Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập thành 4 năm 1995 theo quyết định số: 123 NL/ TCCB_LĐ ngày 1.4.1995 của Bộ trưởng Bộ năng lượng. Công ty là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của mình. Công ty có các doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội về chuyên ngành kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Công ty Điện lực Hà Nội được tổ chức và hoạt động theo "điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội" ban hành kèm theo quyết định số 181 Đviệt nam/ HĐQL ngày 24.3.1995 của Hội đồng quản lý Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Phạm vi hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nội là là toàn bộ địa bàn thành phố Hà Nội. Công ty được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao vốn và tài sản của Nhà nước, được huy động các nguồn vốn khác trong quá trình hoạt động của mình. Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo luật định và theo sự phân cấp của Tổng công ty. Không ngừng cải tiến, phát triển, đổi mới thiết bị công nghệ, thực hiện giảm giá thành sản phẩm, giảm tổn thất điện năng.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu của doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại Ngân hàng, hoạt động theo đúng pháp luật, có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh và các hoạt động tài chính (theo sự phân cấp của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam). các doanh nghiệp trực thuộc gồm: các Điện lực quận, huyện, Xí nghiệp xây lắp điện và một số trung tâm phụ trợ khác.
Tiền thân của Công ty Điện lực Hà Nội là Nhà máy đèn Bờ Hồ do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1892 và được khánh thành vào năm 1903 đề cấp điện ánh sáng sinh hoạt trong khu vực nội thành Hà Nội lúc bấy giờ. Nhà máy có công suất đặt ban đầu là 800 KW.
Năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định phát triển ngành điện. Ngày 15.8.1954 hội đồng chính phủ quyết định thành lập ngành Điện Việt Nam với tên gọi ban đầu là Điện lực Việt Nam (Thuộc Bộ Công nghiệp). Nhà máy đèn Bờ Hồ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục Điện lực và chịu trách nhiệm vận hành an toàn lươí điện để cung cấp điện cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô. Năm 1954, Điện thương phẩm cung cấp cho Hà Nội là 17,2 triệu KWh
Từ năm 1955 đến năm 1981, nhiều nhà máy điện mới được xây dựng trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nhà máy đèn Bờ hồ được đổi thành Sở quản lý phân phối điện khu vực 1 và hệ thống điện được mở rôngj thêm cho nhiều khu vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nam Định, Việt Trì, Bắc Thái.
Từ năm 1981 đến năm 1984 cùng với việc thay đổi mô hình tổ chức trong ngành năng lượng, sở quản lý phân phối điện Khu vực 1 được tách ra thành Sở truyền tải điện, Nhà máy phát điện Điezel, Xí nghiệp đèn đường và Sở Điện lực Hà Nội. Sở Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực Khu vực 1 và nhiệm vụ chính của Sở Điện lực Hà Nội trong thời gian này là quản lý vận hành lưới điện có cấp điện áp từ 35 KV trở xuống. hình thành phân phố điện năng cho khách hàng và làm chủ đầu tư cho các công trình cải taok và phát triển lưới điện thuộc khu vực Thủ đô Hà Nội.
Theo chủ trương của Nhà nước về việc thay đổi mô hình quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, để tập trung các nguồn lực tạo ra các tập đoàn mạnh tạo khả năng cạnh tranh. Ngày 1.1.1995 Tổng công ty Điện lực Việt Nam chính thức thành lập. Để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ phù hợp với mô hình quản lý mới của ngành: các Công ty, Xí nghiệp trong toàn ngành Điện lực Việt Nam cũng được xắp xếp và tổ chức lại. Ngày 1.4.1995 Sở Điện lực Hà Nội tách khỏi Công ty Điện lực 1 và được nâng cấp thành Công ty Điện lực Hà Nội và là một trong năm thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có nhiệm vụ phân phối và kinh doanh điện năng trên toàn quốc.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty điện lực thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I Giới thiệu khái quát về Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
Quá trình hình thành, phát triển của Công ty Điện lực Hà Nội.
Công ty Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập thành 4 năm 1995 theo quyết định số: 123 NL/ TCCB_LĐ ngày 1.4.1995 của Bộ trưởng Bộ năng lượng. Công ty là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty, có quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của mình. Công ty có các doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội về chuyên ngành kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Công ty Điện lực Hà Nội được tổ chức và hoạt động theo "điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội" ban hành kèm theo quyết định số 181 Đviệt nam/ HĐQL ngày 24.3.1995 của Hội đồng quản lý Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Phạm vi hoạt động của Công ty Điện lực Hà Nội là là toàn bộ địa bàn thành phố Hà Nội. Công ty được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao vốn và tài sản của Nhà nước, được huy động các nguồn vốn khác trong quá trình hoạt động của mình. Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn được giao và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo luật định và theo sự phân cấp của Tổng công ty. Không ngừng cải tiến, phát triển, đổi mới thiết bị công nghệ, thực hiện giảm giá thành sản phẩm, giảm tổn thất điện năng.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu của doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại Ngân hàng, hoạt động theo đúng pháp luật, có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh và các hoạt động tài chính (theo sự phân cấp của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam). các doanh nghiệp trực thuộc gồm: các Điện lực quận, huyện, Xí nghiệp xây lắp điện và một số trung tâm phụ trợ khác.
Tiền thân của Công ty Điện lực Hà Nội là Nhà máy đèn Bờ Hồ do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1892 và được khánh thành vào năm 1903 đề cấp điện ánh sáng sinh hoạt trong khu vực nội thành Hà Nội lúc bấy giờ. Nhà máy có công suất đặt ban đầu là 800 KW.
Năm 1954, khi miền Bắc được giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định phát triển ngành điện. Ngày 15.8.1954 hội đồng chính phủ quyết định thành lập ngành Điện Việt Nam với tên gọi ban đầu là Điện lực Việt Nam (Thuộc Bộ Công nghiệp). Nhà máy đèn Bờ Hồ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục Điện lực và chịu trách nhiệm vận hành an toàn lươí điện để cung cấp điện cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô. Năm 1954, Điện thương phẩm cung cấp cho Hà Nội là 17,2 triệu KWh
Từ năm 1955 đến năm 1981, nhiều nhà máy điện mới được xây dựng trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nhà máy đèn Bờ hồ được đổi thành Sở quản lý phân phối điện khu vực 1 và hệ thống điện được mở rôngj thêm cho nhiều khu vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nam Định, Việt Trì, Bắc Thái...
Từ năm 1981 đến năm 1984 cùng với việc thay đổi mô hình tổ chức trong ngành năng lượng, sở quản lý phân phối điện Khu vực 1 được tách ra thành Sở truyền tải điện, Nhà máy phát điện Điezel, Xí nghiệp đèn đường và Sở Điện lực Hà Nội. Sở Điện lực Hà Nội là một doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc vào Công ty Điện lực Khu vực 1 và nhiệm vụ chính của Sở Điện lực Hà Nội trong thời gian này là quản lý vận hành lưới điện có cấp điện áp từ 35 KV trở xuống. hình thành phân phố điện năng cho khách hàng và làm chủ đầu tư cho các công trình cải taok và phát triển lưới điện thuộc khu vực Thủ đô Hà Nội.
Theo chủ trương của Nhà nước về việc thay đổi mô hình quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, để tập trung các nguồn lực tạo ra các tập đoàn mạnh tạo khả năng cạnh tranh. Ngày 1.1.1995 Tổng công ty Điện lực Việt Nam chính thức thành lập. Để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ phù hợp với mô hình quản lý mới của ngành: các Công ty, Xí nghiệp trong toàn ngành Điện lực Việt Nam cũng được xắp xếp và tổ chức lại. Ngày 1.4.1995 Sở Điện lực Hà Nội tách khỏi Công ty Điện lực 1 và được nâng cấp thành Công ty Điện lực Hà Nội và là một trong năm thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có nhiệm vụ phân phối và kinh doanh điện năng trên toàn quốc.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Hà Nội trải qua 2 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1990 - 1994:
Sở Điện lực thành phố Hà Nội thuộc Công ty Điện lực I (phạm vi toàn miền Bắc) hoạt động theo mô hình hạch toán phục thuộc, mang nặng tính bao cấp. Mọi kế hoạch đều do cấp trên đưa xuống, các chỉ tiêu về kết quả cũng như hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh luôn dao động không ổn định, lúc tăng lúc giảm. Bộ máy hoạt động trì trệ, không có tính trách nhiệm, quan liêu và do việc hạch toán lỗ lãi tập trung tại Công ty Điện lực I nên việc tính toán hiệu quả trong sản xuất thấp.
Giai đoạn 1995 - nay:
Công ty Điện lực Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình hạch toán kinh doanh độc lập, là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Công ty được chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế đạt được trong các hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
Kết quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hà Nội
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội trên địa bàn thủ đô, Công ty Điện lực Hà Nội cũng đã chuyển sang một giai đoạn mới ới hạch toán kinh doanh độc lập với tổng số vốn là 162.155.530.447 đồng. Trong đó:
Vốn cố định là 157.171.567.334 đồng.
Vốn lưu động là 4.983.963.143 đồng
Để có thể tiến hành kinh doanh điện năng, Công ty phải tiến hành một hệ thống lưới truyền tải phân phối, đem điện năng đến tận nơi người tiêu dùng. Do đặc điểm trên nên trong cơ cấu vốn, vốn cố định của Công ty chiếm tỉ trọng rất lớn. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu dưới các hệ thống lưới điện và trạm biến áp cao, trung thế và hạ thế. trong kinh doanh điện năng ngoài hoạt động kinh doanh điện năng Công ty còn tiến hành các công trình cải tạo lưới điện phân phối. Nguồn vốn tài trợ cho công tác này chủ ấy từ vốn lưu động. Năm 1995, Công ty không được cấp vốn xây dựng cơ bản. Tổng Công ty cho phép Công ty Điện lực Hà Nội giữ lại một phần tiền khấu hao tài sản cố định phục vụ công tác xây dựng cơ bản. Tất cả các nguyên nhân trên khiến cho tình hình tài chính của Công ty Điện lực Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước thực tế như vậy, để có đủ tài chính cho các công trình đại tu, xây dựng lưới, Công ty đã mạnh dạn điều hoà các nguồn vốn trong tay tận dụng tối đa nguồn vốn do khách hàng ứng trước để dự trữ vật tư, đủ cung cấp cho nhu cầu xây dựng , hoàn thiện lưới. phương thức kinh doanh của Công ty là thông qua hợp đồng mua bán điện do hai bên thoả thuận. Lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng của khách hàng được tính bằng chỉ số đồng hồ đếm điện năng. Từ đầu năm 1994 trở lại đây tất cả các khách hàng mua điện của Công ty Điện lực Hà Nội đều được lắp công tơ đo đếm và ký hợp đồng mua bán điện, cho dù đó là khách hàng mua điện lâu dài hay tạm thời. Việc lắp công tơ và ký hợp đồng với toàn bộ khách hàng đã chấm dứt hẳn tình trạng dung điện khoán không qua đồng hồ đo đếm, nhờ đó tỷ lệ tổn thất điện năng của toàn Công ty đã giảm xuống. Công tác quản lý điện năng thương phẩm được chính xác chặt chẽ hơn, phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của toàn Công ty cũng như các đơn vị trực thuộc.
Trong các năm 1999 và năm 2000 hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội đã đạt được một số kết quả như sau:
Điện thương phẩm mà Công ty phân phối trong năm 1999 là 2.044.840.033 KWh và năm 2000 là 2.271.182.404 KWh. Như vậy, so với năm 1999 điện năng thương phẩm năm 2000 của toàn Công ty đã tăng 1,11 lần hay 11% và tỷ lệ tổn thất điện năng có chiều hướng giảm. Qua con số trên có thể thấy nhu cầu sử dụng điện năng của Hà Nội có xu hướng tăng lên. Nếu xét về mặt tối đa hoá lợi nhuận thì đây là một điều có lợi cho hoạt động kinh doanh bán điện của Công ty Điện lực Hà Nội.
Điện năng là một hàng hoá đặc biệt, nó khác với các loại hàng hoá khác là khách hàng dùng trước và thanh toán tiền sau, dựa và lượng điện năng đo đếm được trên đồng hồ của khách hàng. Trong đó khách hàng gồm rất nhiều đối tượng tiêu dùng: phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, ánh sáng sinh hoạt... Do đó, việc thu đủ được điện năng thương phẩm của khách hàng là một việc hết sức quan trọng trong khâu kinh doanh của Công ty.
Một số chỉ tiêu về kết quả chủ yếu trong sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nội trong giai đoạn 1995 - 2000. (trang bên)
Năm 2000 là năm thứ sáu kể từ khi chuyển sang cơ chế hạch toán độc lập, Công ty Điện lực Hà Nội là một trong các doanh nghiệp Nhà nước hoàn thành các nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao và các hoạt động kinh doanh có lợi nhuận. chúng tôi đã cung ứng năng lượng điện cho Thủ đô với chất lượng đảm bảo, cung cấp ổn định an toàn cho các dịp lễ lớn, phcụ vụ chính trị và các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đân dụng của Hà Nội. Ngoài ra Công ty Điện lực Hà Nội còn tiến hành củng cố, cải tạo và đầu tư phát triển lưới điện với mục đích hiện đại hoá lưới điện, giám sát sự cố, tăng chất lượng cung cấp điện năng.
Các chỉ tiêu của Công ty Điện lực Hà Nội giai đoạn 1995 - 2000 thể hiện rất rõ tính hiệu quả khi chuyển cơ chế quản lý từ một đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm trong Công ty Điện lực I thành một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, là một thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Về cơ chế phân phối thu nhập tiền lương, tiền thưởng, Công ty Điện lực Hà Nội mua điện của Tổng chúng tôi Điện lực Việt Nam theo giá quy định của FVN. Hàng năm, Công ty xây dựng và trình duyệt Tổng Công ty, áp dụng chức danh viên chức, hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công việc, định mức lao động, đơn giá tiền lương cho những sản phẩm chính thuộc Công ty quản lý và quy định trả lương, tiền thưởng. Tiền thưởng, tiền lương trong giá thành điện năng do Công ty Điện lực thành phố Hà Nội thực hiện được duyệt là 37đ/1000đ doanh thu bán điện.
Trên cơ sở khối lượng công việc quy mô quản lý, sản lượng điện bán ra của các đơn vị, công ty duyệt tiền lương, tiền thưởng cho các đơn vị sản xuất trực thuộc.
Hiện tại, việc trả lương tại Công ty Điện lực Hà Nội được thực hiện trên cơ sở quỹ lương do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam duyệt.
Đối với bộ máy quản lý, các phòng ban và các đơn vị phụ trợ được hưởng lương thời gian theo hệ số do Nhà nước quy định theo thang bảng lượng nhân với mức lương tối thiểu là 300.000đ.
Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng hưởng mức lương theo hệ số áp dụng đối với doanh nghiệp loại I do Tổng Công ty quyết định ngoài ra các chức vụ khác của bộ máy quản lý được hưởng lương hệ số theo thang bảng lương chuyên môn nghiệp vụ cộng với hệ số trách nhiệm chức vụ ( đối với các trưởng phòng và đơn vị trực được cộng thêm hệ số 0,4 và đối với các cấp phó được cộng thêm hệ số 0,3).
Đối với các điện lực trên cơ sở quy mô khối lượng lưới điện quản lý số khách hàng, sản lượng điện Công ty duyệt tiền lương đối với từng điện lực. Tại các điện lực được trả lương cho các bộ phận phần lớn theo cách trả lương theo thời gian. Hiện tại, chỉ có lực lượng thu tiền điện là trả lương khoán theo doanh thu.
Trong mấy năm gần đây, do hiệu quả trong sản xuất kinh doanh tổn thất điện năng giảm, sản lượng tăng nên thu nhập của cán bộ công nhân viên đã tăng lên 1.600.000đ/người/tháng.
Từ giai đoạn 1995 tới nay, hiệu quả sản xuất kinh doanh được cải thiện rõ rệt cho thấy hiệu quả của việc dỡ bỏ cơ chế cũ, hiệu quả của chủ trương trao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp.
II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh.
Công ty Điện lực Hà Nội là một trong năm Công ty trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có chức năng kinh doanh điện năng, cung cấp trực tiếp năng lượng điện cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội. Điện năng là năng lượng chủ yếu của nền kinh tế quốc dân nên nó có tầm quan trọng đặc biệt, đòi hỏi chất lượng cao, duy trì liên tục và ổn định. Do vậy, Công ty Điện lực Hà Nội có những đặc điểm riêng tron g hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đặc điểm về điện năng sản phẩm kinh doanh chủ yếu:
Điện năng là hàng hoá kinh doanh chủ yếu của Công ty Điện lực Hà Nội và là một hàng hoá đặc biệt vô hình. Với tính chất không thể dự trữ cung ứng nghĩa là điện năng không có bán thành phẩm, không có phế phẩm, cân bằng giữa cung và cầu điện năng đòi hỏi sự duy trì liên tục và chất lượng cao. Theo quy định điện năng cung ứng cho các nhu cầu thông thường của sản xuất, dân sinh, xã hội... phải đáp ứng các chỉ tiêu sau :
Điện áp 220/380v với độ giao động không quá 5%
Tần số 50Hz
Điện năng phải được cung ứng liên tục an toàn: đây là chỉ tiêu rất quan trọng vì việc cung ứng điện năng không ổn định sẽ gây tổn thất rất lớn cho khách hàng sử dụng điện và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, uy tín của ngành điện. Ngoài ra vấn đề an toan trong sản xuất, truyền tải và cung ứng điện năng cũng rất quan trọng
Điện năng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, không phải chỉ ở các khu công nghiệp các thành phố, thị xã mà cả những vùng nông thôn cũng dùng điện. Điện năng giữ một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Điện năng có tính ưu việt, một trong những tính chất quan trọng và quý giá nhất của điện năng là có thể truyền đi xa một cách nhanh chóng mà tổn hao lại rất ít so với các dạng năng lượng khác. Truyền tải điện năng đi xa có một ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Nó giải quyết được những vấn đề sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ để biến thành năng lượng điện phục vụ cho các khu công nghiệp, các đô thị, các công trường, các trạm bơm, các cụm máy xay xát, các làng nghề truyền thống và cấc hộ nông dân... nằm rải rác các nơi, cách xa nó hàng trăm hay hàng nghìn km.
Ngày nay, ta không thể hình dung nổi nếu một lúc nào đó chúng ta không có điện để sử dụng. Điện năng ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với quá trình phát triển của các ngành sản xuất vật chất. Đối với nhiều ngành sản xuất như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ thì chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cung ứng điện hay giá bán điện cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ như: dệt, may, xi măng, luyện kim, thông tin liên lạc... Hơn nữa, chúng ta đều biết rằng trong đời sống sinh hoạt hiện nay, không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới, điện năng cũng là một loại năng lượng phổ biến nhất trong đời sống sinh hoạt. Ngay trong gia đình thì các thiết bị sử dụng năng lượng điện cũng chiếm tỉ trọng rất cao. Trên một khía cạnh nào đó, việc điện khí hoá toàn quốc là một thước đo để đánh giá trình độ kinh tế, trình độ văn minh mà quốc gia đạt được.
Đặc điểm về công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật
Đặc điểm nổi bật của dây truyền công nghệ sản xuất điện là: sản xuất và tiêu dùng điện xảy ra đồng thời theo một chu trình khép kín. Giữa các khâu trong một dây truyền có mối quan hệ, tác động qua lại ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Chỉ một khâu có trục trặc, vi phạm quy trình quản lý là ảnh hưởng đến các khâu khác, sẽ phá vỡ tính đồng bộ của dây truyền, không thực hiện được mục tiêu đặt ra. Việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng diễn ra trên một quy mô lớn, đòi hỏi một công nghệ phức tạp, kỹ thuật cao. Điện năng cung cấp cho Hà Nội được lấy từ lưới điện quốc gia. Lưới điện quốc gia là hệ thống điện thống nhất toàn quốc từ các nhà máy phát điện (chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện) điện năng được truyền tải đến các trung tâm tiêu thụ bằng các đường dây cao thế 110. 220, 500 KV. Tại các trung tâm tiêu thụ điện năng được các trạm biến thế trung gian giảm áp và được truyền vào lưới điện trung áp (6, 10, 20, 35 KV) sau đó được các trạm phân phối hạ áp xuống điện áp hạ thế (220, 380 V) được lưới phân phối hạ thế dẫn đến các hộ tiêu dùng. Sau đây là sơ đồ công nghệ sản xuất truyền dẫn, phân phối điện năng: (xem trang bên)
Lưới điện của Công ty Điện lực Hà Nội là một phần của hệ thống điện của hệ thống điện quốc gia. Công ty nhận điện năng từ hệ thống điện (mua điện của Tổng Công ty) và được lưới điện Hà Nội truyền dẫn, phân phối đến các hộ sử dụng điện. lưới diện Hà Nội là một hệ thống phức tạp có quy mô lớn, nó bao trùm trên toàn địa bàn thành phố, đến mọi ngóc ngách, đến từng phụ tải, từng hộ dân. Lưới điện Hà Nội sử dụng rất nhiều vật tư hiện đại đắt tiền với số lượng lớn. Sau đây là quy mô lưới điện do Công ty Điện lực Hà Nội quản lý:
Số liệu quy mô lưới điện Hà Nội
Lưới điện cao thế:
- Đường dây 110 KV 282,52 km
- Trạm biến áp 110 KV 11 trạm
- Máy biến áp 110 KV 25 cái, 662,5 MVA
Lưới điện trung thế:
- Đường dây 35 KV 452,95 km
- Cáp ngầm 35 KV 3,988 km
- Đường dây 22 KV 8,892 km
- Cáp ngầm 22 KV 47,071 km
- Đường dây 10 KV 299,56 km
- Đường dây 6 KV 841,3 km
- Cáp ngầm 6 KV 341,7 km
Lưới điện phân phối:
- Trạm biến áp phân phối 3750 trạm
- Máy biến áp phân phối 4061 cái, 15253 KVA
trong đó:
+ Tài sản Công ty Điện lực Hà Nội quản lý: 1.298 TBA/1.374 MBA 519.630 KVA
+ Tài sản của khách hàng: 2452 TBA/2.687 MBA 4.005.764 KVA
Nhiệm vụ và chức năng chính của Công ty Điện lực Hà Nội là phân phối và kinh doanh điện nên cơ sở vật chất, máy móc thiết bị vật tư, kỹ thuật rất đảm bảo mà các vật tư thiết bị lại chủ yếu là nhập ngoại nên Công ty cần sự hỗ trợ nhiều từ phía Nhà nước: Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:
trạm biến áp: là đầu mối của các đường dây, từ đường dây được nối với nguồn phát và cũng từ đây được nối với các hộ tiêu thụ điện. Vì vậy, nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong chi phí xây dựng đường dây và hệ thống. Khi xây dựng các trạm biến áp phải đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao. Lựa chọn địa điểm (cố gắng đưa sâu vào khu vực phụ tải để giảm ngắn đoạn đường dây hạ áp từ đó giảm tổn thất điện năng), xác định công suất chính xác để xác định số lượng máy biến áp đặt trong đoạn, quy mô và chọn trang thiết bị.
Thiết bị cách điện gồm xà ngang cách điện, cột điện, sứ cách điện... đóng vai trò quan trọng trong việc cách điện giữa các pha và cách điện giữa pha với đất.
Công tơ điện: Công tơ điện 1 pha, 3 pha... dùng để đo chỉ số tiêu thụ điện trong thời gian nhất định (một tháng) chỉ số tiêu thụ điện được tính bằng KWh. Do các công tơ điện được đặt tại các hộ tiêu thụ điện nên trước khi đưa công tơ vào vận hành phải đảm bảo độ chính xác tối đa, giảm tối thiểu tổn thất điện. Công tơ là căn cứ để Công ty tính tiền và khách hàng thanh toán. Lượng điện các hộ sử dụng được tính bằng hiệu số giữa chỉ số đầu và chỉ số cuối của công tơ vào một ngày nhất định hàng tháng.
Công tơ đặt ở đầu nguồn có nhiệm vụ tính lượng điện qua đó hàng tháng kết hợp với các công tơ điện đặt tại nơi tiêu thụ để từ đó xác định tỷ lệ tổn thất điện năng của từng khu vực.
Các băng thử kiểm định công tơ dùng để xem xét những sai lệch của các loại công tơ đo điện, hiệu chỉnh lại cho chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của công tơ điện.
Dây dẫn điện bao gồm dây cáp (1lõi hay 3 lõi) trần hoạ các dây có vỏ bọc cách điện. Nhờ có dây dẫn mà dòng điện đưa truyền từ các nhà máy đến các hộ tiêu thụ điện ở mọi nơi.
Tất cả những cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị trên nhằm đảm bảo cung cấp điện đúng chất lượng, số lượng điện cho các hộ dùng điện. Vì nếu ngừng cung cấp sẽ là cho sản xuất ngưng lại gây bất ổn cho đời sống sinh hoạt của nhân dân và thiệt hại cho nền kinh tế. Trong khi đó, từ năm 1994 trở lại đây, khi tiến hành hạch toán độc lập Công ty Điện lực Hà Nội đã được đầu tư khá lớn để duy trì và phát triển hệ thống cung cấp điện phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu xã hội.
Tuy nhiên việc đầu tư vẫn chưa được đồng bộ như việc đầu tư lớn vào các thiết bị cung cấp điện (máy phát điện, máy biến áp, trạm biến áp) các thiết bị cách điện, đồ dùng bảo hộ cho cán bộ công nhân viên trong lao động, công tơ điện có được lượng đầu tư lớn do một phần Công ty bỏ vốn ra và một phần người tiêu dùng đóng góp đã giúp cho Công ty giảm thiểu số thiệt hại do tổn thất điện năng gây nên và số các vụ tai nạn do lao động của Công ty hay những sự cố do của người dân bị giật điện cũng đã có xu hướng giảm (không kể các tai nạn do việc người dân cố ý dùng nguồn điện để bẫy trộm tài sản của họ. Cùng đầu tư hợp tác với một số doanh nghiệp khác trong việc cải tạo và nâng cấp, đổi mới các trang thiết bị chiếu sáng công cộng, Công ty đã góp phần đưa nguồn sáng tới hầu hết các khu vực công cộng trong nội thành. Điều đó cũng góp phần tạo vẻ đẹp và văn minh đô thị của Thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh việc đầu tư các hệ thống mạng lưới điện trong những năm trước vẫn chưa ở mức độ thoả đáng (chỉ có hệ thống đường dây dẫn từ các trạm phân phối tới các hộ tiêu dùng là tương đối mới và đáp ứng đựng yêu cầu tiếp nhận điện, đó là do người tiêu dùng bỏ vốn. trong khi đó. Công nghệ và thiết bị đang sử dụng chủ yếu từ các nước xã hội chủ nghĩa mà chủ yếu là của Liên Xô cũ, thậm chí trên lưới điện: đường đâu dẫn, hệ thốg cáp ngầm hiện vẫn còn sử dụng các thiết bị từ thời Pháp thuộc.) khiến cho mạng lưới hoạt động của Công ty thường xuyên mất ổn định lưới điện của Công ty hiện đang bị quá tải do nhiều năm không được đầu tư cải tạo phát triển.
Trong các năm 1999 - 2000 đã có sự đầu tư đáng kể cho hệ thống mạng lưới diện nhưng đó mới chỉ là cải tạo những đường dây quá cũ nhằm duy trì việc cung cấp điện sinh hoạt cho người dân, nó vẫn chưa hoàt toàn đáp ứng được nhiệm vụ phát triển hiện đại hoá mạng lưới. Trong giai đoạn mới yêu cầu cấp thiết là phải đầu tư cải tạo, phát triển và hiện đại hoá lưới điện đồng bộ với các thiết bị cung cấp điện nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng và nâng cao chất lượng cung ứng điện năng. Ngoài ra, lưới điện ngày càng phải phát triển để cung cấp tới mọi nơi, đảm bảo cho mọi người dân được sử dụng điện nhằm đáp ứng tôt nhất yêu cầu việc kinh doanh cũng như phục vụ tốt các yêu cầu xã hội. Xứng đáng là một trong những doanh nghiệp lá cờ đầu của Thủ đô.
Đặc điểm về lao động
Là một doanh nghiệp có doanh thu lớn, địa bàn hoạt động rộng, bao trùm khắp thành phố Hà Nội. Công ty Điện lực Hà Nội có một lực lượng lao động đông đảo với tổng số là 3078 cán bộ (có 939 nữ), công nhân viên. Trong đó:
3 người có trình độ thạc sĩ và Tiến sĩ
505 người có trình độ cử nhân và kỹ sư.
274 người có trình độ trung cấp
670 người là công nhân bậc cao (6, 7/7)
Mặc dù sản lượng doanh thu cũng như quy mô quản lý vận hành lưới điện hàng năm đều tăng nhưng số lượng lao động của Công ty biến động không nhiều. Hàng năm số lượng kỹ sư và công nhân bậc cao tăng. Đó là kết quả của công tác đào tạo hàng năm của Công ty.
Ngành điện là ngành đòi hỏi kỹ thuật cao được quy định chặt chẽ cho quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng bằng các quy trình, quy phạm khắt khe. Điện là hàng hoá rất nguy hiểm nên cần phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định kỹ thuật. Trong khi đó, đội ngũ công nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nên hàng năm Công ty phải kiểm tra sát hạch an toàn điện.
Qua đó có thể thấy rằng Công ty Điện lực Hà Nội hiện nay có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kinh tế tương đối lớn, đội ngũ kỹ sư, trung cấp và công nhân lành nghề bậc cao đang từng bước thích ứng với cơ chế quản lý mới.
Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Về tổ chức bộ máy của ngành điện trong những năm qua không ổn định luôn có sự thay đổi từ những cấp vĩ mô đến vi mô đã tác động đến hoạt động đến sản xuất kinh doanh điện. Trong thời gian không dài tổ chức của bộ máy quản lý chuyên ngành luôn từ Bộ Công nghiệp đến công nghiệp nặng rồi Bộ điện than lại đổi thành Bộ điện lực, sau đó thành bộ năng lượng. Tiếp theo, ngành điện lại nằm trong Bộ Công nghiệp, một bộ máy có quá nhiều ngành to lớn, công kềnh làm cho việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động điện của Công ty có nhiều khó khăn và hạn chế.
Vừa qua đã hình thành hàng loạt các Tổng Công ty nhằm xây dựng một tập đoàn kinh tế mạnh, trong đó có Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Từ đó, có sự bố trí sắp xếp lại về tổ chức bộ máy và hoạt động ở cấp vi mô cho các doanh nghiệp. Từ hoạt động theo cơ chế bao cấp của một đơn vị trực thuộc sang cơ chế hạch toán kinh doanh độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa. Vừa phải hạch toán kinh doanh theo ngành lại phải chịu quản lý điều hành phục vụ nhiệm vụ chính trị theo yêu cầu của Nhà nước mang tính chất của một doanh nghiệp công ích.
Để hoàn thành nhiệm vụ trên, đảm bảo kinh doanh có lãi, bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội được thực hiện theo cơ chế chức năng. Ban lãnh đạo của Công ty gồm Giám đốc và 3 Phó Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của Công ty. Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo: Văn phòng, phòng Kế hoạch, phòng Tổ chức, Tài vụ - Kế toán, Kinh tế, phòng Đối ngoại Phòng Thanh tra. Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm về vấn đề mình phụ trách.
Phó Giám đốc Kỹ thuật chịu trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết các vấn đề kỹ thuật lưới điện, an toàn trong vận hành và các sản phẩm khác. Chỉ đạo phòng Kỹ thuật Trung tâm điều độ thông tin, xưởng thiết kế vật tư, xưởng 110 KV, đội xây lắp điện, đội thí nghiệm và hệ vận hành toàn Công ty.
Phó Giám đôc Kinh doanh c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35171.DOC