Để tạo điều kiện cho sinh viên có thể vận dụng lý thuyết với thực tiễn, cụ thể là trực tiếp xem những kiến thức mà mình được học ở trường được sử dụng trong thực tiễn như thế nào, vì vậy thực tập là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng đối với những sinh viên sắp ra trường. Quá trình này giúp sinh viên tiếp cận được với thực tế nhiều hơn về những gì mình được học, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành. Là một sinh viên thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng thì giai đoạn này đặc biệt quan trọng bởi đây là lĩnh vực mang tính thực tế rất cao.
Được sự cho phép của Nhà trường và Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank nay em đang là sinh viên thực tập tại Hội sở của Ngân hàng. Qua 4 tuần thực tập, nghiên cứu, em đã được trực tiếp quan sát các hoạt động của các phòng ban khác nhau trong đó chủ yếu là Phòng Kiểm soát và Hỗ trợ Giao dịch Nguồn vốn Hội sở. Trong thời gian này, em cũng được đọc nhiều tài liệu liên quan đến các nghiệp vụ được thực hiện tại Ngân hàng và các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Báo cáo gồm 3 phần chính”
A- Tổng Quan về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank
B- Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việ Nam- Techcombank giai đoạn 2005-2008
C- Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hang TMCP Kỹ thương Việt Nam- Techcombank giai đoạn 2005 -2008
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank giai đoạn 2005-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Để tạo điều kiện cho sinh viên có thể vận dụng lý thuyết với thực tiễn, cụ thể là trực tiếp xem những kiến thức mà mình được học ở trường được sử dụng trong thực tiễn như thế nào, vì vậy thực tập là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng đối với những sinh viên sắp ra trường. Quá trình này giúp sinh viên tiếp cận được với thực tế nhiều hơn về những gì mình được học, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành. Là một sinh viên thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng thì giai đoạn này đặc biệt quan trọng bởi đây là lĩnh vực mang tính thực tế rất cao.
Được sự cho phép của Nhà trường và Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank nay em đang là sinh viên thực tập tại Hội sở của Ngân hàng. Qua 4 tuần thực tập, nghiên cứu, em đã được trực tiếp quan sát các hoạt động của các phòng ban khác nhau trong đó chủ yếu là Phòng Kiểm soát và Hỗ trợ Giao dịch Nguồn vốn Hội sở. Trong thời gian này, em cũng được đọc nhiều tài liệu liên quan đến các nghiệp vụ được thực hiện tại Ngân hàng và các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Báo cáo gồm 3 phần chính”
Tổng Quan về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank
Tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việ Nam- Techcombank giai đoạn 2005-2008
Thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hang TMCP Kỹ thương Việt Nam- Techcombank giai đoạn 2005 -2008
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – TECHCOMBANK
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển Techcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên xuất hiện trong bối cảnh đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ chuyển đổi kinh tế, các ngành nghề trên mọi lĩnh vực đều có nhiều những cơ hội được mở rộng và phát triển.
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Tên tiếng Anh: Vietnam Technological and Commercial Join Stock Bank
Tên giao dịch: Techcombank
Trụ sở: Toà nhà Techcombank 70-72 Ba Triệu, Hoan Kiếm, Ha Noi.
Tel: +84 (4) 944 6368
Fax: +84 (4) 944 6362
Hot line: 1800-588-822
Telex: 411 349 HSC TCB
SWIFT: VTCB VN VX; REUTERS: TCBV
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam là một ngân hàng cổ phần được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993 tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo Giấy phép hoạt động ngân hàng số 0040/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNNVN”) cấp ngày 6 tháng 8 năm 1993 với thời hạn hoạt động ban đầu là 20 năm. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng được gia hạn lên 99 năm theo Quyết định số 330/QĐ-NH5 ngày 8 tháng 10 năm 1997 của NHNNVN.
Mục tiêu của ngân hàng
2.1. Lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng là:
- Huy động tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế bao gồm các sản phẩm
huy động vốn: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn cố định, tiền gửi theo thời hạn thực gửi.
- Cung ứng tín dụng cho nền kinh tế bao gồm các sản phẩm tín dụng: tín
dụng ngắn hạn, trung và dài hạn; Tín dụng đồng tài trợ; uỷ thác đầu tư; Tín dụng chiết khấu, cầm cố; Tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu; Tín dụng tiêu dùng. Đối tượng phục vụ: Các doanh nghiệp Quốc doanh và Dân doanh; Các tổ chức đoàn thể và tổ chức hội; Các cá nhân.
- Các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác:
+ Dịch vụ thanh toán trong nước: tiền mặt, chuyển khoản, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thương phiếu ...; Dịch vụ chuyển tiền nhanh; Dịch vụ thanh toán thẻ; Dịch vụ ngân quỹ và trả lương.
+ Dịch vụ thanh toán quốc tế: các dịch vụ tín dụng như thanh toán xuất nhập khẩu; Thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu; Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá (ngoại tệ).
+ Dịch vụ ngoại hối: Mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi; Chuyển tiền (ngoại tệ) trong và ngoài nước; Đại lý chi trả kiều hối, chuyển thu ngân ngoại tệ.
+ Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh phát hành chứng từ có giá.
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư: Tư vấn thẩm định và phân tích các dự án đầu tư; Tư vấn quản lý tài chính doanh nghiệp; Tư vấn phát hành chứng từ có giá; Tư vấn quản lý danh mục đầu tư tài chính.
+ Các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và chấp thuận của NHNN.
2.2. Mục tiêu của Ngân hàng là:
- Ngân hàng thương mại đô thị đa năng và hiện đại.
- Một trong năm ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam.
- Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG
Sơ đồ Tổ chức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1.Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch hội đồng quản trị
Ông Nguyễn Đăng Quang – Phó chủ tịch thứ nhất
Ông Ngô Chí Dũng – Phó Chủ tịch
Ông Nguyễn Thiều Quang – Phó Chủ tịch
Ông Nguyễn Cảnh Sơn – Phó Chủ tịch
6.Ông Sumit Dutta – Thành viên
Ông Trần Thanh Hiền – Thành viên
Ông Mardhur Maini – Thành viên
Ông Stephen Colin Moss – Thành viên
Ông Nguyễn Đức Vinh – Thành Viên
BAN KIỂM SOÁT
Ông Đỗ Tuấn Anh – Trưởng Ban Kiểm soát thành viên chuyên trách
Bà Nguyễn Quỳnh Anh – Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách
Bà Nguyễn Thu Hiền – Thành viên Ban Kiểm soát chuyên trách
Bà Vũ Thị Dung – Thành viên Ban kiểm soát
Ông Nguyễn Quỳnh Lâm – Thành viên Ban kiểm soát
BAN GIÁM ĐỐC
Ông Nguyễn Đức Viên – Tổng Giám Đốc
Bà Nguyễn Thị Tâm – Phó Tổng Giám đốc thường trực
Ông Phạm Quang Thắng - Phó Tổng Giám đốc thường trực
Bà Đỗ Diễm Hồng - Phó Tổng Giám đốc
Ông Nguyễn Thành Long - Phó Tổng Giám đốc
Bà Nguyễn Thị Thiên Hương - Phó Tổng Giám đốc
Ông Trần Hoài Phương - - Phó Tổng Giám đốc
Ông Lê Xuân Vũ - Phó Tổng Giám đốc
Bà Lưu Thị Ánh Xuân - Phó Tổng Giám đốc
Mạng Lưới Hoạt Động
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008:
Ngân hàng có 01 Hội sở chính, 01 văn phòng đại diện, 01 Trung tâm giao dịch Hội sở
Ngân hàng có 4.224 nhân viên (ngày 31 tháng 12 năm 2007: 2.929 nhân viên).
Ngân hàng có ba công ty con như sau:
hữu củaCôC
Công ty con
GgGiấy phép kinh doanh
Hoạt Động kinh doanh
% Sở hữu của ngân hàng
Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ thương
98/UBCK-GP, ngày 18/9/2008 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Các hoạt động chứng khoán
100%
Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
0104003519 ngày 18/6/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Quản lý nợ và Khai thác Tài sản
100%
Công ty TNHH Quản lý Quỹ Kỹ Thương
40/UBCK-GP, ngày 21/10/2008 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp.
Quản lý quỹ
100%
Mạng lưới 169 chi nhánh và PGD tại 29 tỉnh thành trên toàn quốc:
Miền Bắc:
1 Hà Nội: 55 chi nhánh và Phòng giao dịch ( PGD)
2 Hải Phòng: 6 chi nhánh và PGD
3 Lào Cai: 2 chi nhánh và PGD
4 Quảng Ninh: 3 chi nhánh và PGD
5 Bắc Ninh: 2 chi nhánh và PGD
6 Hải Dương: 2 chi nhánh và PGD
7 Lạng Sơn: 1 chi nhánh
8 Thái Nguyên: 1 chi nhánh
9 Vĩnh Phúc: 4 chi nhánh và PGD
10 Bắc Giang: 1 chi nhánh
11 Hưng Yên: 2 chi nhánh và PGD
12 P hú Thọ: 1 chi nhánh
13 Thanh Hóa: 1 chi nhánh
Miền Trung:
14 Nghệ An: 3 chi nhánh và PGD
15 Hà Tĩnh: 1 PGD
16 Huế: 2 chi nhánh
17 Đà Nẵng: 9 chi nhánh và PGD
18 Quảng Nam: 1 chi nhánh
19 Bình Định: 1 chi nhánh
20 G ia Lai: 1 PGD
21 ĐăkLăk: 1 chi nhánh
22 Khánh Hòa: 2 chi nhánh và PGD
Miền Nam:
23 Đồng Nai: 3 chi nhánh và PGD
24 Bà Rịa – Vũng Tàu: 4 chi nhánh và PGD
25 Bình Dương: 2 chi nhánh và PGD
26 TP. Hồ Chí Minh: 53 chi nhánh và PGD
27 Long An: 1 chi nhánh
28 An Giang: 1 chi nhánh
29 Cần Thơ: 3 chi nhánh và PGD
GIỚI THIỆU VỀ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA TECHCOMBANK
Các Sản phẩm và Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
3.1.1. Dịch vụ tài khoản
Tài khoản thanh toán
Quản lý thanh khoản tự động
Tài khoản tiết kiệm
Ứng trước tài khoản cá nhân
Ứng tiền nhanh
3.1.2. Sản phẩm tiết kiệm
Tiết kiệm thường
Tiết kiệm dài hạn
Tiết kiệm Phát lộc
Tiết kiệm thực gửi
Tiết kiệm định kỳ vì tương lai
3.1.3. Sản phẩm dịch vụ thẻ
Thẻ F@stAccess
Thẻ F@stAccess Visa Debit
3.1.4. Sản phẩm tín dụng
Cho vay mua nhà
Cho vay du học
Cho vay mua ô tô
Cầm cố giấy tờ có giá
Cho vay kinh doanh
Cho vay kinh doanh chứng khoán
Vay ứng trước tiền bán chứng khoán
Đảm bảo chứng khoán niêm yết
3.1.5. Dịch vụ cá nhân
Xác nhận số dư
Bảo quản tài sản
Trung gian mua nhà
3.1.6. Dịch vụ bán lẻ doanh nghiệp
Trả lương
Thu chi tiền mặt
Cho vay cổ phần
3.1.7. Sản phẩm dịch vụ cá nhân khác
Homebanking
Bảo lãnh
Kiều hối
Chuyển tiền
Chiết khấu
Đổi tiền
Thanh toán hóa đơn
Các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp
3.2.1. Dịch vụ tài khoản
Tiền gửi thanh toán
Tiền Gửi chuyên dùng
3.2.2. Tín dụng doanh nghiệp
Vay lưu động theo món
Vay lưu động theo hạn mức
Vay đầu tư trung, dài hạn theo món
Vay đầu tư trung, dài hạn theo dự án
3.2.3. Dịch vụ bảo lãnh và đồng bảo lãnh
Bảo lãnh vay vốn
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm
Bảo lãnh hoàn thanh toán
3.2.4. Dịch vụ thanh toán trong nước
Thanh toán trong nước đi
Thanh toán trong nước đến
3.2.5. Dịch vụ thanh toán quốc tế
Chuyển tiền trả trước
Chuyển tiền trả sau
Nhờ thu trả ngay
Nhờ thu trả chậm
Thư tín dụng trả ngay có xác nhận
Thư tín dụng trả ngay không xác nhận
Thư tín dụng trả chậm có xác nhận
Thư tín dụng trả chậm không xác nhận
3.2.6. Các nghiệp vụ ngoại hối và quản trị rủi ro
Mua bán giao ngay
Mua bán kỳ hạn
Hoán đổi
Quyền chọn
3.2.7. Các dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp khác
Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn
Bảo quản Tài sản
Dịch vụ trả lương
Thu chi tiền mặt tại chỗ
Dịch vụ dành cho các định chế tài chính
Dịch vụ ngân hàng đầu tư
TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG – TECHCOMBANK GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
Các chỉ số tài chính
Bảng 1 : Các chỉ số tài chính của Techcombank giai đoạn 2005-2008
(Đơn vị : tỷ VND)
STT
Chỉ số
2008
2007
2006
2005
1
Tổng tài sản
59.360
39.542
17.326
10.666
2
Vốn điều lệ
3.642
2.521
1.500
617.66
3
Vốn chủ sở hữu
5.615
3.573
1.762
1.000
4
Tỷ lệ an toàn vốn(%)
13,99
14,30
17,28
-
5
Tổng Doanh thu
8.382
2.653
1.398
905
6
Quỹ Dự phòng
5.12
144
120
-
7
Lợi nhuận trước thuế
1.600
709
356
266,06
8
Lợi nhuân sau thuế
1.173
510
257
206,15
9
ROE(%)
25,87
22,98
26,76
45,19
10
ROA(%)
2,28
1,99
1,89
2,60
(Nguồn Báo cáo thường niên năm 2008 ngân hàng TMCP Kỹ thương Techcombank)
Tổng tài sản Techcombank: năm 2008 đạt 59.360 tỷ đồng, tăng 19.818 tỷ đồng so với tháng 12/2007 đạt 150% so với năm 2007.
Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt: năm 2008 đạt 1.600,348 tỷ đồng bằng 225% so với thực hiện năm 2007.
Ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 2.521 tỷ đồng (thời điểm cuối năm 2007 ) lên 3.642 tỷ đồng, tăng 44%
Tỷ lệ an toàn vốn đến thời điểm cuối năm 2008 là 13,99% bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng
Hoạt động huy dộng vốn
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH TMCP Kỹ Thương từ 2005 đến 2008
Đơn vị: Triệu VN
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Phân theo cơ cấu
9.285.560
100%
14.829.132
100%
34.686.190
100%
51.894.701
100%
Các TCKT
1.977.710
21,3%
3.073.830
20,7%
11.273.590
28,9%
14.811.440
28,6%
Dân cư
4.403.900
47,4%
6.684.450
45,5%
14.119.268
40,5%
28.406.226
54,7%
Các TCTD
2.903.950
31,3%
5.070.852
34,2%
10.670.788
30,6%
9.680.334
18,7%
(Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2005,2006, 2007, 2008)
Trong những năm trở lại đây, thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều ngân hàng mới được thành lập, mạng lưới ngân hàng của các ngân hàng thương mại liên tục được mở rộng, các NHTM thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mại với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn cho khách hàng…
Vượt qua nhưng khó khăn đó cùng với sự nỗ lực của mình Techcombank đã đạt được thành tựu đáng kể trong 3 năm vừa qua.
Nguồn huy động của các năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2007 đạt 34.847 tỷ tăng 132%so với năm 2006, năm 2008 tăng 17.047 tỷ đạt 149% so với năm 2007.
Đặc biệt trong năm 2008 bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế, tín dụng bị giảm sút. Tuy nhiên lượng huy động từ dân cư đạt con số đáng kể tăng hơn 100% so với năm 2007.
Hoạt động sử dụng vốn
Trong 3 năm hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng tốt. Cụ thể là:
Tính đến cuối năm 2007 dư nợ tăng 2,3 lần so với cuối năm 2006 trong đó nợ xấu ( nợ 3-5) chiếm 1,38% ,là ,mức giảm đáng kể so với năm 2006 ở mức 3,16%.
Cuối năm 2008, dư nợ đã tăng 31% so với thời điểm cuối năm 2007 trong khi đó nợ xấu (nợ 3-5) chiếm 2,56%, nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN (dưới 3%).
Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng của Techcombank khá năng động để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh khoản của hệ thống và tối ưu hoá nguồn vốn trong những lúc đầu ra tín dụng cần phải thắt chặt do những khó khăn của nền kinh tế dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng khó được đảm bảo chắc chắn.
Bảng 3 : Dư nợ tín dụng Techcombank giai đoạn 2006-2008
(Đơn vị : triệu đồng)
Năm
2005
2006
2007
2008
Tổng dư nợ
20.188,520
26.018,000
Nợ xấu ( 3-5)toàn hệ thống
277,820
666,060
Tỷ lệ nợ xấu (3-5)(%)
1,38%
2,56%
(Nguồn : Báo cáo Ban kiểm soát Tại đại hội cổ đông các năm 2006-2009)
Hoạt động phi tín dụng khác
4.1 Hoạt động bảo lãnh
Năm 2007 tổng thu phí bảo lãnh đạt 35,38 tỷ đồng chiếm 12,34% tổng thu phí dịch vụ của ngân hàng
Năm 2008 nghiệp vụ bảo lãnh trong nước tiếp tục phát triển góp phần không nhỏ vào doanh thu phi lãi của ngân hàng. Tổng thu từ phí bảo lãnh đạt 56,59 tỷ đồng chiếm 10% tổng thu phí dịch vụ ngân hàng.
4.2 Thanh toán quốc tế
Năm 2007 doanh số thanh toán quốc tế đạt 2.722 triệu USD tăng 129% so với năm 2006. Tổng phí thu từ thanh toán quốc tế là 86 tỷ đồng chiếm 41,95% tổng doanh thu từ dịch vụ
Năm 2008 doanh số thanh toán quốc tế đạt 3.369,83 triệu USD tăng 23,76% so với năm 2007. Tổng phí thu được từ thanh toán quốc tế là 176,42 tỷ đồng chiếm 31,07% tổng doanh thu dịch vụ.
4.3. Về triển khai dịch vụ thẻ,
- Năm 2008, Techcombank phát hành gần 300.000 thẻ các loại trong đó có gần 100.000 thẻ VISA debit và credit, trở thành ngân hàng có số lượng phát hành thẻ VISA debit lớn nhất Việt Nam, và là 1 trong số 3 ngân hàng phát hành thẻ quốc tế lớn nhất Việt Nam với thị phần 14% thẻ quốc tế phát
hành ở Việt Nam.
- Công tác quản lý chất lượng dịch vụ cũng được tăng cường mạnh mẽ với phương châm đem lại sự hài lòng cho khách hàng, Techcombank đã liên tục tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đặc biệt của đội ngũ cán bộ giao dịch khách hàng.
4.4.Dịch vụ khác
- Các dịch vụ phái sinh khác đang được phát triển như kinh doanh ngoại tệ, giao dịch hàng hoá tương lai.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP TECHCOMBANK GIAI ĐOẠN 2005-2008
Khái quát các kênh huy động vốn tại Techcombank
Để tạo lập nguồn vốn, Techcombank cũng như các NHTM khác sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau như nhận tiền gửi, đi vay hoặc nhận vốn ủy thác đầu tư,… Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của Techcombank và các NHTM là huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn mà ngân hàng Techcombank đang cung cấp cho khách hàng như sau:
Tài khoản tiền gửi thanh toán
Sản phẩm tiền gửi thanh toán còn gọi là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức kinh tế mở tài khoản tại Techcombank để thực hiện ngân hàng cầu thanh toán, chi tiêu. Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán bằng VND, USD, EUR… Khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn (hiện tại là 3%năm) và không có thời hạn cho tài khoản thanh toán. Khách hàng có thể mở tài khoản chuyên dùng cho mục đích riêng.
Lợi ích
An toàn, thuận tiện trong thanh toán do không phải cất trữ bằng tiền mặt. Thuận lợi trong việc tra cứu, theo dõi và quản lý tài khoản thông qua dịch vụ Homebanking. Thông qua công nghệ banking online hiện đại (phần mềm Globus), khách hàng có thể gửi, rút nhiều nơi trên toàn hệ thống Techcombank . Thuận tiện khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ khác: ATM, tín dụng, thấu chi, kiều hối…
Tài khoản tiền gửi kỳ hạn
Là một hợp đồng tiền gửi được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó qui định rõ về điều khoản lãi suất, phương thức thanh toán, phương thức trả lãi. Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán (lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng).
Tiền gửi tiết kiệm
Tiết kiệm Fastsaving
F@stsaving là tài khoản tiết kiệm được hương lãi suất bậc thang theo số dư và có thể gửi vào và rút ra từng phần, lãi được tính trả hàng tháng cộng vào gốc. Khách hàng không giữ sổ tiết kiệm, Techcombank sẽ cung cấp cho khách hàng 1 số tài khoản. Khách hàng có thể lựa chọn số tiền tối đa/ tối thiểu của tài khoản thanh toán và chọn lịch để hệ thống tự động chuyển từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm F@stsaving.
Tiết kiệm đa năng
Tài khoản tiết kiệm đa năng là hình thức tài khoản tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, theo đó khách hàng được hưởng lãi suất tương đương với sản phẩm tiết kiệm thường và ngoài ra còn có tính năng ưu việt nổi bật cho phép khách hàng có thể rút từng phần gốc một cách linh hoạt tại bất kì điểm giao dịch nào của Techcombank hoặc tại máy ATM tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình.
Tiết kiệm định kỳ
Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ là một hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho phép khách hàng nhận lãi định kỳ hàng tháng/ quý, tất toán tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Techcombank. Khi đến hạn mà khách hàng không tất toán, ngân hàng sẽ tự động chuyển gốc sang 1 kỳ hạn tiết kiệm mới bằng kỳ hạn ban đầu.
Tài khoản tích luỹ bảo gia
Tài khoản tích luỹ bảo gia là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn. Hàng tháng, khách hàng nộp một số tiền nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích luỹ dài hạn cho cuộc sống. Đuợc Techcombank mua tặng một hợp đồng bảo hiểm tại Bảo Việt Nhân thọ. Không phải đến ngân hàng nộp tiền do đựơc cung cấp miễn phí dịch vụ chuyển tiền tự động. Gửi tiền một nơi, rút tiền tại tất cả các điểm giao dịch của Techcombank.
Tiết kiệm thực gửi
Tài khoản tiết kiệm thực gửi là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng, cho phép khách hàng có thể rút tiền gốc và lãi bất cứ lúc nào tại bất kì điểm giao dịch nào và được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi tại Techcombank. Sản phẩm được phát hành dưới hình thức thẻ tiết kiệm. Phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong điều kiện thị trường diễn biến phức tạp như hiện nay. Theo đó khách hàng rút trước hạn được hưởng lãi suất bậc thang theo số tháng khách hàng gửi, không phải chịu lãi suất không kỳ hạn.
Tiết kiệm thường
Đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm bằng sổ của khách hàng với ký hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Lãi suất tiết kiệm thường là lãi suất cố định, có thể lĩnh lãi hàng tháng, quý hoặc cuối kỳ. Kết thúc kỳ hạn gửi, nếu khách hàng không rút tiền thì sẽ được ngân hàng tự động nhập lãi và vốn chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất niêm yết tại thời điểm đáo hạn
Tiết kiệm phát lộc
Tiết kiệm phát lộc là một hình thức tiết kiệm đặc biệt với lãi suất cao. Sản phẩm có lãi suất cao hơn so với tiết kiệm thường có cùng kỳ hạn. Lãi suất được cố định trong toàn bộ thời gian gửi tiến của khách hàng. Tuy nhiên khách hàng không được rút trước hạn. Khách hàng có thể rút gốc và lãi tiền gửi tại bất cứ điểm giao dịch nào của Techcombank
Tiết kiệm siêu may mắn
Là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dự thưởng của Techcombank chỉ áp dụng đối với VND, USD. Theo đó, người gửi tiết kiệm được tham gia chương trình dự thưởng do Techcombank ban hành kèm theo Thể lệ chương trình khuyến mại tiết kiệm “siêu may mắn”.
Tình hình huy động vốn tại Techcombank
2.1 Quy mô huy động vốn của Techcombank
Bảng 4 : Tiền gửi khách hàng của các ngân hàng
Đơn vị : Triệu VNĐ
Năm
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Quy mô
Quy mô
Tốc độ tăng
Quy mô
Tốc độ tăng
Quy mô
Tốc độ
tăng
TECHCOMBANK
6.195.070
9.566.040
54,41%
24.476.580
155.87%
42.813.129
174,91%
SACOMBANK
10.487.960
34.936.470
233,40%
44.026.670
26.02%
ACB
19.984.920
29.394.700
47,08%
55.283.10
88.07%
ĐÔNG Á
6.513.800
9.271.350
42,33%
14.372.880
55.02%
EXIMBANK
8.352.110
13.141.180
57,34%
22.906.120
74.31%
(Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2005,2006, 2007, 2008)
Qua bảng trên ta thấy so với các ngân hàng cùng cấp với mình tuy quy mô của Techcombank không bằng các ACB, Sacombank nhưng tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Techcombank không thua kém. Cụ thể là năm 2007 tốc độ tăng trưởng của Techcombank đạt đến 155,87% sang năm 2008 đạt 174,91%
Tuy nhiên để đánh giá tình hình huy động vốn của Techcombank chúng ta cấn phân tích cơ cấu của các nguông huy động vốn để đánh giá thực tế khả năng huy động vốn của Techcombank. Qua đó để thấy được những cái đã đạt được và những hạn chế trong việc huy động vốn…
Cơ cấu huy động vốn
Cơ cấu huy động vốn theo sản phẩm
Bảng 5 :Cơ cấu huy động vốn theo sản phẩm
Đơn vị : Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân
1.977.710
21.30%
3.073.830
20.72%
11,273.590
32.50%
11.665.929
22.48%
Tiền gử tiết kiệm
4.217.360
45.42%
6,492.210
43.78%
13,202.990
38.06%
28.023.139
54.00%
Phát hành GTCG
186.530
2.01%
192.240
1.30%
1,750.720
5.05%
3.124.061
6.02%
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
2.903.950
31.27%
5,070.850
34.20%
8,458.90
24.39%
9.086.762
17.51%
(Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2005,2006, 2007, 2008)
Thời gian qua Techcombank đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội, tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng . Cụ thể như sau:
Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán tăng đều về qui mô và tỷ trọng qua các năm, chừng tỏ khả năng thu hút của Techcom bank ngày càng được khách hàng qua tâm, tin tương. Việc nâng cao hệ thống giao dịch, mạng lưới thẻ không ngừng mở rộng , tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng đã giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc giao dịch.
Tuy nhiên, năm 2008 với biến động không ngừng của nền kinh tế thêm vào đó việc thắt chạt chính sách tiền tệ của NHNN và tình hình lạm phát kéo dài, lãi suất biến động liên tục tăng cao đã khiến các tổ chức cá nhân rút tiền để chuyển sang gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngăn 1-2 tuần.
Tiền gửi tiết kiệm và phát hành GTCG
Tiền gửi tiết kiệm tăng về qui mô qua các năm đạt 4.217,36 tỷ (năm 2005); 6.492,21 tỷ (năm 2006); 13.202,99 tỷ (năm 2007); 28.029,14 tỷ (năm 2008). Hơn nữa, việc phát hành giấy tờ có giá tăng qua các năm đạt 186, 53 tỷ (năm 2005), 192,24 (năm 2006); 1.750.72 t ỷ (năm 2007); 3.124.061 tỷ năm 2008. Chứng tỏ Techcombank đã không ngừng đầu tư nghiên cứu nhiều sản phẩm tiết kiệm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các sản phẩm này được khách hàng rất quan tâm và hưởng ứng như Chứng chỉ lộc xuân (năm 2006), tài lộc đón xuân (năm 2007) tiết kiệm trúng Mercedes, tiết kiệm siêu may mắn (năm 2008). Ngoài ra, chùm sản phẩm trong hệ thống “siêu tài khoản” là một minh chứng điển hình cho các nổ lực cải tiến về công nghệ. Với các sản phẩm tiết kiệm đa năng (cho phép rút gốc linh hoạt), tiết kiệm trả lãi định kỳ (cho phép khách hàng lĩnh lãi theo tháng hoặc theo quí tại bất kỳ điểm giao dịch của Techcombank, tiết kiệm giáo dục- tích luỹ bảo gia (sản phẩm liên kết ngân hàng- bảo hiểm), tiết kiệm Fast saving (hưởng lãi suất bậc thang) khách hàng có thể tiếp cận vơi các tiện ích toàn diện cho một cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tiền gửi của tổ chức, cá nhân .Điều này đòi hỏi Techcombank cần phải nghiên cứu sâu hơn nhằm gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán với chi phí rẻ hơn so với tiền gửi tiết kiệm. So với năm 2007 năm 2008, tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân giảm trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng. Phần nào là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sức ép thanh khoản vì đã cho vay vượt quá mức độ hợp lý, hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ồ ạt.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
Tiền gửi của các TCTD ít biến động và giảm. Cuối năm 2007 là 24.39%, giảm 9.81% so với năm 2006, năm 2008 là 17.51% trong tổng vốn huy động thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn cũng như việc cắt giảm phần nào chi phí huy động vốn của Techcombank.
Cơ cấu huy động vốn theo thị trường
Bảng 6 : Cơ cấu huy động vốn theo thị trường
Đơn vị : Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Thị trường 1
6.381.610
68.73%
9.758.290
65.80%
26.227.290
75.61%
9.086.762
82.49%
Thị trường 2
2.903.950
31.27%
5.070.850
34.20%
8.458.900
24.39%
42.807.939
17.51%
Tổng nguồn vốn
9.285.560
100%
14.829.140
100%
34.686.190
100%
51.894.701
100%
(Nguồn Báo cáo tài chính của Techcombank các năm 2005,2006, 2007, 2008)
Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các TCKT và dân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 730.doc