Báo cáo Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam và tại chi nhánh Long Biên

Ngân hàng là ngành kinh tế huyết mạch của một quốc gia,trong đó Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chức năng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ,các ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng. trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách nhanh chóng trên mọi phương diện,hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn,thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động,thích ứng nhanh hơn với các tác động từ bên ngoài,từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng cũng có những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới. Trải qua hơn mười tám năm đổi mới,ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực trong việc đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế với mức độ cao liên tiếp ở nước ta.

Báo cáo thực tập tổng hợp với các nội dung cơ bản sau:

Phần 1: Lịch sử hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Hàng Hải và chi nhánh Long Biên

Phần 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và tại chi nhánh Long Biên

Phần 3: Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới.

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam và tại chi nhánh Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngân hàng là ngành kinh tế huyết mạch của một quốc gia,trong đó Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chức năng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ,các ngân hàng thương mại có vai trò vô cùng quan trọng. trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang hội nhập một cách nhanh chóng trên mọi phương diện,hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn,thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động,thích ứng nhanh hơn với các tác động từ bên ngoài,từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước, hệ thống ngân hàng cũng có những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế mới. Trải qua hơn mười tám năm đổi mới,ngân hàng Hàng Hải Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần tích cực trong việc đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế với mức độ cao liên tiếp ở nước ta. Báo cáo thực tập tổng hợp với các nội dung cơ bản sau: Phần 1: Lịch sử hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Hàng Hải và chi nhánh Long Biên Phần 2: Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và tại chi nhánh Long Biên Phần 3: Đánh giá kết quả hoạt động và một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng trong thời gian tới. Chương I:Quá trình hình thành và sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải và của chi nhánh Long Biên 1.1.Quá trình hình thành ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và chi nhánh Long Biên 1.1.1.Quá trình hình thành và tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải,tên giao dịch quốc tế là : Maritime Commercial Stock Bank ( viết tắt là Maritime Bank – MSB ). Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991 Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực.Khi đó, Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam… Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Nhìn lại chặng đường phát triển thì năm 1997- 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005. Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Với số vốn điều lệ khiêm tốn ban đầu là 40 tỷ đồng,tới năm 2006 đạt mức 700 tỷ đồng nhưng sang năm 2008,chỉ sau một năm,số vốn điều lệ của MSB đã đạt 1.500 tỷ đồng,tăng gấp đôi mức vốn điều lệ có được sau 15 năm hoạt động.Về mạng lưới giao dịch:số điểm giao dịch và số lượng nhân viên tăng lên đáng kể,hầu hết các cán bộ nhân viên đều được đào tạo bài bản,chuyên nghiệp,sẵn sang đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng với chất lượng phục vụ tốt nhất. Cùng với công tác mở rộng mạng lưới khách hàng cá nhân với lượng điểm giao dịch tăng lên đáng kể, Maritime Bank rất chú trọng tới nhóm khách hàng doanh nghiệp.Thực hiện cam kết luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn vay, Ngân hàng đã ký kết nhiều hợp đồng tín dụng có giá trị lớn với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam, Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex)… Trên thị trường liên ngân hàng, Maritime Bank cũng luôn được đánh giá là một đối tác uy tín và tiềm năng Thành công trong môi trường kinh doanh có nhiều diễn biến không thuận lợi là do MSB đã có định hướng đúng đắn trong quản trị rủi ro,là kết quả của một chiến lược kinh doanh rõ ràng và linh hoạt,bởi sự đoàn kết,nhất trí “đồng tâm hiệp lực” của Ban lãnh đạo MSB và toán thể cán bộ nhân viên-một nét văn hóa đặc trưng của MSB trong suốt 18 năm qua. Với tôn chỉ “Tạo lập giá trị bền vững”, cùng bề dày kinh nghiệm, tiềm lực sẵn có và đường hướng hoạt động đúng đắn, Maritime Bank đã chứng tỏ được bản lĩnh vững vàng, tự tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dù biết rằng phía trước sẽ còn không ít khó khăn, thử thách. Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP dẫn đầu thị trường về cung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Hàng Hải được trải khắp trên toàn quốc, với Trụ sở chính, Sở Giao dịch đóng tại Hà Nội; các chi nhánh tại Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang - những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước. Ngoài ra, Ngân hàng Hàng hải còn có Phòng Giao dịch tại Hải Phòng và các chi nhánh cấp 2 tại Hà nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh nhằm mở rộng khả năng đáp ứng và phục vụ khách hàng. Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nhiều nước trên thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế. Với lý do đó, Ngân hàng Hàng Hải là ngân hàng TMCP có thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại (LC, nhờ thu, bảo lãnh) và thanh toán quốc tế, xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Với cam kết vì sự phát triển bền vững, Maritime Bank phấn đấu trở thành Ngân hàng TMCP hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động, chuyên nghiệp và lấy chữ Tín trong mọi hoạt động kinh doanh. 1.1.2 Quá trình hình thành Chi nhánh Long Biên Chi nhánh Long Biên của Ngân hàng Hàng Hải là chi nhánh mới nhất được thành lập cho tới thời điểm này, sau chi nhánh tại phố Vọng. Trụ sở: Tại số 217 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Chi nhánh ra đời trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, và của Ngân hàng Hàng Hải nói riêng, sự cần thiết quảng bá thương hiệu Ngân hàng, cũng như mở rộng địa bàn hoạt động, đáp ứng nhu cầu vay và cho vay của khách hàng tại Gia Lâm. 1.1.2.1. Ngày 06 – 08- 2007 : Quyết định về việc mở chi nhánh Long Biên của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Quyết định số 1833 /QĐ – NHNN. Điều 1: Chấp thuận việc Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam mở chi nhánh tại thành phố Hà Nội, với tên gọi và địa chỉ như sau Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Long Biên. Địa chỉ: số 217 đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Điều 2: Trách nhiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam: 1. Trước khi khai trương hoạt động chi nhánh có tên tại Điều 1 Quyết định này, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam phải: 1.1. Bố trí địa điểm đặt chi nhánh thuận tiện giao dịch với khách hàng và phải đảm bảo an toàn, đặc biệt là an toàn về kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định khác của Pháp luật có liên quan; chi nhánh phải giao dịch trực tuyến (online) với trụ sở chính. 1.2. Thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo quy định tại Quyết định số 36/2006/QĐ- NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước; 1.3. Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt ( gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng nghiệp vụ) đầy đủ và đảm bảo đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý hoạt động chi nhánh 1.4. Thực hiện việc đăng ký kinh doanh; đăng báo theo quy định của pháp luật. 2. Việc mở, quản lý bộ máy tổ chức và hoạt động chi nhánh có tên tại Điều 1 Quyết định này phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Điều 3: Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc Ngân hàng Thương Mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam thực hiện các yêu cầu nêu tại Điều 2 Quyết định này trước khi khai trương hoạt động và giám sát hoạt động chi nhánh theo các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 5: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên Ban Kiểm Soát, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. 1.1.2.2. Ngày 09- 08 – 2007 : Quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Long Biên: số 97/QĐ – NHNN 1.1.2.3. Ngày 09- 08 – 2007: Quyết định bổ nhiệm ông Bùi Quyết Thắng giữ chức vụ Giám đốc Maritime Bank Long Biên : số 98 / QĐ – NHNN. 1.1.2.4.Ngày 29-12-2008: Quyết định chuyển Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Long Biên về địa chỉ số 550 đường Nguyễn Văn Cừ,quận Long Biên,TP Hà Nội 1.2. Cơ cấu tổ chức – Chức năng nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ trong hệ thống Ngân hàng Hàng Hải và của chi nhánh Long Biên . 1.2.1.Sơ đồ tổ chức MSB 1.2.2.Mô hình tổ chức của MSB chi nhánh Long Biên Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng HCTH Phòng TCKT Phòng KHDN Phòng KHCN Phòng DVKH Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch Theo quyết định về việc thành lập Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Long Biên:Tại điều 2: Maritime Bank Long Biên là Chi nhánh trực thuộc Maritime Bank, hạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại cổ phần bằng đồng Việt Nam (nghiệp vụ đối ngoại theo Giấy phép riêng);kinh doanh vàng bạc,dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của Maritime Bank. 1.2.3.Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Căn cứ Điều lệ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã được thống đốc NHNN Việt Nam chuẩn y theo Quyết định số 719/QĐ - NHNN ngày 07-7 -2003 và Quyết định số 1529/QĐ - NHNN ngày 01 – 8-2006. Ngân hàng HH có các phòng ban như sau 1.2.3.1. Ban giám đốc Ban giám đốc Chi nhánh là bộ máy quản lý, điều hành hoạt động của Chi nhánh theo phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng quản trị , Tổng Giám đốc, các giám đốc Khối Maritime bank; có trách nhiệm hổ trợ phát triển nghiệp vụ của các khối nghiệp vụ trên địa bàn được giao quản lý; sử dụng và quản lý nguồn lực tạin chổ để hổ trợ các bộ phận phụ thuộc tại Chi nhánh hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao cho Chi nhánh. 1.2.3.2.Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng KHDN thực hiện các hoạt động:huy động vốn Doanh nghiệp,cấp tín dụng Doanh nghiệp,tài trợ thương mại và các dịch vụ khách dành cho KHDN,bán chéo sản phẩm,dịch vụ. Chức năng của phòng KHDN:tổ chức,quản lý và phát triển kinh doanh KHDN;tham mưu cho khối KHDN;tổ chức quản lý và triển khai các biện pháp phòng ngừa,xử lý rủi ro tín dụng Nhiệm vụ của phòng KHDN:thực hiện các chỉ tiêu,nhiệm vụ kinh doanh;hỗ trợ các đơn vị kinh doanh trong việc cung cấp các dịch vụ huy động vốn,mua bán ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác;quản lý các khoản tín dụng của KHDN còn đang dư nợ hoặc có nợ xấu đã xử lý bằng dự phòng;triển khai công tác Marketing đối với KHDN;tổ chức cập nhật, quản lý và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ thuộc lĩnh vực hoạt động của Phòng theo quy định của Pháp luật và quy định của Maritime Bank;phối hợp với các Phòng nghiệp vụ khác của Chi nhánh để xây dựng và thực hiện phương án tiếp thị,tiếp cận các kênh phân phối,thỏa thuận dịch vụ nội bộ và bán chéo sản phẩm. 1.2.3.3.Phòng khách hàng cá nhân: Phòng KHCN bao gồm huy động vốn cá nhân và tín dụng cá nhân. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh và yêu cầu của MSB. Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của MSB và bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của MSB cho khách hàng. Phát triển khách hàng tín dụng và tài trợ thương mại, trực tiếp quản lý và giao dịch với khách hàng tín dụng… Chức năng phòng KHCN:tổ chức,quản lý và phát triển kinh doanh đối với khách hàng cá nhân ( KHCN ) bao gồm cả hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác;tham mưu khối KHCN MSB và lãnh đạo điều hành kinh doanh của Chi nhánh về định hướng phát triển khách hàng,cơ chế chính sách đối với đối tượng KHCN trên địa bàn được giao quản lý;tổ chức,quản lý và triển khai các biện pháp phòng ngừa,xử lý rủi ro tín dụng cá nhân. Nhiệm vụ phòng KHCN: Khảo sát,thẩm định và đề suất với Giám đốc Chi nhánh về chính sách phát triển đối với khách hàng cá nhân phù hợpvới thị trường trên địa bàn và theo chỉ đạo của Phòng Khách hàng Cá nhân Maritime Bank; Tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh doanh được giao đối với KHCN; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân theo quy định, quy trình của Maritime Bank;Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp của Maritime Bank; 1.2.3.4.Phòng hành chính_ tổng hợp: Thực hiện công việc lễ tân và soạn thảo văn bản điều hành theo chỉ đạo của giám đốc chi nhánh, quản lý hồ sơ nhân sự và thực hiện công việc tuyển dụng, đào tạo. Quản lý tài sản, công cụ lao động, thực hiện các báo cáo thống kê và tổng hợp, thực hiện công việc hành chính quản trị … Thực hiện các nhiệm vụ khác theo các quy định của MSB và yêu cầu cảu giám đốc chi nhánh. 1.2.3.5. Phòng kế toán_ tài chính: - Chức năng của phòng tài chính-kế toán: + Quản lý có hiệu quả các nguồn lưc tài chính của ngân hàng để tham mưu cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan tới ổn định tài chính, lợi nhuận, cơ cấu vốn, cổ tức, nhu cầu về tái đầu tư lợi nhuận; + Tổ chức hạch toán kế toán trong toàn hệ thống Maritime Bank. -Nhiệm vụ: +Xây dựng quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế chính sách tài chính kế toán và triểm khai hướng dẫn thực hiện, trong toàn hệ thống Maritime Bank; +Tổ chức giải quyết các vướng mắc nghiệp vụ đối với các đơn vị Maritime Bank; + Tham gia đào tạo nghiệp vụ tài chính, kế toán cho Nhân viên Maritime Bank; + Quản lý nhân sự, tài sản và tài liệu được giao. + Quản lý công tác tài chính kế toán và chế độ hạch toán kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Maritime Bank 1.2.3.6.Phòng dịch vụ khách hàng Phòng dịch vụ khách hàng thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng và dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của các đơn vị kinh doanh MSB (giải ngân, thu nợ, thu lãi cho vay, liên hàng nội bộ, chi tiêu nội bộ) Thực hiện thu trả phí đối với các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng Cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế và mua bán ngoại tệ với khách hàng, thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ, tồn quỹ tiền mặt, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu,giới thiệu tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của MSB. 1.2.3.7. Phòng giao dịch trực thuộc Địa điểm: Đức Giang, Chương Dương, Yên Viên, Phan Chu Trinh, Vĩnh Tuy. Nhận tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức; Phát hành kỳ phiếu trái phiếu nội và ngoại tệ; Thực hiện chi trả tiền mặt tiết kiệm, cho vay; Phát hành bảo lãnh, thu nợ theo quy định, xử lý gia hạn nợ, đôn đóc khách hàng trả đúng hạn, làm dịch vụ chuyễn tiền và các dịch vụ ngân hàng khác. 1.2.3.8.Phòng giao dịch vốn và ngoại tệ Maritime Bank -Phòng thực hiện các chức năng: Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở;Quản lý vốn, cân đối, điều hoà vốn và đảm bảo khả năng thanh khoản, trạngthái ngoại hối của toàn Hệ thống Maritime Bank -Nhiệm vụ: +Tham mưu và xây dựng các chính sách về nguồn vốn và ngoại tệ đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống Maritime Bank; +Tham gia xây dựng mới và đề xuất cải tiến các quy định về sản phẩm nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; +Tham gia đào tạo nghiệp vụ; + Huy động vốn trên thị trường liên Ngân hàng +Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn đồng tài trợ và uỷ thác đầu tư. +Kinh doanh ngoại hối +Lập các báo cáo liên quan đến quản lý nguồn vốn và ngoại tệ của Maritime Bank; 1.2.4 Nguồn lực của Maritime Bank chi nhánh Long Biên 1.2.4.1 Nhân sự Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải chi nhánh Long Biên có tổng số 75 cán bộ công nhân viên.Trong đó có 69 người có trình độ Đại học cao đẳng,6 người có trình độ trung cấp. 1.2.4.2 Cơ sở vật chất: Trụ sở của chi nhánh là toà nhà 5 tầng tại 550 đường Nguyễn Văn Cừ,quận Long Biên,TP Hà Nội với đầy đủ các phòng chức năng và trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu làm việc và hội họp của chi nhánh. II.Tình hình hoạt động của Ngân hàng Hàng Hải 2.1.Tình hình chung Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn,thử thách đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng cũng như nền kinh tế thế giới nói chung.Hoạt động của Ngành ngân hàng Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu do kinh tế Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới,gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của hệ thống các ngân hàng thương mại,trong đó có Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam(Maritime Bank) Từ 2004-2006 chỉ số lạm phát của Việt Nam được giữ ở mức một con số.Đến cuối năm 2007 và đặc biệt là ba tháng đầu năm 2008,lạm phát ngày càng tăng cao và có nguy cơ vượt tầm kiểm soát.Chính vì thế,ngay từ những tháng đầu năm 2008,Chính phủ đã thực thi hàng loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô như thắt chặt chính sách tiền tệ,sử dụng đồng bộ hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ như thắt chặt chính sách tiền tệ,sử dụng đồng bộ hệ thống công cụ của chính sách tiền tệ như lãi suất,tỷ giá,dự trữ bắt buộc,để trực tiếp điều tiết lượng vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại,đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Trước tình hình trên,Maritime Bank cũng phải chịu áp lực không nhỏ nhằm duy trì sự ổn định để tiếp tục phát triển trong năm 2008.Hội đồng quản trị và Ban điều hành Maritime Bank đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp và kịp thời điều chỉnh định hướng hoạt động,áp dụng nhiều quyết sách nhanh nhạy phù hợp với thực tế thị trường.Các đơn vị kinh doanh của Maritime Bank cũng nỗ lực triển khai công tác huy động vốn trong bối cảnh thị trường tiền gửi biến động mạnh và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt,luôn chủ động đáp ứng nhu yêu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của Khahcs hàng.Nhờ đó,Maritime Bank đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác cân đối và điều hòa vốn,luôn đảm bảo khả năng thanh toán,chấp hành các tỉ lệ đảm bảo an toàn vốn khác theo đúng quy định,duy trì kinh doanh có lãi trong hoạt động đầu tư tín dụng và đặc biệt đã tận dụng tối đa thế mạnh về nguồn vốn để tạo lợi nhuận cho Maritime Bank. Với tôn chỉ “Tạo lập giá trị bền vững”,dù môi trường kinh doanh năm 2008 có những diễn biến phức tạp nhưng Maritime Bank vẫn quyết tâm hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra,tạo tiền đè cho việc triển khai thành công định hướng chiến lược 5 năm(2006-2010).Quy mô tổng tài sản cuối năm 2008 tăng 87% so với đầu năm,huy động vốn thị trường I tăng 88%,đầu tư tăng 72%,nợ xấu giảm 0,5% so với đầu năm và ở mức thấp hơn nửa mức nợ xấu toàn ngành năm 2008,đầu tư tài chính tăng 96%,lợi nhuận kinh doanh tăng 94%,lợi nhuận trước thuế tăng 82%.Những số liệu trên đã thể hiện quyết tâm vượt khó và từng bước khẳng định sức mạnh,sự bền vững của Maritime Bank trong bối cảnh diễn biến thị trường không thuận lợi. 2.2.Các hoạt động cụ thể 2.2.1.Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động được Maritime Bank rất chú trọng, với mục tiêu bảo đảm vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của Maritime Bank trong hệ thống ngân hàng. Do đó trong các năm qua, các hoạt động huy động vốn từ khu vực dân cư cũng như từ khu vực liên ngân hàng đều được chú trọng khai thác triệt để. Mặc dù bị tác động mạnh từ những diễn biến về lãi suất trên thị trường trong nước năm 2008,nguồn vốn huy động của Maritime Bank vẫn có mức tăng trưởng ổn định mà không phải ngân hàng cổ phần nào cũng đạt được.Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng cao và ổn định so với 2007.Đến thời điểm 31/12/2008,đạt 15.216 tỷ đồng ,tăng trưởng 99,5% so với đầu năm,hoàn thành 113% chỉ tiêu kế hoạch của Ban điều hành và thực hiện 122% so với kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao phó.Với kết quả này,Maritime Bank đã đáp ứng 136% nhu cầu dư nợ tín dụng cuối năm 2008,là cơ sở đảm bảo an toàn cho phát triển nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Sang năm 2009: đa số các ngân hàng thương mại đều có tốc độ huy động tiền gửi chậm hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng,tuy nhiên,nhờ chính sách hợp lý và phương hướng hoạt động đúng đắn,phù hợp với xu hướng phát triển chung của thị trường tiền tệ trong nước,Maritime Bank vẫn đạt tốc đột tăng trưởng huy động khả quan:MSB đã có kết quả huy động ấn tượng:tính đến 31/10/2009 doanh số tiết kiệm của MSB đạt 109% so với kế hoạch tháng,đạt 237% so với cuối năm 2008 với số lượng khách hàng gửi tiền mới đã tăng thêm gần 6000 khách hàng. Tình hình huy động vốn cá nhân kết thúc ngày 31/12/2009 toàn chi nhánh Long Biên (đơn vị tính: VND) Điểm Giao dịch Số dư HĐV Cá nhân đến hết ngày 31/12/2009 Số dư huy động vốn Cá nhân 31/12/2008 Tăng trưởng tuyệt đối năm 2009  Trụ sở Chi nhánh      485,868,705,987      108,775,496,863      377,093,209,124  PGD 1 - Đức Giang      110,078,814,826        42,024,064,877        68,054,749,949  PGD 2 - Chương Dương      105,509,386,212          2,907,565,775      102,601,820,437  PGD 3 - Yên Viên        55,879,742,884        55,879,742,884  PGD 4- Phan Chu Trinh        88,640,729,661        88,640,729,661  PGD 5- Vĩnh Tuy        37,745,731,038        37,745,731,038  Tổng cộng      883,723,110,608      153,707,127,515      730,015,983,093 Thời điểm này,MSB đạt lợi nhuận trước thuế gần 780 tỷ VND,đạt 130% so với kế hoạch,tổng tài sản của MSB đã đạt 50 ngàn tỷ đồng,tăng 107% so với cùng kỳ năm 2008.Tổng nguồn vốn huy động được nâng lên đáng kể,đạt 46 ngàn tỷ đồng,tăng 113% so với cùng kỳ năm 2008. Tình hình huy động vốn cá nhân của toàn chi nhánh Long Biên qua 2 năm có những chuyển biến rõ rệt.Tổng số dư huy động vốn cá nhân của toàn chi nhánh năm 2009 tăng 703,015,983,093 VND so với năm 2008.Mức tăng trưởng này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động,góp phần giúp Maritime Bank Long Biên luôn duy trì tốt khả năng thanh khoản trước mọi diễn biến bất lợi của thị trường tài chính tiền tệ. 2.2.2.Hoạt động tín dụng Trong những tháng đầu năm 2008,khi các ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với tình trạng rủi ro thanh khoản đẩy lãi suất huy động và cho vay lên mức cao kỷ lục,tạo ra sự khan hiếm nguồn vốn cho các hoạt động tín dụng,có những thời điểm phần lớn các ngân hàng Việt Nam ngừng cấp tín dụng cho nền kinh tế.Song,Maritime Bank một mặt giữ vững khả năng thanh khoản,một mặt vẫn duy trì giải ngân phát triển tín dụng để hỗ trợ các khách hàng truyền thống của mình vượt qua giai đoạn khó khăn,thiếu hụt nguồn tài chính và đến cuối năm 2008,Maritime Bank đã hoàn thành 102% chỉ tiêu do Cổ đông giao. Năm 2009,song song với việc duy trì quan hệ cùng nhóm khách hàng doanh nghiệp truyền thống,Maritime Bank còn chú trọng đẩy mạnh việc phát triển giao dịch với nhóm khách hàng tiềm năng nhằm đa dạng hóa các đối tượng phục vụ,đặc biệt là khách hàng cá nhân.Tính đến cuối năm 2009,Maritime Bank đã có hơn 1000 khách hàng doanh nghiệp(tăng 10% so với đầu năm) và trên 4000 khách hàng cá nhân(tăng 33% so với đầu năm). Hoạt động tín dụng của Maritime Bank chi nhánh Long Biên 2009 Đơn vị tính:VND TT Chỉ tiêu Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ Nợ có k/n mất vốn Cộng 1 Cho vay NH 1.489.811.296.589 81.728.306.310 402.697.135 6.699.957.099 15.513.259.188 1.594.155.516.231 Bằng VNĐ 1.064.991.647.754 76.636.209.560 402.697.135 6.699.957.099 15.513.259.188 1.164.072.665.292 Bằng ngoại tệ 424.819.648.895 5.092.096.750 0 0 171.105.354 430.082.850.939 2 Cho vay trung hạn 495.841.027.918 14.010.152.903 3.598.060.114 2.562.665.843 2.588.677.815 518.082.850.939 Bằng VNĐ 435.840.545.938 3.598.060.114 2.562.665.843 1.076.936.490 457.088.361.288 Bằng ngoại tệ 60.000.481.980 40.015.649 0 0 1.511.741.325 61.512.223.305 3 Cho vay dài hạn 169.614.232.458 0 0 0 0 169.654.248.107 Bằng VNĐ 70.336.627.800 0 0 0 0 70.376.643.449 Bằng ngoại tệ 99.277.604.658 0 0 0 0 99.277.604.658 4 Chiết khấu,cầm cố GTCG 42.927.630.998 0 0 0 0 42.927.630.998 5 Cho vay bằng vốn tài trợ,ủy thác đầu tư 0 0 0 0 0 0 6 Nợ chờ xử lý 0 0 0 0 7.400.672.973 7.400.672.973 Cộng 2.1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc719.doc
Tài liệu liên quan