Lần đầu tiên ởViệt Nam, báo cáo Toàn
cảnh thịtrường và ngành hàng gạo được
Trung tâm Thông tin - Viện Chính sách và
Chiến lược PT NNNT (IPSARD) - Bộ
Nông nghiệp và PT NNNT thực hiện và
công bố.
Những ưu điểm nổi bật:
- Lần đầu tiên xây dựng Bảng cân đối
Cung - Cầu gạo, sản xuất, tiêu dùng,
xuất khẩu, nhập khẩu và tồn kho.
- Phân tích toàn diện và cập nhật về:
¾ Sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu,
thịtrường
¾ Chuyển động của các doanh
nghiệp chếbiến và kinh doanh
gạo năm 2007
16 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Báo cáo Thường niên ngành hàng gạo Việt Nam 2007 và triển vọng 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NGÀNH HÀNG GẠO VIỆT NAM 2007
VÀ TRIỂN VỌNG 2008
Thời gian xuất bản: Tháng 3/2008
Lần đầu tiên ở Việt Nam, báo cáo Toàn
cảnh thị trường và ngành hàng gạo được
Trung tâm Thông tin - Viện Chính sách và
Chiến lược PT NNNT (IPSARD) - Bộ
Nông nghiệp và PT NNNT thực hiện và
công bố.
Những ưu điểm nổi bật:
- Lần đầu tiên xây dựng Bảng cân đối
Cung - Cầu gạo, sản xuất, tiêu dùng,
xuất khẩu, nhập khẩu và tồn kho.
- Phân tích toàn diện và cập nhật về:
¾ Sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu,
thị trường
¾ Chuyển động của các doanh
nghiệp chế biến và kinh doanh
gạo năm 2007
- Có sự tham vấn của các chuyên gia
hàng đầu trong nước và quốc tế
Báo cáo ngành hàng gạo 2007 và triển
vọng 2008 sẽ là tài liệu rất cần thiết cho
các nhà hoạch định chính sách cấp Trung
ương, địa phương, doanh nghiệp kinh
doanh gạo, tổ chức quốc tễ cũng như các
đối tượng độc giả quan tâm.
Báo cáo dày 100 trang, 60 trang phân tích,
40 trang số liệu.
Giá bán:
Bản Tiếng Việt: 300.000 VND/quyển
Bản Tiếng Anh: 40 USD/quyển
Để biết thêm thông tin xin liên hệ:
Dương Thùy Linh
Tel: (84.4) 8219859/Mbl: 0983995167
Email: thuylinh0712@hotmail.com
LỜI NÓI ĐẦU
Lần đầu tiên ở Việt Nam, Báo cáo Thường niên ngành hàng lúa gạo được thực
hiện và công bố bởi Trung tâm Thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT. Đây là Báo cáo Thường niên ngành hàng lần đầu tiên ước tính bảng cân đối
cung cầu dựa trên số liệu sản xuất, xuất nhập khẩu, tiêu dùng và dự trữ.
Báo cáo này do một tập thể chuyên gia phân tích thị trường của Trung tâm Thông
tin PTNNNT thực hiện theo một chu trình gồm nhiều giai đoạn: từ học tập kinh nghiệm
phân tích và dự báo ngành hàng của các tổ chức nghiên cứu quốc tế, gặp gỡ trao đổi với
các chủ thể tham gia chuỗi giá trị ngành hàng gạo Việt Nam, xây dựng và viết Báo cáo,
và gửi các chuyên gia trong và ngoài nước tham vấn về nội dung Báo cáo trước khi xuất
bản.
Năm 2006 và 2007, nhóm chuyên gia thăm quan và học tập kinh nghiệm hoạt
động phân tích và dự báo thị trường, ngành hàng tại Ban nghiên cứu kinh tế, Bộ Nông
nghiệp Hoa Kỳ (ERS/USDA). Hiện nay, ERS được đánh giá là cơ quan phân tích và dự
báo ngành hang nông sản chuyên nghiệp và nổi tiếng nhất thế giới. Năm 2007, thăm quan
Trung tâm Thông tin Lương thực và Dầu ăn quốc gia Trung Quốc (CNGOIC) và xem xét
kinh nghiệm áp dụng thành công khung phân tích và dự báo của Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Tháng 8 năm 2007, một nhóm chuyên gia kinh tế của ERS/USDA cùng chúng tôi tổ chức
các chuyến thăm và làm việc với các doanh nghiệp lương thực và Sở NN&PTNT các
tỉnh Thái Bình, Hà Tây ở miền Bắc và Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Long An, Kiên
Giang ở miền Nam; làm việc với các hiệp hội ngành hàng lương thực, thực phẩm ở
Tp.HCM, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ở Cần Thơ. Các cuộc gặp gỡ
này nhằm trao đổi và lắng nghe các nhà quản lý chia sẻ các thông tin về môi trường và
kết quả hoạt động kinh doanh, đã giúp cung cấp cho chúng tôi những vấn đề chính diễn
biến trên thị trường gạo năm nay.
Ngay từ giai đoạn thiết kế khung nội dung của Báo cáo Thường niên, nhóm
chuyên gia đã cùng bàn thảo với các chuyên gia ERS/USDA, nhằm đáp ứng tối đa nhu
cầu thông tin phục vụ doanh nghiệp và các nhà quản lý của Bộ, ngành.
Với thế mạnh là cơ quan làm công tác thông tin của Viện Chính sách và Chiến
lược PTNNNT, Bộ ngành, nhóm chuyên gia có khả năng tiếp cận và tham dự nhiều cuộc
họp quan trọng của Bộ, ngành qua đó thu nhận được các thông tin quan trọng để phản
ánh trong Báo cáo Thường niên về thực trạng ngành hàng lúa gạo trong năm và quy
hoạch phát triển trong tương lai.
Để đảm bảo tính xác thực của các nội dung của Báo cáo về thị trường gạo năm
2007 và dự báo triển vọng năm 2008, bản thảo của Báo cáo Thường niên được gửi tới các
chuyên gia kinh tế có uy tín trong nước và nước ngoài để tham vấn.
Báo cáo Thường niên ngành hàng gạo năm 2007 và triển vọng 2008 sẽ là tư liệu
tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách cấp trung ương và địa phương, các
tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và cộng đồng doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động ra
quyết định đầu tư, kinh doanh và quy hoạch phát triển ngành nghề.
Báo cáo Thường niên trình bày các phân tích toàn diện và cập nhật về sản xuất,
tiêu dùng, xuất khẩu, thị trường, và biến động doanh nghiệp và được kết cấu theo 7
chương và phần phụ lục các thông tin tham khảo như sau:
Chương I: Sản xuất lúa gạo Việt Nam, phân tích về các yếu tố tác động đến
nguồn cung lúa gạo trong nước theo các vụ sản xuất và theo vùng sinh thái (2000-2007);
tổng hợp về chính sách phát triển sản xuất lúa gạo; phân tích chi phí, lợi nhuận và xu
hướng thay đổi công nghệ tác động đến sản xuất lúa gạo ở Việt Nam.
Chương II: Giá cả và thương mại lúa gạo, phân tích diễn biến giá gạo trong
nước và xuất khẩu, tổng hợp lại diễn biến các hoạt động nhập khẩu lúa gạo Việt Nam của
một số thị trường lớn, cũng như chính sách thương mại liên quan đến ngành hang gạo của
Việt Nam và một số nước trên thế giới
Chương III: Chuyển động doanh nghiệp & thị trường, giới thiệu về những động
thái và chuyển động kinh doanh, đầu tư trên thị trường tài chính, chứng khoán, hoạt động
xuất khẩu, xây dựng thương hiệu gạo nội địa diễn ra trong năm của các doanh nghiệp chế
biến và thương mại gạo Việt Nam trong năm 2007.
Chương IV: Tiêu dùng gạo ở Việt Nam và Châu Á, phân tích xu hướng thay đổi
số lượng gạo tiêu dung bình quân đầu người ở một số nước Châu Á, và hộ dân cư các
vùng, miền của Việt Nam, sử dụng mô hình phân tích định lượng dựa trên số liệu điều tra
mức sống hộ dân cư ba năm 1998, 2002 và 2004.
Chương V: Bảng cân đối cung-cầu gạo Việt Nam năm 2007, phân tích kết cấu
bảng cân đối cung-cầu hiện nay ở Việt Nam
Chương VI: Triển vọng thị trường Gạo năm 2008, phân tích và dự báo xu
hướng biến động giá cả, nguồn cung, thương mại gạo Việt Nam và các nước trên thế giới
Chương VII: Số liệu, cung cấp gần 60 bảng biểu số liệu thống kê theo chuỗi thời
gian, từ 5 năm tới 30 năm, bao gồm cả số liệu thống kê sơ cấp và số liệu thứ cấp
Phụ lục: Giới thiệu các nội dung thông tin bổ sung đa dạng khác, như : Kế hoạch
nhiệm vụ trọng tâm năm 2008 của Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, giới thiệu nội dung và
địa chỉ các website quan trọng về gạo của Việt Nam và thế giới, giới thiệu địa chỉ liên lạc
các Hiệp hội ngành hàng lương thực Việt Nam và thế giới…
Ấn phẩm được xuất bản cả bằng ngôn ngữ tiếng Anh sẽ là kênh quảng bá hình
ảnh và các thương hiệu gạo Việt Nam với thị trường thế giới, và phục vụ cung cấp thông
tin kịp thời cho các doanh nghiệp, độc giả người nước ngoài có quan tâm đến thông tin
ngàn hàng gạo của Việt Nam.
Chúng tôi hết sức cảm ơn GS.TS C.Peter Timmer-Chuyên gia kinh tế cao cấp-
Trung tâm Phát triển Toàn cầu, Washington D.C, Hoa Kỳ; TS. Chu Thái Hoành- Chuyên
gia cao cấp-Viện nghiên cứu thuỷ lợi quốc tế; GS.TS Nguyễn Tri Khiêm-Trưởng Khoa
Kinh tế-Đại học An Giang, TS. Nguyễn Thị Hằng-Phó trưởng Phòng Cây lương thực-
Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT về các góp ý có giá trị của các chuyên gia trong khi chuẩn
bị bản thảo này để xuất bản.
Chúng tôi đặc biệt cảm ơn ngài John Dyck, Giám đốc Dự án Tăng cường năng lực
phân tích kinh tế của các nước mới nổi ở Đông Nam Á, Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ vì đã đọc góp ý từ bản thảo đầu tiên đến cuối của bản Báo cáo bằng
tiếng Việt, cũng như dành thời gian đọc và biên tập bản thảo Báo cáo bằng Tiếng Anh,
cho những bình luận và gợi ý xác đáng.
Do còn nhiều hạn chế, hơn nữa là lần đầu tiên xuất bản nên Báo cáo không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định về nhận định, đánh giá và số liệu. Chúng tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để chất lượng của báo cáo sẽ ngày càng
được nâng cao và phục vụ tốt hơn nhu cầu của các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước.
MỤC LỤC
TỔNG LƯỢC ...............................................................................................................................
PHẦN I: SẢN XUẤT LÚA GẠO ................................................................................................
1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ..................................................................................
1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa theo vụ (1977-2007) .............................
1.2. Diện tích, năng suất lúa theo vùng (2002-2007) ...........................................
1.2.1. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ ...................................................................
1.2.2. Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................................
1.2.3. Đông Nam bộ ............................................................................................................
1.2.4. Trung bộ ...................................................................................................................
1.2.5. Tây Bắc, Tây Nguyên ...............................................................................................
1.3. Sản lượng lúa theo vùng (2002-2007) ..........................................................
1.3.1. ĐBSCL ..................................................................................................................
1.3.2. ĐBSH và Bắc Trung bộ ........................................................................................
1.3.3. Đông Nam bộ ........................................................................................................
1.3.4. Đông Bắc, Tây Bắc ...............................................................................................
1.3.5. Tây Nguyên ...........................................................................................................
2. Cơ cấu giống lúa ..............................................................................................................
2.1. Lúa thường ....................................................................................................
2.1.1. Giống lúa chậm chuyển đổi ở ĐBSH...........................................................
2.1.2. Tăng sử dụng lúa giống xác nhận: Tư duy mới ở ĐBSCL ..........................
2.2. Lúa chất lượng cao, lúa đặc sản ....................................................................
2.3. Lúa thơm, lúa đặc sản ...................................................................................
2.4. Lúa nếp..........................................................................................................
2.5. Lúa lai ...........................................................................................................
2.6. Lúa “đặt hàng” ..............................................................................................
3. Hệ thống sản xuất và lợi nhuận từ sản xuất lúa ...............................................................
3.1. Phương pháp sản xuất lúa .............................................................................
3.2. Chi phí sản xuất lúa.......................................................................................
3.3. Thu nhập từ trồng lúa và thâm canh trên đất lúa ..........................................
4. Công nghệ, sản lượng gạo và phụ phẩm từ gạo...............................................................
4.1. Sản lượng lúa thu hoạch và sản lượng lúa thực thu ......................................
4.2. Công nghệ chế biến gạo ................................................................................
4.3. Doanh nghiệp và đổi mới công nghệ ............................................................
4.4. Sản lượng gạo ...............................................................................................
4.5. Sản lượng và tiêu thụ các phụ phẩm ngoài gạo ............................................
4.5.1. Trấu .......................................................................................................................
4.5.2. Cám gạo ................................................................................................................
4.5.3. Dầu cám gạo .........................................................................................................
5. Chính sách phát triển ngành hàng lúa gạo của Việt Nam và một số nước ......................
5.1. Việt Nam .......................................................................................................
5.2. Thái Lan ........................................................................................................
5.3. Indonesia .......................................................................................................
5.4. Philippines.....................................................................................................
5.5. Campuchia ....................................................................................................
5.6. Ấn Độ ............................................................................................................
5.7. Trung Quốc ...................................................................................................
PHẦN II: GIÁ CẢ VÀ THƯƠNG MẠI LÚA GẠO ....................................................................
1. Giá lúa gạo trong nước ....................................................................................................
2. Thương mại lúa gạo .........................................................................................................
2.1. Xuất khẩu gạo theo số lượng và kim ngạch (2000-2007) ..................................
2.2. Xuất khẩu gạo theo thị trường (1990-2007) ......................................................
2.2.1. Philippines.................................................................................................................
2.2.2. Indonesia ...................................................................................................................
2.2.3. Malaysia ....................................................................................................................
2.2.4. Nhật Bản ...................................................................................................................
2.2.5. Singapore ..................................................................................................................
2.2.6. Iran ............................................................................................................................
2.2.7. Cuba ..........................................................................................................................
2.2.8. Liên bang Nga ...........................................................................................................
2.2.9. Châu Phi ....................................................................................................................
2.3. Một số nét nổi bật về thị trường và chủng loại gạo Việt Nam xuất khẩu
năm 2007 ...................................................................................................................
2.3.1. 3 tháng đầu năm ........................................................................................................
2.3.2. 6 tháng đầu năm ........................................................................................................
2.3.3. 9 tháng đầu năm ........................................................................................................
2.5. Nhập khẩu lúa từ Campuchia .............................................................................
3. Chính sách thương mại lúa gạo Việt Nam .......................................................................
3.1. Các chính sách trong nước liên quan đến ngành hàng lúa gạo Việt
Nam
3.2. Chính sách thương mại lúa gạo Việt Nam với các nước ..............................
3.3. Các chính sách thương mại lúa gạo một số địa phương ...............................
3.3.1. Cần Thơ.....................................................................................................................
3.3.2. Tiền Giang ................................................................................................................
3.3.3. An Giang ...................................................................................................................
3.3.3. Kiên Giang ................................................................................................................
4. Thương mại gạo thế giới .................................................................................................
4.1. Thương mại gạo quốc tế ...............................................................................
4.2. Thương mại gạo Thái Lan với một số nước .................................................
PHẦN III: CHUYỂN ĐỘNG DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG ........................................
1. Công nghệ & Chất lượng ...................................................................................................
2. Đầu tư .................................................................................................................................
2.1. Công ty Xuất nhập khẩu Vĩnh Long: Công ty xuất khẩu gạo đầu tiên bán cổ
phần .....................................................................................................................................
2.2. Công ty Xuất nhập khẩu An Giang đấu giá cổ phần lần đầu .......................................
2.3. Công ty cổ phần lương thực thực phẩm SAFOCO niêm yết cổ phiếu phổ thông
2.4. Công ty Kinh doanh Bao bì lương thực hai lần tổ chức bán đấu giá cổ phiếu
trong năm 2007 ...................................................................................................................
2.5. TCT Lương thực miền Nam đấu giá cổ phần thuộc phần vốn nhà nước tại
Công ty cổ phần Lương thực và Công nghiệp Thực phẩm .................................................
2.6. Đạm Phú Mỹ (DPM) chính thức niêm yết trên sàn HOSE ..........................................
3. Xuất khẩu ...........................................................................................................................
3.1. Công ty Du lịch - Thương mại An Giang (An Giang Tourimex)
3.2. Công ty cổ phần lương thực Vĩnh Long (Vinh Long Food) ........................................
3.3. Công ty cổ phần Thương nghiệp tổng hợp và Chế biến lương thực Thốt Nốt
(GENTRACO) ....................................................................................................................
3.4. Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) ............................................................
3.5. Công ty Lương thực Đồng Tháp ..................................................................................
3.6. Tổng Công ty Lương thực Miền Nam .........................................................................
3.7. Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiên Giang ..............................................................
4. Gạo thương hiệu Việt Nam ................................................................................................
4.1. Công ty TNHH Minh Cát Tấn & “Gạo Kim Kê”
4.2. Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Lương Thực – Thực Phẩm Hà Nội & “Gạo
Tám xoan Hải Hậu” ............................................................................................................
4.3. Công ty cổ phần Việt Đức & “Gạo Hương Đồng quê” ...............................................
4.4. Công ty TNHH Đặng Ngọc & “Đặng Ngọc Nếp thơm Phú Tân”
4.5. MecoFood với độc quyền sử dụng thương hiệu Gạo “Nàng thơm Chợ Đào
PHẦN IV: TIÊU DÙNG GẠO VIỆT NAM VÀ CHÂU Á..........................................................
1. Xu hướng tiêu dùng gạo các nước Châu Á .....................................................................
2. Xu hướng tiêu dùng gạo Việt Nam ..................................................................................
2.1. Phân tích định lượng tiêu dùng gạo hộ gia đình (1998-2004) ......................
2.1.1. Phân tích định lượng tiêu dùng gạo theo các nhóm hộ gia đình (1998-2004) ..........
2.1.2. Phân tích định lượng tiêu dùng gạo hộ gia đình theo các mục đích sử dụng
(1998-2004).........................................................................................................................
2.1.2.1. Tiêu dùng cho ăn và trao đổi, bán ..........................................................................
2.1.2.2. Dự trữ trong hộ ......................................................................................................
2.1.2.3. Làm giống & Chăn nuôi gia súc gia cầm ...............................................................
2.1.2. Tiêu dùng gạo trong nước 2007 ................................................................................
2.2. Sản lượng gạo có thể sử dụng bình quân đầu người ( 1990-2007) ...............
PHẦN V: BẢNG CÂN ĐỐI CUNG-CẦU GẠO VIỆT NAM 2007 ...........................................
1. Cân đối Cung-Cầu Gạo năm 2007 ...................................................................................
2. Cân đối Cung- Cầu gạo Việt Nam của FAS/ USDA .......................................................
PHẦN VI: TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG GẠO 2008 ................................................................
1. Triển vọng thị trường gạo thế giới ...................................................................................
1.1. Năng suất bình quân dự báo sẽ tăng do cải thiện về giống ...........................
1.2. Áp lực tăng dân số đẩy nhu cầu tiêu dùng gạo thế giới tăng ........................
1.3. Thương mại gạo hạt dài là chủ đạo ...............................................................
1.4. Cung gạo xuất khẩu tăng chủ yếu ở Châu Á và Hoa Kỳ ..............................
2. Triển vọng thị trường gạo Việt Nam ...............................................................................
2.1. Mặc dù diện tích giảm, sản lượng lúa đông xuân 2008 ổn định ...................
2.2. Vụ đông xuân 2007-2008 tiếp tục khó khăn về nước tưới
2.3. Giá gạo Việt Nam sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2008
2.4. Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung năm 2008: Khó có cơ hội cho các
doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ......................................................................
2.5. Xuất khẩu gạo nếp và gạo thơm: Cơ hội kinh doanh cho doanh
nghiệp trong thách thức ............................................................................................
2.6. Nhiên liệu sinh học và tác động đến thị trường lương thực ..........................
2.7. ASEAN vẫn là thị trường nhập khẩu gạo cấp thấp của Việt Nam
2.8. Giá gạo xuất khẩu năm 2008 dự báo vẫn tăng cao .......................................
2.9. Gạo thương hiệu nội địa: Miếng bánh còn lớn cho doanh nghiệp ................
PHẦN VI: SỐ LIỆU .....................................................................................................................
Bảng 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế (2001-2007) ..........................................
Bảng 2. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994 (2001-2007) ................................
Bảng 3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nông nghiệp (2001-2007)
Bảng 4. Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế (2001-2007)
Bảng 6. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế nhà nước theo giá thực tế phân theo
ngành kinh tế (2001-2007) ........................................................................................................
Bảng 7. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá lương thực, thực phẩm năm 2007 ..............................
Bảng 8. Kim ngạch nhập khẩu một số nguyên liệu vật tư đầu vào và nguyên phụ liệu
sản xuất nông nghiệp (2001-2007) ............................................................................................
Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Việt Nam theo các vụ, 1976-2007 .......................
Bảng 10: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Đồng bằng Sông Hồng theo vụ (2000-
2007) ..........................................................................................................................................
Bảng 11: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Đông Bắc theo vụ (2000-2007) .........................
Bảng 12: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Tây Bắc theo vụ (2000-2007) ............................
Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Bắc Trung bộ theo vụ (2000-2007) ...................
Bảng 14: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Nam Trung bộ theo vụ (2000-2007) ..................
Bảng 15: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Tây Nguyên theo vụ (2000-2007) .....................
Bảng 16: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- demo_vietnam_s_rice_yearbook.pdf