Thực hiện nhiệm vụthống nhất quản lý nhà nước vềthương mại điện tử,
hàng năm BộThương mại tiến hành điều tra hiện trạng vềthương mại điện tửnhằm
cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và
đông đảo các đối tượng khác bức tranh chân thực vềtình hình phát triển thương mại
điện tử ởViệt Nam. Báo cáo Hiện trạng phát triển Thương mại điện tửViệt Nam
năm 2003 cho thấy thương mại điện tử đã hình thành và phát triển khá nhanh, đồng
thời chỉra nhiều vấn đềcần phải giải quyết ởtầm vĩmô.
Báo cáo Hiện trạng phát triển Thương mại điện tửViệt Nam năm 2004do
VụThương mại điện tửchủtrì đã phản ánh nhiều khía cạnh liên quan tới tình hình
phát triển thương mại điện tửtrong năm 2004 ởnước ta. Báo cáo cung cấp nhiều
thông tin giá trịvềsựphát triển thương mại điện tửtrong năm 2004. So sánh với
năm 2003 chúng ta có thểthấy rõ thương mại điện tử ởnước ta đã vươn lên tầm cao
mới, góp phần nhất định vào sựphát triển thương mại của đất nước. Báo cáo đã đưa
ra quan điểm và nhận định vềcác khía cạnh liên quan tới thương mại điện tửvà một
sốkhuyến nghị đối với các cơquan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp. Những
quan điểm và nhận định này tổng hợp từkết quả điều tra khảo sát và không phản
ánh quan điểm chính thức của BộThương mại.
Một sốbộngành và tổchức từtrung ương tới địa phương, đặc biệt là Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đã phối hợp, giúp đỡVụThương mại điện
tửxây dựng Báo cáo này. Rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh
trên phạm vi cảnước đã nhiệt tình tham gia hoạt động điều tra, phỏng vấn. Thay
mặt lãnh đạo BộThương mại tôi xin bày tỏlòng cám ơn chân thành tới tất cảnhững
tổchức, doanh nghiệp và cá nhân đã giúp đỡchúng tôi hoàn thành Báo cáo này.
Chúng tôi cũng xin cám ơn các ý kiến góp ý cho Báo cáo Hiện trạng phát
triển Thương mại điện tửnăm 2004 đểrút kinh nghiệm cho hoạt động này của năm
2005 được tốt hơn.
124 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
NĂM 2004
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2005
ii
Lưu ý
Tài liệu này do Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại chủ trì biên soạn. Những quan
điểm và nhận định đưa ra trong Báo cáo tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát và không
phản ánh quan điểm chính thức của Bộ Thương mại.
Mọi trích dẫn thông tin từ tài liệu này phải nêu rõ nguồn “Báo cáo Thương mại điện tử
Việt Nam 2004” của Bộ Thương mại.
Tổ chức cá nhân có nhu cầu xin báo cáo, xin liên hệ với Vụ Thương mại điện tử, Bộ
Thương mại, 21 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam.
Toàn văn Báo cáo này cũng được đăng trên website chính thức của Bộ Thương mại, mục
“Thương mại điện tử” phần “Chính sách”, tại địa chỉ sau:
iii
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về thương mại điện tử,
hàng năm Bộ Thương mại tiến hành điều tra hiện trạng về thương mại điện tử nhằm
cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và
đông đảo các đối tượng khác bức tranh chân thực về tình hình phát triển thương mại
điện tử ở Việt Nam. Báo cáo Hiện trạng phát triển Thương mại điện tử Việt Nam
năm 2003 cho thấy thương mại điện tử đã hình thành và phát triển khá nhanh, đồng
thời chỉ ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết ở tầm vĩ mô.
Báo cáo Hiện trạng phát triển Thương mại điện tử Việt Nam năm 2004 do
Vụ Thương mại điện tử chủ trì đã phản ánh nhiều khía cạnh liên quan tới tình hình
phát triển thương mại điện tử trong năm 2004 ở nước ta. Báo cáo cung cấp nhiều
thông tin giá trị về sự phát triển thương mại điện tử trong năm 2004. So sánh với
năm 2003 chúng ta có thể thấy rõ thương mại điện tử ở nước ta đã vươn lên tầm cao
mới, góp phần nhất định vào sự phát triển thương mại của đất nước. Báo cáo đã đưa
ra quan điểm và nhận định về các khía cạnh liên quan tới thương mại điện tử và một
số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp. Những
quan điểm và nhận định này tổng hợp từ kết quả điều tra khảo sát và không phản
ánh quan điểm chính thức của Bộ Thương mại.
Một số bộ ngành và tổ chức từ trung ương tới địa phương, đặc biệt là Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đã phối hợp, giúp đỡ Vụ Thương mại điện
tử xây dựng Báo cáo này. Rất nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh
trên phạm vi cả nước đã nhiệt tình tham gia hoạt động điều tra, phỏng vấn. Thay
mặt lãnh đạo Bộ Thương mại tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành tới tất cả những
tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành Báo cáo này.
Chúng tôi cũng xin cám ơn các ý kiến góp ý cho Báo cáo Hiện trạng phát
triển Thương mại điện tử năm 2004 để rút kinh nghiệm cho hoạt động này của năm
2005 được tốt hơn.
Mùa Xuân năm 2005
TS. Lê Danh Vĩnh
Thứ trưởng Bộ Thương mại
(đã ký)
iv
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Mục lục hộp minh hoạ
Mục lục bảng
Mục lục đồ thị
Tổng quan tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2004
Phần thứ nhất
Tổng quan về CNTT và viễn thông gắn với thương mại điện tử
1. Công nghệ thông tin
1.1. Tình hình ban hành chính sách
1.2. Tình hình phát triển và triển khai các chính sách về CNTT
2. Viễn thông và Internet
2.1. Tình hình ban hành chính sách
2.2. Tình hình hạ tầng viễn thông
2.3. Tình hình Internet
3. Một số công nghệ liên quan tới phát triển CNTT và Internet
3.1. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
3.2. Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử
3.3. Phần mềm nguồn mở
4. Một số vấn đề khác
4.1. Sở hữu trí tuệ
4.2. An ninh mạng
Phần thứ hai
Môi trường chính sách và pháp luật về thương mại điện tử
1. Tình hình chung
2. Tình hình xây dựng các chiến lược, kế hoạch liên quan tới TMĐT
2.1. Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT)
2.2. Kế hoạch tổng thể Phát triển Thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010
2.3. Kế hoạch tổng thể Phát triển Chính phủ điện tử tới năm 2010
3. Pháp lệnh Thương mại điện tử và Luật Giao dịch điện tử
3.1. Pháp lệnh Thương mại điện tử
3.2. Luật Giao dịch điện tử
4. Một số luật và chính sách liên quan tới TMĐT
4.1. Pháp luật về quảng cáo
4.2. Luật Kế toán
4.3. Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
4.4. Luật Thương mại (sửa đổi)
4.5. Luật Công nghệ thông tin
5. Một số văn bản pháp lý khác
5.1. Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực điện tử
5.2. Nghị định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã bảo vệ
ii
vii
viii
ix
x
1
1
4
5
5
6
7
14
14
16
19
20
20
21
23
24
24
25
25
26
26
27
28
28
29
29
30
31
32
32
33
v
thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước
6. Các chính sách liên quan tới cung cấp dịch vụ gắn với TMĐT
6.1. Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet
6.2. Thanh toán điện tử
6.3. Thủ tục hải quan, thuế điện tử
6.4. Các thủ tục cấp phép điện tử cho các hoạt động đầu tư, thương mại
6.5. Pháp luật về sở hữu trí tuệ
6.6. Pháp luật về chứng cứ
6.7. Tội phạm trên mạng
Phần thứ ba
Tình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
1. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT và TMĐT
1.1. Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp
1.1.1. Kết nối Internet
1.1.2. Cơ cấu đầu tư CNTT
1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp
1.2. Các công ty thiết lập website TMĐT
1.2.1. Tình hình chung
1.2.2. Tính năng TMĐT của trang web
1.2.3. Lựa chọn mô hình kinh doanh TMĐT
1.2.4. Hiệu quả đầu tư cho TMĐT
2. Các hình thức tổ chức website
2.1. Website công ty
2.2. Siêu thị trực tuyến (bán hàng tổng hợp)
3. Những hàng hóa phổ biến trên mạng hiện nay
3.1. Sản phẩm có độ tiêu chuẩn hóa cao
3.2. Sản phẩm số hóa
3.3. Sản phẩm thông tin
3.4. Thiếp, hoa, quà tặng
3.5. Hàng thủ công mỹ nghệ
4. Những dịch vụ ứng dụng TMĐT
4.1. Dịch vụ CNTT
4.2. Dịch vụ du lịch
4.3. Dịch vụ thông tin
4.4. Dịch vụ tư vấn
4.5. Dịch vụ giáo dục và đào tạo trực tuyến
Phần thứ tư
Một số dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử
1. Dịch vụ “chợ” trên mạng (các website cung cấp dịch vụ trung gian mua bán,
còn gọi là sàn giao dịch TMĐT)
33
33
34
35
37
38
38
39
41
42
42
44
45
45
46
48
48
49
50
50
54
59
59
60
62
63
63
65
65
67
68
70
72
74
vi
1.1. Tình hình phát triển chung
1.1.1. Về số lượng
1.1.2. Về trình độ tổ chức
1.1.3. Về hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn
1.2. Các đơn vị đứng ra tổ chức và quản lý sàn
1.2.1. Tổ chức phi lợi nhuận
1.2.2. Doanh nghiệp nhà nước
1.2.3. Doanh nghiệp tư nhân
1.3. Hình thức tổ chức sàn
1.3.1. Cổng thông tin về cơ hội giao thương (B2B)
1.3.2. Trung tâm thương mại (B2B và B2C)
1.3.3. Website đấu giá (C2C)
1.4. Tính chuyên môn hóa
1.5. Hiệu quả kinh tế của dịch vụ sàn giao dịch điện tử
2. Dịch vụ thanh toán điện tử
2.1. Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử
2.2. Thanh toán ngoại tuyến (thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng/dịch
vụ)
2.3. Thanh toán trực tuyến
2.3.1. Giao dịch ngân hàng trực tuyến
2.3.2. Thanh toán mua hàng trên Internet bằng tài khoản hoặc thẻ của ngân
hàng Việt Nam
2.3.3. Hệ thống lập và thanh toán hóa đơn điện tử
2.4. Thanh toán di động
Phần thứ năm
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
1.1. Phát triển CNTT và Internet
1.2. Ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp
1.3. Sự phát triển của các chợ “ảo”
1.4. Môi trường pháp lý
1.5. Các chính sách liên quan tới TMĐT
1.6. Vai trò của nhà nước
2. Khuyến nghị
2.1. Sớm ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT
2.2. Nhanh chóng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT
2.3. Thay đổi một số chính sách
2.4. Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến
2.5. Phát triển nguồn nhân lực
2.6. Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ
2.7. Đầu tư cho thương mại điện tử
2.8. Kinh doanh điện tử và TMĐT
76
76
77
78
81
81
83
84
85
85
86
87
88
90
91
93
93
95
95
96
98
100
101
101
102
103
104
105
106
106
106
107
107
107
108
108
108
109
vii
Phụ lục
Phụ lục 1: Ước tính số doanh nghiệp Việt Nam có trang web năm 2004
Phụ lục 2: Tổng hợp kiến nghị của doanh nghiệp
Phụ lục 3: Các mẫu phiếu điều tra
Phụ lục 4: Danh sách các doanh nghiệp khảo sát
Phụ lục 5: Giới thiệu một số Sàn thương mại điện tử của Việt Nam
Phụ lục 5: Tổng quan tình hình phát triển TMĐT trên thế giới
110
114
116
125
136
164
viii
Mục lục hộp minh họa
Hộp
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
Tình hình thực hiện các Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ
về thống kê CNTT và TT
Mối quan hệ giữa trang web và TMĐT
Sự chưa hợp lý của các quy định về quản lý tên miền Việt nam
Quy định “Thiết lập website phải xin phép” và Thương mại điện tử
Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị phạt vì không có giấy phép thiết lập
website
Ứng dụng UN/EDIFACT tại Bộ Thương mại
Một hãng đi tiên phong trong lĩnh vực bảo mật
Ý kiến về quy định đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động Internet
Quyết định của Quốc hội dừng triển khai Pháp lệnh TMĐT
Ngừng ban hành Pháp lệnh TMĐT là một sự kiện CNTT năm 2004
Xu hướng xây dựng pháp luật về GDĐT trên thế giới
Hành lang pháp lý cho giao kết hợp đồng điện tử
Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) và TMĐT
Hội thảo về Nghị định chữ ký số
Một dịch vụ thanh toán trực tuyến
Triển khai thí điểm hệ thống kê khai hải quan điện tử
Cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ của Việt nam
Quy định về giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu
Tội phạm trên mạng
Ước tính tỉ lệ kết nối Internet trong doanh nghiệp
Trang chủ của website giới thiệu Công ty Xuất nhập khẩu Hòa Bình
Catalogue máy tính trên website của công ty Netsoft
Đơn đặt hàng trực tuyến trên website của Công ty da giầy Hà Nội
Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty thương mại
Minh họa về siêu thị trực tuyến của một công ty hoạt động dịch vụ
Minh hoạ về hạ tầng công nghệ của một sàn TMĐT B2B
Tình hình hoạt động của một sàn giao dịch thành lập trước năm 2004
Giới thiệu một sàn giao dịch mới thành lập trong năm 2004
Minh họa về một sàn giao dịch do tổ chức phi lợi nhuận thành lập
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT tham gia tuyên truyền đào tạo
Một sàn giao dịch TMĐT tổ chức theo hình thức trung tâm thương mại
Quy trình thanh toán của một số thẻ trả trước do doanh nghiệp phát hành
Một mô hình thanh toán thẻ cho giao dịch trực tuyến
ix
Mục lục bảng
Bảng
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
4.1
4.2
Một số mốc lớn về đường lối, chính sách CNTT
Một số mốc lớn về đường lối, chính sách viễn thông và Internet
Số người sử dụng Internet trên 10.000 dân
Giá trị giao dịch thương mại sử dụng EDI (tỷ USD)
Các nước dẫn đầu về vi phạm bản quyền năm 2003
Nhóm đối tượng điều tra chung phân theo ngành nghề kinh doanh
Nhóm doanh nghiệp có website phân theo ngành nghề kinh doanh
Cơ cấu đầu tư CNTT trong các doanh nghiệp
Tỷ lệ website phân theo nhóm sản phẩm/dịch vụ
Tính năng thương mại điện tử của các website doanh nghiệp Việt Nam
Các hình thức quảng bá website của doanh nghiệp
Tỉ trọng chi CNTT trong tổng chi phí hoạt động hàng năm của doanh
nghiệp
Ước tính mức đóng góp vào tổng doanh thu của ứng dụng TMĐT trong
doanh nghiệp
Tỷ lệ website có các tính năng TMĐT - so sánh giữa website hàng hóa và
dịch vụ
Mức độ thường xuyên cập nhật của các loại website
Cho điểm các tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Giới thiệu một số siêu thị trực tuyến của Việt Nam
Một số website kinh doanh thiết bị điện tử và viễn thông
Một số website cung cấp sản phấm số hóa
Một số website kinh doanh sách trực tuyến
Một số website kinh doanh hoa và quà tặng
Một số website hàng thủ công mỹ nghệ
Một số website du lịch
Một số website cung cấp dịch vụ thông tin
Danh sách các sàn thương mại điện tử của Việt Nam
Xếp hạng một số sàn giao dịch theo tiêu chí của Alexa
x
Mục lục đồ thị
Hình
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
4.1
4.2
Các doanh nghiệp có website phân theo quy mô lao động
Hình thức truy cập website của các doanh nghiệp nói chung
Hình thức truy cập Internet của các doanh nghiệp có website
Tỷ trọng chi CNTT trong chi phí hoạt động hàng năm của doanh nghiệp
Các hình thức đào tạo CNTT trong doanh nghiệp
Tỷ lệ website phân theo năm thành lập
Tỷ lệ website có tên miền Việt Nam và quốc tế trong từng thời kỳ
Ước tính thời gian hoàn vốn cho đầu tư TMĐT của doanh nghiệp
So sánh các tính năng TMĐT của nhóm website công ty và siêu thị trực
tuyến
Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia xây dựng siêu thị trực tuyến
Tỷ lệ các website dịch vụ TMĐT
So sánh giải pháp liên kết tập trung và liên kết riêng lẻ cho hệ thống
thanh toán thẻ trực tuyến
Từ viết tắt và giải thích từ ngữ
B2B Giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiêp
B2C Giao dịch TMĐT giữa cá nhân với doanh nghiệp
C2C Giao dịch TMĐT giữa cá nhân với cá nhân
CA Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử (Certification Authority)
CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông
EDI Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)
GDĐT Giao dịch điện tử (Luật)
PMNM Phần mềm nguồn mở
TMĐT Thương mại điện tử
UNCTAD Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (United Nations
Conference on Trade and Development)
xi
TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI VIỆT NAM NĂM 2004
1. Hạ tầng viễn thông và Internet tốt hơn
Một trong những kết quả quan trọng nhất của Báo cáo này là đã ước tính
được tổng số website của các doanh nghiệp tại Việt Nam đã đạt tới con số 17.500
vào cuối năm 2004. Đây là con số đầy ấn tượng và phản ánh trung thực hạ tầng
viễn thông và Internet tại Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong năm 2004 so
với năm 2003. Các con số thuê bao Internet đạt trên 2 triệu, số IP đã cấp là 0,45
triệu, và 35.000 thuê bao truy nhập Internet sử dụng băng thông rộng đã thể hiện
phần nào bước tiến này. Mặt khác, trong số các doanh nghiệp tham gia điều tra phục
vụ Báo cáo này có tới 53,9% truy cập Internet sử dụng ADSL cũng cho thấy bức
tranh chung về sự năng động của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng dịch vụ
mới cũng như tầm quan trọng của hạ tầng viễn thông và Internet trong nền kinh tế
hiện đại.
2. Môi trường pháp lý chưa thay đổi
Đối lập với sự thay đổi nhanh trong hạ tầng viễn thông và Internet là sự
chậm chạp của hầu hết các cơ quan xây dựng chính sách và pháp luật trong việc tạo
lập môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT phát triển. Đây là một minh hoạ rõ
ràng về tình hình khối doanh nghiệp năng động hơn khối cơ quan chính phủ. Điều
này cũng không phải là ngoại lệ ở Việt Nam khi UNCTAD đã chỉ ra trong giai đoạn
đầu của TMĐT tại các nước đang phát triển thì hạ tầng viễn thông và Internet yếu
kém là nguyên nhân chủ yếu cản trở việc ứng dụng TMĐT, nhưng sau đó môi
trường pháp lý không thích hợp lại trở thành lực cản lớn nhất đối với sự phát triển
của TMĐT.
Năm 2004 đã chứng kiến việc các cơ quan nhà nước tích cực xây dựng nhiều
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm nhanh chóng tạo ra môi trường pháp lý
thuận lợi, đồng bộ và phù hợp với các quy định quốc tế. Đó là Uỷ ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với dự thảo Luật Giao dịch điện tử, Bộ
Thương mại với dự thảo Luật Thương mại sửa đổi, Bộ Tư pháp với dự thảo Bộ Luật
Dân sự sửa đổi, Bộ Bưu chính Viễn thông với dự thảo Nghị định về chữ ký số và
dịch vụ chứng thực điện tử, v.v... Mặc dù các cơ quan nhà nước đã cố gắng rất lớn
nhưng chưa có văn bản pháp quy nào được ban hành và đi vào cuộc sống.
Không những không ban hành được các văn bản pháp quy mới mở đường
cho TMĐT phát triển, đặc biệt là văn bản thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch
điện tử, năm 2004 còn chứng kiến sự chấm dứt xây dựng Pháp lệnh TMĐT làm thất
vọng nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư mạnh vào TMĐT. Đồng thời năm 2004 cũng
cho thấy sự chậm tiếp thu ý kiến của một số cơ quan ban hành chính sách đối với
những quy định không phù hợp với cuộc sống được ban hành từ những năm trước.
Hai trường hợp điển hình là Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT về quản lý website
xii
có hiệu lực từ năm 2002 và Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT về quản lý tên
miền có hiệu lực từ năm 2003.
3. Khuynh hướng giao dịch thương mại B2B tăng lên
Loại hình giao dịch B2C tiếp tục tăng trưởng. So với năm 2003 số siêu thị
trực tuyến tăng lên đáng kể. Đây là những website giới thiệu và bán sản phẩm của
nhiều nhà sản xuất, đơn vị quản lý website sẽ chịu trách nhiệm cung cấp thông tin,
giao dịch với khách hàng và phân phối sản phẩm.
Nhưng nét nổi bật của năm 2004 là giao dịch B2B đã bắt đầu khởi sắc. Song
song với số lượng doanh nghiệp thiết lập website để bán sản phẩm của mình với
quy mô lớn tăng nhanh, năm 2004 cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều website hỗ
trợ giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên hầu hết các website này
đều chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, nguồn nhân lực hạn chế, vốn kinh doanh
nhỏ, v.v… nên chủ yếu mới dừng ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm. Giá trị giao
dịch thực tế còn rất thấp.
Loại hình giao dịch B2B truyền thống, tức là hai hoặc nhiều doanh nghiệp có
thể mua bán tự động với nhau (B2Bi), chưa hình thành ở Việt Nam. Đồng thời,
chưa xuất hiện các website cung cấp dịch vụ đấu thầu trực tuyến quy mô lớn.
4. Đầu tư cho TMĐT hợp lý hơn
Trong khi còn nhiều ý kiến đánh giá đầu tư cho CNTT của các cơ quan chính
phủ đạt hiệu quả thấp, tình hình đầu tư cho TMĐT của các doanh nghiệp đạt hiệu
quả khả quan. Rất nhiều doanh nghiệp tự đánh giá có thể hoàn vốn đầu tư cho
TMĐT trong vòng hai năm. Cơ cấu đầu tư tuy còn chưa hợp lý do vẫn chưa đánh
giá đúng tầm quan trọng của dịch vụ tư vấn, giải pháp, phần mềm, đào tạo và
chuyển giao công nghệ nhưng nói chung tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động này đã tăng
lên so với đầu tư cho phần cứng.
Nhiều doanh nghiệp cung cấp giải pháp, phần mềm TMĐT và cung cấp dịch
vụ thiết kế website đã biết tận dụng những lợi thế của phần mềm nguồn mở.
5. Nguồn nhân lực cho TMĐT bắt đầu hình thành
Nhận thức về tầm quan trọng của CNTT giữa các doanh nghiệp còn có sự
cách biệt đáng kể nhưng xu hướng chung là các doanh nghiệp ngày càng đánh giá
cao ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong việc nâng cao năng suất và mở rộng thị
trường. Năm 2004 số doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT tăng nhanh.
Tuy nhiên còn có sự lúng túng trong việc phân công cán bộ phụ trách về thương mại
điện tử. Một số doanh nghiệp giao cho cán bộ CNTT kiêm phụ trách thương mại
điện tử, số khác giao cho cán bộ tiếp thị phụ trách. Thực tế cho thấy những doanh
nghiệp có cán bộ lãnh đạo được đào tạo ở các nước phát triển hoặc am hiểu về
TMĐT phụ trách lĩnh vực này thường thành công hơn các doanh nghiệp giao cho
cán bộ CNTT phụ trách TMĐT. Có thể thấy lực lượng hoạt động trong lĩnh vực
thương mại điện tử hiện nay ở cả trong khu vực doanh nghiệp lẫn trong khu vực
xiii
quản lý nhà nước đều trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn trong vài năm qua và
chưa được đào tạo cơ bản.
Số cán bộ được đào tạo cơ bản về TMĐT ở Việt Nam hầu như chưa xuất
hiện. Cho tới cuối năm 2004 chỉ có rất ít cán bộ được đào tạo cơ bản về lĩnh vực
này ở nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên số sinh viên
Việt Nam chọn chuyên ngành TMĐT ở các trường đại học nước ngoài đã tăng lên.
Trong vài năm tới khi các sinh viên này về nước sẽ là nguồn nhân lực quan trọng hỗ
trợ cho các doanh nghiệp.
Một số trường đại học kinh tế - thương mại trong nước đã tiến hành giảng
dạy về TMĐT như là một phần của chương trình đào tạo các kỹ sư kinh tế. Một số
doanh nghiệp đi tiên phong trong việc nghiên cứu hoặc kinh doanh TMĐT cũng
tích cực tham gia tuyên truyền, đào tạo về TMĐT.
6. Vai trò của nhà nước có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa nổi bật
Một số doanh nghiệp đánh giá khó khăn lớn nhất trong việc tham gia thương
mại điện tử là thiếu nguồn nhân lực có kỹ năng. Tuy nhiên nhìn từ góc độ vĩ mô
phải thừa nhận thực tế là nếu không có sự hỗ trợ về nhiều mặt của nhà nước thì
TMĐT không thể phát triển mạnh mẽ được. Nhiều hoạt động xây dựng chính sách
và pháp luật trong năm 2004 của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa chuẩn bị cực kỳ
quan trọng cho việc ban hành nhiều chính sách và văn bản quy phạm pháp luật
trong năm 2005. Nếu như năm 2005 các hoạt động được khởi động từ năm 2004
được hoàn thành như dự kiến thì có thể khẳng định năm 2005 hoặc năm 2006 sẽ là
năm khởi đầu cho giai đoạn hai của TMĐT ở Việt Nam.1
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vai trò của nhà nước trong năm 2004 chưa
nổi bật. Thứ nhất, về môi trường pháp lý, việc chấm dứt Dự án Pháp lệnh Thương
mại điện tử trong khi Luật Giao dịch điện tử không thể ban hành cho tới cuối năm
2005 đồng nghĩa với việc giao dịch thương mại sử dụng các phương tiện điện tử
chưa được pháp luật chính thức thừa nhận. Hậu quả là không một đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp nào có thể đầu tư thoả đáng vào TMĐT cũng như không doanh
nghiệp nào có thể thực hiện các giao dịch thương mại điện tử lớn.
Thứ hai, về mặt chính sách, năm 2004 vẫn chưa xuất hiện chính sách nào về
TMĐT cụ thể hoá đường lối phát triển đã được vạch ra trong giai đoạn 2000 –
2002. Các doanh nghiệp hầu như không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của nhà
nước, đặc biệt trong việc đầu tư vào việc cung cấp giải pháp, dịch vụ cho giao dịch
thương mại điện tử B2B.2
Thứ ba, cho tới cuối năm 2004 vẫn chưa xuất hiện chiến lược dài hạn hay kế
hoạch trung hạn nào đối với phát triển TMĐT trong khi TMĐT liên quan tới nhiều
1 Giai đoạn một là giai đoạn thương mại điện tử hình thành và được pháp luật thừa nhận chính thức, giai đoạn
hai là giai đoạn thương mại điện tử được ứng dụng rộng rãi và phát triển.
2 Phát biểu tại Hội nghị Thương mại toàn quốc do Bộ Thương mại tổ chức vào tháng 2 năm 2005, Phó
Thủ Tướng Chính phủ Vũ Khoan đã nhấn mạnh thương mại điện tử không đạt được mục tiêu đặt ra trong
lĩnh vực thương mại giai đoạn 2001 – 2005.
xiv
chủ thể, nhiều lĩnh vực từ trung ương tới địa phương, từ các cơ quan lập pháp và tư
pháp tới hành pháp, từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng, v.v… đòi hỏi sự phối hợp
đồng bộ. Cùng với Chiến lược phát triển CNTT và TT, Kế hoạch tổng thể phát triển
Chính phủ điện tử tới 2010, cho tới cuối năm 2004 Kế hoạch tổng thể phát triển
Thương mại điện tử mới ở giai đoạn dự thảo và chưa được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.3
Thứ tư, trong năm 2004 nhiều dịch vụ công hỗ trợ cho TMĐT do các cơ
quan nhà nước cung cấp hay hỗ trợ cũng mới dừng ở mức kế hoạch hay triển khai
thí điểm. Đáng chú ý nhất là các dịch vụ khai báo hải quan điện tử, thuế điện tử, các
thủ tục xuất nhập khẩu điện tử, chứng thực điện tử.
Thứ năm, nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền,
đào tạo về TMĐT và đây là hoạt động mà khu vực doanh nghiệp dù năng động và
tích cực cũng không thể thay thế được nhà nước. Mặc dù Bộ Thương mại và một số
đơn vị khác đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử nhưng chỉ
đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu.
Thứ sáu, thống kê về TMĐT có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho cả hoạt động
hoạch định chính sách của các cơ quan nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp nhưng cho tới hết năm 2004 nhà nước vẫn hầu như chưa triển
khai công tác này. Không có công bố chính thức và tin cậy nào về nhiều tiêu chí
liên quan tới TMĐT.
Cần phải khẳng định là không thể triển khai tốt bất cứ hoạt động nào trong
sáu hoạt động trên nếu tách rời với các hoạt động còn lại, nghĩa là cần phải triển
khai đồng bộ cả sáu hoạt động này. Có thể thấy đây là thử thách rất lớn đối với các
cơ quan nhà nước trong năm 2005 và các năm tiếp theo.
3 Năm 2001 Bộ Thương mại đã xây dựng Đề án phát triển TMĐT giai đoạn 2001-2005 và đã trình Chính phủ
vào tháng 6/2001 nhưng chưa được Chính phủ phê duyệt. Như vậy, cho tới cuối năm 2004 chưa có chiến
lược, kế hoạch tổng thể hay đề án phát triển TMĐT nào được cấp Chính phủ hay Thủ Tướng Chính phủ phê
duyệt.
1
PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG
GẮN VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông là nền tảng cho sự phát triển của
của TMĐT. Phần này sẽ giới thiệu tổng quan về tình hình phát triển công nghệ
thông tin và viễn thông có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới phát triển TMĐT
trong năm 2004.
1. Công nghệ thông tin
1.1. Tình hình ban hành chính sách
Sau khi một loạt đường lối, chính sách lớn về CNTT được ban hành từ năm
2000 đến năm 2002, việc ban hành chính sách về CNTT đã chững lại trong năm
2003 và năm 2004.
Tuy nhiên, năm 2004 đã chứng kiến sự ra đời của ba văn bản quan trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tmdt_2004_2__5804.pdf