Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần khí cụ điện I

Từ sau đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự chuyển đổi đúng đắn này đã thổi một luồng sinh khí mới, đưa đất nước sang giai đoạn phát triển cao hơn. Trong một môi trường mới, điều kiện cơ chế quản lí thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi công ty thì các công ty thuộc khu vực kinh tế nhà nước đã lộ những yếu kém, lâm vào tình trạng sa sút và khủng hoảng. Các Nghị quyết của Đại hội VI và VII của Đảng đã đề ra một trong những giải pháp chiến lược nhằm tháo gỡ và giải quyết những khó khăn đồng thời để cấu trúc lại khu vực kinh tế nhà nước đạo đó là tiến hành cổ phần hoá công ty Nhà nước nhằm đa dạng hoá sở hữu, đưa các yếu tố cạnh tranh làm động lực để tăng hiệu quả kinh doanh và xác lập một mô hình công ty hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường. Đây là giải pháp có tính phổ biến để cải cách khu vực kinh tế Nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới. Để đổi mới và phát triển có hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường, phải cổ phần hoá 1 số công ty nhà nước, chuyển chúng thành công ty cổ phần nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho nền kinh tế, nâng cao năng lực hiệu quả, hiệu quả kinh doanh tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

CÔNG TY CỔ PHẦN KHÍ CỤ ĐIỆN I là một công ty cổ phần có vốn chi phối của nhà nước có quy mô sản xuất lớn, đội ngũ kế toán có nghiệp vụ vững vàng trước những yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường. Qua thời gian thực tập tổng quan tại công ty, em thấy công ty cổ phần khí cụ điện đã thực hiện có hiệu quả việc huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư cũng như di chuyển linh hoạt các nguồn vốn sang các lĩnh vực khác theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, là nơi để lựa chọn các cơ hội đầu tư và phân tán tự do đối với tất cả mọi người. Công ty cổ phần khí cụ điện I đã 1 góp phần khẳng định chủ trương cổ phần hoá DN nhà nước là đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho DN nhà nước kinh doanh có hiệu quả hơn, phù hợp với quá trình đổi mới và mở cửa , thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước .Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã bổ sung đựơc nhiều kiến thức bổ ích bổ sung cho kiến thức thực tế của mình .

 

doc44 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần khí cụ điện I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Từ sau đại hội Đảng VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Sự chuyển đổi đúng đắn này đã thổi một luồng sinh khí mới, đưa đất nước sang giai đoạn phát triển cao hơn. Trong một môi trường mới, điều kiện cơ chế quản lí thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi công ty thì các công ty thuộc khu vực kinh tế nhà nước đã lộ những yếu kém, lâm vào tình trạng sa sút và khủng hoảng. Các Nghị quyết của Đại hội VI và VII của Đảng đã đề ra một trong những giải pháp chiến lược nhằm tháo gỡ và giải quyết những khó khăn đồng thời để cấu trúc lại khu vực kinh tế nhà nước đạo đó là tiến hành cổ phần hoá công ty Nhà nước nhằm đa dạng hoá sở hữu, đưa các yếu tố cạnh tranh làm động lực để tăng hiệu quả kinh doanh và xác lập một mô hình công ty hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường. Đây là giải pháp có tính phổ biến để cải cách khu vực kinh tế Nhà nước ở hầu hết các nước trên thế giới. Để đổi mới và phát triển có hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường, phải cổ phần hoá 1 số công ty nhà nước, chuyển chúng thành công ty cổ phần nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho nền kinh tế, nâng cao năng lực hiệu quả, hiệu quả kinh doanh tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Công ty cổ phần khí cụ điện I là một công ty cổ phần có vốn chi phối của nhà nước có quy mô sản xuất lớn, đội ngũ kế toán có nghiệp vụ vững vàng trước những yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường. Qua thời gian thực tập tổng quan tại công ty, em thấy công ty cổ phần khí cụ điện đã thực hiện có hiệu quả việc huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư cũng như di chuyển linh hoạt các nguồn vốn sang các lĩnh vực khác theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường, là nơi để lựa chọn các cơ hội đầu tư và phân tán tự do đối với tất cả mọi người. Công ty cổ phần khí cụ điện I đã 1 góp phần khẳng định chủ trương cổ phần hoá DN nhà nước là đúng đắn nhằm tạo điều kiện cho DN nhà nước kinh doanh có hiệu quả hơn, phù hợp với quá trình đổi mới và mở cửa , thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước .Trong thời gian thực tập ở công ty, em đã bổ sung đựơc nhiều kiến thức bổ ích bổ sung cho kiến thức thực tế của mình . Phần i: Giới thiệu công ty 1.Tên công ty: Công ty cổ phần khí cụ điện i Thuộc Tổng công ty TBKT điện - Bộ công nghiệp Tên giao dịch: VINAKIP 2.Giám đốc hiện tại: Hoàng Đình Phẩm 3.Địa chỉ: Phường Xuân Khanh –TX. Sơn Tây- Hà Tây *CN Hà Nội: - 96-98 Đường Nguyễn Trãi- Quận Thanh Xuân - 474 Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm *CN TP. Hồ Chí Minh: 133S Tô Hiến Thành – Phường 13- Quận 10 *CN Đà Nẵng: 368 Điện Biên Phủ- Quận Thanh Khê *CN Vinh: 16 Lê Lợi –P. Hưng Bình – TP. Vinh *CN Quảng Bình : 126 Trần Hưng Đạo- TX Đồng Hới *CN Hạ Long: 47 Nguyễn Văn Cừ –TP. Hạ Long *CN TP. Thái Nguyên: 50 Hoàng Văn Thụ *CN TX Buôn Ma Thuột: 2 Nguyễn Tất Thành 4.Cơ sở pháp lý của công ty: Quyết định thành lập và ngày thành lập *11/1/1967: Bộ công nghiệp nặng quyết định thành lập Nhà máy sản xuất đồ điện *Đầu năm 2003 tiến hành cổ phần hoá công ty theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 125/QĐ-TTg ngày 28/1/2003. Vốn pháp định: 8.000.0000.000đ Vốn điều lệ: 11.000.000.000đ Số lượng cổ phần: 110.000 cổ phần * Cổ phần nhà nước do Tổng công ty TBKTĐ quản lý là 56.210 cổ phần chiếm 51,1% vốn điều lệ *685 người LĐ tại công ty mua 53.790 cổ phần chiếm 48,9% vốn điều lệ. 5. Loại hình công ty: cổ phần có vốn chi phối của nhà nước chiếm 51,1% vốn điều lệ. 6. Chức năng và nhiệm vụ của công ty. a. Chức năng - Nhận sản xuất và cung cấp các sản phẩm có liên quan đến thiết bị và công cụ điện theo yêu cầu của khách hàng . b. Nhiệm vụ Nhiệm vụ chuyên ngành sản xuất các thiết bị đóng cắt, điều khiển và bảo vệ mạch điện. 7. Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ: 7.1/ giai đoạn đầu. a.những năm đầu thành lập *1/1967: Thiết kế xây dựng nhà máy, thiết kế công nghệ phục vụ lắp đặt thiết bị, dây chuyền sản xuất . +Tên công ty: Nhà máy sản xuất đồ điện +Địa điểm: 44B Lý Thường Kiệt và 2F Quang Trung-Hà Nội. Chế tạo thử sản phẩm: -Tiếp điện BN40 -Cầu dao 30A -Nút bấm 2 nút b.Từ năm 1968-1988: Từ quy mô ban đầu rất nhỏ, vốn ít chỉ có 473.406,98 đồng, giá trị tổng sản lượng là158.570 đồng (giá năm 1968) với tổng 174 công nhân viên, trong đó có số 114 công nhân sản xuất. Trong quá trình sản xuất nhà máy không ngừng đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tăng cường máy móc thiết bị lao động, vật tư, tiền vốn. Đến năm 1988 tổng mức vốn kinh doanh đã lên tới 5 tỷ đồng, giá trị sản lượng đạt 10 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1968), nâng tổng số toàn bộ công nhân viên lên 1.079 người, trong đó có 986 công nhân sản xuất. Trong quá trình sản xuất nhà máy đã cải tiến 6 máy dệt thành 6 máy dệt vải mành, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được nhu cầu vải mành cotton làm lốp xe đạp trong nước đảm bảo cho nhà máy phát triển sản xuất kinh doanh có lãi. Trong giai đoạn này nhà máy thực hiện kinh doanh theo cơ chế bao cấp, đầu vào đầu ra đều do nhà nước đảm nhận, công ty chỉ lo sản xuất để hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, do đó tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm làm ra luôn được khách hàng ưa chuộng và tiêu thụ từ Bắc vào Nam. 13/12/1968: Bộ công nghiệp nặng quyết định đổi tên nhà máy sản xuất đồ điện thành nhà máy chế tạo khí cụ điện I. Tiếp tục công tác xây dựng, lắp máy và xây dựng tổ chức bộ máy và chế tạo thử sản phẩm. 1971: chính thức khởi công xây dựng địa điểm chính tại Xuân Sơn –Ba Vì -Hà Tây. 1977: hoàn thành việc di chuyển nhà máy . *Sản phẩm chủ yếu: Khởi động từ K25 Aptômát 30-100A Cầu dao 30-60A Tủ bảng điện *Thành tựu: Hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất và nộp ngân sách nhà nước đạt từ 101%-112,6%. 7.2/ Giai đoạn chuyển đổi cơ chế thị trường từ 1989 đến nay. a.Giai đoạn từ 1989 đến 2002. Đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường với chính sách mở cửa của nền kinh tế thị trường trong nước xuất hiện những sản phẩm tương tự của nhà máy. Cơ chế thị trường ra đời đã mở ra muôn vàn cơ hội kinh doanh cho công ty song nó cũng chứa đầy những rủi ro và cạm bẫy. Với sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta thời gian qua, bên cạnh một số nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn yếu kém đã có không ít doanh nghiệp Nhà nước khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Công ty khí cụ điện I là một trong số không nhiều doanh nghiệp Nhà nước như vậy, các sản phẩm điện dân dụng của Công ty ngày càng được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, đem lại cho Công ty nguồn doanh thu cũng như lợi nhuận ngày càng cao trong những năm gần đây. 13/3/1993: Bộ CN nặng QĐ thành lập nhà máy chế tạo KCĐI theo nghị định 388 28/3/1994: nhà máy chính thức là hội viên của phòng Thương mại công nghiệp VN. 3/6/1995: Bộ CN nặng đổi tên nhà máy chế tạo khí cụ điện I thành công ty khí cụ điện I 30/5/1997: Mở chi nhánh công ty tại TP.Hồ Chí Minh 16/1/2001: tổ chức lại sản xuất công ty +Sáp nhập PX cơ dụng +Trung tâm công nghệ= Xưởng 1 +Sáp nhập PX ép dập+ ngành mạ+ PX phụ trợ + Các tổ nguội gia công chi tiết của PX1,2= Xưởng 2 +Sáp nhập các tổ lắp ráp của PX 1,2= Xưởng 3 *Thành tựu: +8/6/1994: Bộ CN nặng xếp hạng nhà máy là DN hạng nhất. Từ khi thành lập công ty liên tục đạt nhiều huy chương và bằng khen cho các sản phẩm tham gia hội chợ triển lãm. 2000: tại hội chợ triển lãm quốc tế hàng công nghiệp VN cấp chứng nhận sản phẩm đồ điện dân dụng đựơc công nhận hàng VN chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. 2001-2002: tại hội chợ triển lãm Giảng Võ sản phẩm đồ điện dân dụng đựơc bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao” 3/2001 đựơc BVQI cấp chứng nhận Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9002: 1994 B. Giai đoạn tiến hành cổ phần hoá 2003-2005. Nhằm đáp ứng được xu thế phát triển của nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta nêu ra đó là tiến hành cổ phần hoá các công ty nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư góp vốn, các CBCNV trong công ty có cổ phần, nâng cao vai trò làm chủ, tạo động lực thúc đẩy công ty làm ăn có hiệu quả. Theo chủ trương của ĐH Đảng lần thứ VIII: “Triển khai tích cực và vững chắc việc tiến hành cổ phần hoá DN NN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy DN làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng thêm”. Đầu năm 2003 công ty tiến hành cổ phần hoá theo quyết định của thủ tướng chính phủ số 125/QĐ-TTg ngày 28/1/2003. Hiệu quả kinh doanh đã có tiến bộ đáng kể. Công ty có nhiều biến chuyển tích cực trên nhiều mặt. Doanh thu của công ty tăng không ngừng. Số lao động không những không bị giảm mà hàng năm còn tăng. Thu nhập bình quân của người lao động tăng bình quân hàng năm. Lợi nhuận trước thuế hàng năm cũng tăng đáng kể, nộp ngân sách nhờ đó cũng tăng. Lãi cổ tức đạt cao hơn lãi tiết kiệm, bình quân đạt 1,3%/tháng. Mặc dù mới đựơc tiến hành cổ phần hoá nhưng công ty đã sớm đi vào ổn định và phát triển. Điều này thể hiện rõ nét ở việc nâng cao tinh thần làm chủ, ý thức tổ chức kỷ luật , tự giác và làm chủ của những người lao động trong công ty sau khi đựơc tiến hành cổ phần hoá. Người lao động kể cả người nghèo đều đựơc tạo điều kiện có cổ phần trong DN. Vốn của nhà nước trong công ty không bị thất thoát mà còn tăng thêm. Trong thời kỳ này công ty liên tục cải tiến kỹ thuật, và nâng cao năng suất lao động và cho ra đời hàng loạt sản phẩm mới có đặc tính vượt trội và đựơc khách hàng đón nhận. Một số sản phẩm mới: Khởi động từ 2K25, K100, K45 Aptômát 2A100, 25A, 40A, 60A, A200, 250A-380V, 3A-100 Cầu dao hộp 2N-400A, 150-10A Cầu chì ống 250A, 630A Công tắc : quạt 70W, quạt trần , đèn 6A Quạt trần cánh 1m4 Hộp số quạt trần Chuyển mạch 80A-380V Bảng điện BĐ1, BĐ2, 10A Quạt 4QB Cầu dao 2 pha 60A, đế sứ 2P-2N Máy biến dòng TI Balát đèn Natri Rơle ly tâm Nút ấn 5A-220V Quạt bàn cánh 400, 225-4QB Cầu dao đế sứ 100A-380V Công tắc quạt bàn 2 tốc độ Chấn lưu cao áp ổ cắm: tròn đơn, 10A chất lượng cao, 3 ngả đa năng Nắp điểm cao áp 6KV-35KV Tủ có thanh đứng vạn năng Công tắc liền ổ cắm Clipsal Công tắc chìm 3 phím Clipsal Chấn lưu 40W-220V Công tắc giật 3 số Cầu dao hộp 800A sứ liền Đui đèn +tắc te+ máng đèn Sản phẩm của công ty tuổi thọ cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002, hình thức mẫu mã đẹp thuận lợi cho việc sử dụng đã làm thoả mãn đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đang hướng tới thị trường nước ngoài. Công ty đã không ngừng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát huy tính sáng tạo của người lao động, nhiều sản phẩm có chất lượng cao đã ra đời thoả mãn mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Trong sản xuất công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc trang bị máy móc, ký kết hợp chuyển giao công nghệ với nước ngoài, tham gia chương trình đảm bảo chất lượng ISO 9002. Chính vì vậy sản phẩm của công ty có chất lượng cao có chỗ đứng trên thị trường trong nước và cạnh tranh đựơc với hàng ngoại nhập. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và có tay nghề cao. Không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ. - Công nhân viên có thu nhập cao, cuộc sống đảm bảo và ổn định. - Thực hiện đầy đủ nghiã vụ đối với nhà nước thông qua các khoản nộp ngân sách. - Đối với các chỉ tiêu kinh tế như: Sản lượng hàng hoá, doanh thu lợi nhuận thuần ngày càng tăng lên. - Khuyến khích sản xuất và tăng năng suất lao động bằng cách định mức lao động theo từng khâu sản phẩm làm ra, ngoài ra phần hoàn thành vượt mức kế hoạch xí nghiệp còn thưởng (%) hoàn thành vượt mức kế hoạch Như vậy trong những năm đầu tiến hành cổ phần hoá công ty đã hoạt động khá hiệu quả không những đem về cho mình nhiều lợi nhuận mà còn đóng góp sản phẩm của mình cho xã hội, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và nhất định trong tương lai công ty sẽ vẫn tiếp tục ngày càng lớn mạnh. Phần II: Khái quát tình hình sản xuất và kinh doanh của DN Chỉ tiêu 1997 1998 1999 1.Sản phẩm chủ yếu và sản lượng Khởi động từ: 624 cái Aptomat: 4.514 cái Cầu dao : 382.203 cái Công tắc+ổ cắm dân dụng: 2.420.167 cái Tủ điện: 133 cái Công tắc CN: 3.675 cái Khởi động từ: 1.518 cái Aptomat: 4.885 cái Cầu dao : 560.673 cái Công tắc+ổ cắm dân dụng: 9.206 cái Tủ điện: 104 cái Công tắc CN: 3.675 cái Khởi động từ: 2.241 cái Aptomat: 8.359 cái Cầu dao hộp: 686.290 cái Công tắc ổ cắm dân dụng: 5.505.878 cái Tủ điện: 51 cái Công tắc CN: 12.162 cái 2.Doanh thu 18.927.000.000 25.082.000.000 30.200.000.000 3.Lợi nhuận trước thuế 1.007.000.000 1.378.000.000 1.450.000.000 4.Lợi nhuận sau thuế 505.000.000 569.000.000 769.000.000 5.Giá trị TSCĐ bình quân 3.125.000.000 4.571.000.000 5.040.000.000 6.Số LĐ bình quân trong năm 461 523 588 7.Tổng CP sản xuất năm 16.451.000.000 19.006.000.000 26.000.000.000 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 1.Sản phẩm chủ yếu và sản lượng Khởi động từ: 1.570 cái Aptomat: 8.760 cái Cầu dao: 785.234 cái Công tắc+ ổ cắm dân dụng: 5.700.950 cái Tủ điện: 122 cái Bảng điện GĐ: 199.990 cái Chấn lưu: 12.176 cái Khởi động từ: 2.132 cái Aptomat: 26.620 cái Cầu dao: 957.099 cái Công tắc+ổ cắm dân dụng: 5.957.043 cái Tủ điện: 12 cái Bảng điện GĐ: 252.854 cái Chấn lưu: 25.570 cái Khởi động từ: 2.246 cái Aptomat: 24.140 cái Cầu dao hộp: 1.110.773 cái Công tắc+ ổ cắm dân dụng: 5.823.953 cái Tủ điện: 127 cái Bảng điện GĐ: 316.717 cái Chấn lưu: 13.706 cái 2.Doanh thu 37.501.000.000 42.792.000.000 45.760.000.000 3.Lợi nhuận trước thuế 1.503.000.000 2.019.000.000 3.094.000.000 4.Lợi nhuận sau thuế 1.002.000.000 1.378.000.000 1.691.000.000 5.Giá trị TSCĐ bình quân 5.780.000.000 6.480.000.000 6.987.000.000 6.Số LĐ bình quân trong năm 684 703 693 7.Tổng CP sản xuất năm 32.560.000.000 38.457.000.000 40.987.000.000 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1.Sản phẩm chủ yếu và sản lượng Khởi động từ: 1.130 cái Aptomat: 32.540 cái Cầu dao : 1.093.613 cái Công tắc+ ổ cắm dân dụng: 6.133.235 cái Tủ điện: 45 cái Bảng điện GĐ: 449.875 cái Chấn lưu: 10.945 cái Khởi động từ: 1.148 cái Aptomat: 58.095 cái Cầu dao hộp:1.268.962 cái Tủ điện: 78 cái Bảng điện GĐ: 488.193 cái Chấn lưu: 6.252 cái Khởi động từ: 4560 cái Aptomat: 57860 cái Cầu dao hộp: 1.158.000 cái Cầu dao đế sứ:487.982 cái Công tắc+ ổ cắm dân dụng: 6.782.453 cái Tủ điện: 400 cái Bảng điện GĐ 589.127 cái Chấn lưu: 25.987 cái 2.Doanh thu 54.028.000.000 64.040.000.000 96.000.000.000 3.Lợi nhuận trước thuế 4.578.000.000 5.790.000.000 9.156.000.000 4.Lợi nhuận sau thuế 2.976.000.000 3.458.000.000 5.456.000.000 5.Giá trị TSCĐ bình quân 6.987.000.000 7.000.000.000 7.500.000.000 6.Số LĐ bình quân trong năm 694 615 560 7.Tổng CP sản xuất năm 48.005.000.000 55.450.000.000 8.254.000.000 Phần 3: Công nghệ sản xuất 1.Dây chuyền sản xuất sản phẩm: F Sơ đồ quy trình công nghệ Phân xưởng I Kho thành phẩm Phòng kiểm tra CL Phân xưởng III Kho vật liệu Phân xưởng II Từ khi đưa nguyên vật liệu vào chế biến đến khi nhập kho thành phẩm là cả một quá trình liên tục, khép kín. Vật liệu từ kho vật liệu chuyển đến phân xưởng sản xuất I và II. Phân xưởng I có nhiệm vụ sản xuất các khuôn cung cấp cho phân xưởng II. Sau đó, bán thành phẩm từ phân xưởng II đựơc chuyển sang phân xưởng III để hoàn thiện. Từ phân xưởng III, sản phẩm đựơc kiểm tra chất lượng, loại bỏ sản phẩm hỏng và kém chất lượng. Thành phẩm sau khi đựơc kiểm tra đựơc nhập kho hoặc tiêu thụ trực tiếp. 2.Đặc điểm công nghệ sản xuất Từ những năm đầu thành lập đến năm 1989. Công ty chỉ có quy trình giản đơn sản xuất đơn chiếc với một số loại sản phẩm có công suất thấp như khởi động từ 10A, cầu dao 30A .. Từ những năm 1990 đến nay theo cơ chế thị trường sản xuất theo các đơn đặt hàng của ngành điện lực và khách nước ngoài, có đầu tư xây dựng nhà máy tạiViệt Nam và sản xuất theo nhu cầu thị trường. Công ty đã đổi mới các thiết bị sản xuất với dây chuyền bán tự động sản xuất theo từng công đoạn của sản xuất nên đã nâng công suất của sản phẩm đạt yêu cầu của ngành điện lực và của khách hàng như tủ điện trạm có hộp bảo quản 600A, áp tô mát 600A, khởi động từ 100A , đồng thời sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng như bảng điện, chấn lưu, cầu dao... những sản phẩm này có tín nhiệm đối với người tiêu dùng. Máy móc thiết bị của Công ty phần lớn là những máy do Liên Xô ( cũ ) sản xuất. Ngoài ra Công ty cũng có một số các loại máy của Tiệp, Đức, Mỹ, Ba lan, Nhật, Hungari...Ta có thể tham khảo một số máy móc thiết bị của Công ty như sau: Danh sách thiết bị sản xuất của Công ty khí cụ điện I Máy Nước sản xuất Năm sd Nguyên giá Số đã trích khấu hao Giá trị còn lại % Tổng số Máy tiện T6M16 Tiệp 1988 7.000.000 100% 7.000.000 0 Máy tiện SN40A LX 5/1996 45.341.000 49% 22.217.090 23.123.910 Máy tiện 1K62 LX 4/1994 33.634.500 32,48% 10.924.489 22342917 Máy tiện TURNMASTER Anh 5/1997 40.745.000 26,39% 10.752.152 29.992.848 Máy tiện cụt DP-1250 Pháp 1979 173.959.617 94,04% 163.594.571 10.365.046 Máy khoan FOF32M Nhật 1979 10.987.000 100% 10.987.000 0 Máy mài phẳng SPD30 Tiệp 1967 89.789.000 100% 89.789.000 0 Máy phay 6P12 LX 1971 98.284.000 100% 98.284.000 0 Máy dập 25T Nhật 5/1999 30.860.000 26,39% 8.143.611 22.716.389 Máy ép P4185 Tiệp 1974 34.148.902 100% 34.148.902 0 Máy cắt tôn HE – 111 LX 1974 50.561.429 100% 50.561.429 0 Hiện trạng máy móc thiết bị của công ty được chia làm 3 loại sau: -Loại đang dùng trong sản xuẩt kinh doanh chiếm 52 % -Loại không cần dùng chiếm 23 % -Loại  hỏng cần thanh lý chiếm 25% Qua việc tìm hiểu về đặc điểm tình hình máy móc thiết bị của Công ty ta thấy máy móc thiết bị của Công ty đã xuống cấp nhiều. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản phẩm, làm cho sản phẩm của Công ty cạnh tranh trên thị trường khó khăn hơn. Điều khó khăn của công ty đối với việc giải quyết vấn đề máy móc hiện nay là: Việc sữa chữa,thanh lý các loại máy móc  hỏng thì rất khó khăn vì máy móc đã quá lạc hậu cho nên sữa chữa hay thanh lý cũng không mang lại hiệu quả cao . Hiện nay để nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, công ty đã khoán sản xuất sản phẩm đến từng phân xưởng, kiểm nghiệm sản phẩm từng công đoạn của phân xưởng, và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho. Công ty tìm mọi biện pháp để tận dụng năng lực sản xuất nhưng vẫn còn gặp khó khăn vì: -Bản thân sản phẩm sản xuất phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách -Máy móc khi sử dụng hao phí nguyên vật liệu,chi phí sản xuất lớn không mang lại hiệu quả khi sản xuất Qua từng năm hoạt động, Công ty đều chú trọng việc đầu tư và bổ sung sửa chữa từng phân xưởng nhằm hạn chế bớt mức độ hao mòn của máy. Công ty đã tổ chức có hiệu quả kế hoạch sửa chữa định kỳ và nâng cấp những thiết bị chính và quan trọng của các phân xưởng. Bên cạnh đó, công tác bảo dưỡng, bảo quản máy tại xưởng được duy trì và kiểm tra thường xuyên. *Đặc điểm về trang thiết bị: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bắt buộc DN đó phải có những kế hoạch phát triển một cách thích hợp, phù hợp với địa điểm, nhu cầu, thời điểm của thị trường. Đặc biệt đối với một DN sản xuất thì điều đó lại càng trở nên khó khăn hơn bởi vì DN không những phải sản xuất những mặt hàng phục vụ thiết yếu cho cuộc sống có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà phải có giá cả phải chăng, phù hợp với thu nhập của toàn bộ dân cư trong nước. Điều đó đòi hỏi công ty phải luôn thay đổi công nghệ sản xuất, mẫu mã… Công ty luôn cố gắng trong công việc quản lý sản xuất và thực hiện đổi mới liên tục quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Hiện tại công ty đã đầu tư và đổi mới 1 số dây chuyền sản xuất... Bên cạnh đó, cũng giống như hầu hết các DN nhà nước khác mới tiến hành cổ phần hóa, hầu hết các trang thiết bị đều cũ kỹ và lạc hậu cần đổi mới kịp thời để nâng cao sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. *Đặc điểm về an toàn lao động: Người ta thường nói “Sự nghiệp thành công hay thất bại đều do con người ”. Vì vậy công ty luôn quan tâm đến sự an toàn của cán bộ công nhân viên với các khẩu hiệu như: “sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất ”. Công ty luôn tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất và nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn lao động như bố trí nhà xưởng thoáng gió, đầy đủ ánh sáng. Công nhân bắt buộc phải sử dụng bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất và bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động, để quá trình lao động diễn ra liên tục, nhịp nhàng và tạo hứng thú tích cực cho người lao động. Đó là đảm bảo cho người lao động thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, thuận tiện...loại trừ được các trở ngại trong thực hiện công việc. Tất cả các lao động mà doanh nghiệp tuyển dụng trước khi bắt tay vào làm việc đều phải qua đào tạo sao cho phù hợp nhất với công việc được giao. Trước tiên đào tạo các kỹ thuật an toàn trong sản xuất sau đó là làm thế nào cho người lao động vận dụng tốt nhất kiến thức của mình để hoàn thành công việc được giao. Phần 4: Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của DN 1. Tổ chức sản xuất a/Loại hình sản xuất của công ty: Công ty VINAKIP là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, là 1 trong những cơ sở chế tạo thiết bị điện đầu tiên của Việt Nam. Công ty chuyên sản xuất hàng loạt các loại thiết bị điện phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân trong cả nước. Sản phẩm VINAKIP là các sản phẩm có cùng hình thái, kích cỡ, giá trị không cao, thường đựơc đặt mua sau khi sản xuất … b/Chu kỳ sản xuất và kết cấu chu kỳ sản xuất : Chu kì sản xuất là khoảng thời gian từ lúc đưa nguyên vật liệu sản xuất vào cho đến khi chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Chu kì sản xuất bao gồm các loại thời gian sau đây: Thời gian kiểm tra kĩ thuật. Thời gian gián đoạn do sản phẩm dở dang, ngừng hoạt động hoặc ca không làm việc. Khi tính cho một chu kì sản xuất , tính theo ngày dương lich kể cả ngày làm việc và ngày nghỉ theo chế độ quy định. Việc rút ngắn chu kì sản xuất là mục tiêu hàng đầu của tổ chức sản xuất bởi lẽ độ dài của chu kì sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng luân chuyển vốn là việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất theo hợp đồng đã kí kết. Công ty có chu kỳ sản xuất bình quân là 90 ngày. Công ty đã áp dụng 1 số phương pháp để rút ngắn chu kỳ sản xuất như: - Phương thức tuần tự: là các bước công việc trước hoàn thành mới chuyển sang bước công việc sau. Các bước công việc được tiến hành một cách tuần tự kế tiếp nhau, nó thường được sử dụng cho bộ phận sản xuất ra nhiều sản phẩm. - Phương thức song song: là phương thức mà việc sản xuất được thực hiện đồng thời trên tất cả các nơi làm việc, một chi tiết sau khi đã được chế biến ở bước 1 chuyển sang bước 2, song bước 2 lại chuyển sang bước 3…không có sự chờ đợi ở sau mỗi bước công việc. Theo phương thức này thời gian của một quy trình ngắn hơn phương thức tuần tự. Khi áp dụng phương thức này máy móc thiết bị được bố trí theo hình thức đối tượng. -Phương thức hỗn hợp: là phương thức kết hợp cả hai phương thức trên nghĩa là khi chuyển lao động từ bước công việc tước sang bước công việc scum thời gian bằng nhau hoặc ngắn hơn thì chuyển từng cái một theo phương thức song song. Ngược lại,nếu thời gian bước công việc trước dài hơn thời gian bước công việc sau thì chuyển cả đợt theo phương thức tuần tự. áp dụng phương thức này loại trừ được trường hợp thiết bị máy móc, công nhân phải dừng chờ việc, tận dụng được hết thời gian. 2.Kết cấu sản xuất của công ty *Bộ phận sản xuất chính : của công ty là 3 phân xưởng I,II,III: Phân xưởng I gồm: PX cơ dụng +Trung tâm công nghệ Phân xưởng II gồm: PX ép dập+ ngành mạ+ Các tổ nguội gia công chi tiết Phân xưởng III gồm: tổ lắp ráp của PX I,II. Trong các phân xưởng , đều phải đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, sắp xếp, bố trí mặt bằng, bảo đảm sản xuất đồng bộ. Các phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm cấp trên trên giao theo đúng qui định về thời gian hoàn thành và giao hàng theo yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Đứng đầu các xưởng là các quản đốc có nhiệm vụ phối hợp với phòng kĩ thuật, phòng điều độ sản xuất để báo cáo tình hình sản xuất và thực hiện đúng tiến độ sản xuất. Trong bất cứ một chu trình nào cán bộ KCS hoặc cán bộ kỹ thuật của công ty cũng đều có quyền kiểm tra công nhân làm việc. Điều này đảm bảo cho các khâu làm việc của dây chuyền hoạt động nhịp nhàng, không bỏ xót bất cứ một lỗi nhỏ nào. Trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất thì khâu KCS được chú trong nhiều nhất, ban giám đốc thường xuyên kiểm tra đôn đốc, ra các quyết định sát sao đối với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng các nguyên vật liệu mua vào để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm được đồng đều và đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật. *Bộ phận cung cấp: đảm nhiệm việc cung cấp vật liệu, hàng hoá, dịch vụ cho hoạt động. Với đặc điểm chế tạo các loại khí cụ điện, các trang thiết bị chuyên dùng cho ngành điện, nguyên v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35839.DOC
Tài liệu liên quan