việc lớn cần tiếp tục tập trung sức nghiên cứu mà Viện không nên thoái thác.
Trong quản lý kinh tế, nhất là quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường, các công cụ quản lý vĩ mô luôn đóng vai trò quan trọng mang tính công phạt lớn, song việc đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới ở nước ta để vận dụng, đặc biệt là vai trò, vị trí của các công cụ quản lý vĩ mô trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta là những công cụ gì, kế hoạch có là công cụ quan trọng số một hay không? Có phải là yếu tố tất yếu của cơ chế có ý nghĩa là “Có sự quản lý của Nhà nước”, bằng luật pháp, kế hoạch, hay chính sách? Sử dụng như thế nào đối với từng công cụ vẫn đang là những câu hỏi chưa có lời giải đầy đủ.
Viện đã có một số đóng góp trong quá trình đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước từ nhiều năm nay, song đến nay vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước là vấn đề gai gốc và có nhiều tranh cãi, vướng mắc cần phải được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn để có những lời giải có hiệu quả hơn.
Hiện tại và tương lai dài hơn đối với nền kinh tế nước ta, nông nghiệp, nông thôn vẫn đóng giữ vị thế quan trọng và chủ yếu cả về giá trị sản lượng trong thu nhập quốc nội và dân cư, lao động. Nhưng sau hơn 10 năm đổi mới nhiều vấn đề của nông nghiệp, nông thôn vẫn đang đặt ra, mô hình tổ chức sản xuất là gì? Hay nông trại,… Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn bằng cách gì? Bắt đầu từ đâu? Để đưa nông nghiệp nông thôn sang thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa… chung lại lĩnh vực quan trọng này cũng đang đặt ra khá nhiều vấn đề về quản lý đòi hỏi sự nghiên cứu công phu, nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn.
Trong lĩnh vực phân phối lưu thông tài chính – ngân hàng – giá … chưa được tổ chức nghiên cứu một cách cơ bản ở tầm chỉ đạo chung của nhà nước cũng như bản thân Viện chưa tập trung lực lượng để nghiên cứu, đồng thời năng lực nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế nhiều.
Ngay từ ngày bắt đầu khi mới thành lập Viện đã sớm nhận thức về vai trò, vị trí của việc phát triển kinh tế đối ngoại, về mở cửa nền kinh tế. Song việc nghiên cứu nó không được tiếp tục thường xuyên. Cho dù Bộ thương mại và các Viện kinh tế khác có nghiên cứu, nhưng dưới góc độ nghiên cứu cơ chế tổng thể quản lý nền kinh tế, Viện cần phải đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu lĩnh vực quan trọng này – một trong các lĩnh vực cốt tử của chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, cơ chế quản lý nào là thích hợp cần hội nhập? mà không mất tính tự chủ?
Chưa chú ý nghiên cứu bộ máy Nhà nước quản lý kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu này Nhà nước không giao cho Viện nghiên cứu. Nhưng với tư cách là một cơ quan nghiên cứu tham mưu tư vấn, nếu không chú ý đúng mức tới việc nghiên cứu bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế sẽ là một lỗ hổng cho dù trong những kiến nghị đầu tiên về đổi mới quản lý kinh tế, công tác tổ chức bộ máy và cán bộ chiếm vị trí mấu chốt trong các mấu chốt.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đã thu được kết quả nhất định, góp phần xây dựng và tạo lập cho đội ngũ cán bộ cách nhìn nhận, tư duy mới hơn trước về hiện trạng kinh tế của nước ta, chưa trạng bị cho đội ngũ này về đào tạo, bồi dưỡng quản lý cho đội ngũ cán bộ trung, cao cấp, mới chỉ dựa vào Liên Xô là chính; sau này có mở ra các tổ chức quốc tế và một số nước song lại thu hẹp phạm vi, đối tượng chủ yếu bồi dưỡng kiến thức cho các nhà doanh nghiệp.
Việc giải thể trường quản lý kinh tế Trung ương (1990) đã tạo ra một khoảng trống, nếu không nói là hẫng hụt, trong việc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng có hệ thống về kiến thức quản lý kinh tế cho đội ngũ cán bộ trung, cao cấp của nước ta. Về việc này trước khi vào Bộ kế hoạch và Đầu tư Viện có một số lần đưa ra đề án kiến nghị với Chính phủ tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng song không được chấp nhận, đến nay vẫn còn là khoảng trống trong lĩnh vực này.
Những bài học kinh nghiệm.
Sau những năm hoạt động, Viện đã có những việc đã làm được và chưa làm được. Nhưng từ đó có thể rút ra những bài học, những kết luận về sự thành công và chưa thành công.
Nghiên cứu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế là quá trình liên tục hoàn thiện nhất là trong điều kiện đang trong quá trình chuyển đổi, cần bám sát thực tiễn để tổng kết kinh nghiệm, thăm dò phản ứng kết quả để hoàn thiện nội dung, phương pháp và tính sát thực của kiến nghị. Do vậy có thể rút ra là không thể ngồi trong phòng kín để hoạch định các chính sách, chủ trương mà muốn nghiên cứu có kết quả phải gắn với thực tế, từ thực tiễn tổng kết, nâng cao nhưng phải có tư duy và kiến thức khoa học, phá vỡ một khâu trong vòng luẩn quẩn tư duy cũ, nếu không thì không thoát khỏi chủ nghĩa ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 582.doc