Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay, nền khoa học kỹ thuật đã và đang phát triển mạnh. Nó đã tận dụng những thành tựu khoa học hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào việc xây dựng và phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp. Ngành xây dựng là một trong những ngành quan trọng và phát triển mạnh mẽ. Tất cả các máy móc thiết bị hiện đại, các công nghệ tiên tiến đã được đưa vào sử dụng trong ngành xây dựng, làm tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao sinh hoạt đời sống của con người. Trong thời gian gần đây, nước ta đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước. Đặc biệt là các ngành khoa học kỹ thuật đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến để phát triển các ngành, nghề mà trong đó có ngành xây dựng.

Từ sau đại hội lần thứ VII toàn quốc, nhà nước ta đã chú trọng đầu tư vào ngành xây dựng. Nhà nước đã bỏ vốn xây dựng các trường học, bệnh viện, khu chung cư, . Chính vì nền kinh tế phát triển, sự văn minh của xã hội - sự đầu tư cho ngành xây dựng là rất cần thiết, để giải quyết vấn đề về nhu cầu ăn, ở, làm việc . phù hợp với cuộc sống văn minh lịch sự của con người thì đòi hỏi người thiết kế phải thiết kế ra một công trình có vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên - môi trường và các công trình xung quanh. Đồng thời đáp ứng nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, làm việc của con người sử dụng công trình đó.

Khi thiết kế công trình N4A_B là một trong những công trình thuộc khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính thì người thiết kế phải thiết kế sao cho khi công trình đuợc đưa vào sử dụng phải thuận tiện khoa học và phù hợp với kiểu dáng kiến trúc và hài hoà với các công trình xung quanh.

Do yêu cầu của xã hội hiện nay, nước ta còn thiếu rất nhiều nhà khoa học, các kỹ sư, kiến trúc sư xây dựng cho nên ngành đào tạo và giáo dục đã chú ý việc đào tạo các thế hệ thừa kế từ trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phục vụ đất nước, xây dựng các công trình như : Bệnh viện, trường học nhà ở, nhà làm việc và các công trình phục vụ vui chơi giải trí . ngày càng quy mô hơn. Ngành đã đem lại cho công trình vẻ đẹp kiến trúc của dân tộc, sự văn minh của xã hội loài người, sự thịnh vượng của nền kinh tế và nó là niềm tin - sự hãnh diện của bạn bè trong khu vực

 

doc96 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần giới thiệu chung Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay, nền khoa học kỹ thuật đã và đang phát triển mạnh. Nó đã tận dụng những thành tựu khoa học hiện đại, kỹ thuật tiên tiến vào việc xây dựng và phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp. Ngành xây dựng là một trong những ngành quan trọng và phát triển mạnh mẽ. Tất cả các máy móc thiết bị hiện đại, các công nghệ tiên tiến đã được đưa vào sử dụng trong ngành xây dựng, làm tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao sinh hoạt đời sống của con người. Trong thời gian gần đây, nước ta đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của nhà nước. Đặc biệt là các ngành khoa học kỹ thuật đã và đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến để phát triển các ngành, nghề mà trong đó có ngành xây dựng. Từ sau đại hội lần thứ VII toàn quốc, nhà nước ta đã chú trọng đầu tư vào ngành xây dựng. Nhà nước đã bỏ vốn xây dựng các trường học, bệnh viện, khu chung cư, ... Chính vì nền kinh tế phát triển, sự văn minh của xã hội - sự đầu tư cho ngành xây dựng là rất cần thiết, để giải quyết vấn đề về nhu cầu ăn, ở, làm việc ... phù hợp với cuộc sống văn minh lịch sự của con người thì đòi hỏi người thiết kế phải thiết kế ra một công trình có vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên - môi trường và các công trình xung quanh. Đồng thời đáp ứng nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, làm việc của con người sử dụng công trình đó. Khi thiết kế công trình N4A_B là một trong những công trình thuộc khu đô thị Trung Hoà - Nhân Chính thì người thiết kế phải thiết kế sao cho khi công trình đuợc đưa vào sử dụng phải thuận tiện khoa học và phù hợp với kiểu dáng kiến trúc và hài hoà với các công trình xung quanh. Do yêu cầu của xã hội hiện nay, nước ta còn thiếu rất nhiều nhà khoa học, các kỹ sư, kiến trúc sư xây dựng cho nên ngành đào tạo và giáo dục đã chú ý việc đào tạo các thế hệ thừa kế từ trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phục vụ đất nước, xây dựng các công trình như : Bệnh viện, trường học nhà ở, nhà làm việc và các công trình phục vụ vui chơi giải trí ... ngày càng quy mô hơn. Ngành đã đem lại cho công trình vẻ đẹp kiến trúc của dân tộc, sự văn minh của xã hội loài người, sự thịnh vượng của nền kinh tế và nó là niềm tin - sự hãnh diện của bạn bè trong khu vực phần giới thiệu về công 1. Sơ đồ tổ chức – các lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần đầu tư & xây dựng thành nam 2. Tên công ty công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành nam trụ sở chính : 21/199 Trường chinh Hà Nội 3. Năm thành lập: 1993 4. Tóm tắt tình hình công ty Là một trong những đơn vị chủ lực của ngành xây dựng Hà Nội. Qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã xây dựng trên địa bàn Hà Nội rất nhiều công trình như:công trình công nghiệp,dân dụng ... đã đạt chất lượng cao, thẩm mỹ, an toàn và tiện lợi trong quá trình sinh hoạt và sản xuất... Với chất lượng của công trình đã đạt được đó là nhờ sự cố gắng của mỗi thành viên trong công ty. Các thành viên trong công ty luôn học hỏi nắm bắt được công nghệ khoa học tiên tiến để vận dụng và áp dụng vào những công trình của mình. Ngoài việc nắm bắt các thành tựu khoa học hiện đại công ty còn luôn luôn tuyển dụng những người tài, những các bộ lâu năm kinh nghiệm, đào tạo những lớp trẻ có triển vọng, nâng đỡ những các bộ yếu kém có hướng phấn đấu vươn lên. Ngoài ra công ty còn luôn tuyển chọn những công nhân có tay nghề cao. Đặc biệt hơn là công ty còn kết hợp với các trường xây dựng để tuyển dụng những sinh viên ưu tú, giỏi, khá vào biên chế của công ty. Đi cùng với việc tuyển dụng công ty còn rất ưu đãi và khuyến khích cán bộ và công nhân trong công tác: Tổ chức các hoạt động văn hoá hàng tháng, hàng quý, động viên anh em những lúc mệt nhọc ... Đồng thời còn mở các lớp nâng cao trình độ, bậc thợ. Ngoài ra còn tổ chức các cuộc họp định kỳ để nhắc nhở và kỷ luật với những cán bộ, công nhân chưa làm tròn trách nhiệm. Khen thưởng những cán bộ và công nhân đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, và những người có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Chính vì thế mặc dù thành lập sau các công ty khác nhưng công ty Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Xây Dựng đã có một vị trí trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trong nước... 5. Các trang thiết bị hiện có Cần trục tháp : 1 chiếc Huyndai : 2 chiếc Máy xúc : 2 chiếc Máy ủi : 2 chiếc Vận thăng : 3 chiếc các loại máy khác: …………… 6. Lợi nhuận trong những năm gần đây 2001 : lợi nhuận là 30.000.000 2002 : lợi nhuận là 50.000.000 2003 : lợi nhuận là 80.000.000 2004 : lợi nhuận là 100.000.000 7. Các cán bộ công nhân viên Kỹ sư : 5 người Kỹ thuật viên : 14 người Cử nhân tài chính : 1 người Công nhân kỹ thuật :Trên 100 người (với bậc thợ trung bình là 3.5/7 Chương I- Giới thiệu công trình I- vị trí Công trình : Khu nhà ở N4A_B thuộc dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng tại khu Đô thị Trung Hoà -Nhân Chính Hà Nội. Công trình là một khối nhà cao 17 tầng, được xây dựng trên diện tích 1490,72 m2 nằm trong lô đất quy hoạch tại khu đô thị Trung Hoà- Nhân Chính. Phía Bắc và Phía Đông giáp với khu vực xây dựng nhà cao tầng.Phía Nam và Phía Tây giáp với đường giao thông nội khu. II- Đặc điểm công trình: 1. Phần xây lắp Xây dựng khối nhà quy mô 17 tầng, 1 tầng hầm, cao 57,3m với 18 sàn chính tổng diện tích sàn khoảng 1302,27m2, nhà sử dụng hệ thống khung bê tông với lưới cột 6 m và 4,2 m. Toàn bộ khối nhà có 2 cầu thang máy và 2 cầu thang bộ, chiều cao tầng 1 là 4,5m, các tầng còn lại cao 3,3m. Kết cấu chịu lực chính của ngôi nhà là móng cọc khoan nhồi đường kính cọc 1000mm và 1200mm với chiều sâu cọc là 50m. Kết cấu phần thân nhà là hệ khung không gian bê tông cốt thép sàn toàn khối kết hợp với lõi, vách cứng BTCT. 2. Kiến trúc hoàn thiện Hệ thống cửa đi, cửa sổ kính bằng khung gỗ, vách kính khung nhôm, cửa cuốn,... Toàn bộ phía ngoài được lăn sơn màu 71156, còn phía trong được bả ma-tít và lăn sơn màu trắng. Nền sàn các tầng đựơc lát gạch liên doanh: 300x300 lót vữa xi măng mác 75 kết hợp chống thấm theo quy định. Nền khu vệ sinh lát gạch trống trơn liên doanh: 200x200 màu sáng. Khu nền để xe láng vữa xi măng cát vàng. Nền đại xảnh, cầu thang lát gạch GRANIT nhân tạo: 500x500 chất lượng cao. Nền sàn sinh hoạt cộng đồng lát gạch liên doanh: 300x300 Nền phòng kỹ thuật,bảo vệ lát gạch liên doanh: 300x300 3. Điện nước Hệ thống điện chiếu sáng, điện động lực, thu sét, thông tin, cứu hoả, máy tinh, cấp thoát nước, thiết bị vệ sinh ... được thiết kế hoàn chỉnh. 4. Kết cấu công trình a. Cột: C1, C2(900x900) C3 (800x800) C4, C5 (700x700) b. Dầm: D1, D2 (300x600) D2(400x900) D3, D6, D13, D14, D15, D16,D17 (220x400) D4, D12 (220x700) D5, D7, D10,D11 (220x600) D8 (300x800) D9(300x600) DT (220x350) c. Các lanh tô ô văng ... d. Các loại thép dùng trong công trình: F6; F8; F10; F12; F14; F16; F18; F 20; F22; F25; F28; F32. - D >10 : AII Ra = 2.800kg/cm2 - D >12 : AIII Ra = 3.600kg/cm2 - D <10 : AI Ra = 2.300kg/cm2 e. Bê tông thương phẩm: - T1...T17; Mác 300, Rn=130kg/cm2 f. Xây gạch chỉ: 65x105x220, vữa xi măng mác50. g. Trát tường dầy 15, vữa ximăng mác 50, cầu thang láng granito. Trát trần dầy 10, vữa xi măng mác 75... chương II: Biện pháp kỹ thuật thi công Phần a. Biện pháp thi công phần ngầm I. Trình tự công việc : 1. Công tác chuẩn bị và tập kết máy móc thiết bị: - Chuẩn bị mặt bằng thi công - Huy động máy móc thiết bị và vật thi công. - Lắp đặt hệ thống điện nước. - Đo đạc và xác định vị trí cọc. - Lắp dựng máy móc thiết bị. 2. Công tác thi công cọc: - Định vị, đưa máy vào vị trí. - Khoan hạ ống vách. - Khoan đến cao độ. - Hạ lồng thép. - Làm sạch hố khoan. - Đổ bê tông cọc. Rút ống vách và lấp đầu cọc. ii. Quy trình thi công cọc khoan nhồi. Sơ đồ thi công cọc khoan nhồi. 2. Công tác chuẩn bị. * Các công tác chuẩn bị chung cho công tác khoan cọc như sau: a. Trước khi thi công cọc khoan nhồi phải tập hợp đầy đủ và nghiên cứu kỹ các tài liệu thiết kế kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu về khảo sát địa chất công trình, kết quả quan trắc mực nước ngầm khu thi công .v.v.. và hồ sơ các công trình ngầm trong mặt bằng thi công như : điện, cáp quang, hệ thống cấp thoát nước .v.v.. b. Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định vị trí các tim mốc, hệ trục công trình, đường vào, vị trí đặt các thiết bị cơ sở, khu vực thi công lồng thép, kho và các công trình phụ trợ. Các cán bộ kỹ thuật phải nắm chắc hồ sơ thiết kế cọc. c. Căn cứ các thiết bị có sẵn và đã được duyệt, lập tiến độ thi công chi tiết cho từng cọc nhằm đảm bảo theo đúng yêu cầu bên A và Tư vấn giám sát. Từ đó, lập tiến độ thi công tổng thể và sơ đồ khoan cho toàn bộ khu cọc. d. Chuẩn bị các mẫu bảng biểu và nhật ký công trường theo dõi quá trình thi công chất lượng thi công. e. Chuẩn bị đầy đủ máy móc thiết bị, vật tư thi công và các thiết bị thí nghiệm kiểm tra độ sụt của bê tông, dung dịch bentonite, đo độ sâu cọc .v.v.. f. Dung dịch Bentonite phải luôn đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cho công tác thi công. g. Chuẩn bị đủ và đảm bảo chất lượng nguồn nước trộn Bentonite. h. Hệ thống cung cấp điện phải an toàn và đáp ứng được công suất của máy móc thiết bị thi công. i. Kiểm tra và đảm bảo chắc chắn tất cả các thiết bị trong tình trạng hoạt động tốt và sẵn sàng làm việc. k. Kiểm tra và đảm bảo chắc chắn và thuận tiện. 3. Dung dịch bentonite Tác dụng chủ yếu của Bentonite là chống sập thành vách, bình ổn áp lực địa chất và làm giảm ma sát khi khoan. Bentonite sử dụng có biên bản chứng nhận chất lượng được các đơn vị có đủ thẩm quyền làm thí nghiệm và cấp. Dung dịch Bentonite dùng cho khoan cọc phải phù hợp với đặc điểm địa chất hố khoan và thường xuyên được kiểm tra các thông số kỹ thuật trong quá trình khoan. * Công tác trộn Bentonite: Bột Bentonite khô được trộn với nước sạch theo tỉ lệ quy định bằng máy trộn có tốc độ cao, công suất 18m3/h. Dung dịch trộn phải trong thời gian ít nhất là 8 giờ trước khi sử dụng để hydrat hoá, sau đó tiến hành thí nghiệm thoả mãn các chỉ tiêu kỹ thuật sau: + Tỷ trọng: 1,04 á 1,15 g/cm3 + Độ nhớt: 29 á 50s (cho phễu đo 01 lít dung dịch) + Độ PH: 8á 11 + Hàm lượng Bentonite trong dung dịch: 2 - 6% (theo trọng lượng) + Hàm lượng cát: < 6% 4. Định vị hố khoan: a. Định vị căn cứ vào tài liệu thiết kế về quy hoạch tổng thể của dự án và mặt bằng bố cọc. Việc xác định vị trí tim cọc được thực hiện bằng 02 máy kinh vĩ giao hội hoặc máy kinh vĩ điện tử. b. Sai số cho phép của vị trí tim cọc là: ± 75 mm c. Đồng thời lập các mốc phụ để xác định và kiểm tra lại tim, cốt cọc, địa chất của các lớp đất đá khoan qua và thể hiện bằng các báo cáo chi tiết. ở các điểm có địa tầng sai khác nhiều so với hồ sơ khảo sát địa chất ban đầu phải tiến hành lấy mẫu và ghi chép đầy đủ vào nhật ký, báo cáo với đơn vị thiết kế và chủ đầu tư và tư vấn giám sát để có biện pháp kỹ thuật xử lý trực tiếp phù hợp. - Khi khoan, tốc độ khoan phải khống chế thích hợp với địa tầng khoan qua. Gầu khoan được đưa lên, xuống từ từ và xoay để tránh ảnh hưởng của chân không và ma sát với thành hố khoan gây sập vách. - Dùng mũi khoan bằng hợp kim cứng khi gặp các lớp địa tầng như: lớp sỏi cuội to, bột cát kết, sét kết, ... Các công tác trên được duy trì và tiến hành tới khi khoan đến độ cao thiết kế. Hố khoan thường xuyên được kiểm tra về độ thẳng đứng, đường kính cũng như tình trạng thành vách theo yêu cầu kỹ thuật của bên A và tư vấn giám sát. d. Công tác kiểm tra và làm sạch sơ bộ: Sau khi khoan đạt tới độ sâu thiết kế và tư vấn giám sát nghiệm thu xác nhận, tiến hành chờ lắng trong khoảng 1 á 2 (giờ) và dùng gàu vét vệ sinh đáy hố khoan trước khi hạ lồng thép. e. Tập kết và xử lý mùn khoan: Mùn khoan được đưa lên được tập kết và vận chuyển ra khỏi công trường hoặc có thể lưu giữ trong các thùng chứa đất chờ xử lý sau. 5. Gia công và hạ lộng thép: 5.1 Gia công thép: a. Yêu cầu thép cho khoan cọc nhồi: - Thép chịu lực ặ Ê 18 mm AII, ặ > 18 mm AIII - Mặt ngoài của lồng thép định cữ chiều dày lớp bảo vệ như thiết kế và đảm bảo lồng thép khi hạ xuống có đường trục trùng với trục cọc. - Trên một mặt cắt ngang số lượng thép nối không được nhiều hơn 25% và 2 mặt phải cách nhau ít nhất 50 cm. - Việc hàn nối các đoạn lồng thép phải nhanh chóng và chính xác. Cần cố định lồng thép trong quá trình đổ bê tông, để tránh lồng cốt thép bị đẩy lên khi bắt đầu đổ bê tông dùng những thanh thép ngang nằm ở dưới chân lồng. - Cốt thép chủ không được uốn móc. Các móc làm theo yêu cầu của công nghệ thi công không được thò vào bên trong làm ảnh hởng đến hoạt động của ống dẫn đổ bê tông. - Sai số cho phép khi chế tạo lồng thép: + Lớp bảo vệ cốt chủ của lồng thép không > ± 20 mm. + Cự ly giữa các cốt chủ: ± 15 mm. + Cự ly cốt đai (Bước lò so): ± 15 mm. + Đường kính lồng cốt thép: ± 8 mm. + Độ dài lồng cốt thép: ± 40 mm. b. Một số điểm cần chú ý khi gia công cốt thép cho cọc khoan nhồi: - Cốt chủ và thép định vị của lồng phải bố trí đúng cự ly thẳng góc và hàn thành khung vững chắc để không biến dạng, sai lệch vị trí khi cẩu lắp. Các khung cứng phải chế tạo chính xác tròn đều. Khi chế tạo lồng thép cần đặt luôn ống phục vụ công tác kiểm tra sau khi đổ bê tông. - Lồng thép được chế tạo theo từng đoạn để tiện việc cẩu lắp trong thi công. Số lượng và vị trí mối nối được quyết định theo thiết kế. Trong những trường hợp đặc biệt sẽ có những chỉ dẫn của Kỹ sư sao cho lượng mối nối trên mặt phẳng nằm ngang không vượt quá 1/2 số thanh thép của cọc. Cốt thép chủ không được chống vào đáy hố khoan, nhất thiết được treo trên ống chống để tránh lồng thép bị vặn cách đáy một khoảng 200 mm. - Giá hàn lồng thép phải chắc chắn, không được lún lệch, các điểm đỡ phải thẳng hàng và trên cùng một độ cao, để thuận tiện khi lắp đặt các cốt thép thành phần và dễ dàng khi giải phóng giá chế tạo. - Những tấm cữ bố trí cách nhau thẳng góc với trục tim giá đỡ đảm bảo đường kính, độ tròn đều của lồng và phân bố đều cốt dọc với cự ly thiết kế. - Riêng phần đầu cọc đâm vào trong đất khi lắp dựng ta hàn cốt đai và thép chủ tạo thành vòng một tròn chặt, trơn ở đầu mút cuối của các thép chủ. Móc cẩu cố định chắc chắn vào cốt chủ và có thể dùng ngay thép định vị, do đó thép này phải đủ cường độ và độ cứng. Khi cẩu phải đảm bảo cân (Hai điểm móc cẩu). - Cần hàn thêm thép định vị và đôi thêm cả những thanh cốt thép nằm ngang dưới chân lồng, để giữ cho lồng thép không bị kéo theo khi rút ống chống trong lúc đổ bê tông. c. Trình tự gia công lồng thép: - Lắp định vị vào lòng rãnh các tấm cữ. Lắp cốt chủ vào những khấc đỡ trên tấm cữ. Choàng và buộc cốt đai đã được uốn vòng tròn và lồng ra ngoài cốt chủ. Hàn thép định vị và cốt đai vào cốt chủ, trừ một số cốt đai ở hai đầu (sẽ đặt sau khi nối các đoạn lồng thép với nhau). Hàn tai định vị và móc treo. - Dùng cẩu thả khung cốt thép đoạn 1 đã được nghiệm thu vào lỗ cọc. Để đảm bảo độ dầy lớp bảo vệ bằng phương pháp hàn thép bản 360x5x10 mm 4 cái vào cốt thép chủ/ 1 mặt cắt. Các mặt cắt có hàn cữ định vị các nhau 3m. - Khi thả hết đoạn 1, lợi dụng miếng vách chống dùng thép I 20 làm cốt thép dựng tạm thời ngáng qua cốt đai cuối cùng. - Cẩu đoạn 2 cũng vào đúng lỗ tim khoan sao cho cốt chủ của đoạn đã lồng trước, chỉnh độ thẳng đứng bằng dây dọi, 4 góc dùng thủ công xoay và chỉnh sửa. Sau đó hàn nối cốt thép chủ giữa 2 đoạn theo yêu cầu kỹ thuật với chiều cao đường hàn H = 10 mm, chiều dài đường hàn = 40D, trong quá trình hàn cẩu vẫn giữ ở vị trí thẳng đứng (Trường hợp trong lỗ khoan có khí gây cháy thì dùng dây thép loại to buộc chắc nối 2 đầu cốt chủ bằng mối nối chồng). Buộc cốt đai còn thiếu ở vị trí mối nối. - Các mối nối phải chịu được trị số lớn nhất trong 2 trường hợp sau: + Trọng lượng của đoạn lồng thép phía dưới khi treo. + Trọng lượng các đoạn lồng thép phía trên khi lồng thép chống vào nền đất. - Cẩu cả 2 đoạn lồng đã nối, tháo tạm thanh ngáng, hạ lồng thép nhẹ nhàng và đúng tim lỗ khoan cọc, tránh va quệt vào thành hố hoặc va quệt mạnh làm long mối hàn của tai định vị. - Cứ như vậy cho đến đoạn cuối cùng. Toàn bộ lồng được treo vào miệng ống chống bằng các móc treo. Kiểm tra lồng cốt thép sau khi hạ tới vị trí thiết kế. 5.2 - Hạ lồng thép: - Công tác hạ cốt thép tiến hành ngay sau khi được sự đồng ý của tư vấn giám sát: nghiệm thu hố khoan về chiều sâu, độ thẳng đứng, tình trạng thành vách, đường kính, độ sạch .v.v.. - Các lồng thép được thiết kế chắc chắn theo đúng thiết kế và có số mối nối thép chủ là tối thiểu. Các con kê nhựa được sử dụng để đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép. - Cần có biện pháp kỹ thuật đảm bảo (đặc biệt là các mối nối giữa các lồng thép phía trên), sử dụng lồng thép chống trồi, lồng thép sau khi hạ được liên kết chặt chẽ với ống vách ở phía trên .v.v.. - Cốt thép đảm bảo đúng và đầy đủ về số lượng, cường độ, vị trí và kích thước theo đúng yêu cầu của thiết kế và được làm sạch trước khi hạ xuống lỗ khoan. - Việc hạ lồng thép phải được thực hiện từ từ, nhẹ nhàng tránh va đập vào thành hố khoan. - Dùng cẩu thả khung cốt thép đoạn 1 đã được nghiệm thu vào lỗ cọc. Để đảm bảo độ dầy lớp bảo vệ bằng phương pháp hàn thép bản 360x5x10 mm 4 cái vào 4 cốt thép chủ trên 1 mặt cắt hoặc các con kê bằng nhựa, bê tông. Các mặt cắt có hàn cữ định vị theo thiết kế. - Khi thả hết đoạn 1, lợi dụng miếng vách chống dùng thép dựng tạm thời ngáng qua cốt đai cuối cùng. Cẩu đoạn 2 cũng vào đúng tim lỗ khoan sao cho cốt chủ của đoạn dã lồng trước, chỉnh độ thẳng đứng bằng dây dọi, 4 góc dùng thủ công xoay và chỉnh sửa. Sau đó hàn, buộc hoặc bắt bu-lông nối cốt thép chủ giữa 2 đoạn theo yêu cầu kỹ thuật, trong quá trình đó cẩu vẫn giữ ở vị trí thẳng đứng. - Các mối nối phải chịu được trị số lớn nhất trong 2 trờng hợp sau: + Trọng lượng của đoạn lồng thép phía dưới khi treo. + Trọng lượng của các đoạn ống thép phía trên khi lồng thép chống vào nền đất. Cẩu cả 2 đoạn lồng đã nối, tháo tạm thanh ngáng, hạ lồng nhẹ nhàng và đúng tim lỗ khoan cọc, tránh va quệt vào thành hố hoặc va quệt mạnh làm long mối hàn của tai định vị. Cứ như vậy cho đến đoạn cuối cùng, toàn bộ lồng được treo vào miệng ống chống bằng các móc treo. Kiểm tra lống cốt thép sau khi hạ tới vị trí thiết kế. Khi hạ lồng thép đến cao độ thiết kế thì tiến hành treo cố định lồng thép vào ống vách, tránh chuyển vị lồng trong quá trình thi công 6. Làm sạch hố khoan: Trước khi đổ bê tông, phải kiểm tra lại chiều sâu và độ sạch của hố khoan Trường hợp độ lắng Ê 10cm thì hố khoan đạt yêu cầu về độ sạch và tiến hành đổ bê tông. Trường hợp độ lắng > 10cm thì phải làm sạch vệ sinh đáy hố khoan bằng phương pháp thổi rửa hố khoan. Làm sạch bằng việc thay thế dung dịch Bentonite cũ lẫn cát bằng dung dịch mới đạt tiêu chuẩn. * Dự kiến lựa chọn một trong 2 phương pháp thổi rửa sau: a/ Thổi rửa bằng bơm: Dùng bơm chìm TSURUMI - KRS2/150 công suất 9KW thả xuống đáy hố và bơm hút Bentonite và lắng cặn lên. Đồng thời bơm dung dịch Bentonite trộn mới xuống hố khoan đảm bảo mực dung dịch trong hố khoan luôn duy trì ở mức 1,5m so với cao độ mặt đất tự nhiên. Bùn Bentonite bơm lên được đưa qua máy tách cát xử lý để tái sử dụng (tối đa là 3 lần kể từ lần sử dụng đầu tiên) b/ Thổi rửa bằng máy nén khí: Công việc thổi rửa được thực hiện bằng ống đổ bê tông kết hợp với ống dẫn bơm khí nén xuống. áp lực khí nén được giữ thường xuyên là 1,5 lần áp lực cột dung dịch tại đáy hố khoan và lưu lượng khí > 1,5m3/phút. Bentonite hòa lẫn mùn khoan ở đáy hố khoan được áp lực khí nén đẩy lên và ra khỏi hố khoan bằng ống D90. Cần bổ sung dung dịch mới vào hố khoan khi dung dịch trong hố tụt khoảng -1,5m so với độ cao mặt đất tự nhiên. Dự kiến đây là phương án chính trong công tác thổi rửa hố khoan. Kiểm tra dung dịch Bentonite đầu ra về độ nhớt, tỷ trọng và hàm lượng cát và đo kiểm tra bằng thước về độ lắng cặn. Nếu độ lắng cặn < 10cm và dung dịch Bentonite đầu ra đạt yêu cầu thì tiến hành tiếp công đoạn tiếp theo là đổ bê tông. 7. Đổ Bê tông: a/ Lắp đặt ống đổ: ống đổ là các ống thép có đường kính 273 mm, tổ hợp của các đoạn ống dài L=1m, 2m, 3m, và 6m. Các đoạn ống được liên kế với nhau bằng gen. Chiều dài ống đổ phải tới tận đáy hố khoan, khoảng cách giữa đáy ống đổ và đáy hố khoan tùy thuộc vào đường kính hố khoan và phải có biện pháp đổ dự phòng. ống đổ bê tông và mối nối được đảm bảo kín, cách nước, luôn luôn kiểm tra chiều dài khi nối ống, tháo ống trong quá trình đổ. Đoạn ống đầu tiên khi thi công được nút kín bằng bóng cao su hoặc bọt xốp dày > 5cm nhằm đảm bảo không có sự tiếp xúc trực tiếp của mẻ bê tông đầu với dung dịch khoan. b/ Quá trình đổ bê tông: - Trước khi đổ bê tông, cần phải có kế hoạch chặt chẽ về việc cung cấp bê tông giữa đơn vị thi công và đơn vị cung cấp. Cụ thể, bê tông phải đảm bảo cung cấp đủ về số lượng, chất lượng, liên tục không gián đoạn. - Cấp phối bê tông phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo các yêu cầu thiết kế, không sử dụng cốt liệu đá lớn hơn 20mm. Bê tông trớc khi đổ phải có độ sụt là 16-20cm. - Công nghệ đổ bê tông được thực hiện sao cho bê tông cấp cho cọc liên tục, không bị gián đoạn, tránh cho bê tông bị phân tầng. - Trường hợp dùng xe trộn để cấp bê tông, cần tính toán thời gian vận chuyển, nghiên cứu phương án đường đi và lựa chọn độ sụt xuất xưởng thích hợp. - Bê tông sử dụng cho cọc khoan nhồi có thể được trộn thêm phụ gia hóa dẻo với tỷ lệ từ 0,8% đến 1,2% tùy thuộc vào môi trường cũng như cự ly vận chuyển. - Bê tông trong ống đổ phải đủ độ cao và luôn luôn lớn hơn áp lực dung dịch xung quanh. ống đổ có thể được nâng lên hạ xuống trong quá trình cấp bê tông nhưng không được thao tác quá mạnh và nhiều để tránh bê tông bị phân tầng. Trong quá trình đổ, ống đổ được tháo dần ra song phải luôn đảm bảo nằm ngập trong bê tông với chiều sâu không nhỏ hơn 2m. Việc đổ diễn ra liên tục tạo thành dòng chảy tự do và bê tông chiếm chỗ đẩy dần Bentonite ra khỏi hố khoan. - Các ống đổ bê tông được đặt lên giá đỡ và vệ sinh ngay sau khi tháo để tránh hiện tượng tắc ống trong những lần đổ sau. - Trong suốt quá trình đổ bê tông tránh không để bê tông tràn ra miệng phễu rớt vào trong lòng cọc làm ảnh hưởng tới chất lượng của Bentonite và bê tông cọc. - Trong quá trình đổ bê tông, phải thường xuyên kiểm tra theo dõi cao độ bê tông trong hố khoan bằng thước dây và dọi để kịp thời điều chỉnh cao độ chân ống cho phù hợp và kiểm soát được chất lượng thành vách hố khoan. - Cao độ đổ bê tông cuối cùng phải cao hơn cao độ đáy dài cọc tối thiểu là 1á1,5m tùy theo thiết kế. - Thời gian đổ bê tông không quá 4 giờ cho 1 cọc. Quá trình đổ bê tông được thể hiện trong các báo cáo chi tiết theo các biểu mẫu có sẵn và có sự xác nhận của cán bộ thi công và tư vấn giám sát. 8. Rút ống vách: ống vách cần được rút lên ngay trong thời gian địa chất xung quanh chưa cố kết chắc chắn và bê tông còn có độ dẻo và chưa ninh kết nhằm đảm bảo bê tông không bị kéo theo khi rút ống và phá vỡ kết cấu ban đầu của bê tông. Trong quá trình rút ống vách phải đảm bảo ống được giữ thẳng đứng và đồng trục với cọc. Sau khi ống chống được rút lên, cần kiểm tra khối lượng bê tông và cao độ đầu cọc nhằm đảm bảo tiết diện cọc không bị thu nhỏ và bê tông không bị lẫn bùn đất xung quanh do áp lực của đất, nước, mùn khoan .v.v... Trong trường hợp cần thiết cần phải bổ sung ngay trong quá trình rút ống. 9. Dung sai: Vị trí cọc phải được xác định chính xác. Ngay trước khi thi công phải kiểm tra vị trí cọc so với hệ thống mốc chuẩn. Vị trí cọc không được sai số quá 75mm theo bất kỳ hướng nào đồng thời cũng phải đảm bảo sai số của tâm móng (bao gồm cả các cọc khác) không được vượt quá chỉ số trên. Độ thẳng đứng: Khi bắt đầu công tác thi công, độ thẳng đứng của các cọc cần phải được kiểm tra theo quy định. Dung sai thẳng đứng lớn nhất cho phép là Ê 1/100 * Các cọc bị hư hỏng: Trong trường hợp các cọc coi như là không đạt yêu cầu: + Cường độ bê tông không đạt yêu cầu về thiết kế. + Dung sai thi công vượt quá trị số cho phép quy định. + Cốt thép không đảm bảo về cường độ, số lượng và vị trí theo thiết kế. + Sức chịu tải của cọc không đạt yêu cầu thiết kế. + Kết quả kiểm tra siêu âm hoặc PIT không đạt yêu cầu. 10. Lý lịch cọc: Lý lịch cọc phải được kỹ thuật A-B xác nhận ngay trong quá trình thi công và bao gồm các thông tin sau đây: + Ngày và thời gian bắt đầu khoan và bắt đầu đổ bê tông. + Số hiệu cọc và vị trí. + Cốt mặt đất tại vị trí thi công cọc (thời điểm bắt đầu thi công). + Cốt mũi cọc và đầu cọc. + Độ sâu gặp lớp đất chịu lực (cát chặt hoặc sét cứng) + Đờng kính hố khoan và đường kính cọc. + Độ nghiêng của cọc. + Chiều dài ống vách. + Chiều dài ống đổ bê tông và chiều dài ống nằm trong bê tông. + Mô tả chi tiết đất nền trong quá trình khoan theo thời gian. + Làn sạch đáy hố khoan. + Cốt thép và thời gian lắp đặt vào hố khoan. + Đặc tính của bê tông, thể tích của bê tông và thời gian đổ bê tông. + Chi tiết các chướng ngại vật gặp phải khi khoan. + Chi tiết về thời tiết + Đặc tính dung dịch Bentonite trước khi đưa vào hố khoan và ở đáy hố khoan sau khi có sự nạo vét. + Các thông tin khác theo yêu cầu kỹ thuật của bên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc691.doc
Tài liệu liên quan