Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên

Qua thời gian thực tập tại khách sạn Kim Liên, kết hợp với nghiên cứu và khảo sát thực tế, em xin được đưa ra báo cáo thực tập với các nội dung chính như sau:

 

BÁO CÁO ĐƯỢC CHIA LÀM 3 PHẦN

 

PHẦN I: Công ty khách sạn du lịch Kim Liên.

PHẦN II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du

lịch Kim Liên.

PHẦN III: Đánh giá , các ý kiến đề xuất .

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Qua thời gian thực tập tại khách sạn Kim Liên, kết hợp với nghiên cứu và khảo sát thực tế, em xin được đưa ra báo cáo thực tập với các nội dung chính như sau: báo cáo được chia làm 3 phần Phần I: Công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Phần III: Đánh giá , các ý kiến đề xuất . phần I công ty khách sạn du lịch Kim Liên Lịch sử hình thành và phát triển Công ty khách sạn Kim Liên là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn và du lịch. Công ty nằm trên đường Đào Duy Anh-Quận Đống Đa-Hà Nội với diện tích 36.331 mét vuông. Công ty có 2 khách sạn lớn, 4 nhà hàng, hội nghị phòng họp và một hệ thống các kiốt bán hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ. Khách sạn Kim Liên được bắt đầu từ khách sạn Bạch Mai trước đây .Xuất phát từ cục chuyên gia , có thể xem đây là chiếc nôi, nơi mà khách sạn Kim Liên đã từ đó ra đời và trưởng thành-là cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý và chỉ đạo khách sạn Bạch Mai -Kim Liên trong hơn 30 năm. Vào năm 1961-1992 : khách sạn chuyên gia Kim Liên-công ty khách sạn Kim Liên ngày nay là một đơn vị phục vụ chuyên gia, trực thuộc quyền quản lý của cục chuyên gia, nay là văn phòng chính phủ. Trong thời gian này, đối tượng phục vụ chính của khách sạn là chuyên gia nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam. Đây là một cơ sở phục vụ chuyên gia lớn nhất miền Bắc hồi đó (bao gồm 10 ngôi nhà 4 tầng, có tất cả 600 phòng ) đáp ứng được cho trên 1000chuyên gia và gia đình chuyên gia . Đây cũng là nơi thực hiện chính sách-chế độ phục vụ đời sống chuyên gia theo hiệp định-hợp đồng ký kết giữa ta và các nước. Cũng trong thời gian này đơn vị đã góp phần đáng kể vào việc huấn luyện chuyên môn cho một số đơn vị trong và ngoài ngành. Kim Liên là chiếc nôi đào tạo nhiều cán bộ quản lý, nhiều nhân viên nghiệp vụ cho ngành du lịch -khách sạn. Trong suốt trên 30 năm phục vụ chuyên gia nước ngoài, khách sạn Kim Liên luôn giữ vị trí con chim đầu đàn của cục chuyên gia, là đơn vị nòng cốt luôn đi đầu trong mọi nhiệm vụ với ý niệm “việc gì khó có Kim Liên”. Từ năm 1993 đến nay : công ty du lịch Kim Liên thuộc quyền quản lý của Tổng cục du lịch. Từ năm 1991-1999 : đây là một bước ngoặt mới cho tất cả các ngành sản xuất-kinh doanh nói chung và cho khách sạn Kim Liên nói riêng. Thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường với phương châm sản xuất và bán những thứ mà thị trường cần chứ không phải sản xuất và bán những cái mà ta có, nghĩa là mọi hoạt động sản xuất phải xuất phát từ phía khách hàng. Khách sạn Kim Liên đã xác định hướng đi đúng đắn , đúng đối tượng, đúng mục tiêu kinh doanh : luôn bảo toàn vốn, đạt hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, bảo đảm và phát triển, nâng cao đời sống công nhân viên, thực hiên tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. *Khách sạn Kim Liên đã qua 5 lần đổi tên và có 6 tên gọi : - Khách sạn Bạch Mai (QĐ 49TC – CCG 2/5/1961 ) - Khách sạn chuyên gia Kim Liên năm 1971 Khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên (QĐ191/bt 29/8/1992 ) Công ty du lịch Bông Sen Vàng (số 276TCDL/QĐ-TCDL 19/7/1994) Công ty khách sạn Bông Sen Vàng (số 309QĐ-TCDL 25/11/1994) Công ty khách sạn du lịch Kim Liên (số 454/QĐ TCDL 16/10/1996) 2- Cơ cấu tổ chức của công ty khách sạn du lịch Kim Liên * Ban lãnh đạo: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc .Giám đốc công ty đảm nhiệm việc chỉ huy trực tiếp với chức năng nhiệm vụ quyền hạn trong điều lệ và hoạt động của doanh nghiệp được Tổng cục trưởng tổng cục du lịch ký. Hai phó giám đốc công ty:một phó giám đốc phụ trách liên doanh và một phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ bản, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền. * Các phòng quản lý - Phòng tổ chức-hành chính (lao động tiền lương): có trách nhiệm thực thi những công việc chủ yếu trong việc xây dựng đội ngũ lao động của công ty ,thực hiện các quy chế, nội quy khen thưởng, kỷ luật tiền lương và thay đổi nhân lực đào tạo. -Phòng kế hoạch : Có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn bộ công ty và giám sát việc thực hiện kế hoạch. -Phòng kế toán : thực hiện nhiệm vụ tổng hợp các kết quả kinh doanh, quản lý thống nhất về vốn, thực hiện công tác kế toán, phân bổ lợi nhuận vào các quỹ của công ty. Đến từng bộ phận lễ tân, bán hàng, trực tiếp giám sát thực hiện việc thu ngân cho công ty một cách khách quan. Trên cơ sở đó tư vấn tham mưu cho giám đốc khách sạn trong việc ra các quyết định kinh doanh . *Bổ phận bổ trợ - Trung tâm du lịch có nhiệm vụ kinh doanh lữ hành, tìm hiểu thị trường du lịch thông qua các cơ quan cấp trên để nắm được những biến động của thị trường du lịch nói chung, thị trường của công ty nói riêng, giới thiệu nhằm phục vụ việc bán các sản phẩm hiện có của công ty, duy trì các mối quan hệ với các bạn hàng nhằm khai thác, ký kết các hợp đồng du lịch hoặc đặt chỗ khách sạn và các dịch vụ của khách sạn. Xây dựng và liên kết với các đơn vị hoạt động dịch vụ du lịch nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động của công ty, từ đó tham mưu cho giám đốc trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh. - Trung tâm thương mại. - Trung tâm công nghệ thông tin. - Đội bảo vệ : thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn về tài sản cho công ty cũng như cho khách hàng. - Đội giặt là : đáp ứng nhu cầu của khách nghỉ tại khách sạn, đồng thời chịu trách nhiệm giặt là quần áo của các nhân viên được công ty quy định. -Đội tu sửa: phụ trách việc vận hành bảo dưỡng toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm hệ thống điện nước, hệ thống điều hoà...của công ty. * Bộ phận kinh doanh -Hai giám đốc điều hành trực tiếp khách sạn Kim Liên I và II. Ngoài ra còn có các bộ phận : - Nhà hàng Kim Liên được tổ chức gồm: giám đốc nhà hàng trực tiếp quản lý. Dưới là các bộ phận như: tổ trưởng bàn 1, bar 1, bếp 1,..trực thuộc công ty quản lý. Chuyên phục vụ nhu cầu ăn, uống, đặt tiệc của khách,quản lý sân tennis, .. - Kiốt bán hàng - Bộ phận Massages 3- Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm, cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố đảm bảo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở a-Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh lưu trú Khi mới thành lập công ty có 512 phòng, sau khi giao lại một số dãy nhà cho nhà nước và một số xây dựng thêm, đến nay toàn bộ công ty có tổng cộng 363 phòng với 735 giường. Trong đó : + Khách sạn Kim Liên I có 110 phòng (đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 30%) + Khách sạn Kim Liên II có 253 phòng Khách sạn Kim Liên I chủ yếu đón khách quốc tế và một phần khách nội địa có khả năng thanh toán cao. Còn khách sạn Kim Liên II thiên về kinh doanh ở thị trường khách nội địa. Bảng số 1: Cơ cấu phòng của khách sạn Kim Liên I: Loại phòng Số lượng -Đặc biệt -Loại 1 -Loại 2 4 48 58 Tổng cộng 110 Bảng số 2: Cơ cấu phòng của khách sạn Kim Liên II Loại phòng Số lượng -Loại A -Loại B -Loại C -Loại D 30 42 86 95 Tổng cộng 253 Cơ cấu phòng của khách sạn Kim Liên II phong phú đa dạng với giá cả hợp lý có thể đáp ứng nhu cầu của khách có khả năng thanh toán trung bình và thấp. Còn cơ cấu phòng của khách sạn Kim Liên I tuy không đa dạng như của khách sạn Kim Liên II nhưng đó là những phòng có chất lượng cao với trang thiết bị hiện đại được bày trí hài hoà đẹp mắt có thể đáp ứng được nhu cầu của khách quốc tế và khách nội địa có khả năng thanh toán cao. Toàn khách sạn có 2 khu vực lễ tân :khu vực lễ tân A và khu vực lễ tân B. - Khu vực lễ tân B ở giữa gian tiền sảnh có diện tích 35 m2, riêng quầy lễ tân có diện tích 8 m2 được trang bị : +02 m áy vi tính nối mạng +Điều hoà nhiệt độ 2 chiều +Điện thoại +Vô tuyến màu sony +Dãy ghế sôpha có đệm +Đồng hồ lớn treo tường +Khu vệ sinh nam nữ +Trang bị nhiều cây cảnh tạo không khí trong lành . - Khu lễ tân A với diện tích 52 m2 riêng khu vực lễ tân có 13 m2 và các trang thiết bị gần giống khu B. Nhưng do khu A đón tiếp chủ yếu khách nước ngoài nên được trang bị hiện đại và tiện nghi hơn : +03 máy tính nối mạng +Điện thoại trực tiếp ra nước ngoài +Fax +Quầy đổi tiền +Máy photocophy +Đồng hồ chỉ giờ nhiều thành phố lớn như : London, Paris, New york, Tokyo, Bắc Kinh... +Tivi sony 28 inches bắt được 8 kênh nước ngoài +Thảm trải khắp sàn Phía sau lễ tân là phòng nghỉ của nhân viên có diện tích 11m2 . Vị trí của khu lễ tân A không hợp lí ,nó không quan sát được tình hình đi lại của khách cũng như hoạt động khác trong khách sạn , còn vị trí của khu lễ tân B lại có thể bao quát được lối ra vào của khách và các hoạt động khác như phòng ăn , quầy bar... b-Bộ phận ăn uống Phục vụ ăn uống tại khách tại là vô cùng quan trọng, vì đây là nhu cầu thiết yếu của con người. Vì vậy, phục vụ ăn uống tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty. Khách sạn Kim Liên có hệ thống CSVCKT phục vụ ăn uống tương đối đầy đủ, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách. Toàn bộ hệ thống này gồm 4 cơ sở đó là : Nhà hàng Kim Liên và khu nhà kính mới được cải tạo chủ yếu phục vụ đám cưới hội nghị . Nhà hàng Kim Liên có 5 nhà ăn khác nhau để phục vụ các loại khách với các phòng có thể phục vụ được từ 30 khách đến 500 khách bao gồm nhà ăn số 1,2,3,4,9. Mỗi nhà ăn đều có hệ thống bếp, bàn riêng biệt. c -Cơ sở vật chất kỹ thuật của bếp -Khu vực nhà bếp khách sạn Kim Liên 2 :với diện tích khoảng 50 m2 được trang bị các vật dụng +2 bếp than , 01 bếp ga +02 tủ đông lạnh dự trữ thịt , cá và bảo quản đồ tươi sống +Bồn nước nóng lạnh để rửa thực phẩmvà chén bát +Hai bàn đựng nguyên liệu chế biến +Quạt gió +Nhà kho để đựng đồ khô và gia vị +Tường bếp được lát gạch men trắng để dễ lau chùi -Khu vực bếp của khách sạn Kim Liên I : khu vực này nằm ngay sau restaurant khu nhà 9 có diện tích khoảng 50 m2, được trang trí như khách sạn Kim Liên II nhưng đầy đủ hơn khu bếp khách sạn Kim Liên II. +Khu bếp này không có bếp than chỉ có hai bếp ga. +Lò nướng bánh +Bàn sửa soạn thực phẩm làm bằng gỗ bọc nhôm dầy cho khỏi thấm nước và dễ lau chùi. d-Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận dịch vụ bổ trợ và dịch vụ khác - Công ty có một tổng đài điện thoại và một tổng đài của bưu điện với hệ thống dây điện thoại tới các phòng ban và các phòng khách đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc lúc nào cũng thông suốt - Phòng tắm hơi, massage với thiết bị hiện đại nhằm phục hồi sức khoẻ bằng phương pháp vật lý trị liệu. - Khu giặt là của công ty có diện tích 70 m2 nhưng phương tiện giặt hiện nay còn thô sơ chưa có máy móc hiện đại. - Cửa hàng , kiốt bán hàng tạp phẩm lưu niệm - Các phương tiện vận chuyển để đáp ứng nhu cầu thuê xe của khách bao gồm : 2 xe Toyota 12 chỗ ngồi, một xe hải âu, 1xe Nissan 4 chỗ ngồi. - Phòng karaoke, vũ trường diện tích 255 m2. - 01 bể bơi . - 01 sân tennis *Nhận xét về điều kiện kinh doanh của khách sạn: Với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong khách sạn như trên, khách sạn đã đáp ứng được nhu cầu lưu trú và ăn uống của phần lớn các khách hàng. Từ đó làm tăng sức hấp dẫn của khách sạn. 4-Môi trường hoạt động của khách sạn Kim Liên Công ty khách sạn du lịch Kim Liên là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập năm 1961 và thuộc sự quản lý trực tiếp của tổng cục du lịch từ năm 1993. Nhằm khẳng định vị thế của công ty với các doanh nghiệp ở thủ đô và cả nước, công ty xác định chiến lược kinh doanh lâu dài là đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh. Ngoài hoạt động kinh doanh cho thuê buồng, công ty đã thành lập trung tâm du lịch lữ hành quốc tế và nội địa, xây dựng bể bơi, sân tennis, nhà hàng mới phục vụ ăn uống, bán hàng, tổ chức dịch vụ tắm hơi, massage, cho thuê hội trường, phục vụ tiệc cưới, phục vụ hội nghị, thành lập trung tâm ứng dụng công nghệ thông tin, trung tâm kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá và xuất nhập khẩu lao động. Nếu như trước năm 1996, nguồn thu từ cho thuê buồng chiếm 90% tổng doanh thu của công ty thì năm 1999 chỉ còn chiếm tỷ trọng là 45%, mặc dù doanh thu buồng vẫn tăng trưởng, ổn định hàng năm trong khi đó thu từ dịch vụ ăn uống, bán hàng, cho thuê hội trường, vận chuyển và các nguồn thu khác chiếm tới 55%. Để mở rộng thị trường, công ty đã liên kết, làm đại lý cho các hãng lữ hành quốc tế, tăng cường tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại và có chính sách cụ thể, hợp lý với các bạn hàng, chủ động khai thác nguồn khách, xây dựng các chương trình tour đáp ứng mọi nhu cầu du lịch như du lịch văn hoá, du lịch lễ hội, du lịch nghiên cứu... Do phạm vi hoạt động sản xuất -kinh doanh rộng với chủng loại sản phẩm phong phú kéo theo một lượng khách hàng lớn, đa dạng. Tuy nhiên, những khách hàng lớn thường xuyên của công ty chủ yếu là khách nội địa với khả năng thanh toán thấp (chiếm khoảng 88% trong tổng số khách của khách sạn ) và một phần khách quốc tế mà chủ yếu là khách Trung Quốc đi bằng con đường chứng minh thư (chiếm khoảng 86%trong tộng số khách quốc tế ) (số liệu năm 2000). Những nhà cung cấp chủ yếu của công ty thường là những doanh nghiệp đáng tin cậy , có uy tín trên thị trường. Có được điều này là do công ty đã làm tốt công tác Marketing ngay từ đầu vào . Chính điều này khẳng định và chứng tỏ rằng các sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách có một chất lượng cao và đảm bảo tiêu chuẩn. Không một doanh nghiệp nào mà dấu ấn của văn hoá công ty đậm nét trong chất lượng sản phẩm như các doanh nghiệp du lịch dịch vụ. Nắm bắt được ý tưởng trên nên công ty khách sạn du lịch Kim Liên đã đặt ra chiến lược phát triển sản phẩm mang đặc thù văn hoá này. Có lẽ đây chính là điều thành công của khách sạn Kim Liên. Một phong cánh sống, phong cách phục vụ vừa lịch sự, hiện đại, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc mới manh nha nhưng đã có sức thu hút và phát triển tốt trong công ty. Chính vì vậy, mà ở cái thời khách sạn, nhà hàng mọc lên như nấm sau mưa thì điều mà Kim Liên đón và giữ được khách đó là chất lượng phục vụ , những món ăn được chế biến rất sáng tạo từ cây sen, những tour du lịch hấp dẫn và giá cả hợp lý... Điều này tạo nên văn hoá riêng có của công ty khách sạn Kim Liên. Để phát huy sức sáng tạo, tính chủ động và năng lực của các bộ phận, công ty đổi mới cơ chế khoán-quản lý. Không chỉ vậy, toàn bộ hoạt động của công ty không chỉ được quản lý bằng cơ chế khoán-quản lý hay thông qua mạng vi tính mà còn được giám sát bởi một hệ thống các văn bản: thoả ước lao động tập thể, nội quy kỷ luật lao động, quy chế xử lý vi phạm và khen thưởng, quy chế vệ sinh môi trường, an ninh trật tự...tạo lên một văn bản gọi là “luật công ty”. Có thể nói, công ty khách sạn du lịch Kim Liên là lá cờ đầu trong ngành kinh doanh khách sạn ở thủ đô. phần II THực trạng hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên Trong mấy năm qua, do ảnh hưởng của cuộc tài chính tiền tệ trong khu vực, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động dịch vụ du lịch của khách sạn nói riêng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Tổng cục du lịch, Sở du lịch và các ban ngành, hoạt động kinh doanh của công ty khách sạn du lịch Kim Liên năm 2000 có nhiều bước phát triển mới về công tác đầu tư, về phát triển ngành nghề kinh doanh và công tác thị trường...tạo cho công ty phát huy tốt tiềm năng và thế mạnh trong giai đoạn phát triển mới. Bảng số 3: Cơ cấu về doanh thu của khách sạn Kim Liên trong 2 năm gần đây Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 Tổng doanh thu 32.000 36.000 Lưu trú 14.255 15.500 Dịch vụ ăn uống 12.563 14.500 Doanh thu khác 4.957 6.000 Năm 2000, lượng khách quốc tế vào Việt nam nói chung và Hà nội nói riêng có tăng hơn so với năm 1999. Chương trình hành động quốc gia về du lịch và sự kiện du lịch năm 2000 đã có những hoạt động phong phú thúc đẩy du lịch phát triển. Chính vì lẽ đó, năm 2000 vừa qua doanh thu của toàn ngành du lịch nói chung tăng cao và doanh thu của công ty khách sạn du lịch Kim Liên nói riêng cũng có kết quả khả quan .Tổng doanh thu đạt 114%so với năm1999và 109 % so với kế hoạch . Doanh thu đạt 36.000 triệu đồng , trong đó doanh thu từ các dịch vụ ăn uống và bổ sung tăng mạnh . Doanh thu dịch vụ cho thuê văn phòng giảm nhiều do không có khách thuê và đầu tư cải tạo sữa chữa. So với năm trước chỉ đạt 20% và bằng 30% so với kế hoạch đặt ra. Doanh thu khác tăng cao do công ty mở dịch vụ thương mại và dịch vụ ứng dụng đầu tư công nghệ thông tin- hai dịch vụ này ước thực hiện 2 tỷ và chiếm 40% doanh số của doanh thu khác. Đây là cố giắng lớn của công ty trong việc đầu tư mở rộng nghề kinh doanh để tạo nguồn thu, tạo việc làm và tăng nộp ngân sách nhà nước. Lãi ước tính 1tỷ 700triệu- Tăng so với kế hoạch đặt ra và so với cùng kỳ. Song khả năng đạt mức lãi này cũng là khó khăn bởi chi phí đầu vào năm 2000 tăng (như giá điện, giá vật tư trang bị, đặt phòng phục vụ khách ở tăng thêm nhưng giá bán phòng lại giảm). Nộp ngân sách nhà nước đạt 5 tỷ 400 triệu-Tăng 6% so với thực hiện năm trước, tăng 14% so với kế hoạch. Bảng số 4: Kết quả kinh doanh của khách sạn Kim Liên Đơn vị tính :triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh % TH 00/99 Tổng doanh thu 31540 36000 14 Tổng chi phí 30140 34300 14 Lãi 1400 1700 21 Nộp NSNN 5071 5400 6 Công suất sử dụng phòng(%) 75 80 Để phân tích rõ hơn tình hình tăng doanh thu tại khách sạn Kim Liên trong năm 2000 ta dựa vào các số liệu sau Bảng số 5: Phân tích tình hình tăng doanh thu tại khách sạn Kim Liên Chỉ tiêu 1999 2000 1. Số lượt khách (người) (k) 107.179 130.000 2. Số ngày-khách (d) 220.346 260.000 3. Doanh thu (triệu đồng) (D) 31.540 36.000 4. Doanh thu bình quân 1 ngày-khách(triệu đồng) (t =D/d ) 0,143 0,139 5.Số ngày du lịch bình quân 1khách (n=d/k) 2,055 2,000 Ta có: D d D = x x k d k Vậy D = t x n x k D1/D0= t1/t0 x n1/n0 x k1/k0 D1- D0 = (t1-t0)n1.k1 + (n1-n0 )t0.k1 + (k1-k0)t0.n0 D1 36.000 0,138 2,000 130.000 = = x x D0 31.540 0,143 2,056 107.179 1,14 = 0,97 x 0,97 x 1,21 4. 460 = - 1300 + (-1093) + 6853 Như vậy, doanh thu năm 2000 tăng 4460 triệu đồng là do các nguyên nhân sau đây : -Doanh thu bình quân một ngày khách giảm 3% làm cho tổng doanh thu giảm 1300 triệu đồng. -Số ngày du lịch bình quân một khách giảm 3% làm cho tổng doanh thu giảm 1093 triệu đồng. -Số khách tăng 21% làm cho tổng doanh thu tăng 6853 triệu đồng. Từ nhận xét trên ta thấy doanh thu năm 2000 tăng cao so với năm trước, tuy nhiên nguyên nhân của nó là do số lượng khách tăng, điều này cho thấy năm qua công ty đã làm rất tốt công tác Marketing khai thác thị trường một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó thì một điều đáng buồn là số ngày du lịch bình quân một khách giảm và doanh thu bình quân một ngày khách giảm. Điều này đặt ra cho ban lãnh đạo công ty cần phải có các chính sách kịp thời, tạo sản phẩm hấp dẫn thu hút khách hàng nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách và tăng nhu cầu mong muốn được tiêu dùng các sản phẩm của khách sạn. Có như vậy, doanh thu của khách sạn sẽ tăng mạnh hơn và lợi nhuận sẽ cao hơn. Ngoài ra, sự tăng doanh thu nói lên sự mở rộng của kinh doanh còn có thể do : +Sự tăng NSLĐ :đây là sự mở rộng theo chiều sâu. +Sự tăng lao động : đây là sự mở rộng theo chiều rộng. Bảng số 8: Doanh thu và NSLĐ tại công ty khách sạn Kim Liên trong 2 năm gần đây Chỉ tiêu 1999 2000 Tổng doanh thu (tr.đ) (D) 31540 36000 Số lao động bình quân(người) (T) 454 485 NSLĐ (tr.đ/ng) (W=D/T ) 69,47 72,23 Như vậy, doanh thu năm 2000 tăng cao so với năm 1999 tại khách sạn Kim Liên nói lên sự mở rộng kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đó là do việc tăng số lượng lao động bình quân thêm 31 lao động năm 2000 lẫn việc tăng NSLĐ từ 69,47 năm 1999 lên 72,23 trong năm 2000. Thành công của khách sạn Kim Liên còn thể hiện ở việc khách sạn đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 485 cán bộ công nhân viên trong công ty. Bảng số 9: Tiền lương tại công ty khách sạn Kim Liên Chỉ tiêu 1999 2000 1.Tổng doanh thu(tr.đ) (D) 2.Tổng quỹ lương (tr.đ) (F) 3.Số lao động bình quân (ng) ( T) 4.Chỉ số giá sinh hoạt (%) 5.Chỉ số giá chung (%) 31.540 6.883 454 36.000 7.000 485 114 109 6.Doanh thu du lịch điều chỉnh(tr.đ) 7.Tổng quỹ lương điều chỉnh (tr.đ) 8.NSLĐ (tr.đ/ng) (W=D/T) 9.Tiền lương bình quân (x =F/T ) 10.Tiền lương cho 1đ Dthu (f=F/D) 31.540 6.883 69,47 15,16 0,2182 33.027 6.140 72,23 14,43 0,1944 Ta có: Doanh thu du lịch điều chỉnh=Tổng doanh thu /chỉ số giá chung. Tổng quỹ lương điều chỉnh=Tổng quỹ lương/Chỉ số giá sinh hoạt. W1 72,23 = = 1,039 W0 69,47 x1 14,43 = = 0,952 x0 15,16 Do chênh lệch giữa hai tỉ lệ này là khá lớn: 8,7% trong khi đó mức chênh lệch cho phép là từ 2-5%. Vì vậy, tiền lương tại khách sạn Kim Liên là chưa hợp lý, cần phải điều chỉnh. Nếu tiền lương hợp lý thì nên chênh lệch 5% tức là x1/x0= 0,989. F1 = 15,16 . 1,14 . 485 = 8382 triệu đồng F1’=15,16 . 1,14 . 0,989 . 485 = 8289 triệu đồng. Tổng quỹ lương năm 2000 tại khách sạn Kim Liên là 7000 triệu đồng trong khi đó chỉ số giá sinh hoạt ngày một cao gây khó khăn cho cán bộ công nhân viên của công ty trước đồng lương đó . Do đó , nếu đúng thực tế tổng quỹ lương phải điều chỉnh lại là 8289 triệu đồng . Tuy nhiên, mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay(khoảng 1.200.000 / tháng) thuộc vào loại khá cao so với mức thu nhập của chung của xã hội. phần iii Đánh giá và các ý kiến đề xuất 1-Xác định vị thế - Đối với thị trường mục tiêu là khách nội địa, công ty khách sạn Kim Liên phải củng cố hình ảnh của mình trong thị trường mục tiêu này. Có ba yếu tố mà khách sạn Kim Liên cần phải đạt được trong việc xác định vị thế, cụ thể là: +Tạo ra được hình ảnh ấn tượng của khách sạn đối với khách hàng hơn nữa nhất là khách nội địa đi với mục đích công vụ bằng phương thức phục vụ riêng có và chu đáo, thân thiện. +Phải truyền tải được lợi ích của sản phẩm tại khách sạn Kim Liên tới khách bằng việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại hội nghị khách hàng một cách thường xuyên. +Phải khác biệt hoá tên, nhãn hiệu dịch vụ của công ty so với dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh - Đối với thị trường mục tiêu là khách Trung Quốc công ty khách sạn du lịch Kim Liên nên tạo dựng lại vị thế của mình. Việc xác định vị thế của cả hai thị trường mục tiêu của khách sạn Kim Liên phải được dựa trên những nét đặc trưng của sản phẩm tức là phải có mối liên quan trực tiếp giữa một số mặt dịch vụ của công ty và lợi ích của khách hàng. Để củng cố ảnh hưởng của công ty trong thị trường khách du lịch nội địa, khách sạn Kim Liên tiếp tục cung cấp những dịch vụ truyền thống của mình cho loại khách này đồng thời với mức sống ngày càng cao hơn cho nên khách sạn cần bổ sung thêm một số các dịch vụ khác để tạo cho khách ấn tượng rằng chất lượng sản phẩm của khách sạn Kim Liên ngày càng được nâng cao và đổi mới, nhằm phát huy lợi thế về uy tín, danh tiếng của công ty trong thị trường này. Trong thị trường khách Trung Quốc có thể nói rằng khách sạn Kim Liên chưa tạo ra được hình ảnh của mình, do vậy điều cần thiết là phải xác định được vị thế của khách sạn Kim Liên trong thị trường này. Muốn vậy khách sạn Kim Liên cần phải có những hiểu biết chung về thị trường khách này, đặc điểm khi đi du lịch, thói quen và khả năng tiêu dùng. Mọi công việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng luôn luôn phải được ưu tiên đối với thị trường này. 2-Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT) Việc phân tích SWOT chính là cơ sở để duy trì và phát triển công ty, giúp cho công ty nhận biết được những điểm lợi thế và những hạn chế của mình tự chớp lấy cơ hội và vượt qua thử thách để đứng vững trong thương trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. a -Điểm mạnh (Strengthen point). - Về mặt vị trí địa lý công ty khách sạn du lịch Kim Liên có một vị trí hết sức thuận lợi với giao thông đi lại vô cùng thuận lợi. - Công ty khách sạn du lịch Kim Liên trải dài trên một diện tích rộng, một diện tích lý tưởng cho kinh doanh khách sạn mà không phải công ty nào cũng có. - Mức giá tại khách sạn Kim Liên thấp phù hợp với thu nhập hiện tại của Việt Nam và phù hợp với thị trường khách nội địa. - Với mức giá thấp nhưng chất lượng lại không thấp chút nào. Với trình độ cùng lòng nhiệt tình sự ân cần cởi mở, công ty đã làm cho du khách cảm thấy tin tưởng. - Công ty khách sạn du lịch Kim Liên được thành lập gần 40 năm, đó là quãng thời gian khả dài đủ để cho công ty có uy tín trên thị trường nội địa, do đó khách hàng đến với công ty đều cảm thấy yên tâm. - Có tập thể đoàn kết, chi bộ Đảng vững mạnh. b-Điểm yếu (Weakness) - Chủng loại dịch vụ của công ty không hấp dẫn lắm nên không thu hút được khách nghỉ lại nhiều ngày. Hệ thống cơ sở vật chất chưa đồng bộ còn mang tính chất cải tạo, sửa chữa, tu bổ và nâng cấp. Trang thiết bị vật liệu dịch vụ bổ sung còn ít. Khả năng về vốn của công ty còn yếu. Quan hệ với các hãng lữ hành gửi khách còn kém, chỉ trong một chừng mực nhất định. Uy tín, tên tuổi công ty về việc cung cấp các sản phẩm lữ hành trên thị trường còn quá nhỏ bé. - Thụ động trong v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc483.doc
Tài liệu liên quan