Tên thường gọi của Công ty là: Công ty TNHH NN1 TV Cơ khí Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế là: Hanoi Mechenical Company.
Tên viết tắt: Hameco.
Địa chỉ giao dịch: 24 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 04.8584416 - 04.8584475
Công ty Cơ khí Hà Nội được thành lập theo quyết số 270 - QĐ/TCNDF (22/5/1993) và quyết định số 1152/QĐ/TCNCSĐT (30/10/1995) của Bộ công nghiệp nặng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất các sản phẩm cơ khí.
Tiền thân của Công ty Cơ khí Hà nội là nhà máy chung quy mô được khởi công xây dựng từ tháng 12/1955 và chính thức đưa vào sản xuất ngày 12/4/1958. Đây là một trong những trung tâm cơ khí chế tạo máy lớn nhất Việt Nam do Liên Xô cũ giúp đỡ xây dựng và trang bị toàn bộ. Công ty Cơ khí Hà Nội có một quá trình hình thành và phát triển rất đáng tự hào.
* Giai đoạn 1958 -> 1965
Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Công ty đã có sự tiến bộ vượt bậc, so với năm 1958 giá trị tổng sản lượng tăng gấp 8 lần, riêng máy công cụ tăng 22% so với thiết kế ban đầu, đã nghiên cứu thử nghiệm và đưa vào sản xuất nhiều loại máy mới như: 5630, K525
* Giai đoạn 1965 - 1975
Do chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ nên nhiệm vụ chính của nhà máy lúc đó là "vừa sản xuất vừa chiến đấu" . Các sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ quốc phòng như: thước ngắm 510, nòng súng cối 71
* Giai đoạn 1975 -> 1985
Đây là thời kỳ ổn định sản xuất, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công ty được giao nhiệm vụ phục vụ những công trình có tầm cỡ lớn của cả nước như: Tham gia xây dựng lăng Bác, xây dựng Thủy điện Hoà Bình. Năm 1984 Công ty được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở cơ khí lớn, trang bị máy móc sản xuất phụ tùng cơ khí nặng.
* Giai đoạn 1986 -> 1995
Cùng với những biến đổi lớn và những khó khăn chung của cả nước thời kỳ này Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh. Trong tình trạng trì trệ trong sản xuất và thua lỗ trong kinh doanh kéo dài. Cán bộ công nhân Công ty đã phải cố gắng rất nhiều nhằm khắc phục khó khăn.
* Giai đoạn 1996 cho đến nay.
Bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng truyền thống là máy công cụ, Công ty đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kỹ thuật số hoá các sản phẩm máy công cụ, đó là máy tiền T18A - CNC được điều khiển bằng kỹ thuật số. Đồng thời Công ty còn nhận các hợp đồng gia công, chế tạo, sửa chữa các thiết bị công nghiệp, phụ tùng, thiết bị sản xuất đường, xi măng thép cán.
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cơ khí Hà Nội
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty đang áp dụng là cơ cấu trực tuyến chức năng, được tổ chức như sau:
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc Công ty: là người có quyền quyết định về các hoạt động của Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật: được giám đốc uỷ quyền tổ chức điều hành về mặt kỹ thuật sản xuất, xem xét và lập ra quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Phòng giám đốc đại diện lãnh đạo chất lượng: có chức năng tổ chức điều hành chất lượng sản phẩm, kiểm tra thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm.
* Các phòng chức năng được đặt dưới sự chỉ đạo giám sát trực tiếp của Giám đốc và phó giám đốc bao gồm:
Phòng kế toán thống kê tài chính: theo dõi tình hình hoạt động hàng ngày của Công ty, quản lý vốn bằng tiền, theo dõi tình hình trích nộp, trích khấu hao tài sản cố định, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tính toán kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh của Công ty.
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty TNHH NN1 TV Cơ khí Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
cơ khí Hà Nội.
Tên thường gọi của Công ty là: Công ty TNHH NN1 TV Cơ khí Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế là: Hanoi Mechenical Company.
Tên viết tắt: Hameco.
Địa chỉ giao dịch: 24 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: 04.8584416 - 04.8584475
Công ty Cơ khí Hà Nội được thành lập theo quyết số 270 - QĐ/TCNDF (22/5/1993) và quyết định số 1152/QĐ/TCNCSĐT (30/10/1995) của Bộ công nghiệp nặng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất các sản phẩm cơ khí.
Tiền thân của Công ty Cơ khí Hà nội là nhà máy chung quy mô được khởi công xây dựng từ tháng 12/1955 và chính thức đưa vào sản xuất ngày 12/4/1958. Đây là một trong những trung tâm cơ khí chế tạo máy lớn nhất Việt Nam do Liên Xô cũ giúp đỡ xây dựng và trang bị toàn bộ. Công ty Cơ khí Hà Nội có một quá trình hình thành và phát triển rất đáng tự hào.
* Giai đoạn 1958 -> 1965
Kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Công ty đã có sự tiến bộ vượt bậc, so với năm 1958 giá trị tổng sản lượng tăng gấp 8 lần, riêng máy công cụ tăng 22% so với thiết kế ban đầu, đã nghiên cứu thử nghiệm và đưa vào sản xuất nhiều loại máy mới như: 5630, K525…
* Giai đoạn 1965 - 1975
Do chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ nên nhiệm vụ chính của nhà máy lúc đó là "vừa sản xuất vừa chiến đấu" . Các sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ quốc phòng như: thước ngắm 510, nòng súng cối 71…
* Giai đoạn 1975 -> 1985
Đây là thời kỳ ổn định sản xuất, cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công ty được giao nhiệm vụ phục vụ những công trình có tầm cỡ lớn của cả nước như: Tham gia xây dựng lăng Bác, xây dựng Thủy điện Hoà Bình. Năm 1984 Công ty được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở cơ khí lớn, trang bị máy móc sản xuất phụ tùng cơ khí nặng.
* Giai đoạn 1986 -> 1995
Cùng với những biến đổi lớn và những khó khăn chung của cả nước thời kỳ này Công ty cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh. Trong tình trạng trì trệ trong sản xuất và thua lỗ trong kinh doanh kéo dài. Cán bộ công nhân Công ty đã phải cố gắng rất nhiều nhằm khắc phục khó khăn.
* Giai đoạn 1996 cho đến nay.
Bên cạnh việc sản xuất những mặt hàng truyền thống là máy công cụ, Công ty đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kỹ thuật số hoá các sản phẩm máy công cụ, đó là máy tiền T18A - CNC được điều khiển bằng kỹ thuật số. Đồng thời Công ty còn nhận các hợp đồng gia công, chế tạo, sửa chữa các thiết bị công nghiệp, phụ tùng, thiết bị sản xuất đường, xi măng… thép cán.
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cơ khí Hà Nội
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty đang áp dụng là cơ cấu trực tuyến chức năng, được tổ chức như sau:
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Giám đốc Công ty: là người có quyền quyết định về các hoạt động của Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật: được giám đốc uỷ quyền tổ chức điều hành về mặt kỹ thuật sản xuất, xem xét và lập ra quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Phòng giám đốc đại diện lãnh đạo chất lượng: có chức năng tổ chức điều hành chất lượng sản phẩm, kiểm tra thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm.
* Các phòng chức năng được đặt dưới sự chỉ đạo giám sát trực tiếp của Giám đốc và phó giám đốc bao gồm:
Phòng kế toán thống kê tài chính: theo dõi tình hình hoạt động hàng ngày của Công ty, quản lý vốn bằng tiền, theo dõi tình hình trích nộp, trích khấu hao tài sản cố định, tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, tính toán kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng vật tư: cung cấp đầy đủ chủng loại lượng vật tư phục vụ cho sản xuất, khai thác nguồn vật tư rẻ hơn nhằm hạ giá thành sản phẩm đảm bảo an toàn vật tư từ nơi giao.
Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ thiết kế bản vẽ hướng dẫn sử dụng công nghệ định mức và tìm kiếm nguyên vật liệu.
Phòng điều độ sản xuất: làm nhiệm vụ cân đối giữa sản xuất và yêu cầu thị trường.
Phòng KCS: chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm qua từng khâu trong quá trình sản xuất cho đến khi sản phẩm nhập kho.
Phòng xây dựng cơ bản: sửa chữa về nhà xưởng.
Trung tâm tự động hoá: có nhiệm vụ nghiên cứu, áp dụng những công nghệ mới, tự động hoá máy công cụ và các sản phẩm khác yêu cầu của công tác kinh doanh theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm theo đó công tác tổ chức cũng có những chuyển biến kịp thời để phù hợp với yêu cầu mới trong điều kiện mới.
2. Quy trình sản xuất chính của Công ty cơ khí Hà Nội
Sản phẩm chính của Công ty là máy công cụ. Để sản xuất ra sản phẩm này phải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau, đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ từ trên xuống dưới.
Ta có thể xem xét sơ đồ 2 để hiểu rõ hơn về qui trình sản xuất máy công cụ của Công ty cơ khí Hà Nội.
Qui trình sản xuát máy công cụ được thực hiện và tiến hành như sau: Nguyên vật liệu được đưa vào để tạo phôi mẫu, phương pháp tạo phôi này thường được qui định trên bản vẽ. Từ đó, phôi mẫu có thể phải gia công áp lực, hoặc trải qua các giai đoạn ở khâu đúc. Sản phẩm lại được tiếp tục đưa vào giai đoạn gia công chi tiết, gia công chi tiết là qui trình dài gồm nhiều bước được thực hiện trên nhiều thiết bị khác nhau, đôi khi đan xen nhiều qui trình khác, do vậy nó được lập theo qui trình hợp lý. Sau đó, sản phẩm được nhập kho bán thành phẩm, sản phẩm sẽ được hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp cho các sản phẩm có nhiều chi tiết, bộ phận hợp thành. Sản phẩm được phòng KCS kiểm tra, kiểm định chất lượng sản phẩm qua các thiết bị đo kiểm, sản phẩm được kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được nhập kho. Kết thúc qui trình sản xuất.
Sơ đồ 2: Qui trình sản xuất máy công cụ
Nhập kho bán thành phẩm
Lắp ráp
KCS
Nhập kho
Phôi mẫu
Gia công áp lực
Các khâu đúc
Gia công chi tiết
II. Các lĩnh vực hoạt động và quản lý chủ yếu của
Công ty cơ khí Hà Nội.
1. Nội dung các phương pháp quản lý tại Công ty cơ khí Hà Nội.
1.1. Quản lý trong khâu cung ứng:
Mục đích của quá trình này là đảm bảo cung cấp ổn định, đúng số lượng, chất lượng, đúng chủng loại, đúng thời điểm với chi phí thấp nhất nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục và đạt hiệu quả cao nhất.
Quản lý trong khâu cung ứng bao gồm các nội dung sau:
- Lựa chọn con người cung ứng có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
- Tạp lập hệ thống thông tin phản hồi chặt chẽ thường xuyên cập nhật.
- Thỏa thuận về việc đảm bảo chất lượng vật tư cung ứng.
- Xác định các phương pháp giao nhận.
- Xác định rõ ràng, đầy đủ, thống nhất các điều khoản trong giải quyết những trục trặc khuyết điểm, những vi phạm hợp đồng.
Để đạt được mục đích của quản lý trong khâu cung ứng, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải làm là tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng phù hợp. Theo xu hướng hiện nay các doanh nghiệp thường lựa chọn số ít các nhà cung ứng, xây dựng các mối quan hệ lâu dài, ổn định, tin tưởng lẫn nhau chứ không chọn nhiều nhà cung ứng như trước kia. Vì chọn ít nhà cung ứng sẽ mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp đảm bảo chất lượng, hai bên cùng có lợi.
1.2. Quản lý trong khâu sản xuất.
Mục tiêu của quá trình này là đảm bảo khai thác và huy động tối đa, có hiệu quả các quá trình công nghệ thiết bị và con người hiện có, nhằm sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, không có sản phẩm xấu, phát hiện ra sai sót trong từng khâu với chi phí nhỏ nhất.
Quản lý trong khâu sản xuất có vai trò quan trọng, quyết định trong việc tạo và thúc đẩy đổi mới chất lượng sản phẩm, trên cơ sở áp dụng những phương pháp quản lý hiện đại.
Quản lý trong khâu sản xuất bao gồm những bước sau:
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào quá trình sản xuất.
- Thiết lập, triển khai hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình thủ tục.
- Kiểm tra chất lượng trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất nhằm phát hiện nguyên nhân gây ra các sai sót để loại bỏ kịp thời.
- Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật công nghệ, duy trì bảo dưỡng kịp thời.
- Quản lý các thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng để đảm bảo tính chính xác của phương tiện đo.
- Tổ chức các nhóm chất lượng.
1.3. Quản lý trong khâu phân phối tiêu dùng.
Mục đích của quá trình này là bảo vệ toàn vẹn chất lượng sản phẩm được tạo thành từ trong phân hệ sản xuất, nhằm khai thác tối đa giá trị sử dụng của sản phẩm với chi phí nhỏ nhất. Nội dung của quản lý trong khâu phân phối tiêu dùng bao gồm:
- Tạo danh mục sản phẩm hợp lý.
- Tổ chức vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng phương tiện phù hợp, tránh hỏng hóc trên đường, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức hệ thống kho tàng có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho việc dự trữ và bảo quản sản phẩm được tốt.
- Tổ chức mạng lưới tiêu thụ, các đại lý, lắp đặt sản phẩm, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, thực hiện bảo hành rộng khắp và thuận lợi tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
- Tổ chức sản xuất các loại thiết bị, phụ tùng thay thế.
- Tổ chức khuyến mại sản phẩm để khuyến khích khách hàng mua nhiều, mua với khối lượng lớn.
- Tổ chức hội nghị khách hàng để doanh nghiệp có thể tiếp xúc với người tiêu dùng, từ đó lắng nghe được những ý kiến đóng góp của khách hàng nhằm hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động và quản lý của Công ty.
2.1. Nguồn nhân lực.
Lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bất kỳ máy móc thiết bị nào, công nghệ kỹ thuật cao đến đâu thì cũng không thể thay thế con người. Con người là nguồn lực khởi đầu của mọi nguồn lực. Đảm bảo số lượng và chất lượng lao động là một yếu tố quyết định sự thành công của Công ty. Con người có chất lượng sẽ làm ra được những sản phẩm có chất lượng. Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty cơ khí Hà Nội, thì việc đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng là một yêu cầu cần thiết quan trọng.
* Số lượng lao động:
Hiện nay số lượng cán bộ công nhân viên trong toàn bộ Công ty là 1010 người và được phân theo nhóm ngành như sau:
* Chất lượng lao động:
Do đặc thù lao động sản xuất các mặt hàng cơ khí nên ngoài năng lực, trình độ lao động còn cần đến sức khoẻ con người. Cơ cấu nhân lực của Công ty cũng mang nét riêng của ngành. Hầu hết người lao động là nam giới, với 772 nam chiếm 76,44% trong tổng số lao động. Lao động nữ chỉ có 238 người.
Bảng 3: Bảng thống kê lao động trình độ đào tạo và cấp bậc kỹ thuật
Trình độ đào tạo và cấp bậc kỹ thuật
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
Tiến sĩ phó tiến sĩ
1
0,1
Thạc sĩ
1
0,1
Đại học
160
15,84
Cao đẳng
10
0,99
Trung học chuyên nghiệp
76
7,52
Công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên
374
27,03
Công nhân kỹ thuật bậc 4 trở xuống
219
21,68
Lao động phổ thông
134
13,27
Chờ giải quyết chế độ
35
3,47
Tổng
1010
100
Qua 2 bảng thống kê cho thấy trình độ tay nghề của công nhân trong Công ty khá cao: Công nhân kỹ thuật bậc 5 trở lên chiếm 37,03% trong tổng số lao động.
Bảng số liệu trên cũng cho thấy, số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học của Công ty là 162 người chiếm 16,04% trong tổng số cán bộ công nhân viên. Đối với một Công ty lớn như Công ty cơ khí Hà Nội thì tỷ lệ này là còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần có chính sách thu hút và tuyển dụng lao động có trình độ cao, trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý để phát huy, khai thác triệt để tiềm năng chất xám của lực lượng lao động hiện có, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2. Nhân tố về nguyên vật liệu.
* Chủng loại vật tư:
Đặc điểm của Công ty là sản xuất các mặt hàng cơ khí do đó các nguyên vật liệu chính là các loại thép phục vụ cho sản xuất, thép cán, các loại quặng, gang, sắt, đồng…
* Nguồn cung cấp:
- Các loại vật liệu chính cho sản xuất được nhập chủ yếu từ nước ngoài, tổng kim ngạch nhập khẩu hằng năm khoảng 2 triệu USD.
+ Singapo nhập phôi, thép, thiết bị…
+ Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc nhập thép chế tạo…
+ Thái Lan, Trung Quốc nhập thiết bị…
- Một số nguồn cung cấp vật tư trong nước gồm:
+ Công ty Kim khí Hải Phòng cung cấp sắt thép.
+ Công ty Đông á, Công ty Sơn Hải Phòng cung cấp kim loại mầu.
+ Công ty gang thép Thái Nguyên cung Fero, gang, sắt…
Số lượng vật tư, nguyên vật liệu của Công ty sử dụng là rất lớn, ta có thể thống kê ra đây một số loại vật tư chính mà Công ty sử dụng:
Bảng 1: Các loại vật tư chính sử dụng trong năm
STT
Các loại vật tư
Số lượng (tấn)
Đơn giá (đ/kg)
1
Kim loại đen
12000
3600 - 7200
2
Kim loại màu
15
24000 - 39000
3
Gang - Sắt phế
500
400 - 1200
4
Fero
15
6000 - 14000
5
Đất đèn
20
35000
6
Than điện
15
16000
7
Đất
120
300
8
Gạch
50
2000
9
Than đá
800
2000
10
Phôi cán
5000
5000
2.3. Nhân tố về vốn.
Công ty cơ khí Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn của Công ty được hình thành từ 2 nguồn chủ yếu:
+ Nguồn do ngân sách nhà nước
+ Nguồn vốn tự bổ sung
Nguồn vốn ngân sách chiếm tới hơn 70% tổng số vốn của Công ty. Nguồn vốn do ngân sách cấp hàng năm hạn chế vì vậy Công ty thường xuyên gặp khó khăn về vốn. Công ty đã tìm mọi biện pháp như: Vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, Công ty còn huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong Công ty để đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty không cao. Tình trạng thiếu vốn phải vay vốn của ngân hàng khiến cho khoản lãi tiền vay lớn. Bên cạnh đó, lượng vốn ứ đọng do lượng vật tư tồn kho lâu năm nhiều, chưa được thanh lý để thu hồi vốn và đưa vào sử dụng. Tiến độ dải ngân hàng năm của Công ty còn chưa phù hợp nên cũng gây ảnh hưởng đến kết quả chung cũng như việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.4. Nhân tố về cơ sở vật chất.
Trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp có nhiều điều kiện phát triển. Máy móc thiết bị thuộc tài sản cố định của Công ty, khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh máy móc thiết bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dịch vào sản xuất kinh doanh.
Hiện nay sau nhiều lần mở rộng quy mô sản xuất, Công ty cơ khí Hà Nội đang nằm trên địa bàn có diện tích là 127967m2 bao gồm rất nhiều nhà xưởng máy móc thiết bị và các loại văn phòng.
Nhà xưởng rộng máy móc đa dạng về quy mô và chủng loại với số lượng máy công cụ lên tới 642 máy. Tuy nhiên có một thực tế hầu như toàn bộ nhà xưởng đã được xây dựng lâu ngày, máy móc thiết bị nhà xưởng đã xuống cấp, cũ kỹ, chẳng hạn toàn bộ các thiết bị trong phân xưởng rèn đều đã tồn tại từ ngày nhà máy mới thành lập, đến nay sau hơn 45 năm chúng vẫn được bảo dưỡng và sử dụng. Vì vậy, chất lượng sản phẩm sản xuất ra là không cao, chưa từng với tiêu chuẩn đã được thiết kế làm giảm sự cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Thời gian sử dụng máy móc kéo dài, triền miên, với công suất hoạt động tương đối cao, nên thời gian khấu hao của thiết bị máy móc sử dụng hầu như đã hết. Nhận thức được điều này Công ty cơ khí Hà Nội đã và đang thực hiện một dự án nâng cấp trang thiết bị sản xuất, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.
Tình hình máy móc thiết bị của Công ty cơ khí Hà Nội đã được thể hiện qua bảng báo cáo tình hình sau:
Tên máy móc
Số lượng
Công suất (CS)
Giá tiền thiết bị USD/máy
CS sản xuất TT so với CSKH
Chi phí bảo dưỡng 1 năm USD
Thời gian sản xuất sản phẩm (giờ)
Thời gian sản xuất
Năm chế
tạo
Máy tiện các loại
147
7000
65
85
450
Máy phay các loại
92
7000
60
80
70
1400
1956
Máy bào các loại
24
4000
55
80
450
1000
1956
Máy khoan các loại
64
2000
60
80
410
1100
1956
Máy doa các loại
15
5500
60
80
200
1200
1956
May chuối ép
8
5000
60
70
150
1400
1956
Máy búa các loại
5
4500
60
85
500
700
1956
Máy cắt cột
11
4000
60
80
450
900
1956
Máy lốc tôn
3
15000
40
70
400
800
1956
Máy hàn điện
26
800
55
85
1500
1400
1956
Máy hàn hơi
9
400
55
85
80
1400
1956
Máy nén khí
14
6000
60
65
140
1200
1956
Cần trục các loại
65
8000
55
70
800
1000
1956
Lò luyện thép
4
110000
55
70
110000
4000
1956
Lò luyện gang
2
50000
65
70
300
800
1956
Tổng cộng
642
2.5. Nhân tố về công nghệ, tin học.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính (máy công cụ) của Công ty là một quy trình khép kín được thực hiện như sau:
1. Tiếp nhận bản vẽ thiết kế: Tài liệu nội bộ hoặc khách hàng cấp.
2. Lập công nghệ tạo phối: Phương pháp tạo phôi thường được quy định trên bản vẽ chi tiết.
- Công nghệ tạo phôi đúc: áp dụng cho các chi tiết có hình dáng phức tạp hoặc kích thước lớn.
- Công nghệ tạo phôi rèn: áp dụng cho các chi tiết có hình dáng phức tạp hoặc kích thước lớn.
- Công nghệ tạo phôi gò hàn: áp dụng cho các chi tiết cho phép tạo ra bởi vật liệu tấm hoặc hình.
- Công nghệ tạo phôi cắt thép: áp dụng chế tạo các trục được cắt từ thép cây.
3. Lập công nghệ gia công cơ khí: Là quy trình dài gồm nhiều bước được thực hiện trên nhiều thiết bị khác nhau, đôi khi đan xen nhiều quy trình khác, do vậy nó được lập theo quy trình hợp lý.
4. Lập công nghệ nhiệt luyện: Được áp dụng cho những chi tiết cần tăng cường bề mặt làm việc.
5. Lập hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp sản phẩm cho các sản phẩm có nhiều chi tiết, bộ phận hợp thành.
Để hiểu rõ quy trình công nghệ của Công ty, ta xem xét sơ đồ 3 quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ sau:
Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất máy công cụ của Công ty cơ khí Hà Nội
Làm khuôn
Làm ruột
Nấu thép
Rót thép
Làm sạch
Cưa
gỗ
Bản vẽ
Mẫu gỗ
ủ
Gia công
chi tiết
Nhập kho bán thành phẩm
Lắp ráp
Nhập kho
thành phẩm
- Sản phẩm của Công ty muốn hình thành thì phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp khác nhau trong một dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu tạo phôi đến khâu lắp ráp thành phẩm cuối cùng. Các khâu trong quá trình công nghệ tuy được tiến hành độc lập nhưng vẫn thống nhất và có quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động lẫn nhau, ảnh hưởng đến tiến độ chất lượng của nhau. Nếu có trục trặc ở bất kỳ khâu nào trong quy trình sản xuất thì sản phẩm sẽ không hoàn thành được, làm giảm tiến độ sản xuất, tăng các chi phí ảnh hưởng đến việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
III. phân tích kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty
Bảng tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (trong 3 năm gần đây)
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
% So sánh
1
1
2
3
4
5=3/2
6=4/3
2
Giá trị TSL (theo giá hiện hành)
88.399
99.648
107.506
122
108
3
Doanh thu bán hàng
105.927
150.659
168.046
159
112
4
Doanh thu SXCN
71.044
100.659
77.506
109
77
5
Hàng xuất khẩu, XK tại chỗ
10.839
15.136
21.061
194
139
6
Kinh doanh thương mại
34.883
50000
88.012
252
176
7
Thu nhập bình quân (tr/đồng/người/tháng)
1.171
1.264
1.290
110
102
8
Các khoản trích, nộp ngân sách
1.400
2.000
8.600
143
430
9
Giá trị hợp đồng ký trong năm
105.839
72.684
51.784
69
71
10
Gối đầu cho năm sau
50.377
41.076
11
Lãi (lỗ) - số dự kiến
300
450
500
150
111
Sở dĩ có được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như trên là do Công ty đã có được cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Công tác quản lý sản xuất đã có nhiều tiến bộ, việc ứng dụng khoa học công nghệ mới và hiện đại hoá máy móc đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tất cả những điều kiện trên đã tạo đà cho quá trình hiện đại hoá và nâng cấp chất lượng sản phẩm của Công ty.
Giá trị tổng sản lượng năm 2004 đạt 107.056 tr.đ tăng 7.858 tr.đ so với năm 2003, doanh thu bán hàng đạt 168.046 tr.đ tăng 17.387 tr.đ so với năm 2003. Để đạt được mức tăng trưởng này, trong năm 2004 Công ty đã tích cực tham gia vào thị trường thiết bị đồng bộ như: thiết bị thuỷ điện, thiết bị xi măng, thiết bị cán thép và máy công cụ công nghệ cao.
Bảng tổng hợp trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu thực hiện đều vượt mức kế hoạch đề ra và tăng mạnh trong năm 2003, đặc biệt là doanh thu bán hàng, vượt 12% so với kế hoạch và tăng 59% so với năm 2003, doanh thu thương mại, vượt 76% so với kế hoạch và tăng 152% so với năm 2003. Đây là thành tích rất lớn trong năm 2004, khi công ty bắt đầu thực hiện các sản phẩm trọng điểm trong khi giá nguyên vật liệu tăng mạnh, giá thành sản xuất lên cao.
IV. Định hướng chọn đề tài.
1. Những đánh giá chung về những hoạt động quản lý chủ yếu của Công ty.
* Công tác sản xuất kinh doanh:
Ưu điểm:
- Công ty đã đẩy mạnh hoạt động Market, tìm kiếm hợp đồng chú trọng các dự án đầu tư lớn và mở rộng hướng sản xuất các sản phẩm mới. Trong năm 2003 Công ty đã ký được 644 hợp đồng với tổng giá trị là 50.72 tỷ đồng bằng 142% so vơí năm 2004 (trong đó hợp đồng gối đầu trong năm 2005 là 21 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước tăng 5.8 lần).
- Duy trì chế tạo phụ tùng thiết bị phục vụ ngành mía đường, ngành cán thép và mở rộng phục vụ nhu cầu của nhiều ngành với nhiều sản phẩm đa dạng, phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật cao.
- Máy công cụ, sản phẩm truyền thống của Công ty cũng được nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, thăm dò thị trường, đưa ra sản phẩm hàng hoá với chất lượng ổn định.
- Tận dụng công suất thiết kế, đa dạng hoá sản phẩm, năng động trong kinh doanh.
Nhược điểm:
- Công tác tiếp thị là việc làm còn yếu, đội ngũ cán bộ công nhân viên của văn phòng thương mại có nhiệt tình, có trách nhiệm, nhưng làm việc chưa khoa học, chưa sử dụng triệt để những phương tiện hiện đại như ứng dụng công nghệ tin học, internet vào việc tìm kiếm, thăm dò thị trường cũng như việc giới thiệu năng lực sản xuất của Công ty với khách hàng.
- Công ty chưa thiết lập được mạng lưới thiết bị và tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi cả nước.
* Công tác kỹ thuật và ứng dụng khoa học vào sản xuất
- Công tác kỹ thuật của Công ty có bước tiến bộ vượt bậc, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất các sản phảm mới. Thiết bị tạo lần đầu thành công được khách hàng đánh giá cao về chất lượng như: Bơm HTB 8000, máy dập xé tơi mía, lô cán bánh kẹo.
- Hình thành các đề án cấp bộ về thiết bị, chế tạo và thử nghiệm.
- Nghiên cứu, triển khai hướng gia công công nghệ cao, ứng dụng kỹ thuật CAD, CAM.
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng máy điện tử, các hệ thống điều khiển tự động quy trình cho các thiết bị, dây chuyền thiết bị…
- Lực lượng cán bộ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công việc còn mỏng, một số cán bộ mới tuyển dụng cần được bồi dưỡng thêm.
- Công tác nghiệm thu thiết kế còn thiếu trình độ kiểm tra đã gây ra một số sai hỏng ngay từ khâu thiết kế dẫn đến hàng hỏng, khách hàng không chấp nhận phải sửa chữa nhiều lần làm tăng chi phí không chất lượng.
* Công tác điều hành sản xuất.
Ưu điểm:
- Công tác thiết kế công nghệ được quan tâm thông qua việc tổ chức các nhóm làm việc cơ động với mức khoán lương động viên. Một số hoạt động được khoán gọn cho xưởng hoặc khoán lập công nghệ khiến cho chất lượng sản phẩm vừa thực tế lại vừa rút ngắn thời gian do có sự quan tâm của các thành viên.
- Công tác chuẩn bị vật tư được lãnh đạo Công ty yêu cầu kiểm tra hàng ngày nhằm phục vụ tốt cho tiến độ chung.
- Thành lập đội công nhân cơ động gồm những công nhân giỏi, có tay nghề cao làm việc ở một số khâu trọng yếu của sản xuất.
Như vậy, với các điều hành năng động cùng với sự phối hợp thực hiện của nhiều bộ phận, Công ty đã kích thích sự sáng tạo, tạo ra các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, khẳng định uy tín của Công ty với các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhược điểm:
- Công tác điều hành sản xuất trong thực hiện hợp đồng còn thiếu đồng bộ ở một số khâu. Sự phối hợp giữa các đơn vị còn chưa chặt chẽ.
- Một số sản phảm hỏng hàng loạt trong những khâu gia công đơn giản chứng tỏ công tác kiểm tra và hệ thống giám sát chất lượng đã chưa được coi trọng ở khâu này, nó cũng cho thấy ý thức trách nhiệm của công nhân đối với sản phẩm còn chưa cao. Hệ thống quản lý chất lượng quá lệ thuộc vào các giám sát viên KCS.
- Công tác xác định định mức vật tư chưa được quan tâm toàn diện, một số định mức vật tư được áp dụng đã lâu, đã lạc hậu nhưng chưa được kiểm tra, rà soát để điều chỉnh.
- Sản xuất trong điều kiện vốn hạn hẹp nhưng công tác quản lý nguyên vật liệu chưa có những chi tiêu tiết kiệm nguyên vật liệu cụ thể để có căn cứ kiểm tra, giám sát thực hiện, tổng kết và nhân rộng thành phòng trào, tổng số tiết kiệm hàng năm chưa được xác định chính xác để làm căn cứ trích thưởng phạt.
- Năm 2004, Công ty đã chấm dứt được mức độ suy giảm nhưng các chỉ tiêu thực hiện còn thấp hơn so với kế hoạch đề ra.
4.2. Những nguyên nhân tồn tại:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác quản lý chất lượng của Công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Để có thể khắc phục một cách triệt để Công ty cần làm rõ các nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp gây ra các tồn tại. Trên cơ sở đó, điều tra các biện pháp khắc phục và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực từ nguyên nhân đó. Sau khi nghiên cứu, phân tích, sàng lọc cho thấy các nguyên nhân sau đây:
* Nguyên nhân khách quan:
Một là: Nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư sử dụng cơ bản còn thiếu, đây cũng là khó khăn chung của ngành cơ khí vì đặc điểm của ngành là chu trình sản xuất kéo dài, việc quay vòng vốn chậm, vốn ngân sách còn thiếu và chậm. Với khó khăn chung này, Công ty rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và phải có sự nỗ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35666.DOC