Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Trong mấy năm gần đây, kinh tế thành phố Hà Nội phát triển có lợi cho hoạt động của ngân hàng. GDP tăng 10,13% cao hơn so với mức tăng bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế có những chuyển dịch rõ nét, sản xuất công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh, các nguồn vốn đầu tư được huy động tốt hơn, tiến độ các công trình trọng điểm, các dự án xây dựng hạ tầng đô thị được đẩy mạnh. Tuy nhiên trên nền sáng đó vẫn còn những vấn đề như: hoạt động xuất khẩu thành phố khó khăn do giá cả xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng gay gắt; nhiều doanh nghiệp chưa chủ động chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, giá thành các sản phẩm làm ra còn cao, chất lượng một số sản phẩm còn hạn chế nên chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cũng trong năm qua, môi trường pháp lý liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng tiếp tục được hoàn thiện phù hợp hơn với tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong bối cảnh nhìn chung là thuận lợi đó, các tổ chức tín dụng ở Hà Nội tích cực mở rộng quy mô hoạt động, cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ tài chính, chào mời nhiều tiện ích mới cho khách hàng, mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch để tiếp cận khách hàng một cách tốt hơn. Hoà chung vào xu thế đó, ngày 12/03/2001 Chủ tịch Hội đồng quản trị vụ việc đã ra quyết định số 48/NHNo/QĐHĐQT thành lập chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Nam Hà Nội trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong mấy năm gần đây, kinh tế thành phố Hà Nội phát triển có lợi cho hoạt động của ngân hàng. GDP tăng 10,13% cao hơn so với mức tăng bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế có những chuyển dịch rõ nét, sản xuất công nghiệp và xây dựng phát triển mạnh, các nguồn vốn đầu tư được huy động tốt hơn, tiến độ các công trình trọng điểm, các dự án xây dựng hạ tầng đô thị được đẩy mạnh. Tuy nhiên trên nền sáng đó vẫn còn những vấn đề như: hoạt động xuất khẩu thành phố khó khăn do giá cả xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng gay gắt; nhiều doanh nghiệp chưa chủ động chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, giá thành các sản phẩm làm ra còn cao, chất lượng một số sản phẩm còn hạn chế nên chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cũng trong năm qua, môi trường pháp lý liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng tiếp tục được hoàn thiện phù hợp hơn với tiến trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Trong bối cảnh nhìn chung là thuận lợi đó, các tổ chức tín dụng ở Hà Nội tích cực mở rộng quy mô hoạt động, cố gắng đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ tài chính, chào mời nhiều tiện ích mới cho khách hàng, mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch để tiếp cận khách hàng một cách tốt hơn. Hoà chung vào xu thế đó, ngày 12/03/2001 Chủ tịch Hội đồng quản trị vụ việc đã ra quyết định số 48/NHNo/QĐHĐQT thành lập chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Nam Hà Nội trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Chương I Giới thiệu tổng quan về NHNo&PTNT Nam Hà Nội 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Ngày 20/03/1988 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh trong đó có ngân hàng phát triển nông nghiệp (NHPTNo). Ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành lập năm 1963; ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam – tiền thân là ngân hàng kiến thiết thành lập từ năm 1957 đã hình thành hệ thống từ trước; với nghị định 53/HĐBT, 2 ngân hàng này trở thành chuyên doanh độc lập: ngân hàng ngoại thương trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngân hàng đầu tư và xây dựng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, 2 ngân hàng chuyên doanh mới là ngân hàng công thương Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp và NHPTNo hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. NHPTNo ra đời trong bối cảnh kinh tế xã hội hết sức khó khăn. Vào những năm 80 do hậu quả của hơn 30 năm chiến tranh, chính sách cấm vận của Mỹ và đóng cửa biên giới của Trung Quốc từ 1979 cùng với cơ chế kinh tế tập trung bao cấp, nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng. Năm 1990 là năm đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới của ngân hàng. Tháng 5/1990 hai pháp lệnh ngân hàng ra đời khẳng định hệ thống ngân hàng 2 cấp. Ngân hàng nhà nước với chức năng ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, là ngân hàng phát hành đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường trong khuân khổ pháp luật. Ngày 14/11/1990 chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng chính phủ) ký quyết định 400/CT thành lập ngân hàng nông nghiệp (NHNo) Việt Nam thay thế NHPTNo Việt Nam. NHNo là ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân hoạt động kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật. Ngày 15/11/1996 được Thủ tướng chính phủ uỷ quyền, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên NHNo Việt Nam thành NHNo&PTNT Việt Nam. Đây là dấu ấn lịch sử quan trọng. NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới ngoài chức năng một ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ hải sản…góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. NHNo&PTNT Việt Nam được khẳng định là ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Từ ngày được thành lập, mạng lưới chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam được phát triển nhanh chóng, nhưng chủ yếu mới tập trung phát triển ở vùng nông thôn. Việc phát triển các chi nhánh đủ mạnh ở các địa bàn thành thị nhất là trong 2 đô thị lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn rất chậm. Đến cuối năm 2000 mạng lưới của NHNo&PTNT Việt Nam đã phát triển đến 1.282 chi nhánh, nhưng mới chỉ có 81 chi nhánh tại các thành phố, thị xã. Tại địa bàn quận Thanh Xuân – Hà Nội với diện tích 913,2 ha với 39.142 hộ nhân khẩu, là quận mới thành lập nhưng đã có nhiều cơ sơ kinh tế lớn như: nhà máy cao su sao vàng, thuốc lá Thăng Long, xà phòng Đaso, Tổng công ty sông Đà…là quận đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trong khi đã có 1 cơ sở vất chất đang xây dựng tại C3 Phương Liệt nhưng chưa có một cơ sở ngân hàng tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế địa bàn cho trước mắt và tương lai. Chính vì vậy, ngày 12/03/2001 Chủ tịch Hội đồng quản trị vụ việc ra quyết định số 48/NHNo/QĐHĐQT thành lập chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Ngày 08/05/2001 chi nhánh tổ chức buổi khai trương đI vào hoạt động ngay tại tầng một trụ sở C3 Phương Liệt. Việc khai trương hoạt động của chi nhánh không chỉ góp phần phát triển kinh tế của địa bàn Hà Nội, khai thác khả năng nguồn vốn nội lực tại các đô thị lớn phục vụ nhu cầu lớn do sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn mà còn góp phần cảI tạo bộ mặt văn hoá xã hội của địa bàn. Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là một trong những chi nhánh cấp 1 đầu tiên tại các đô thị lớn được thành lập theo quyết định của ban lãnh đạo mới NHNo&PTNT Việt Nam. Là đơn vị đầu tiên làm việc tại nhà C3 Phương Liệt, một căn nhà đã tiến hành xây dựng gần 10 năm cho đến thời đIểm đó vẫn chưa hoàn thiện. Ngay từ ngày đầu thành lập, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã được chỉ định thực hiện thí đIểm hệ thống ngân hàng bán lẻ và chương trình giao dịch một cửa, đây là mô hình giao dịch của một ngân hàng hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng, phù hợp với chủ trương cải tiến đơn giản hoá thủ tục hành chính của đất nước. Từ khi mới đi vào hoạt động, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã xác định công tác huy động vốn được đưa lên hàng đầu. Do vậy, chi nhánh đã tăng cường hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo trên báo chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng của các phường xung quanh nơi chi nhánh đóng trụ sở. Tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút các nguồn vốn lớn, rẻ ở các đơn vị tổ chức kinh tế trong và ngoài địa bàn, góp phần tăng trưởng nguồn vốn để NHNo&PTNT Việt Nam điều hoà cho các chi nhánh khác đầu tư thực hiện chỉ tiêu kế hoạch chung toàn ngành và các chương trình đầu tư của Chính phủ. Bên cạnh việc tập trung thu hút các nguồn vốn lớn trong các doanh nghiệp, chi nhánh đã chú trọng cả việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ tầng lớp dân cư bằng cách tổ chức khuyến mại tặng quà cho khách hàng có số tiền gửi tiết kiệm lớn… Chi nhánh có trụ sở khang trang bề thế, địa bàn hoạt động và cơ sở vật chất ban đầu tương đối thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại với nhiệm vụ chính là khai thác khu vực phía Nam của thành phố Hà Nội. 1.2. Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. Mặc dù mới ra đời được gần 3 năm nhưng chi nhánh đã mở được 2 chi nhánh cấp 2 loại V, 4 phòng giao dịch và 2 bàn giao dịch trực thuộc phòng giao dịch. Năm 2004 chi nhánh có kế hoạch mở tiếp từ 1 đến 2 phòng giao dịch trong nội thành Hà Nội, nâng cấp 1 chi nhánh cấp 2 loại V lên thành chi nhánh cấp 2 loại IV và nâng cấp tiếp phòng giao dịch số 3 Chùa Bộc lên chi nhánh cấp 2 loại V. Tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh đến 31/12/2003 là 99 cán bộ trong đó có 21 cán bộ quản lý, 22 cán bộ tín dụng (kể cả cán bộ làm công tác thông kê kế hoạch và thẩm định), 20 cán bộ kế toán ngân quỹ, 7 cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế còn lại là các cán bộ làm việc tại các phòng khác. Tổng số cán bộ trên được sắp xếp theo cơ cấu các phòng như sau: Ban lãnh đạo: 4 cán bộ Phòng kế hoạch kinh doanh: 10 cán bộ Phòng kế toán ngân quỹ: 20 cán bộ Phòng thẩm định: 4 cán bộ Phòng thanh toán quốc tế: 8 cán bộ Phòng hành chính nhân sự: 9 cán bộ Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: 5 cán bộ Chi nhánh Tây Đô: 7 cán bộ Chi nhánh Giảng Võ: 11 cán bộ Phòng giao dịch số 2: 4 cán bộ Phòng giao dịch số 3: 8 cán bộ Phòng giao dịch số 4: 5 cán bộ Phòng giao dịch số 5: 4 cán bộ Giám đốc Phó GĐ I Phó GĐ II Phó GĐ III Thẩm Định KH - KD KT - NQ HC - NS TTQT KT-KT Nội Bộ Chi Nhánh Cấp 2 Phòng Giao Dịch Về trình độ chuyên môn, chi nhánh có 2 tiến sỹ, 4 thạc sỹ, 60 đại học (trong đó có 3 đồng chí đang học trên đại học), 2 cao đẳng, 1 cao cấp ngân hàng và 13 trung cấp, 10 cán bộ trung, sơ cấp, học nghiệp vụ khác và chưa qua đào tạo (trong đó có 6 cán bộ đang học tại chức). Sơ đồ Tổ chức của NHNo&PTNT Nam Hà Nội 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong chi nhánh. 1.3.1. Trong ban lãnh đạo phân công rõ người rõ việc, cụ thể - Đ/c Nguyễn Văn Dương, Giám đốc: phụ trách chung và trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, kiểm tra – kiểm toán nội bộ, chiến lược kinh doanh. - Đ/c Mai Thị Hồng Tâm, Phó giám đốc: phụ trách công tác kế toán ngân quỹ và hành chính. - Đ/c Đặng Văn Thái, Phó giám đôc: phụ trách kế hoạch kinh doanh và thẩm định. - Đ/c Phạm Thị Bích Lương, Phó giám đốc: phụ trách thanh toán quốc tế. 1.3.2. Phòng hành chính nhân sự: Chức năng: Phòng hành chính nhân sự thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là đơn vị thuộc bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ tại Hội sở, có chức năng: - Tham mưu cho Ban giám đốc về: chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ … - Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, công tác hậu cần trong chi nhánh - Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng trong chi nhánh. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ hành chính: - Dự thảo quy định, nội quy về quản lý lao động, tài sản cố định, công cụ lao động, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự, nội quy của cơ quan. - Tư vấn pháp luật trong việc thực thi các nhiệm vụ về ký kết hợp đồng tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến con người và tài sản của chi nhánh theo sự uỷ quyền của giám đốc. - Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. - Quản lý sử dụng con dấu, lưu trữ văn bản theo đúng quy định của pháp luật. - Tiếp nhận, luân chuyển giấy tờ, công văn, ấn phẩm đi, đến đúng địa chỉ tuân thủ mọi thủ tục về quản lý hành chính văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. - Thực hiện theo dõi quản lý các tài sản tại Hội sở chính về hiện vật, hiện trạng của tài sản, phối hợp với phòng kế toán – ngân quĩ thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý và công tác kiểm kê tài sản. - Tổ chức quản lý, sử dụng phương tiện giao thông theo đúng quy định - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động. - Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban giám đốc. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ đối với cán bộ nhân viên. Nhiệm vụ tổ chức cán bộ và đào tạo: - Xây dựng chiến lược đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực của chi nhánh bao gồm kế hoạch ngắn hạn, dài hạn đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. - Đề xuất bố trí nguồn nhân lực của chi nhánh vào các phòng hợp lý, có hiệu quả. - Đề xuất các biện pháp quản lý lao động, khuyến khích lao động như: định mức lao động, khoán quỹ tiền lương theo cơ chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. - Đề xuất hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và nghành ngân hàng trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. - Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh, hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ nghỉ chế độ theo quy định chung của nhà nước và của ngành ngân hàng. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. - Thực hiện công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng thanh toán quốc tế. Chức năng: Phòng thanh toán quốc tế thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ tại Hội sở có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược phát triển, theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các sản phẩm, dịch vụ: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại trên địa bàn. Xây dung chiến lược phát triển các sản phẩm, dịch vụ như: kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của chi nhánh trong từng thời kỳ - Tổ chức kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam. - Đầu mối đề xuất triển khai các sản phẩm dịch vụ như: thanh toán thẻ, thanh toán séc du lịch, chuyển tiền nhanh… - Đầu mối tổ chức thực hiện các dự án uỷ thác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài… - Thực hiện thẩm định, thiết lập hồ sơ đối với khách hàng mở L/C bằng vốn tự có, kỹ quỹ 100%. - Thực hiện nhiệm vụ tiếp thị khách hàng (kể cả khách hàng về nguồn vốn) để không ngừng mổ rộng kinh doanh. - Hướng dẫn và kiểm tra, đào tạo nghiệp vụ theo chuyên đề. - Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất; báo cáo chuyên đề hàng quý, hàng năm theo quy định. - Tổ chức theo dõi, bảo quản lưu trữ hồ sơ theo quy định của ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc giao. Mối quan hệ với các phòng trong chi nhánh: Đối với tổ kiểm tra kiểm toán: Trên cơ sở văn bản nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp với cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm toán nộ bộ để kịp thời phát hiện và tự sửa sai nhằm thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản. Đối với phòng kế toán ngân quỹ: Trên cơ sở văn bản nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp với phòng kế toán ngân quỹ để thực hiện tốt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế tổ chức theo dõi, hạch toán kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đối với phòng hành chính nhân sự: Phối kết hợp với phòng hành chính nhân sự để quản lý chặt chẽ toàn bộ tài sản được trực tiếp giao quản lý sử dụng, tiếp đón khách khi đến làm việc tại chi nhánh… Đối với phòng kế hoạch – kinh doanh, phòng thẩm định: Phối kết hợp với phòng kế hoạch – kinh doanh, phòng thẩm định thiết lập hồ sơ, thẩm định phương án vay vốn ngoại tệ, bảo lãnh, vay vốn mở L/C của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi đúng hạn. Thông báo kịp thời nhu cầu, khả năng đáp ứng ngoại tệ để chủ động trong thanh toán quốc tế… 1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán – ngân quỹ. Chức năng: Phòng kế toán – ngân quỹ thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là một đơn vị nghiệp vụ tại Hội sở có chức năng: - Tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ chức quản lý về tài chính, kế toán, ngân quỹ trong chi nhánh. - Trực tiếp triển khai thực hiện các nghiệp vụ về tài chính, kế toán, ngân quỹ như công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán, ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí xác định kết quả hoạt động của chi nhánh. Trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học trong toàn chi nhánh. - Thực hiện hướng dẫn và kiểm tra chuyên đề tài chính, kế toán, ngân quỹ đối với các đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của Ban giám đốc. Nhiệm vụ: - Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và quy định về hạch toán kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt. - Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, kế hoạch tiền lương của chi nhánh trình NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt. - Quản lý, giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại chi nhánh. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định. - Tổ chức công tác thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. - Quản lý việc sử dụng thiết bị tin học, định kỳ tổ chức bảo dưỡng máy móc, thiết bị tin học. - Nghiên cứu, tổ chức triển khai việc ứng dụng công nghệ tin học, công tác đIện toán, phục vụ kinh doanh trong chi nhánh. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán và báo cáo theo chế độ. - Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. - Hướng dẫn, kiểm tra chuyên đề. - Tổ chức tấp huấn nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ trong toàn chi nhánh. - Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được giao. Mối quan hệ với các phòng trong chi nhánh. Đối với tổ kiểm tra kiểm toán: Trên cơ sở văn bản nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp với tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ để phát hiện kịp thời và tự sửa sai nhằm thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản. Đối với phòng thanh toán quốc tế: Trên cơ sở văn bản nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp với phòng thanh toán quốc tế để thực hiện tốt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, hạch toán kịp thời, chính xác các giao dịch ngoại tệ phát sinh, tổ chức thanh toán quốc tế nhằm thu hút khách hàng. Đối với phòng hành chính nhân sự: Phối kết hợp với phòng hành chính nhân sự để quản lý chặt chẽ toàn bộ tài sản chung, thực hiện việc chi trả lương theo kết quả lao động và thực hiện các nghĩa vụ đóng góp với nhà nước về BHXH, BHYT, đoàn phí…cũng như các khoản chi đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đối với phòng kế hoạch – kinh doanh và phòng thẩm định: Phối kết hợp với phòng kế hoạch – kinh doanh, phòng thẩm định hoàn thiện và tiếp nhận, quản lý hồ sơ cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả lãi đúng hạn. Thông báo kịp thời nhu cầu về vốn, khả năng đáp ứng để chủ động trong thanh toán… 1.3.5. Chức năng, nhiệm vụ của phòng thẩm định Chức năng: Phòng thẩm định thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là đơn vị thuộc bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ tại Hội sở có chức năng: - Thu thập, quản lý cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định các khoản vay, bảo lãnh do Giám đốc chỉ định. - Hướng dẫn, đào tạo và thực hiện kiểm tra chuyên đề theo chỉ đạo của Ban giám đốc. Nhiệm vụ: - Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng, bảo lãnh của khách hàng trong những trường hợp sau: + Thẩm định, tái thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh vượt quyền phán quyết của Phó giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp II, phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh. + Tái thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh, thiết lập hồ sơ trình ngân hàng cấp trên. - Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh do Giám đốc, Phó giám đốc chỉ định. - Tái thẩm định về điều kiện áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo, cho vay theo hạn mức tín dụng. - Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định, tái thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Thiết lập hồ sơ xử lý rủi ro tín dụng, theo dõi, quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. - Hướng dẫn, kiểm tra theo chuyên đề thẩm định, thông tin phòng ngừa rủi ro với các đơn vị trực thuộc chi nhánh. - Thống kê tập hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam. Mối quan hệ với các phòng của chi nhánh. Đối với phòng kế hoạch – kinh doanh: Trên cơ sở quy trình nghiệp vụ đã ban hành, kết hợp chặt chẽ với phòng kế hoạch – kinh doanh trong việc thẩm định, tái thẩm định các dự án vay vốn của khách hàng, đảm bảo an toàn hiệu quả, tuyệt đối không gây chậm trễ, ách tắc cho khách hàng. Đối với tổ kiểm tra kiểm toán: là quan hệ chấp hành các nội dung yêu cầu kiểm tra kiểm toán, phối kết hợp để hoàn thiện hồ sơ cho vay, xử lý nợ, chế độ thông tin báo cáo; đảm bảo mọi khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các quy định của nhà nước, của ngành. Đối với phòng thanh toán quốc tế: là quan hệ phối hợp cùng giải quyết một số nghiệp vụ hoặc một số công đoạn trong quy trình nghiệp vụ có liên quan đến cấp tín dụng và thanh toán quốc tế. Đối với phòng hành chính nhân sự: Phối kết hợp với phòng hành chính nhân sự quản lý chặt chẽ toàn bộ tài sản được trực tiếp giao quản lý, sử dụng; thực hiện đầy đủ nội quy của cơ quan, tổ chức tiếp đón khách khi đến làm việc tại chi nhánh. Đối với phòng kế toán – ngân quỹ: Là mối quan hệ giữa cho vay, thu nợ, thu lãi và lưu trữ hồ sơ chứng từ liên quan đến một khoản cho vay. 1.3.6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ. Chức năng: Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ là bộ phận chuyên trách, hoạt động độc lập với các phòng nghiệp vụ khác, giúp giám đốc điều hành đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng; hạn chế rủi ro trong kinh doanh và bảo vệ an toàn tài sản, đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán. Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ về kiểm tra kiểm toán. Nhiệm vụ: - Giám sát việc chấp hành pháp luật, chấp hành các quy định cuả ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam; trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội. - Kiểm tra toàn bộ các hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của NHNo&PTNT Nam Hà Nội. - Báo cáo kịp thời với Ban giám đốc, Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ, kết quả kiểm tra kiểm toán nội bộ và nêu những kiến nghị khắc phục khuyết đIểm tồn tại. - Làm đầu mối tiếp nhận các cuộc thanh tra, kiểm tra kiểm toán của các ngành các cấp và của thanh tra ngân hàng nhà nước đối với NHNo&PTNT Nam Hà Nội. - Xem xét trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến NHNo&PTNT Nam Hà Nội. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Quyền hạn: - Yêu cầu các phòng nghiệp vụ, nhân viên nghiệp vụ của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội giải trình các vấn đề; cung cấp các văn bản, chứng từ sổ sách và các tài liệu liên quan khác trong hoạt động để phục vụ việc kiểm tra kiểm toán. - Đề nghị giám đốc thành lập đoàn kiểm tra, phúc tra để thực hiện nghiệp vụ kiểm tra kiểm toán định kỳ hoặc đột xuất. - Kiến nghị Giám đốc xử lý theo thẩm quyền đối với các phòng chuyên đề, các nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Nam Hà Nội. - Hoàn toàn độc lập khi đánh gía, kết luận và kiến nghị trong hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ. Trách nhiệm: - Tổ chức và thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm tra, kiểm toán đã được giám đốc phê duyệt, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng, tính trung thực, hợp lý của các báo cáo kiểm tra kiểm toán và những thông tin tài chính, kế toán đã được kiểm tra kiểm toán. - Trong quá trình thực hiện kiểm tra kiểm toán phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc về chuẩn mực kế toán; tuân thủ chế độ chính sách của nhà nước, của ngành và quy định nội bộ của NHNo&PPTNT Việt Nam. Đề cao tính độc lập, trung thực khách quan trong hoạt động kiểm tra kiểm toán. - Những đánh giá, kết luận, kiến nghị của tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ với những ưu khuyết điểm, những tồn tại, thiếu sót…trong quá trình kiểm tra phải mang tính chất khẳng định, rõ ràng, chính xác. - Chịu trách nhiệm về những đánh giá, kết luận, kiến nghị trong quá trình kiểm tra kiểm toán. -Thực hiện bảo mật số liệu, tài liệu theo quy định của nhà nước. Mối quan hệ với các phòng của chi nhánh: Các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm gửi cho tổ kiểm tra kiểm toán những thể lệ chế độ, quy định, hướng dẫn về nghiệp vụ; các tàI liệu, báo cáo liên quan đến công tác kiểm tra kiểm toán; các kết quả kiểm tra hoặc tổng hợp kết quả kiểm tra do phòng nghiệp vu tổ chức. Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ gửi báo cáo và tổ chức các cuộc họp, thông báo kết quả kiểm tra, kiểm toán định kỳ cho các phòng nghiệp vụ liên quan để phối hợp cùng hướng dân xử lý, sửa chữa các tồn tại thiếu sót phát hiện qua kiểm tra kiểm toán. 1.3.7. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch – kinh doanh. Chức năng: Phòng kế hoạch – kinh doanh thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội là đơn vị thuộc bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ tại Hội sở có chức năng: - Tham mưu cho Ban giám đốc về: chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh, nghiên cứu áp dụng các sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100119.doc
Tài liệu liên quan