Báo cáo Thực tập tổng hợp về ngân hàng công thương khu vực Ba Đình

- Chi nhánh Ngân hàng công thương Khu vực Ba Đình ra0đời từ năm 1959.

- Tên gọi lúc được thành lập: Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội.

- Địa điểm đặt trụ sở: Tại Phố Đội Cấn Hà Nội (nay là 126 Phố Đội Cấn)

- Nhiệm vụ: Vừa xây dựng cơ sở vật chất củng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng (hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu – kế hoạch được giao).

- Số lượng cán bộ ngân hàng lúc đó trên 10 người.

- Mục tiêu hoạt động: mang tính bao cấp, phục vụ, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động theo mô hình quản lý một cấp (Ngân hành Nhà Nước). Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 7 năm 1988 thì quyết định.

Ngày 01 tháng 07 năm 1988 thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế hành chính, kế hoạch sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà Nước – NHTM ) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các NHTMQD lần lượt ra đời ( NHCT – NHNT – NHĐT&PT – NHNN&PTNT). Trong bối cảnh chuyển đổi đó Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM Quốc doanh với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công Thương Thành Phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp phục vụ , lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này Ngân hàng Công Thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công Thương ba cấp (TW – Thành Phố – Quận). Với mô hình quản lý này trong những năm đầu thành lập (07/88 - 03/93) hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành Phố Hà Nội, cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như từ cơ chê, bắt đầu từ 01/04/1993, NHCT Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (Cấp TW – Quận) xoá bỏ cấp trung gian là NHCT Thành Phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Quận Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường.

Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mơi cho đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ Ổn định – An toàn- Hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu – mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình có trên 300 cán bộ – nhân viên (trong đó trên 60% có trình độ Đại học và trên Đại học, 20% có trình độ trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 8 phòng nghiệp vụ, 01 phòng giao dịch, 09 quỹ tiết kiệm, 01 cửa hàng kinh doanh vàng bạc hoạt động trên một địa bàn bao gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ và Huyện Từ Liêm. Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh suất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, năm 1998 được Thủ tướng Chính Phủ tặng bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương hạng Ba, Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội tặng bằng khen, năm 2000 được Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội tặng Bằng khen, Thống đốc NHNN Việt Nam tặng Bằng khen, được HĐQT – KINH Tế ngành Ngân hàng đề nghị Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khe

 

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp về ngân hàng công thương khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát về chi nhánh ngân hàng công thương ba đình. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHCT khu vực ba đình - Chi nhánh Ngân hàng công thương Khu vực Ba Đình ra0đời từ năm 1959. - Tên gọi lúc được thành lập: Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội. - Địa điểm đặt trụ sở: Tại Phố Đội Cấn Hà Nội (nay là 126 Phố Đội Cấn) - Nhiệm vụ: Vừa xây dựng cơ sở vật chất củng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng (hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu – kế hoạch được giao). - Số lượng cán bộ ngân hàng lúc đó trên 10 người. - Mục tiêu hoạt động: mang tính bao cấp, phục vụ, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động theo mô hình quản lý một cấp (Ngân hành Nhà Nước). Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 7 năm 1988 thì quyết định. Ngày 01 tháng 07 năm 1988 thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế hành chính, kế hoạch sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngân hàng hai cấp (Ngân hàng Nhà Nước – NHTM ) lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các NHTMQD lần lượt ra đời ( NHCT – NHNT – NHĐT&PT – NHNN&PTNT). Trong bối cảnh chuyển đổi đó Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM Quốc doanh với tên gọi Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quận Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Công Thương Thành Phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp phục vụ , lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh. Lúc này Ngân hàng Công Thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý Ngân hàng Công Thương ba cấp (TW – Thành Phố – Quận). Với mô hình quản lý này trong những năm đầu thành lập (07/88 - 03/93) hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình kém hiệu quả không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Thành Phố Hà Nội, cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng. Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng như từ cơ chê, bắt đầu từ 01/04/1993, NHCT Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (Cấp TW – Quận) xoá bỏ cấp trung gian là NHCT Thành Phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ. Do vậy ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh doanh của NHCT Quận Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế thị trường. Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mơi cho đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ ổn định – An toàn- Hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu – mạng lưới, tổ chức bộ máy. Cho đến nay bộ máy hoạt động của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình có trên 300 cán bộ – nhân viên (trong đó trên 60% có trình độ Đại học và trên Đại học, 20% có trình độ trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 8 phòng nghiệp vụ, 01 phòng giao dịch, 09 quỹ tiết kiệm, 01 cửa hàng kinh doanh vàng bạc hoạt động trên một địa bàn bao gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ và Huyện Từ Liêm. Từ năm 1995 đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh suất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam, năm 1998 được Thủ tướng Chính Phủ tặng bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương hạng Ba, Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội tặng bằng khen, năm 2000 được Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội tặng Bằng khen, Thống đốc NHNN Việt Nam tặng Bằng khen, được HĐQT – KINH Tế ngành Ngân hàng đề nghị Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khe 1.2 - Cơ cấu tổ chức của NHCT Ba Đình Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phó giám đốc Tín dụng Phó giám đốc kế toán, kho quỹ Phó giám đốc hành chính và KH cá nhânTín dụng Phòng khách hàng Phòng khách hàng Phòng KT giao dịch Phòng KT tài chính Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tài trợ thương mại Phòng TT điện toán Phòng kiểm tra nội bộ Phòng T.hợp tiếp thị Phó giám đốc Thông tin điện toán Phòng Tchức hành chính Phòng KH cá nhân 1.2.1. Phòng khách hàng số 1 (khách hàng lớn) * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoài tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩn cho vay phù hợp với chế độ, thể lệhiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương. * Nhiệm vụ: 1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các Doanh nghiệp lớn. 2. Tiếp thị hỗ trợ khách hàng. 3. Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng (bao gồm: Cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi) cho 01 khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền của chi nhánh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng. 4. Thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch. - Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh. - Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh. - Đưa ra các quyết định chấp thuận từ chối đề nghị vay vốn, bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định. - Kiểm tra giám sát các khoản vay. Phối hợp với bộ phận liên quan thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí. - Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản nợ cho vay này. - Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề. Tiến hành sử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ có vấn đề. - Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng. 5. Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định. 6. Quản lý các khoản vay cho vay, bảo lãnh. Quản lý tài sản đảm bảo. 7. Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả. 8. Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm hàng theo sản phẩm dịch vụ. 9. Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. 10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét giải quyết. 11. Lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định. 12. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. 13. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 1.2.2.Phòng khách hàng số 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) *Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoài tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩn cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương. * Nhiệm vụ: 1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Tiếp thị hỗ trợ khách hàng. 3. Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng (bao gồm: Cho vay, tài trợ thương mại, bảo lãnh, thấu chi) cho 01 khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền của chi nhánh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng. 4. Thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch: - Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh. - Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh. - Đưa ra các quyết định chấp thuận từ chối đề nghị vay vốn, bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định. - Kiểm tra giám sát các khoản vay. Phối hợp với bộ phận liên quan thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí. - Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản nợ cho vay này. - Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề. Tiến hành sử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ có vấn đề. - Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng. 5. Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định. 6. Quản lý các khoản vay cho vay, bảo lãnh. Quản lý tài sản đảm bảo. 7. Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả. 8. Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm hàng theo sản phẩm dịch vụ. 9. Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. 10. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chi nhánh xem xét giải quyết. 11. Lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định. 12. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. 13. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của phòng, ban các chi nhánh triển khai hiện đại hoá phòng kế toán giao dịch. * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của NHNN và NHCT. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn khách hàng và sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. * Nhiệm vụ: 1. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày. Nhận các dữ liệu tham số mới nhất từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thiệt lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. 2. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. a) Mở đóng các tài khoản (ngoại tệ VNĐ). b) Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền từ tài khoản. c) Bán séc (Bảo chi, chuyển khoản) cho khách hàng theo thẩm quyền. d) Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền (VNĐ và ngoại tệ) trong và ngoài nước, chi trả kiều hối. đ) Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyển khoản… e) Thực hiện các giao dịch giả ngân, thu nợ thu lãi, xoá nợ… g) Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp)_ h) Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hang; Kiểm tra tính lãi (Lãi cho vay, lãi huy động) i) cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két…) 3. Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng, lập và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên và chi nhánh, làm các báo cáo theo quy định. 4. Quản lý thông tin và khai thác thông tin: a) Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng. b) Quản lý mẫu, dấu, chức ký của khách hàng. c) Quản lý và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc… đ) Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày. 5. Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tông hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đỗi chiếu lập và in báo cáo, đóng nhật ký theo quy định. 6. Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT Việt Nam . 7. Tổ chức học tập nâng cao trinh độ nghiệp vụ cho cán bộ. 8. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quyết định của Ngân hàng/. 9. Làm công tác khác do Giám đốc giao. 1.2.4. Phòng tài trợ thương mại. * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chứcd thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. * Nhiệm vụ: 1. Thực hiện nghiệp vụ về tài trợ thương mại theo hạn mức được cấp: - Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, thanh toán L/c nhập khẩu; thôgng báo và thanh toán L/c xuất khẩu. - Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu (nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm bộ chứng từ, nhờ thu séc). - Phối hợp với các Phòng Khách hàng tổng công ty, Phòng Khách hàng công ty vừa và nhỏ để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ, biên lai tín thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối. - Phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh) bảo lãnh trong nước và ngoài nước trong phạm vị được uỷ quyền. - Các thủ tục chuyển tiếp và phối hợp thực hiện các giao dịch vượt hạn mức theo quy định của NHCT Việt Nam . - Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc. - Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hướng dẫn và uỷ quyền của NHCT Việt Nam trong từng thời kỳ. 2. Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ: - Thực hiện việc mua bán ngoại tệ (chuyển khoản) với các tổ chức kinh tế theo quy định của NHCT. - Hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ với các đại lý thu đổi ngoại tệ thuộc chi nhánh quản lý. 3. Thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh. 4. Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại. 5. Tổng hợp báo cáo, lưu trữ tài liệu theo quy định. 6. Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quy định. 7. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. 8. Làm công tác khác do Giám đốc giao. 1.2.5. Phòng khách hàng cá nhân. * Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay; Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của NHNN và hướng dẫn của NHCT; Quản lý hoạt động của các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch. * Nhiệm vụ: 1. Khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân. 2. Tổ chức huy động vốn của dân cư (bằng VNĐ và ngoại tệ). 3. Tiếp thị, hỗ trợ khách hành. 4. Thẩm định và tính toán hạn mức tín dụng cho 01 khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền. Quản lý các hạn mức đã đưa ra theo từng khách hàng. 5. Thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch: - Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh. - Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh. - Đưa ra các quyết định chấp thuận hoặc từ chối đề nghị vay vốn hoặc bảo lãnh trên cơ sở các hồ sơ và việc thẩm định. - Kiểm tra giám sát các khoản vay. Phối hợp với bộ phận liên quan thực hiện thu nợ, thu lãi, thu phí. - Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. - Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề; Tiến hành sử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ có vấn đề. 6. Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định. 7. Quản lý các khoản vay, cho vay, bảo lãnh; Quản lý tài sản bảo đảm. 8. Phân tích hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảo lãnh có hiệu quả. 9. Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch. 10. Kiểm tra giám sát các hoạt động của Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch. 11. Thực hiện nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại Bảo hiểm khác theo hướng dân của NHCT Việt Nam . 12. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trong nghiệp vụ và những vấn đề mới nẩy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết. 13. Làm báo cáo theo chức năng nhiệm vụ của phòng. Lưu trữ hồ sơ số liệu theo quy định. 14. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. 15. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao. 1.2.6. Phòng tổng hợp tiếp thị * Chức năng: Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. * Nhiệm vụ: 1. Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tư vấn đầu tư, tư vấn dịch vụ thẻ, tư vấn dịch vụ bảo hiểm. Hướng dẫn khách hàng tới giao dịch tại chi nhánh sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. 2. Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ: lắp đặt, vận hành, sử lý lỗi ATM. Giải quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ, triển khai sản phẩm thẻ theo hướng dẫn của NHCT. 3. Thực hiện công tác tiếp thị, chính sách khách hàng… 4. Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh; Làm báo cáo theo quy định của NHCT. 5. Làm công tác thi đua của chi nhanh. 6. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ Phòng. 7. Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 1.2.7.Phòng kế toán tài chính * Chức năng: Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nôi bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nươc và của NHCT. * Nhiệm vụ: 1. Chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. 2. Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối kết hợp với Phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố đinh… 3. Lập kế hoạch tài chình, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. 4. Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ, đảm bảo hoạt động của chi nhánh trình Giám đốc chi nhánh quyết định. 5. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện Quỹ tiền lương quý, năm, chi các Quỹ theo quy định của nhà nứoc và NHCT đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. 6. Tính và trích nộp thuế, Bảo hiểm xã hội theo quy định. Làm đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính, phối hợp với Phòng tổ Chức Hành chính, xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. 8. Thực hiện lưu giữ chứng từ, số liệu làm báo cáo theo quy định của Nhà nước và NHCT. 9. Tổ chức học tập và nâng cao trình độ của cán bộ phòng. 10. Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 1.2.8. Phòng kiểm tra nội bộ * Chức năng: Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám sat, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành. * Nhiệm vụ: 1. Thực hiện giám sát, kiểm tra, kiểm toán theo chương trình, kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc về tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tại chi nhánh theo quy định Nhà nước , NHNN và NHCT Việt Nam. Báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị biện pháp sử lý cá nhân, tổ chức có sai phạm được phát hiện trong kiểm tra, kiểm toán. Theo dõi, giám sát hoặc tham gia giải quyết, đôn đốc kiến nghị sau thanh tra, các vụ việc nổi cộm tại chi nhánh. 2. Kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định. 3. Thực hiện kiểm tra hoặc phối hợp với phòng nghiệp vụ để kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc. 4. Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của tổ chức cá nhân, tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo về nội dung có liên quan đến hoạt động của NHCT và cán bộ NHCT theo luật khiếu nại tố cáo, các quy định của chính phủ, của Thống đốc NHNN và Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam. 5. Tham mưu cho Giám đốc về công tác phòng, chống tham nhũng. 6. Tham gia Hội đồng Tín dụng tại chi nhánh với tư cách giám sát. 7. Phối hợp với Phòng kế toán giao dịch, Tổ chức Hành chính tham gia vào việc mua sẵm, sửa chữa TSCĐ, CCLĐ và một số công việc khác với tư cách giám sát. 8. Thực hiện công tác pháp chế theo quy chế của Hội đồng Quản trị và hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam. 9. Làm đầu mối khi có đoàn kiểm tra, kiểm toán hoặc thanh tra đến làm việc tại chi nhánh. 10. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của NHCT Việt Nam. 11. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của phòng. 12. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. Không trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể. 1.2.9 Phòng tiền tệ kho quỹ. * Chức năng: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy đinh của NHNN và NHCT. ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. * Nhiệm vụ: 1. Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt, thẻ trắng, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp….) theo đúng quy định của NHNN và NHCT. 2. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo uỷ quyền kịp thời chính xác đúng quy định. 3. Thu, chi tiền mặt có giá trị lớn. 4. Phối hợp với phòng Kế toán giao dịch (trong quầy). Tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, Các NHCT trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, phòng giao dịch, Máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu chi tại chi nhánh. 5. Theo dõi tình hình kho tàng, lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 6. Tổ chức hoạt động nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Phòng. 7. Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT. 8. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. 1.2.10. Phòng thông tin điện toán. *Chức năng: Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh. * Nhiệm vụ: 1. Thực hiện quản lý về mặt công nghệ kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống mạng thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. 2. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. 3. Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản mới từ phía Ngân hàng Công thương tại chi nhánh. 4. Lập, gửi các báo cáo bằng File theo quy định hiện hành của NHCT Việt Nam, NHNN. 5. Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin về phân hệ điện toán để phối hợp xử lý kỹ thuật phát sinh trong chi nhánh. 6. Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh NHCT với NHCTVN. Xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin tại chi nhánh. Thực hiện lưu trữ, bảo mật dữ liệu toàn chi nhánh. 7. Phối hợp với các phòng chức năng để triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tai chi nhanh. 8. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của Phòng. 9. Làm một số công việc khác do Giám đốc giao. 1.2.11. Phòng tổ chức hành chính. * Chức năng: Phòng tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHNNVN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn Chi nhánh. * Nhiệm vụ: 1. Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT có liên đến chính sách cán bộ về tiến lương. Bảo hiểm xã hội, Bảo hiển y tế… 2. Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. 3. Thực hiện bồi dưỡng quy hoạch cán bộ tại chi nhánh. 4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. 5. Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện theo dõi bảo dưỡng sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo uỷ quyền. 6. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, Quầy tiết kiệm, Điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCT Việt Nam. 7. Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. 8. Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCTVN. Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được ban Giám đốc duyệt. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban Giám đốc và các phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ. 9. Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh. 10. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết.. và Ban Giám đốc tiếp khách. 11. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan. 12. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan. Phối hợp với các phòng Kêa toán giao dịch, TTKQ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặc biệt. Phòng cháy nổ. Chống lũ lụt theo đúng quy định của ngành và các cơ quan chức năng. 13. Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng. 14. Thực hiện một số công việc khác của Giám đốc giao. II. Những kết quả về hoạt động kinh doanh năm 2003 2.1. Về công tác huy động vốn Đến 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động đạt 3.192 tỷ VNĐ(bao gồm cả ngoại tệ quy VNĐ), so với cùng kỳ năm trước tăng 217 tỷ (tương đương 7,3%). Trong đó: + Tiền gửi VNĐ đến 31/10/2003: 2.718 tỷ VNĐ, tăng so với cùng kỳ năm trước là 365 tỷ VNĐ (tốc độ tăng 15,5%). 2.1.1. Về cơ cấu huy động: - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc571.DOC
Tài liệu liên quan