Ngân hàng Công thương Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội từ tháng 7/1988 theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của hội đồng bộ trưởng. Từ năm 1990 trở về trước hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức một cấp từ trên xuống từ trung ương đến địa phương. Từ tháng 09/1990 khi pháp lệnh Ngân hàng được công bố và thực hiện thì hệ thống Ngân hàng Nhà nước mới phân thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại. Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã tiến hành cổ phần hoá thành công và mang tên là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân được thành lập theo quyết định 93/NHCT-TCCB ngày 24/03/1993 của tổng giám đốc NHCT Việt Nam, giấy phép kinh doanh số 302331 do ủy ban kế hoạch Nhà nước thành phố Hà Nội cấp ngày 17/10/1994. Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân là chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, là một trong những chi nhánh có kết quả kinh doanh rất tốt trong nhiều năm qua của Ngân hàng TTMCP Công thương Việt Nam.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về ngân hàng công thương Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng Công thương Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội từ tháng 7/1988 theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của hội đồng bộ trưởng. Từ năm 1990 trở về trước hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức một cấp từ trên xuống từ trung ương đến địa phương. Từ tháng 09/1990 khi pháp lệnh Ngân hàng được công bố và thực hiện thì hệ thống Ngân hàng Nhà nước mới phân thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại. Ngày 25/12/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã tiến hành cổ phần hoá thành công và mang tên là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân được thành lập theo quyết định 93/NHCT-TCCB ngày 24/03/1993 của tổng giám đốc NHCT Việt Nam, giấy phép kinh doanh số 302331 do ủy ban kế hoạch Nhà nước thành phố Hà Nội cấp ngày 17/10/1994. Chi nhánh Ngân hàng công thương Thanh Xuân là chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, là một trong những chi nhánh có kết quả kinh doanh rất tốt trong nhiều năm qua của Ngân hàng TTMCP Công thương Việt Nam.
I. LỊCH SỬ RA ĐỜI, HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH THANH XUÂN
1. Hội sở chính
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.
Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch.
Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.
Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Một số ngày lịch sử của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Ngày thành lập Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).
Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng)
Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam)
Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam)
Ngày 25/12/2008: thành lập Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Ngày thành lập các đơn vị thành viên
Ngày 08/02/1991: Thành lập mới 69 chi nhánh Ngân hàng Công thương (theo Quyết định số 12/NHCT của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam)
Ngày 20/04/1991: Thành lập Sở giao dịch II Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 48/NH-QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam)
Ngày 29/10/1991: Thành lập Ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo giấy phép số 08/NH-GP VN)
Ngày 27/03/1993: Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NHCT trên cả nước (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam)
Ngày 30/03/1995: Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết định số 83/NHCT-QĐ của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam)
Ngày 28/10/1996: Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt Nam (theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC của Thống đốc NHNN Việt Nam).
Ngày 01/07/1997: Thành lập Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ (TTBDNV) (theo Quyết định số 37/QĐ-NHCT1 của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam).
Ngày 26/01/1998: Thành lập Công ty Cho thuê tài chính (theo quyết định số 63/1998-QĐ-NHNN5 của Thống đốc NHNN Việt Nam)
Ngày 29/06/1998: Đổi tên TTBDNV thành Trung tâm Đào tạo (theo Quyết định số 52/QĐ-HĐQT-NHCT1)
Ngày 30/12/1998: Thành lập Sở giao dịch I NHCT Việt Nam (theo quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam)
Ngày 22/04/1999: Thành lập Văn phòng Đại diện NHCT khu vực miền Nam tại Tp.Hồ Chí Minh (theo quyết định số 46/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam)
Ngày 10/07/2000: Thành lập Công ty Quản lý Khai thác Tài sản (theo quyết định số 106/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam)
Ngày 17/07/2000: Thành lập Trung tâm Công nghệ Thông tin (theo quyết định số 091/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam)
Ngày 01/09/2000: Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán (theo quyết định số 16/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam)
Ngày 27/06/2005: Thành lập Văn phòng Đại diện NHCT khu vực miền Trung tại Tp. Đà Nẵng (theo quyết định số 249/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam)
Ngày 28/09/2007: Thành lập Trung tâm Thẻ NHCT Việt Nam (theo quyết định số 358/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).
Ngày 17/03/2008: Thành lập Sở giao dịch III NHCT Việt Nam (theo quyết định số 160/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).
Ngày 19/09/2008: Thành lập trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHCT Việt Nam (theo quyết định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam)
2. Chi nhánh Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân ra đời vào năm 1997 do chủ trương mở rộng khu vực nội thành của thành phố Hà Nội. Quận Thanh Xuân hình thành trên diện tích kết hợp của quận Đống Đa và huyện Từ Liêm rộng 913,3 ha, gồm 11 phường và dân số hơn 2 vạn dân. Là một quận nằm phía Tây thủ đô Hà Nội, quận Thanh Xuân với dân cư đông đúc, kinh tế xã hội có nhiều tiềm năng phát triển, được thành phố quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Nhận thức rõ đây là khu vực có tiềm năng, cơ hội, hứa hẹn khả năng mở rộng sản phẩm dịch vụ và sự phát triển của Ngân hàng. Ngày 20/02/1999, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã ra quyết định số 13/QĐ – HĐQT/NHCT1 thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Ngân hàng Công thương Thanh Xuân tiền thân là phòng giao dịch của Ngân hàng Công thương Đống Đa đặt tại 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Do đặc điểm dân cư trên địa bàn quận chủ yếu là cán bộ công nhân viên, hưu trí và các thành phần tiểu thủ công nghiệp do vậy khách hàng của Ngân hàng Công thương Thanh Xuân là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức sản xuất kinh doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và các cá nhân. Ngoài ra còn có các nhà máy, công ty trên địa bàn mở tài khoản và có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân ra đời là một sự nhận thức đúng đắn, một tất yếu khách quan nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn trong dân cư, bám sát nhu cầu về dịch vụ tài chính của khách hàng trong quận và các địa bàn lân cận.
Trong những năm qua, ngân hàng đã chú trọng và tìm mọi biện pháp nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng trong quận và các địa bàn lân cận.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN
1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn
Nhiệm vụ
1. Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các Doanh nghiệp lớn
2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…; Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đến các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp lớn.
3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
4. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
Nhận và xử lý các đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác;
Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
Đưa ra các đề xuất chấp thuận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;
Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký;
Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi các khoản vay này.
5. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
6. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
7. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
8. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
9. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị với cấp trên giải quyết.
11. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
12. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.
2. Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhiệm vụ
1. Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử…; Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đến các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
4. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
Nhận và xử lý các đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác;
Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
Đưa ra các đề xuất chấp thuận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;
Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký;
Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi các khoản vay này.
5. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
6. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
7. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
8. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
9. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị với cấp trên giải quyết.
11. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
12. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.
3. Phòng khách hàng cá nhân
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Cung cấp, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm tín dụng đối với khách hàng cá nhân phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân và các đối tượng khác.
Nhiệm vụ
1. Lập kế hoạch và phương án huy động, khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
2. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng cá nhân, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ dịch vụ ngân hàng điện tử…; làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là cá nhân.
3. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ngân hnàg TMCP Công thương Việt Nam.
4. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch liên quan đến khách hàng cá nhân gồm:
Tiếp nhận, tư vấn cho khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, cung cấp thông tin, hướng dẫn các điều kiện và thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng,
Thực hiện thẩm định, tái thẩm định khách hàng, phương án, dự án vay vốn và hình thức cấp tín dụng khác; định giá, định giá lại tài sản bảo đảm theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,
Đưa ra các đề xuất chấp nhận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định,
Quản lý giới hạn tín dụng đã cấp cho khách hàng, thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng đối với khách hàng,
Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này.
5. Quản lý các khoản tín dụng đã cấp, quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
6. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
7. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
8. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. Kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro từ khách hàng, thị trường báo cáo lãnh đạo chi nhánh để có biện pháp xử lý kịp thời.
9. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
10. Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
11. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị với cấp trên giải quyết.
12. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
13. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
14. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.
4. Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề
Chức năng
Phòng quản lý Nợ có vấn đề - Rủi ro có nhiệm vụ quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh; thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu chủ trương, chính sách, luật pháp và các văn bản pháp quy của nhà nước, của các ngành và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có liên quan đến hoạt động ngân hàng và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng… chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kì để:
Theo dõi, quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn (gốc, lãi), các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này;
Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế… phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương;
Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng;
Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm nợ vay có vấn đề phù hợp với quy định của pháp luật tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
2. Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ Chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lý của Chi nhánh. Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trình cấp có thẩm quyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng (nếu có) theo yêu cầu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
3. Thực hiện thẩm định độc lập (theo cấp độ quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hoặc theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh, hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc tái thẩm định: đối với những khách hàng lần đầu tiên quan hệ vay vốn (Giám đốc sẽ có quy định cụ thể); đối với các khoản vay theo quy định của Tổng giám đốc phải thẩm định rủi ro hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay theo yêu cầu:
Thẩm định, xác định giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quy định;
Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ hoặc theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh hoặc hội đồng tín dụng chi nhánh.
Thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh, hội đồng tín dụng cơ sở.
4. Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh hoặc hội đồng tín dụng chi nhánh.
5. Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo quy định hiện hành. Phân tích thực trạng chất lượng dư nợ cho của chi nhánh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
6. Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh đối với những khách hàng có dư nợ gia hạn chiếm 20 – 30% trở lên trên tổng dư nợ của doanh nghiệp.
7. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh (đối với những khoản vay/dự án/khách hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro tham gia quản lý theo các quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam). Sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:
Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục tín dụng do các phòng liên quan lập đảm bảo tuân thủ đúng điều kiện của khoản tín dụng đã được duyệt.
Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu khoản tín dụng vào hệ thống máy tính của phòng có liên quan sau khi cấp tín dụng, đảm bảo sự chính xác, phù hợp về hồ sơ tín dụng trên máy tính và trên giấy.
8. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh hoặc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
9. Nghiên cứu các danh mục tài sản đảm bảo tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm.
10. Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ có vấn đề và tài sản bảo đảm tồn đọng. Làm các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu cảu Giám đốc chi nhánh và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
11. Tham gia hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro theo quy định cảu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hoặc theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh/chủ tịch hội đồng. Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản… của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh, ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro.
12. Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng liên quan chi nhánh và trụ sở chính Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khi có yêu cầu.
13. Làm các đầu mối liên hệ với trung tâm tín dụng Ngân hàng nhà nước trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
14. Làm đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
15. Lưu giữ hồ sơ số liệu, lập báo cáo theo quy định hiện hành và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
16. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng.
17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
5. Phòng Kế toán
Chức năng
Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo quy định của Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng sản phẩm Ngân hàng.
Nhiệm vụ
1. Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; nhận các dữ liệu/tham số mới nhất từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.
2. Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng:
Mở/đóng các tài khoản (ngoại tệ và VND);
Thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền từ tài khoản;
Bán Séc, ấn chỉ thường… cho khách hàng theo quy định;
Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND, chuyển tiền ngoại tệ;
Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phí thương mại… ;
Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ… ;
Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng từ có giá theo quy định;
Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng; kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động);
Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két… )
Hạch toán các khoản mua, bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 750.doc