Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, cơ chế quản lý kinh tế cũng có sự thay đổi toàn diện và sâu sắc, tuy nhiên cùng một lúc không thể giải quyết được tất cả những vấn đề còn tồn tại trong quản lý kinh tế. Một trong những vấn đề nan giải trong quản lý kinh tế hiện nay là công tác quản lý kinh tế trong xây dựng cơ bản, đây là lĩnh vực có tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư khá cao. Để quản lý chi phí trong xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp, công cụ quản lý khác nhau. Một trong những công cụ được nhà quản lý quan tâm hàng đầu là công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng.
46 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo thực tập -Tìm hiểu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập
Tìm hiểu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt HùngMỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, cơ chế quản lý kinh tế cũng có sự thay đổi toàn diện và sâu sắc, tuy nhiên cùng một lúc không thể giải quyết được tất cả những vấn đề còn tồn tại trong quản lý kinh tế. Một trong những vấn đề nan giải trong quản lý kinh tế hiện nay là công tác quản lý kinh tế trong xây dựng cơ bản, đây là lĩnh vực có tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư khá cao. Để quản lý chi phí trong xây dựng cơ bản, các doanh nghiệp đã sử dụng nhiều phương pháp, công cụ quản lý khác nhau. Một trong những công cụ được nhà quản lý quan tâm hàng đầu là công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng.
Trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản, công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trung tâm của công tác kế toán. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế được các nhà quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này được thực hiện thông qua công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Ý thức được tác dụng to lớn của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng luôn cải tiến công tác kế toán phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế và chế độ kế toán của Nhà nước.
Trong thời gian thực tập tại phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng, cùng với sự hiểu biết của mình về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm em quyết định lựa chọn đề tài:
“Tìm hiểu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng”
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp để hiểu sâu hơn về cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng nói riêng và các công ty xây dựng nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Báo cáo thực tập nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Việt Hùng.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Việt Hùng.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 04 năm 2010.
5. Vấn đề nghiên cứu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiên cứu sâu về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng vào tháng 10 và tháng 12 năm 2009.
6. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp nhận thức khoa học, đề tài sử dụng các phương pháp đặc trưng như sau: Phương pháp thu thập và xử lý số liệu; phương pháp phân tích tổng hợp; các phương pháp kế toán: cân đối, tài khoản,…
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng
Chương 3: Đánh giá và đề xuất giải pháp
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT HÙNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Tên và địa chỉ công ty
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Việt Hùng
- Địa chỉ: Số nhà: 180B - Tổ 16B - Khu 9 - Phường Gia Cẩm - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
- Điện thoại: 0210 3813 995, 0210 3256 995 - Fax: 0210 3813 996
Địa chỉ văn phòng đại diện - chi nhánh
- Tổ 1A - Phường Đức Xuân - Thị xã Bắc Cạn - Tỉnh Bắc Cạn
- Điện thoại: 0281.3871.841
- Tài khoản số: 421 111 000 003 45 - Tại Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ.
- Tài khoản số: 426 100 000 023 91 - Tại Ngân hàng Đầu tư phát triển Vĩnh Phúc - Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Mã số thuế: 2500 218 093
- Vốn điều lệ của công ty: 6.800.000.000 đồng
- Đại diện pháp nhân: Chủ tịch HĐQT- Giám đốc: Nguyễn San Hùng.
1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng là công ty cổ phần hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân riêng, có tài khoản riêng thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ trực tiếp quản lý và chỉ đạo. Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
* Giai đoạn 1: Từ năm 2000 đến năm 2004
Công ty TNHH Việt Hùng tiền thân của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 2000 chính thức đi vào hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số: 190200042 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp. Trong thời kỳ này công ty chủ yếu xây dựng các công trình: dân dụng, công nghiệp, công trình thủy lợi, công trình giao thông, công trình cung cấp nước sạch, công trình cung cấp điện trung, hạ thế…phục vụ chủ yếu ở tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Yên Bái, và một số tỉnh lân cận.
* Giai đoạn 2: Từ năm 2004 đến nay
Cùng với sự phát triển và đi lên của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp xây lắp không ngừng mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Không nằm ngoài vòng quay của nền kinh tế thị trường, được sự chỉ đạo của Đảng bộ và Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ, ngày 29 tháng 10 năm 2004 công ty quyết định đổi tên là: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng, hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh công ty cổ phần số: 18003000246 do phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp.
Trải qua 10 năm thành lập cho đến này, Công ty đã từng bước phát triển lớn mạnh cả về đội ngũ cán bộ và quy mô sản xuất. Công ty đang phấn đấu không ngừng để đi đầu trong ngành xây dựng.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Theo quyết định thành lập Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Việt Hùng có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như sau:
- Chuẩn bị mặt bằng công trình xây dựng (Đào đắp, bốc xúc đất đá ....).
- Xây dựng các công trình dân dụng, Giao thông, Thuỷ lợi, công nghiệp, cấp thoát nước, đường điện thế 350KV và lắp đặt trạm biến áp đến 1800 KV, xây dựng đô thị, khu công nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Trang trí nội thất, ngoại thất công nghiệp và lắp đặt hệ thống điện, nước.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng .
- Sản xuất kinh doanh đồ mộc dân dụng và xây dựng, khung nhôm kính .
- Kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá đường bộ, kinh doanh các loại vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất .
- Phòng trừ mối mọt cho công trình xây dựng , kho tàng.
- Kinh doanh máy móc thiết bị tin học.
- Dịch vụ tư vấn tài chính, ngân hàng, kế toán.
- Dịch vụ cài đặt phần mềm máy tính, dịch vụ Photocopy, soạn thảo văn bản.
- Gia công, kinh doanh các loại cấu kiện bê tông, bê tông đúc sẵn.
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Việt Hùng
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
Giai đoạn chuẩn bị thi công
Giai đoạn kiểm nghiệm và bàn giao công trình
Giai đoạn thi công công trình
- Giai đoạn chuẩn bị thi công: Là giai đoạn chuẩn bị mặt bằng công trình xây dựng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bản thiết kế thi công, sức lao động, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn lao động trước khi tiến hành thi công công trình.
- Giai đoạn thi công công trình: Ở giai đoạn này kỹ sư và công nhân viên kỹ thuật làm việc theo đúng bản thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định, cho đến khi công trình được hoàn thành.
- Giai đoạn kiểm nghiệm và bàn giao công trình: Sau khi công trình được hoàn thành xong phải có xác nhận của kỹ sư xây dựng mới được bàn giao cho bên chủ sở hữu.
Sơ đồ 1.2: Mô hình xây dựng nhà cao tầng
Thi công phần móng
Thi công phần thô
Hoàn thiện
Bản thiết kế công trình
Trát
Thi công bê tông cột thép
Đào đắp, bốc xúc đất đá
Lăn sơn
Máy móc thiết bị
Ống tường
Xây gạch
Thi công cọc ép
Nguyên nhiên vật liệu
Lát nền
Chống thấm sàn vệ sinh xe nô và mái
Thi công đãi cọc giằng buộc bể nước ngầm
Lắp thiết bị
điện nước
Đào đắp, bốc xúc đất đá
Vệ sinh kết cấu
Lắp đặt hệ thống đường ống cấp thoát nước
Chuẩn bị mặt bằng
Nghiệm thu
Bàn giao
công trình
Làm móng
Sơ đồ 1.3: Mô hình xây dựng công trình giao thông
Đổ cát
Đào đắp, bốc xúc đất đá
Bơm nước vào đường đổ nước
Máy móc, thiết bị
Lu
Đổ đất đá
Lu
Đổ bê tông nhựa
Lu
Nghiệm thu công trình
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức hệ thống SXKD của công ty
Đội công trình 1
Phòng quản
lý và
điều
động
xây
dựng công trình
Đội công trình 2
Đội công trình 3
Đội công trình 4
Đội trưởng
Kỹ sư kỹ thuật
Công nhân viên kỹ thuật
Tổ chức hệ thống SXKD của công ty bao gồm những bộ phận sau:
- Phòng quản lý và điều động xây dựng công trình: có nhiệm vụ là tìm kiếm và ký kết các hợp đồng xây dựng.
- Đội trưởng: có nhiệm vụ giám sát, quản lý đôn đốc công nhân viên của mình trong quá trình tiến hành thi công.
- Kỹ sư, kỹ thuật: có nhiệm vụ đảm bảo các sản phẩm của công ty đáp ứng đủ các yêu cầu kỹ, mỹ thuật. Phải luôn đôn đốc, giám sát công nhân viên thi công làm đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình cho tới khi sản phẩm hoàn thành và bàn giao.
Ngoài ra, do xây dựng là một loại sản phẩm đặc biệt, có liên quan trực tiếp đến sự an toàn của người lao động và người sử dụng, nên nó đòi hỏi nghiêm ngặt cả trong quá trình thi công cho tới khi hoàn thành công trình. Sản phẩm xây dựng đa dạng hóa về chủng loại như công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi…Để thực hiện phù hợp với công trình xây dựng Công ty đã tổ chức thêm nhiều đội xây dựng và bộ phận khác, như:
+ Đội công trình 1: Chuyên đi XD các công trình dân dụng như: trường học, bệnh viện…
+ Đội công trình 2: Chuyên đi XD các công trình giao thông…
1.5. Đặc điểm lao động của doanh nghiệp
Về mặt nhân lực, công ty đã có được đội ngũ công nhân viên có trình độ cao, với 15 người có trình độ đại học và trên đại học, 26 người có trình độ cao đẳng và trung cấp cùng với một lực lượng đội ngũ công nhân lành nghề. Ngoài ra, do đặc điểm là công ty xây dựng nên khi thi công các công trình ở các địa phương khác nhau công ty còn thuê công nhân ở bên ngoài theo địa điểm thi công công trình khác nhau. Vì vậy, công ty luôn đảm bảo uy tín của một doanh nghiệp có năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý vững vàng trong cơ chế thị trường.
-Tổng số lao động năm 2007 là 186 người, năm 2008 là 195 người, năm 2009 là 210 người. Ta thấy, tổng số lao động năm 2008 tăng so với năm 2007 là 4,84 % tức là tăng 9 người, còn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7,14 % tức là tăng 15 người. Trong đó:
+ Phân theo giới tính:
Số lao động nam năm 2007 là 167 người, năm 2008 là 175 người, năm 2009 là 188 người. Ta thấy, tổng số lao động nam năm 2008 tăng so với năm 2007 là 4,79 % tức là tăng 8 người, còn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7,43% tức là tăng 13 người.
Số lao động nữ năm 2007 là 19 người, năm 2008 là 20 người, năm 2009 là 22 người. Ta thấy, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5,26 % tức là tăng 1 người, còn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2,15 % tức là tăng 2 người.
+ Phân theo trình độ lao động:
Tổng số lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2007 là 12 người, năm 2008 là 13 người, năm 2009 là 15 người. Ta thấy, tổng số lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2008 tăng so với năm 2007 là 8,33% tức là tăng 1 người, còn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 13% tức là tăng 2 người.
Tổng số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp, học nghề năm 2007 là 21 người, năm 2008 là 23 người, năm 2009 là 26 người. Ta thấy, tổng số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp và học nghề năm 2008 tăng so với năm 2007 là 9,52% tức là tăng 2 người, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 11,54% tức là tăng 3 người.
Tổng số lao động không qua đào tạo năm 2007 là 153 người, năm 2008 là 159 người, năm 2009 là 169 người. Ta thấy, tổng số lao động không qua đào tạo năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3,92 % tức là tăng 6 người, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 5,91 % tức là tăng 10 người.
Như vậy, tổng số lao động qua 3 năm của công ty đều tăng, trong đó số lao động nam tăng cao hơn mức độ tăng lao động nữ. Đồng thời mức độ tăng của lao động chưa qua đào tạo, cao đẳng, trung cấp và học nghề thấp hơn mức độ tăng của lao động có trình độ đại học và trên đại học, đặc điểm lao động này phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty trong ngành xây dựng.
Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
2008 so 2007
Chênh lệch
2009 so 2008
Số lao động
(%)
Số lao động
(%)
Số lao động
(%)
Số tuyệt đối
(%)
Số tuyệt đối
(%)
Tổng số lao động
186
100
195
100
210
100
9
4,84
15
7,14
I. Theo giới tính
- Nam
167
89,78
175
89,75
188
89,53
8
4,79
13
7,43
- Nữ
19
10,22
20
10,25
22
10,47
1
5,26
2
2,15
II. Theo trình độ
- Đại học và trên đại học
12
6,45
13
6,67
15
7,14
1
8,33
2
13
- Cao đẳng, trung cấp và học nghề
21
11,29
23
11,79
26
12,38
2
9,52
3
11,54
- Chưa qua đào tạo
153
82,26
159
81,54
169
80,48
6
3,92
10
5,91
(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính)
1.6. Tình hình tài chính công ty
Tổng doanh thu năm 2007 đạt 14.772.148.635 đồng, năm 2008 đạt 16.136.519.041 đồng, năm 2009 đạt 19.378.312.329 đồng. Ta thấy, tổng doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 9,24%, tức là tăng 1.364.370.406 đồng, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 20,09 % tức là tăng 3.241.793.288 đồng.
Tổng chi phí năm 2007 là 14.764.358.670 đồng, năm 2008 là 16.127.830.880 đồng, năm 2009 là 19.364.704.097 đồng. Ta thấy, tổng chi phí năm 2008 tăng so với năm 2007 là 9,23% tức là tăng 1.363.472.210 đồng, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 20,07 %, tức là tăng 3.236.873.217 đồng.
Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2007 đạt 5.608.775 đồng, năm 2008 đạt 6.255.476 đồng, năm 2009 đạt 10.206.174 đồng. Ta thấy, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng so với năm 2007 là 11,53% tức là tăng 646.701 đồng, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 63,16 % tức là tăng 3.950.698 đồng.
Bảng 1.2 : Tình hình tài chính của công ty Việt Hùng
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
2008 so 2007
Chênh lệch
2009 so 2008
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1.Tổng doanh thu
14.772.148.635
16.136.519.041
19.378.312.329
1.364.370.406
9,24
3.241.793.288
20,09
2.Tổng chi phí
14.764.358.670
16.127.830.880
19.364.704.097
1.363.472.210
9,23
3.236.873.217
20,07
3. LN trước thuế
7.789.965
8.688.161
13.608.232
898.196
11,53
4.920.071
56,63
4. Nộp ngân sách
2.181.190
2.432.685
3.402.058
251.495
11,53
969.373
39,85
5. LN sau thuế
5.608.775
6.255.476
10.206.174
646.701
11,53
3.950.698
63,16
(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính)
1.7. Cơ cấu bộ máy quản lý công ty
Sơ đồ 1.5: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Ban giám đốc
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng kế toán tài chính
Phòng tổ chức hành chính
Đội công trình 1
Đội công trình 2
Đội công trình 3
Đội công trình 4
Trạm trộn bê tông
Do đặc điểm của ngành xây dựng và nhất là đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp cũng có nhiều đặc điểm riêng. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đứng đầu là ban giám đốc, dưới đó là các phòng ban, cuối cùng là các đội công trình sản xuất và trạm bê tông thương phẩm.
Ban giám đốc: Trong ban giám đốc công ty gồm: Giám đốc là người đứng đầu quyết định và lãnh đạo chung toàn doanh nghiệp.Là người đại diện hợp pháp của công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động và kết quả SXKD của công ty trước pháp luật. Giúp giám đốc còn một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và quản lý thi công, chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật đối với sản phẩm của công ty sản xuất ra.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật, có nhiệm vụ lập kế hoạch SXKD, thống kê tổng hợp, quản lý quy trình, quy phạm trong SXKD như: giám sát, theo dõi tiến độ thi công…
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán tài chính, hạch toán kế toán, giám sát về các hoạt động kinh tế tài chính của tất cả các bộ phận tài chính trong công ty. Ghi chép, thu thập số liệu, tính toán hiệu quả hoạt động SXKD của công ty, trên cơ sở đó giúp giám đốc trong việc phân tích hoạt động tài chính. Ngoài ra, phòng kế toán còn có nhiệm vụ báo cáo thống kê tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của công ty với các cơ quan chức năng.
Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện các công tác liên quan đến vấn đề nhân sự, có nhiệm vụ theo dõi đôn đốc việc thực hiện nề nếp, nội quy của cán bộ công nhân viên, quản lý văn bản, lưu trữ hồ sơ, thi đua, khen thưởng…
Các đội công trình: Là nơi trực tiếp sản xuất thi công, đảm bảo thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình mà ban giám đốc và các phòng ban đã đưa ra.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT HÙNG
2.1. Tổng quan về công tác kế toán của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hùng
2.1.1. Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Giữa các phần hành kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm ghi chép kịp thời, chính xác, so sánh, đối chiếu để đảm bảo cung cấp các thông tin cho ban lãnh đạo lựa chọn, định hướng và có giải pháp chỉ đạo hoạt động sản xuất nhằm đem lại hiệu quả cao.
Mỗi phần hành kế toán đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí kế toán trưởng và có quan hệ tương hỗ với các phần hành khác thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán và giao dịch ngân hàng
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Kế toán vật tư
Kế toán tiền mặt kiêm TSCĐ
Kế toán tổng hợp
Kế toán theo dõi đội công trình
Kế toán trưởng: Giám sát tài chính các hoạt động SXKD của công ty, tổ chức hướng dẫn pháp lệnh kế toán thống kê và điều lệ kế toán trong hoạt động SXKD của công ty, chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán.
Kế toán thanh toán và giao dịch nhận hàng: Chịu trách nhiệm giao dịch với ngân hàng, theo dõi tình hình thu chi và số dư tiền gửi tài khoản ngân hàng, tiền vay ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Tổng hợp tình hình sử dụng lao động, quỹ lương, lập bảng phân bổ tiền lương cho toàn công ty, tính và thanh toán tiền lương, và các khoản trích theo lương.
Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất tồn kho các loại vật tư theo từng công trình, đồng thời phát hiện những thiếu hụt, mất mát vật tư, trình báo lên cấp trên để kịp thời giải quyết.
Kế toán tiền mặt kiêm TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi thu chi tiền mặt đồng thời quản lý thẻ, hồ sơ TSCĐ của toàn công ty, hạch toán tăng, giảm TSCĐ, phân bổ khấu hao cho các đối tượng sử dụng và theo dõi sửa chữa TSCĐ.
Kế toán theo dõi các đội công trình: Được bố trí tùy theo tình hình công việc của đơn vị, các kế toán theo dõi đội công trình chịu trách nhiệm theo dõi nhập, xuất, thu chi, tập hợp chứng từ của các nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến công trình. Đội trưởng công trình cùng kế toán đội phải chịu trách nhiệm trước công ty về tình hình tài chính đội, nếu là công trình khoán gọn thì phải đảm bảo thực hiện trích nộp đủ phí theo quy định.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các chứng từ phát sinh trong kỳ kế toán từ các phần hành kế toán, nhập số liệu vào máy, lập báo cáo quyết toán tài chính các quý và cả năm.
2.1.2. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Xuất phát từ đặc điểm SXKD và thuận tiện cho công việc kế toán, công ty đã lựa chọn hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chung. Hình thức Nhật ký chung được xây dựng trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đảm bảo cho quá trình hạch toán được tiến hành thường xuyên các công việc đều ở tất cả các khâu và các phần hành kế toán, số liệu cung cấp kịp thời cho công tác quản lý.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Các loại sổ công ty sử dụng gồm: Sổ chi tiết các tài khoản, Sổ Cái, Sổ Nhật ký chung, Bảng cân đối số phát sinh, Bảng cân đối kế toán.
Sơ đồ 2.2 : Trình tự ghi sổ kế toán của công ty
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ Nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
2.1.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty
2.132.1. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và thường xuyên cập nhập các thông tư, quyết định của Bộ Tài Chính hiện nay.
2.1.3.2. Hệ thống chứng từ sử dụng
Căn cứ vào quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và cập nhập các thông tư, quyết định của Bộ Tài Chính. Công ty sử dụng các chứng từ kế toán trong danh mục chứng từ kế toán, bao gồm: Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, Biên bản thanh toán tiền tạm ứng, Bảng chấm công, Bảng tính và phân bổ khấu hao…
2.1.3.3. Các tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
2.1.3.4. Hệ thống báo cáo của công ty
Công ty có hai hệ thống báo cáo là báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
Báo cáo tài chính là công tác báo cáo về hoạt động kinh doanh của công ty nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài công ty, bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
(Mẫu B01- DN)
(Mẫu B02- DN)
(Mẫu B03- DN)
(Mẫu B09- DN)
Báo cáo quản trị nhằm phục vụ quản trị kinh doanh, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, từ đó giúp người lãnh đạo có những quyết định đúng đắn.
2.1.3.5. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Niên độ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 01/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ).
- Kỳ kế toán: Công ty tiến hành hạch toán theo tháng.
2.1.3.6. Các chính sách kế toán khác
- Phương pháp tính thuế: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Đích danh
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: đánh giá thực tế.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao tuyến tính.
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính GTSP của công ty cổ phần XD & TM Việt Hùng
Cũng như hầu hết các công trình xây lắp khác trong ngành, công ty cổ phần XD & TM Việt Hùng luôn coi trọng đúng mức việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm ngành xây dựng, từ đặc thù của sản phẩm xây dựng và để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán…Công ty đã xác định đối tượng tập hợp CPSX là từng công trình, hạng mục công trình nhận thầu, từng đơn đặt hàng riêng biệt.
Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để theo dõi tập hợp các khoản mục chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
Trong đó CPSXC lại được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố như :
+ Chi phí nhân viên quản lý sản xuất
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ gốc CPSX của tất cả các công trình hạng mục công trình trong tháng kế toán nhập dữ liệu theo mã sản phẩm để thao dõi CPSX riêng từng công trình.
Do phạm vi hoạt động của công ty rộng thi công nhiều công trình, hạng mục công trình nên trong khuôn khổ đề tài em xin lấy số liệu của công trình Tổng kho dự trữ Quốc Gia Vĩnh Phú để minh họa.
Công trình do đội công trình 1 chịu trách nhiệm thi công và được hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư trong vòng ba tháng. Đội trưởng công trình là anh Phan Văn Bắc.
2.2.2. Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, NVL trực tiếp trong SX của công ty gồm NVL chính và NVL phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm:
- Chi phí NVL chính bao gồm chi phí về gạch ngói, cát, đá, xi măng, sắt, bê tông đúc sẵn, thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió, thiết bị sưởi ấm. Các chi phí nguyên vật liệu chính thường đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noi_dung_chuan_41_4769.doc