Báo cáo Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ phần hóa chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội

Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phát triển ngày với trình độ ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động kinh doanh của các DN ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động, đòi hỏi luật pháp và cá biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển. Trong xu hướng đó, kế toán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội. Để có thể quản lý hoạt động kinh doanh thì hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu. Đó là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhận hệ thống tổ chức thông tin, làm căn cứ để ra các quyết định kinh tế.

Là một sinh viên kế toán, em đã ý thức được tầm quan trọng của ngành học mình theo đuổi, trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường em đã được trang bị những kiến thức kinh tế xã hội và nhứng kiến thức chuyên ngành cần thiết. Tuy nhiên, để hoàn thiện nhứng kiến thưc đó và để có một cái nhìn thực tế thì thời gian thực tập tại Công ty là thực sự cần thiết, sau vài tuần được thực tập tại Công ty cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội, với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các cô chú và các anh chị em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp của mình.

Nội dung báo cáo gồm 3 phần:

Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tôt chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà nội.

Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần hóa chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội

Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần hóa chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội.

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty cổ phần hóa chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục phát triển ngày với trình độ ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động kinh doanh của các DN ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động, đòi hỏi luật pháp và cá biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển. Trong xu hướng đó, kế toán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền sản xuất xã hội. Để có thể quản lý hoạt động kinh doanh thì hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu. Đó là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhận hệ thống tổ chức thông tin, làm căn cứ để ra các quyết định kinh tế. Là một sinh viên kế toán, em đã ý thức được tầm quan trọng của ngành học mình theo đuổi, trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường em đã được trang bị những kiến thức kinh tế xã hội và nhứng kiến thức chuyên ngành cần thiết. Tuy nhiên, để hoàn thiện nhứng kiến thưc đó và để có một cái nhìn thực tế thì thời gian thực tập tại Công ty là thực sự cần thiết, sau vài tuần được thực tập tại Công ty cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội, với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các cô chú và các anh chị em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Nội dung báo cáo gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tôt chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà nội. Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần hóa chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần hóa chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Công ty cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà nội là doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các loại vật tư, hoá chất phục vụ ngành khoan, chuyên kinh doanh các loại phân bón cung cấp cho nông nghiệp. Công ty được thành lập ngày 01/07/2002 theo quyết định số 0103001186 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà nội. Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ CHẤT KHOÁNG SẢN VÀ XÂY DỰNG HÀ NỘI. Tên giao dịch quốc tế: HANOI CHEMICALS MINERALS AND CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: HACHECO.,JSC. Địa chỉ: 17/505 Trần Khát Chân – Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội. Văn Phòng Giao Dịch: Tại Hà Nội: 4/18 Huỳnh Thúc Kháng - Đống Đa – Hà Nội. Tại Miền Trung: 274 Bà Triệu – Đông Thọ - Thành phố Thanh Hoá. Tại Miền Nam: 1/A7 P3 Nguyễn Kiệm – Quận Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ: 22.000.000.000 ( Hai mươi hai tỷ đồng) Điện thoại: (84)37732795 Fax: (84) 37737146 Email: Hacheco@vnn.vn. Công ty Cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà nội về tổng quan là một công ty trẻ mới thành lập chưa lâu, những ngày đầu thành lập Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đội ngũ nhân viêu còn nhiều bỡ ngỡ trong thị trường kinh doanh mới mẻ. Bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2002, trong thời gian đầu mới thành lập công ty đã tự đi lên bằng đôi chân của mình, công ty đã oằn mình để theo kịp và tồn tại được trong điều kiện nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh chị em trong công ty đã cùng nhau quyết tâm khắc phục khó khăn, tiết kiệm mọi chi phí nhằm từng bước ổn định kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường. Chỉ sau hơn một năm đầu từ khi thành lập đến nay tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định và gặt hái được nhiều thành quả xứng đáng, tạo đủ công ăn việc làm cải thiện đời sống cho người lao động và một phần làm giàu thêm cho đất nước. Đặc biệt trong một hai năm gần đây cơn bão tài chính toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các quốc gia trên thế giới nhưng do có sự điều chỉnh kịp thời của nhà nước nên nhiều công ty trong đó có Công ty cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà nội đã tháo gỡ được bài toán khó về tài chính thời điểm quyết định sống còn của nhiều doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển của mình doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể: Tại Việt Nam, DN đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Bentonite phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu tại huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng. Đến nay DN đã phát triển thành công các sản phẩm Bentonite đạt tiêu chuẩn API SPEC 13A ( tiêu chuẩn của viện dầu lửa Mỹ) đã được khẳng định về uy tín và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm Bentinite của HACHECO rất cạnh tranh về giá cả và chất lượng vì vậy đáp ứng một giải pháp kinh tế và chất lượng cho yêu cầu trong các lĩnh vực. Nhờ việc phát triển các sản phẩm phục vụ xây dựng, DN đã được các nhà thầu tin tưởng, các dự án mà DN đã cung cấp là: + Tại miền Bắc: Cầu Yên Lệnh, Cầu Thanh Trì, Cầu vượt Nam Định, cầu Hiệp Thượng, cầu Vĩnh Tuy, Cầu Đông trỳ, Cầu Giẽ Ninh Bình… khu đô thị Nam Trung Yên, khu đô thị Mỹ Đình, Linh Đàm, Nam Thăng Long, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế, Toà Nhà Thông Tấn xã Việt Nam, Vincom, Khách sạn Năm Sao, Keangnam… + Tại miền Trung: Cầu Đà Rằng, Cầu vượt Đàm Thị Nại, Cầu Ba ra Đô Lương, Cầu Quảng Hải I, II, Đập Thoả Long, Cảng Vũng Áng, Cầu Cửa Việt… + Tại miền Nam: Các cây cầu thuộc tuyến đường Xuyên Á, Dự án Sài Gòn Trung Long, Cầu Nguyễn Văn Cừ, Cầu Đức Hoà, Cầu vượt Ngã Tư Ga, Cầu Trà Ôn, Cầu Cần Thơ, Cầu Hàm Luông, Các khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Toà nhà Tân Hồng Ngọc, Toà nhà Sacombank, Đại học Y Học TP Hồ Chí Minh, Fanancial Tower, Bitexco… Bên cạnh những thành tựu đáng kể về việc cung cấp vật tư hoá chất phục vụ ngành khoan và xây dựng thì DN còn được biết đến với cái tên quen thuộc là bạn của nhà nông, hiện nay Công ty đang kinh doanh các loại Phân, Đạm, Kaly, NPK, các sản phẩm nuôi tròng thuỷ hải sản, phân bón hữu cơ vi sinh… trong quá trình hoạt động Công ty luôn kết hợp với các nhà khoa học có uy tín của Trung ương và các tỉnh, các cơ quan, đơn vị chuyên môn để nghiên cứu, phát triển các sản phẩm do Công ty sản xuất với mục tiêu nâng cao giá trị sử dụng sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng và quý khách hàng. Với chủ trương xây dựng HACHECO thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực hoá chất khoáng sản và xây dựng của đất nước, chiến lược phát triển của Công ty bao gồm tất cả các vấn đề: Nhân sự, tài chính, sản xuất, kinh doanh…trong tương lai không xa DN sẽ tiếp tục mở rộng, phát triển hệ thống các chi nhánh, văn phòng đại diện, các kệnh phân phối sản phẩm trên phạm vi cả nước, đặc biệt là quan tâm hơn nữa đến việc sau bán hàng, hiện nay Công ty đã cử nhân viên kỹ thuật trực tiếp đến công trình kết hợp với các nhà thi công, các khách hàng hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho đến khi ổn định. Chính nhờ những nỗ lực phấn đấu hết mình trong sản xuất và kinh doanh mà trong năm 2005 DN đã đạt được Cờ thi đua do chính phủ nước Cộng hoà xã hội Việt Nam tặng. Dó vừa là phần thưởng vừa là niềm động viên khuyến khích để DN tiếp tục vững bước trên thương trường. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty * Chức năng: - DN nghiên cứu, phát triển, sản suất các loại hoá chất khoáng sản phục vụ cho ngành khoan và ngành xây dựng. - Mở rộng , phát triển hệ thống các chi nhánh, văn phòng đại diện, các kênh phân phối sản phẩm trên phạm vi cả nước nhằm phục vụ tốt nhất sự tin yêu của bà con nông dân nói riêng và khách hàng nói chung. - Trên cở sở đã bước đầu vươn ra thị trường nước ngoài, DN đã và đang tiếp tục tạo dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế thu hút ngoại tệ cho đất nước và góp phần hội nhập nền kinh tế Việt nam với nền kinh tế thế giới. * Nhiệm vụ - Giữ vững định hướng XHCN coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh và lựa chọn dự án đầu tư phát triển Công ty theo định hướng hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến. - Phát huy nguồn lực con người là cơ bản, bảo vệ quyền lợi người tiêu dung, tôn trọng lợi ích quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo an ninh quốc phòng. Kết hợp phát triển Công ty với phát triển vùng lãnh thổ để tranh thủ sự giúp đỡ của địa phương và nguồn lưc. - Công ty Cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà nội vó tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng. Công ty có nghĩa vụ và trách nhiệm trước bộ phận chủ quản cũng như các đối tác giao dịch về toán bộ hoạt động của mình, Công ty có thể tự đứng ra vay vốn, tự ký kết các hợp đồng kinh tế phát sinh giữa Công ty với các bên đối tác, xây dựng và thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. - Nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã, đa dạng hoá các mặt hàng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài nhằm thu hút ngoại tệ cho đất nước. - Đào tạo cán bộ co trình độ chuyên môn cao đặc biệt là trong việc nghiên cứu các hoá chất nhằm phục vụ lâu dài cho lợi ích của Công ty cũng như của đất nước. - Bên cạnh các hoạt động làm giàu cho DN thì cần chú ý đến các vấn đề thuộc văn hoá DN, chú ý đến lợi ích cộng đồng như: bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dung cũng như làm tốt các công tác xã hội. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Công ty Cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội là một DN vừa sản xuất vừa kinh doanh, các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là: + Sản xuất và kinh doanh các loại hoá chất khoáng sản phục vụ ngành khoan như khoan thăm dò khai thác dầu khí, khoan cọc nhồi cho các nhà cao tầng, khoan thăm dò địa chất, môi trường và cơ khí… trong đó có một số hoá chất DN tự sản xuất, một số loại DN nhập khẩu từ nước ngoài sau đó gia công tiếp, một số loại khác là DN nhập hoàn toàn. Sở dĩ như vậy vì DN còn gặp phải những khó khăn về nguồn vốn cũng như quy trình công nghệ và lực lượng lao động trí óc, chính vì lẽ đó, để đa dạng các sản phẩm của mình thì DN vẫn chấp nhận nhập từ bên ngoài. + Tư vấn thiết kế: Thiết kế kết cấu điện nước: Đối với công trình dân dụng, công nghiệp, nông nghiêp ( kho, lán, trại, trạm), thiết kế tổng mặt bằng xây dựng, kiến trúc công trình trang trí nội thất, ngoại thất: đối với công trình xây dựng dân dụng ( nhà ở, công trình công cộng, văn hoá, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, công nghiệp ( phần xây dựng bao che), nông nghiệp, lâm nghiệp. + Phân bón: Kinh doanh các loại phân bón sản xuất trong nước và các mặt hàng nhập khẩu nhằm phục vụ tốt nhất bà con nông dân. Trong những năm qua doanh số đạt được do việc kinh doanh buôn bán mang lại cho DN đang chiếm ưu thế vì vây trong những năm sắp tới DN ngoài việc mở rộng các kênh phân phối thì sẽ chú ý nhiểu hơn nữa trong việc phát triển các sản phẩm hoá chất phục vụ ngành khoan. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty Bentonite phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu là niềm tự hào của HACHECO, nhà máy sản xuât Bentonite được xây dựng tại tỉnh Lâm Đồng với dây chuyền máy móc hiện đại, quy trình công nghệ cao đã giúp cho sản phẩm này đạt tiêu chuẩn của Viện dầu lửa Mỹ. Bentonite bao gồm 3 loại với những tính năng nổi trội(bôi trơn mũi khoan; giảm mômen xoắn; làm đông cứng và đóng thành, lấp các hang hố, khe nứt trong lòng đất trong quá trình khoan cọc nhồi) do công nghệ sản xuất tuyệt vời mang lại đã được nhiều công trình lớn tín nhiệm. BENTONITE API – P100: Được sử dụng rộng rãi trong công nghệ khoan và xây dựng dân dụng nhằm kiểm soát độ nhớt, duy trì giữ vững kích thước, hạn chế tối đa sự sạt lở thành vách của lò khoan. BENTONITE API – P500: Được sử dụng rộng rãi trong công nghệ khoan và xây dựng dân dụng nhằm kiểm soát độ nhớt, duy trì giữ vững kích thước, hạn chế tối đa sự sạt lở thành vách của lò khoan, đặc biệt là trong khu vực có địa chất phức tạp BENTONITE API – P500 được xem như loại sản phẩm ưu việt dùng để thay thế hàng nhập ngoại. BENTONITE OCMA: Sử dụng làm dung dịch khoan là một khoáng chất đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn API, được sử dụng trong khu vực có địa chất không phức tạp. Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất BENTONITE( loại hoá chất điển hình của DN) NGUYÊN VẬT LIỆU: ĐÂT SÉT, ĐÁ… MÁY XAY, TRỘN MÁY LỌC MÁY LÀM KHÔ MÁY SÀNG ĐÓNG GÓI Đóng gói Quy trình tổ chức kinh doanh: ngoài việc sản xuất BENTONITE thì DN còn một nhiệm vụ hết sức quan trọng là: phân phối các sản phẩm của mình và 1 số sản phẩm kinh doanh khác đến tay người tiêu dùng Phụ trách kinh doanh có một Phó Giám Đốc trực tiếp chỉ huy công việc. Các phòng kế hoạch, phòng kinh doanh, phòng kế toán được tổ chức nhằm thực hiện tốt nhất các chiến lược kinh doanh của DN, với việc công cung cấp hoá chất ngành khoan thường phục vụ cho các công trình lớn, trong thời gian dài, địa điểm cụ thể nên khi nhận được dự án thì hàng hoá sẽ được vận chuyển đến địa điểm giao hàng. Còn với công việc kinh doanh phân bón thì quy trình tổ chức kéo dài hơn, từ khâu nhập sản phẩm, đến việc tổ chức các cửa hàng, các đại lý nhằm xây dựng kênh phân phối hiệu quả đem sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. 1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, một DN muốn tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi phải có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thật khoa học và hợp lý. Đó là nền tảng, là yếu tố quan trọng giúp DN tổ chức việc quản lý vốn cũng như quản lý con người, qua đó quyết định DN kinh doanh có hiệu quả hay không. Hacheco được tổ chức theo sự chuyên môn hoá cao để phù hợp với sự phát triển lớn mạnh và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. SƠ ĐỒ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội Phòng kế toán Ban giám đốc Hội đồng quản trị Phòng hành chính Phòng kế hoạch – kĩ thuật Phòng tư vấn - thiết kế Phòng kinh doanh xưởng sản xuất Văn phòng đại diện tại 3 miền Đại hội đồng cổ đông 1. Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, tất cả các cổ đông có thẩm quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức mỗi năm một lần. 2. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của Công ty bao gồm ba thành viên có nhiệm vụ hoạch định các chiến lược, các quyết sách đảm bảo cho sự phát triển của Công ty, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. 3. Ban giám đốc: bao gồm - Tổng giám đốc: đồng thời cũng là chủ tịch hội đồng quản trị, là người được giao trách nhiệm quản trị DN, có nhiệm vụ quản lý toàn diện: + Chỉ đạo công việc có liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ, kĩ thuật trong Công ty. + Chỉ đạo công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch về các mặt kinh doanh, kế toán tài chính, đời sống xã hội, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, tổ chức sản xuất theo chỉ đạo của Công ty. + Xây dựng mô hình tổ chức của Công ty phù hợp với yêu cầu sản xuât kinh doanh. + Chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm và công tác tuyển chọn đào tạo công nhân. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản vật tư, tiền vốn, lao động. + Chỉ đạo các mặt ngoại giao, nhập hang, tiêu thụ sản phẩm, kí kết và chỉ đạo thực hiệ các hợp đồng mua và bán hàng hoá. + Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin, các nội quy trong Công ty. + Thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động theo bộ luật lao động. Tổ chức đào tạo tuyển dụng và bồi dưỡng nghề nghiệp theo yêu cẩu và tính chất của công việc. - Phó giám đốc điều hành: Là người điều hành công tác đời sống, hành chính của Công ty và nhận uỷ quyền của tổng giám đốc, trực tiếp giải quyết các công việc trong phần hành được tổng giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về những công việc được giao. + Hướng dẫn, kiểm tra trưởng các phòng, ban chức năng của Công ty về các lĩnh vực chuyên môn mà được tổng giám đốc phân công phụ trách đồng thời là người quyết định cuối cùng về các biện pháp chuyên môn đó + Thay mặt tổng giám đốc điều hành các công việc chung khi tổng giám đốc, ký ban hành một số văn bản thuộc thẩm quyền của tổng giám đốc khi tổng giám đốc ủy quyền hoặc đi vắng. - Phó giám đốc kinh doanh: Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị trường, đề ra các kế hoạch bán hàng, tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu, phó giám đốc kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về nhiệm vụ được giao. 4. Các phòng ban chức năng - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức công tác quản lý tài chính kế toán của Công ty theo quy định vủa nhà nước, lập kế hoạch giá thành sản phẩm, giám sát, kiểm tra việc tính giá thành sản phẩm, tỷ giá xuất nhập khẩu và các định mức trong sản xuất, thanh toán và báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định. Phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính trong sản xuất, kinh doanh từ đó tham mưu cho giám đốc về hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và các hoạt động của Công ty. - Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ quản lý lao động trong toàn Công ty, tổ chức nhân sự: tuyển dụng, sắp xếp nhân sự, biên tập định mức lao động, quản lý quỹ tiền lương, đào tạo nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên và công tác quản lý hành chính trong toàn Công ty. Quản lý trực tiếp các thiết bị hành chính, thảo, lưu, chuyển công văn giấy tờ. Quản lý trực tiếp công tác tổ chức hành chính văn phòng trong toàn Công ty, triển khai, thực hiện các chế độ chính sách, xây dựng mức tiền lương chung của Công ty, theo dõi quản lý, thực hiện các nghiệp vụ về chính sách cho người lao động, tổ chức, sắp xếp các cuộc họp, hội nghị lớn của Công ty. - Phòng kế hoạch – kĩ thuật: Biên tập kế hoạch nhập hàng và tiêu thụ, kinh doanh, kế hoạch giá vốn tháng, quý, năm, đôn đốc các phòng ban chức năng và thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu tiêu thụ sản phẩm, lên kế hoạch sản xuất, nghiên cứu nâng cao dây chuyền công nghệ cải tiến sản phẩm. - Phòng kinh doanh: Chiếm đa số là các nhân viên trẻ, năng động có nhiệm vụ đi khai thác thị trường tiêu thụ hàng hoá và tình hình kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, cũng như nắm bắt về thị trường hiện taị và tương lai. - Phòng tư vấn thiết kế: Bao gồm nhiều kĩ sư lành nghề đã từng tham gia nhiều dự án mà DN cung cấp, bên cạnh đó là các kĩ sư trẻ nhiều triển vọng, nhiệt tình, say mê học hỏi, trực tiếp tư vấn thiết kế nội thất và ngoại thất cho các công trình. - Xưởng sản xuất: Đặt tại tỉnh Lâm Đồng, thực hiện công tác sản xuất sản phẩm theo kế hoạch mà công ty đã giao. Đảm bảo đúng chất lượng sản phẩm, tiến độ công việc, đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất. - Các văn phòng đại diện tại ba miền Bắc, Trung, Nam: Là cầu nối giữa khách hàng và DN, nhờ vào việc tổ chức tốt các văn phòng đại diện đã làm cho DN phát triển thêm các kênh phân phối, mở rộng thị trường trên cả ba miền, từ đó tạo đà cho việc tăng doanh số bán hang của DN giúp cho DN không ngừng lớn mạnh, được khách hang khắp mọi miền tổ quốc biết đến. 1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng Doanh thu 38,658,239,000 90,985,643,000 150,000,965,000 2. Tổng chi phí. 29,771,647040 61,932,238,660 115,178,403,200 3. Lợi nhuận sau thuế. 8,886,591,961 29,053,404,346 34,822,561,799 4. Tổng tài sản 33,450,000,000 42,977,970,007 57,088,372,794 5. Tổng lao động 98 149 177 6. Thu nhập bình quân 800,000- 3,000,000 1,200,000-3,500,000 1,500,000-4,000,000 Nhận xét: Xuyên xuốt qua các năm kêt từ ngày thành lập Công ty kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng khả quan, đặc biệt là trong 3 năm 2006, 2007, 2008, các chỉ tiêu kinh tế tương đối tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng đều cụ thể như sau: Năm 2007 Doanh thu tăng lên 52,327,404,000 Đ so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng 135%, doanh thu năm 2008 đạt được còn khả quan hơn, tăng 59,015,322,000 Đ tương ứng với tốc độ tăng 64,86%. Trong năm 2008 tuy tốc độ tăng có thấp hơn nhưng về tuyệt đối vẫn đảm bảo mức tăng cao hơn so với năm 2007. Trong điều kiện suy thoái kinh tế, DN phải chịu sức ép lớn từ thị trường thì việc tăng doanh thu như kết quả trên là một cố gắng lớn của DN. Chi phí cũng tăng đều qua các năm tuy nhiên doanh thu tăng lên vẫn đủ bù đắp cho chi phí chính vì thế mà mức lợi nhuận sau thuế vẫn đảm bảo không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2007 lợi nhuận tăng 20,166,812,380 tương ứng với tốc độ tăng 69,41%, năm 2008 lợi nhuận tăng 5,769,157,450 tương ứng với tốc độ tăng 19,86 % so với năm 2007. Chi phí tăng lên khá cao qua các năm phải kể đến chi phí tiền lương của DN, số lượng công nhân viên tăng qua các năm, tuy nhiên mức tiền lương không ngừng được cải thiện, mức tiền lương tối thiểu là cao so với các DN khác. Việc này thể hiện sự chăm lo cho đời sống của nhân viên cũng là hình thức động viên tinh thần làm việc cho anh em trong tập thể đơn vị. Mức tài sản toàn đơn vị tăng lên rõ rệt qua các năm, trong đó có một tỷ trọng lớn giành cho việc trang trải, cải thiện cơ sở vật chất: xưởng sản xuất, trụ sở chính, văn phòng đại diện. Trong chiếm lược phát triển của mình, DN sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng xưởng sản xuất, nâng cao dây truyền công nghệ và mở thêm các văn phòng đại diện tai Nghệ an, Đồng Tháp và Cần Thơ. Xét về tổng thể hoạt động của Công ty trong ba năm qua là tương đối tốt, đặc biệt là năm 2008 đã vượt qua được cơn bão khúng hoảng và giành được mức lợi nhuận sau thuế khả quan. Công ty nên duy trì sự phát triển và phát huy sự tăng trưởng ở hoạt động kinh doanh chính nhưng cũng cần củng cố các hoạt động kinh doanh khác để tăng cao hơn nữa lợi nhuận cho Công ty. PHẦN 2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Công ty cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội là một DN hoạt động trên quy mô bình thường, có mạng lưới các đại lý, của hàng, văn phòng giao dịch trải dài trên các vùng miền đất nước. Để quản lý và giám sát một cách có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị thì bộ máy kế toán phải được thiết kế một cách phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty cũng như không trái với chế độ hiện hành, Công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán mang tính tập trung vừa phù hợp với quy mô lại đảm bảo quản lý chặt chẽ Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành Phòng Kế Toán, đứng đầu là kế toán trưởng. Phòng Kế Toán có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của công ty. Để phù hợp vớí nhu cầu quản lý, bộ máy kế toán của công ty cũng phân thành các phần hành riêng biệt, mỗi một phần hành đảm nhiệm những chức năng nhiệm vụ riêng, vừa hoạt động và chịu trách nhiệm độc lập, vừa phối hợp liên kết tạo thành các mắt xích trong sự vận hành của “guồng máy kế toán”. Mô hình tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội được minh hoạ qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần hoá chất khoáng sản và xây dựng Hà Nội Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán ngân hàng Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán tiền lương Thủ quỹ Trong đó: Kế toán trưởng: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và cấp trên về công tác kế toán của đơn vị. Tổ chức, kiểm tra công tác kế toán, phân công, bố trí công việc cho các nhân viên kế toán của Công ty. Kế toán tổng hợp: Chức năng chính là tổng hợp các thông tin từ nhân viên kế toán các phần hành để lên bảng cân đối kế toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán tổng hợp còn phụ trách việc kê khai thuế hàng tháng cũng như quyết toán thuế cuối năm, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, việc tính và trích khấu hao TSCĐ. Theo dõi, tập hợp chi phí xây dựng cơ bản dở dang và kết chuyển chi phí khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Kế toán vật tư: Theo dõi, hạch toán việc nhập-xuất kho vật tư sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Lựa chọn phương pháp tính giá vật tư và hình thức ghi sổ phù hợp. Thường xuyên đối chiếu số liệu với các bộ phận liên quan. Từ đó theo dõi quá trình sản xuất, tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm và phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo quy định hạch toán của công ty. Kế toán ngân hàng: Thực hiện các hoạt động liên quan đến ngân hàng như: làm thủ tục vay vốn, theo dõi lãi vay; theo dõi các giao dịch phát sinh trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và nhập sổ phụ vào phần mềm kế toán khi có phát sinh. Kế toán thanh toán: Cùng với kế toán trưởng kiểm tra các chứng từ thanh toán. Theo dõi tình hình thanh toán các khoản thu chi hàng ngày, Lập phiếu thu, phiếu chi. Kế toán công nợ: Theo dõi, kiểm tra, đốc thúc các khoản công nợ phải thu-phải trả, các khoản công nợ tạm ứng. Đề xuất với lãnh đạo các biện pháp thu hồi công nợ cũng như thanh toán thích hợp. Kế toán t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc757.doc
Tài liệu liên quan