Trong những năm gần đây với yêu cầu cải cách Hành Chính
Quốc gia và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thì nghiệp vụ Giao tiếp Hành Chính nói riêng cũng đóng một phần quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời đã thể hiện vai trò không nhỏ cho hiệu quả công việc của mỗi cơ quan.
Trong hai năm học tập tại trường em đã được nhận về Công ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh REE. Tại đây em đã được học hỏi những công việc thực tế với mục đích là gắn Nhà trường với xã hội, kết hợp với lí thuyết đã học ở trường để ứng dụng vào công việc thực tế. Qua đó học sinh được tiếp xúc trực tiếp với các nghiệp vụ như tổ chức hội nghị, hội thảo, các chuýyến đi công tác, cung cấp thông tin cho lãnh đạo mà nghiêp vụ giao tiếp Hành Chính là một công việc không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi cơ quan, xí nghiệp nhằm trao đổi với cơ quan, xí nghiệp khác. Giao tiếp Hành Chính là một trong những công việc chủ yếu của người thư kíý tại cơ quan.
Báo cáo này gồm có 3 phần chính, Đó là:
PHẦN LỜI NÓI ĐẦU:
PHẦN NỘI DUNG:
- Khái quát chung về cơ quan đơn vị mình thực tập
- Cơ sở Lí luận
- Nghiệp vụ giao tiếp Hành Chính tại công ty
PHẦN KẾT LUẬN:
Tuy nhiên em đã nhận thức được tầm quan trọng của Nghiệp vụ Văn phòng song đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với thực tế, với các hoạt động của cơ quan, khả năng nhận thức và các kiến thức thực tế còn hạn chế. Chính vì vậy chuyên đề thực tập tốt Nghiệp của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo cũng như ýy kiến đóng góp của các cô chú, các anh chị trong văn phòng cơ quan công ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh REE và của các thầy cô giáo, để báo cáo của em được hoàn thiện hơn và cung là giúp em hiểu biết về công việc chuyên môn của mình.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần cơ điện lạnh REE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu:
Trong những năm gần đây với yêu cầu cải cách Hành Chính
Quốc gia và sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thì nghiệp vụ Giao tiếp Hành Chính nói riêng cũng đóng một phần quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời đã thể hiện vai trò không nhỏ cho hiệu quả công việc của mỗi cơ quan.
Trong hai năm học tập tại trường em đã được nhận về Công ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh ree. Tại đây em đã được học hỏi những công việc thực tế với mục đích là gắn Nhà trường với xã hội, kết hợp với lí thuyết đã học ở trường để ứng dụng vào công việc thực tế. Qua đó học sinh được tiếp xúc trực tiếp với các nghiệp vụ như tổ chức hội nghị, hội thảo, các chuyến đi công tác, cung cấp thông tin cho lãnh đạo…mà nghiêp vụ giao tiếp Hành Chính là một công việc không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi cơ quan, xí nghiệp nhằm trao đổi với cơ quan, xí nghiệp khác. Giao tiếp Hành Chính là một trong những công việc chủ yếu của người thư kí tại cơ quan.
Báo cáo này gồm có 3 phần chính, Đó là:
Phần Lời nói đầu:
Phần nội dung:
- Khái quát chung về cơ quan đơn vị mình thực tập
- Cơ sở Lí luận
- Nghiệp vụ giao tiếp Hành Chính tại công ty
Phần kết luận:
Tuy nhiên em đã nhận thức được tầm quan trọng của Nghiệp vụ Văn phòng song đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với thực tế, với các hoạt động của cơ quan, khả năng nhận thức và các kiến thức thực tế còn hạn chế. Chính vì vậy chuyên đề thực tập tốt Nghiệp của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo cũng như y kiến đóng góp của các cô chú, các anh chị trong văn phòng cơ quan công ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh ree và của các thầy cô giáo, để báo cáo của em được hoàn thiện hơn và cung là giúp em hiểu biết về công việc chuyên môn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Phần II: Phần nội dung:
Khái quát chung về cơ quan đơn vị mình thực tập
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh ree Được thành lập vào năm 1977 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trụ sở chính : 364 Cộng Hòa –Tân Bình –Thành Phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh tại Hà Nội 41B Ly Thái Tổ- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội
Những dấu ấn của REE :
- 1977 Thành lập công ty quốc doanh.
- 1993 Công ty đầu tiên của Việt Nam cổ phần hóa với vốn 16 tỷ đồng.
- 1996 Thành lập công ty : Reetech sản xuất hàng cơ điện gia dụng và công nghiệp. Sản phẩm Reetech đầu tiên xuất xưởng.
- 1997 Phát hành trái phiếu công ty ra Quốc tế.
- 1998 Vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
- 2000 Công ty Việt Nam đầu tiên niêm yếu trên thị trường chứng khoán.
Đạt chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO 9002.
- 2002 Tăng vốn điều lệ lên 225 tỷ đồng. Sau hơn hai mươi năm trong lĩnh vực cơ điện REE M & E được thành lập với 100% vốn của REE. REE chính thức tham gia lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Công ty quản ly bất động sản ra đời. Khai trương tòa nhà E.TOWN.
- 2003 Đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO 9001 – 2000.
Các hoạt động chính của REE :
- Dịch vụ cơ điện cho các công trình công nghiệp, thương mại và dân dụng.
- Sản xuất máy điều hòa không khí Reetech, sản phẩm gia dụng và tủ điện và sản phẩm cơ khí công nghiệp.
- Phát triển và khai thác bất động sản.
- Hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty, ngân hàng cổ phần.
Gần 30 năm hoạt động REE được biết đến như một công ty tiền phong vươn lên từ những thử thách. Dấu ấn của REE trải dài theo từng chặng đường phát triển của đất nước bằng những công trình lớn và những sản phẩm điện lạnh chất lượng cao mang thương hiệu Reetech. Qua nhiếu công trình trọng điểm khắp đất nước từ các sân bay quốc tế đến các khách sạn năm sao, từ các nhà máy Công Nghiệp, Nhà Hát, Ttrường học, Bệnh viện,…đã góp phần thay đổi diện mạo của đất nước.
Công ty đã từng bước phát triển lớn mạnh và vững bước trên thương trường. Tự hào là một nhà thầu Cơ Điện Lạnh lớn mạnh nhất Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với các nha thầu nước ngoài. Có một điều không thể phủ nhận được REE đã, và đang là nhà thầu lớn mạnh nhất Việt Nam.
Sơ đồ hoạt động kinh doanh REE :
Hội Đồng quản trị
Tổng giám đốc
Đầu tư vào các công ty và ngân hàng cổ phần
Phát triển và khai thác bất động sản
Sản xuất máy điều hòa nhiệt độ, hàng gia dụng tủ diện…
Dịch vụ cơ điện công trình công nghiệp, thương mại và dân dụng
P. Kinh doanh và tiếp thị
P. Đầu tư và phát triển
Công ty quản ly bất động sản
Xưởng điện
Xưởng tháp giải nhiệt
Xưởng cơ khí
Nhà máy sản xuất điều hòa không khí
P. Kỹ thuật
P. Bảo hành và bảo trì
P. Kinh doanh
P. Kế Toán
P. Vật tư
P. Thi công và bảo hành
P. Quản lí hợp đồng
P. Kinh doanh và kỹ thuật
P. Phát triển thị trường
Cơ sở lí luận
Chúng ta đều biết rằng, giao tiếp là một nhu cầu, là một hoạt động không thể thiếu được của con người, đặc biệt là các văn phòng – trung tâm giao tiếp của cơ quan là người thư ky văn phòng – người trực tiếp thực hiện chức năng giao tiếp.
Để tiến hành các hoạt động giao tiếp đạt kết quả tốt thì các đối tượng giao tiếp nói chung và người thư ky văn phòng nói riêng cần nắm vững các hình thức giao tiếp, nguyên tắc giao tiếp và kỹ năng giao tiếp.
– Các hình thức giao tiếp :
Con người giao tiếp với nhau bằng nhiều hình thức. Sự phân loại hình thức giao tiếp căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào tính chất tiếp xúc thì hoạt động giao tiếp chia làm hai loại:
- Giao tiếp trực tiếp: là giao tiếp không qua các khâu trung gian, giao tiếp mặt đối mặt.
- Giao tiếp gián tiếp: là thông qua một khâu trung gian nào đó để giao tiếp.
Hiện nay ở các công sở có một hình thức giao tiếp vừa mang tính chất trực tiếp, vừa mang tính gián tiếp, đó là giao tiếp qua điện thoại.
Căn cứ vào tính chất của giao tiếp thì có thể chia làm hai loại:
- Giao tiếp chính thức.
- Giao tiếp không chính thức.
Căn cứ vào vị thế giao tiếp thì hoạt động giao tiếp được chia làm 3 loại:
- Giao tiếp ở thế mạnh.
- Giao tiếp ở thế yếu.
- Giao tiếp ở thế cân bằng.
Nhìn chung trong quá trình làm việc ở công sở người thư ky văn phòng hầu hết đề tham gia vào các hình thức giao tiếp cơ bản sau:
- Giao tiếp qua điện thoại.
- Giao tiếp qua văn bản.
- Giao tiếp qua các cuộc họp, hội nghị, hội thảo
- Giao tiếp với lãnh đạo, đồng nghiệp và khách.
– Các nguyên tắc giao tiếp hành chính :
1. Đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia:
Trong giao tiếp công sở đối tượng giao tiếp đến với người thư ky và cơ quan thường mang một mục đích nhất định nào đó và họ luôn mong muốn nguyện vọng của họ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết công việc lại xảy ra hai tình huống:
- Đối tượng giao tiếp được người thư ky hoặc cơ quan đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, tức là cuộc giao tiếp thành công ở xu hướng tích cực.
- Người thư ky hoặc cơ quan không đáp ứng yêu cầu của đối tượng giao tiếp.
Lợi ích mà con người hướng tới trong hoạt động giao tiếp hành chính có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Vì vậy, người thư ky phải xác định, cố gắng đảm bảo sự hài hòa giữa các bên khi tham gia giao tiếp. Nguyên tắc này đòi hỏi người thư ky văn phòng trong hoạt động giao tiếp hành chính cần chú y những điểm sau:
- Tìm hiểu tâm ly của khách cũng như yêu cầu, mục đích của khách và mục đích của cơ quan, đơn vị cần đạt tới.
- Trong giao tiếp gián tiếp thì người thư ky phải giúp cơ quan và thủ trưởng thu thập thông tin về phía đối tác và lợi ích mà họ hướng tới.
- Đặt mục tiêu sao cho mục đích của cơ quan mình đạt được và lợi ích của đối tượng giao tiếp cũng được thỏa mãn một phần hay toàn bộ. Có như vậy thì cuộc giao tiếp mới đem lại kết quả cao cho công việc.
- Ngay cả trong trường hợp lợi ích của đối tượng giao tiếp không được thỏa mãn thì người thư ky cần tỏ thái độ cảm thông, chia sẽ chứ không được thỏa mãn, hiếu thắng hoặc thờ ơ.
2. Cần đưa ra nhiều giải pháp để đối tượng giao tiếp có thể lựa chọn và quyết định:
Trong hoạt động giao tiếp hành chính, nhìn chung các bên tham gia đều mong muốn đạt được mục đích. Tuy nhiên thực tế các hoạt động giao tiếp lại không đáp ứng được hoàn toàn những yêu cầu đó và việc một bên tham gia giao tiếp không đạt được mục đích là lẽ thường tình. Thư ky văn phòng cần hiểu biết tình hình thực tế đó và phải đặt ra một nhiệm vụ làm thế nào để có thể thỏa mãn được tất cả hay một phần nào đó của người giao tiếp. Nếu không thỏa mãn được thì cũng phải làm thế nào cho đối tượng giao tiếp hiểu và chấp nhận thực tế với tâm lí thoải mái và vẫn còn tinh thần để hợp tác về sau. Để đảm bảo nguyên tắc này, người thư ky văn phòng cần chú y một số điểm sau:
- Cần lắng nghe khách trình bày yêu cầu, nguyện vọng của họ và căn cứ vào tình hình thực tế xem có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách, thư ky cần phải vạch nhanh một số phương án để khách có thể lựa chọn.
- Khi được giao nhiệm vụ bàn bạc hoặc đàm phán với một đối tác về một vấn đề nào đó, thư ky cần phân tích tình thế cho cả hai bên và có thể đưa ra một số giải pháp để cuộc thương lượng đạt kết quả cao.
- Khi được giao tổ chức điều hành một cuộc họp, nếu có một vấn đề phức tạp hay chưa thống nhất, thư ky có thể đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề, sau đó đề nghị mọi người thảo luận, cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong các phương án đó.
3. Coi trọng và vận dụng tốt các quy phạm khách quan trong giao tiếp:
- Quy phạm khách quan trong giao tiếp Hành Chính được hiểu là những quy phạm pháp luật do Nhà Nước ban hành hoặc những quy phạm pháp luật mang tính quốc tế . Các quy phạm này là các quy phạm của quản lí hành chính . Lợi ích không thể vượt quá những quy phạm pháp luật đá quy định cho mọi người và do đó trong giao tiếp Hành Chính không thể không dựa vào những quy phạm pháp luật . Bên cạnh đó, quy phạm khách quan còn có thể là những quy phạm đạo đức mà xã hội thừa nhận hoặc những quy luật tất yếu của chính sách mà con người buộc phẩi chấp nhận.
- Để vận dụng nguyên tắc này, thư kí văn phòng cần nắm vứng nhứng chủ trương, chính sách, các quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến các hoạt động của cơ quan hoặc liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của mình; đồng thời thư kí cũng cần nắm được các quy phạm đạo đức của dân tộc mình hoặc của các nước có liên quan đến đối tượng giao tiếp để vận dụng chung khi cần thiết.
4 . Cần coi trọng ảnh hưởng của các mối quan hệ
Các đối tượng giao tiếp đối với người thư kí văn phòng về cơ bản được phân thành 2 nhóm:
- Đối tượng giao tiếp là khách đến làm việc với cơ quan: trong đó khách có thể là cấp trên, có thể là đồng nghiệp ở cơ quan bạn, hoặc có thể là khách đến liên hệ công việc.
- Đối tượng giao tiếp là khách nội bộ cơ quan bao gồm: thủ trưởng cơ quan, lánh đạo đơn vị và đồng nghiệp trong cơ quan.
Việc phân loại đối tượng giao tiếp như trên giúp người thư kí văn phòng xác định được mình đang đứng ở vị thế giao tiếp nào từ đó lựa chọn ngôn ngữ hoặc cách thức giao tiếp cho hợp lí. Tuy nhiên, trong quan hệ giao tiếp hành chính người thư kí lại gặp phải các tình huống khó xử giữa một bên là công việc, một bên là các mối quan hệ.
Trường hợp như vậy thì thư kí cần linh hoạt để xử lí một cách thích hợp, không nên quá cứng nhắc hoặc cực đoan quá. Điều cơ bản nhất là người thư kí văn phòng phải xác định mọi người trong cuộc giao tiếp đều là quan trọng, cần phải tôn trọng họ và phải giải quyết được những yêu cầu, đề nghị của họ một cách tốt nhất.
Ngoài 4 nguyên tắc vừa trình bày ở trên, người thư kí văn phòng cần phải dựa trên những nguyên tắc giao tiếp của người Việt để thực hiện các cuộc giao tiếp có hiệu quả: đó là những cởi mở, ân cần, chu đáo, hiếu khách và lịch sự.
- các kỹ năng giao tiếp hành chính
Người thư kí cũng như bất cứ người nào tham gia giao tiếp nào đều phải sử dụng các kỹ năng giao tiếp cơ bản như : nghe, nói, đọc, viết và phản biện.
1, Kỹ năng nghe :
Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp hàng chính, nó đòi hỏi người thư kí phải rèn luyện thường xuyên để có thể hiểu được nhu cầu, tâm trạng của đối tượng giao tiếp hoặc thu lượm được nhiều thông tin để có thể xử lí thông tin một cách chính xác, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối vời đối tượng giao tiếp.
- Để có được một kí năng nghe trong giao tiếp hành chính, người thư kí văn phòng cần phải chú y đến một số điểm sau:
- Sẵn sàng nghe: thái độ sẵn sàng nghe được thể hiện ở những hành vi cụ thể, chẳng hạn:
Khi chuông điện thoại reo, cần nhanh chóng nhấc máy, tự xưng danh.
Khi có khách bên ngoài đến làm việc, cần phải chủ động, gợi mở, lắng nghe những yêu cầu của khách.
Với khách nội bộ, nên tạo một thói quen để đồng nghiệp nhận thấy mình luôn sẵn sàng giúp đỡ các yêu cầu của họ.
- Trong quá trình giao tiếp, thư kí văn phòng cần phải dành một thời gian nhất định để nghe đối tượng giao tiếp nói hết các suy nghĩ, các y kiến của mình. Trường hợp này giúp cho đối tượng giao tiếp chủ động trình bày y kiến của mình và họ cúng cảm thấy được coi trọng , còn người thư kí văn phòng thời gian để hiểu được các yêu cầu, đề nghị của khách, tuy nhiên có vài trường hợp, thấy đối tượng giao tiếp trình bày dài dòng, lộn xôn thì thư kí văn phòng cần kiên nhấn nghe một lúc rồi xin lỗi khách, cắt ngang lời nói của họ, yêu cầu họ trình bày, vấn đề một cách trực tiếp và giảm bớt các thông tin không cần thiết . Trường hợp này chỉ áp dung khi người thư kí có quá ít thời gian hoặc do khách trình độ thấp không thể tự trình bày vấn đề của mình.
- Khi nghe đối tượng giao tiếp trình bày, thư kí văn phòng cần huy động mọi khả năng có thể để nhanh chóng nắm bắt các thông tin từ phía đối tượng giao tiếp và nếu họ trình bày không rõ ràng , mạch lạc thi bản thân người thư kí phải tự sắp xếp các thông tin theo một tật tự lôgic để từ đó có thể giúp người thư kí văn phòng xử lí mọi thông tin.
- Khi nghe người khác nói thư kí văn phòng cần biết thể hiện các cử chỉ phi ngôn ngữ như : điệu bộ, nét mặt, giọng nói… để giúp cho đối tượng giao tiếp nhận thấy người thư kí tôn trọng họ và quan tâm đến các yêu cầu của họ.
Nếu là giao tiếp qua điện thoại, thư kí cần xen thêm một vài lời trong quá trình nghe hoặc thể hiện ngữ điệu, lời nói cho phù hợp, giúp cho người ở đầu dây bên kia nhận thấy người thư kí đá hiểu y họ và lắng nghe họ. Với loại giao tiếp trực tiếp thư kí nên nhìn thẳng vào đối tượng giao tiếp với thái độ khích lệ để đối tượng giao tiếp thấy mình hiểu y.
Trên thực tế việc nghe có rất nhiều mức độ nhưng nhìn chung kỹ năng nghe của người thư kí phải đạt đến trình độ nghe thấu cảm, nghe hiểu, nghe để xử lí thông tin cần thiết
2, Kỹ năng nói:
Kỹ năng nói là một kỹ năng rất quan trọng trong hoạt động giao tiếp bằng lời. Với giao tiếp hành chính, đây là một kỹ năng được sử dụng thường xuyên trong các hoạt động tiếp khách, hội họp hoặc điện thoại. Người thư kí không chỉ biết lắng nghe mà còn biết trình bày y kiến hoặc các biện pháp giải quyết của mình.
Để cho hoạt động giao tiếp đạt kết quả tốt, thư kí văn phòng cần xác định mình nói cái gì và nói như thế nào. Để thực hiện được kỹ năng nói, thư kí văn phòng cần phải chú y một số điểm sau:
- Giọng nói:
khi giao tiếp, người thư kí cần nói ở mức độ cao phù hợp, đủ cho đối tượng giao tiép nghe rõ các thông tin từ lời nói của mình. Nếu nói trước số đông cần nói to hơn, còn khi nói với một hai người khách đối diện thì cần nói ở độ vừa phải. Tốc độ lời nói không nên nói nhanh quá hoặc chậm quá dể phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Kết hợp với cử chỉ, ngữ điệu, nét mặt:
Cử chỉ phi ngôn ngữ luôn luôn tạo ra sức mạnh hoặc tạo thành vật cản cho lời nói. Thông thường, trong khi nói, người thư kí cần điều chỉnh tư thế ngồi thoải mãi, tự tin, dáng đứng sao cho tạo được vẻ duyên dáng, kín đáo đồng thời hướng sự chú y về phía đối tượng giao tiếp, ánh mắt nhìn thẳng và tiếp xúc nhiều với người nghe. Sự tiếp xúc bằng mắt không chỉ đưa lại cho người nghe cảm giác thân tình, cởi mở và cả sự tin cậy vào người nói.
- Một trong những biện pháp để đạt được hiệu quả khi nói là người thư kí văn phòng nên có thuật khôi hài đúng lúc và đúng chố . Điều này đặc biệt quan trọng khi giao tiếp với những người khách khó tính hoặc khi thủ trưởng và đồng nghiệp gặp chuyện bực mình. Sự khôi hài, dí dỏm hàm chứa chất trí tuệ và tính thân ái sé giúp cho người thư kí giải tỏa được tâm lí căng thẳng ở cả người nói và người nghe.
- Một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động bằng lời là người thư kí phải biết diễn đạt lời nói sao cho trôi chảy, dễ hiểu. Để làm được điều này thư kí văn phòng cần phải có một vốn từ phong phú, phải co những kiến thức nhất định về ngữ pháp. Để sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả điều quan trọng là phải căn cứ vào đối tượng, hoàn cảnh và nội dung giao tiếp để lựa chọn ngôn ngư giao tiếp sao cho phù hợp. Người thư kí phải có năng lực trình bày một vấn đề hoàn chỉnh trước đám đông hoặc phải có năng lực tư diễn đạt y đồ của mình sao cho đối tượng giao tiếp hiểu đúng, hiểu chính xác.
3, Kỹ năng đọc:
Trong hoạt động văn phòng, thư kí tham gia vào một hình thức giao tiếp qua văn bản, thư từ giao dịch và xử lí các văn bản đến. Do đó ngoài khả năng nghe, nói, thư kí văn phòng cần có kỹ năng đọc.
Kỹ năng đọc ở đây được quan niệm là đọc hiểu, đọc để xử lí thông tin hoặc chuyển giao văn bản một cách chính xác. Vì thế, thư kí văn phòng cần phải rèn cho mình một thói quen khi có văn bản đến phải nhanh chóng đọc để nắm bắt được nội dung chính xác văn bản. Thông qua việc đọc và xử lí thông tin qua văn bản thư kí đã thể hiện được trình độ giao tiếp và phong cách làm việc của mình. Để có thể sử dụng kỹ năng đọc trong giao tiếp hành chính, thư kí văn phòng cần rèn luyện bằng một số kỹ năng sau:
- Phải biết đặt câu hỏi trước, trong và sau khi đọc: Văn bản loại gì? Nội dung đề cập vấn đề gì? Chuyển cho ai? Xử lí thế nào?
- Phải nhanh chóng tiếp cận nội dung chi tiết của văn bản. Trước hết phải tìm bố cục lớn của văn bản để nắm tổng quát về mặt nội dung, sau đó bắt đầu đọc y lớn trong từng phần.
- Trong khi đọc thư kí cần đánh dấu hoặc lấy bút mầu làm nổi bật nhứng y quan trọng để giúp cho người lãnh đạo hoặc các bộ phận có trách nhiệm giải quyết có thể nhìn thấy ngay những vấn đề đó mà không cần tìm lâu.
- Sau khi đọc xong tất cả các văn bản, trong một số trường hợp cần thiết (thủ trưởng yêu cầu hoặc thời gian của thủ trưởng không có nhiều thời gian hoặc do văn bản quá dài) thư kí có thể tóm tắt nhứng y chính của văn bản (bằng miệng hoặc bằng văn bản khác) để trình bày cho lãnh đạo.
Có kỹ năng đọc tốt là một tiêu chuẩn chứng tỏ người thư kí văn phòng có khả năng và trình độ giao tiếp tốt, góp phần mang lại uy tín cho bản thân người thư kí cũng như uy tín của cơ quan.
4, Kỹ năng viết:
Cúng giống như kỹ năng nói, kỹ năng viết đòi hỏi người thư kí phải xác định viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào?
Thông qua việc soạn thảo các văn bản, người thư kí sẽ thể hiện được trình độ học vấn của mình, đặc biệt là trình độ xử lí thông các tin và truyền thông tin đến các đối tượng quản lí giúp lãnh đạo.
- Qua việc soạn thảo văn bản hoặc các thư từ giao dịch, nếu được viết tốt, viết chuẩn mực thì đối tượng giao tiếp còn hiểu được tình cảm, thái độ và mức độ quan hệ giữa hai thủ trưởng như thế nào. Do đó, thư kí văn phòng cần xác định viết là một hoạt động rất quan trọng nhằm thiết lập hoặc duy trì các mỗi quan hệ của cơ quan mình, thủ trưởng mình với các đối tượng tiếp nhận văn bản.
- Thư kí văn phòng cần nắm được các bước soạn thảo văn bản và quan trọng nhất là sau khi đã tổng hợp đầy đủ thông tin phải xác định được loại văn bản gì cho phù hợp. Từ đó vận dụng những hình thức về văn bản như : thể thức, mẫu soạn thảo văn bản và đặc biệt là ngôn ngữ văn bản hành chính để làm sao diễn đạt được các thông tin mang tính chất quản lí , pháp lí một cách chính xác , dễ hiểu .
Để có được kỹ năng viết, đòi hỏi người thư kí phải có một số điểm sau:
+ Nắm vững các vấn đề cần viết hoặc cần trình bày .
+ Khi viết thư kí phải xác định được đề cương văn bản , xác định y nào là trọng tâm và trình bày bố cục văn bản như thế nào. Các phần, các y trong văn bản được sắp xếp có hệ thống và cân đối, phải theo một trật tự lôgic tạo ra tính mạch lạc, dễ hiểu cho văn bản .
+ Khi viết người thư kí phải đặt mình vào vị trí của người đọc để dự liệu những phán đoán, thắc mắc hoặc những yêu cầu mà người đọc có thể yêu cầu hoặc đòi hỏi. Làm được việc này tức là người thư kí đã thực hiên được tính khách quan trong soạn thảo văn bản và tăng thêm sức thuyết phục của văn bản . + Khi viết nên trình bày ngắn gọn, đủ y và đúng chủ đề .
+ Người thư kí không chỉ có năng lực về vận dụng từ ngữ hoặc có vốn từ phong phú, nắm được ngữ pháp Tiếng việt mà còn phải quan tâm đến lối trình bày, diễn đạt. Một văn bản trình bày đẹp, đúng thể thức, nghiêm túc với một lối hành văn trong sáng mạch lạc không chỉ làm cho người đọc hiểu nhanh, hiểu đúng mà còn tạo sự thiện cảm cho người đọc và cũng phản ánh trình độ giao tiếp của người viết .
III : nghiệp vụ giao tiếp hành chính tại công ty cổ phần cơ điện lạnh ree
I - giao tiếp qua việc tiếp khách:
Văn phòng là đầu mối giao tiếp của cơ quan nên hàng ngày luôn là nơi đón tiếp khách từ bên ngoài đến giao dịch, trao đổi công việc hoặc đề đạt các yêu cầu, nguyện vọng cần giải quyết .
Về một phương diện khác tiếp khách còn là một phần của sản xuất, kinh doanh. Sản xuất, kinh doanh là phải có khách hàng và khách hàng là trên hết. Tiếp khách chu đáo, giữ được khách hàng chính là điều kiện đảm bảo cho sản xuất , kinh doanh tồn tại và phát triển.
1, Đón khách:
Tại phòng Kinh Doanh mọi người làm việc với mỗi nhiệm vụ khác nhau. Thư kí được bố trí phòng làm việc riêng đầy đủ tiện nghi như các đồ dùng cần thiết bàn ghế, điện thoại, ấm chén… trên tường có treo các ảnh về hoạt động của công ty trên bàn có đặt các tờ rơi, catalog về hoạt động của công ty và phòng thu kí được thông với phòng Kinh Doanh và phòng thư kí được đặt ở một vị trí dễ quan sát .
- Khi khách đến công ty, người thư kí đón khách một cách niềm mở, thân thiện, lịch sự. Sau đó, giới thiệu về mình và tìm hiểu yêu cầu của khách .
Ví dụ: Chào chị! Tôi là Tường thư kí của công ty. Tôi có thể giúp gì cho chị không ạ?
Trong trường hợp khách đến mà người thư kí đang bận nói điện thoại hoặc đang làm việc với khách thì người thư kí dừng lại, chào hỏi khách mới đến và mời khách ngồi đợi, sau đó quay lai làm việc tiếp với người khách cũ đồng thời giải quyết nhanh chóng để người khách mới khỏi phải chờ lâu .
Trong khi tìm hiểu yêu cầu của khách, thư kí đá tìm hiểu một số thông tin về khách. Với những khách đưa danh thiếp đều được thư kí lưu lại và ghi vào sổ
Khi kách trình bày những yêu cầu, đề nghị, thư kí luôn hỏi rõ xem khách cần gặp ai? Cần đề nghị, trao đổi hoặc cần giải quyết những vấn đề gì? từ đó chuyển các yêu cầu của khách đến bộ phận có trách nhiệm giải quyết một cách chính xác .
2, Giải quyết các yêu cầu của khách:
Đây là một vấn đề quan trọng của việc tiếp khách, hầu như tất cả những người khách đến cơ quan đều có một yêu cầu, đề nghị hoặc một công việc cần giải quyết .
- Đối với khách có yêu cầu gặp thủ trưởng: Thư kí của công ty đã tìm hiểu rõ vấn đề mà khách đưa ra. Nếu nhận xét thấy vấn đề không cần thiết phải đưa ra trình thủ trưởng, thư kí đã khéo léo giải thích cho khách và chuyển yêu cầu hoặc giới thiệu khách đến những bộ phận chức năng để giải quyết .
Ví dụ: Thưa ông! Công ty tôi đá có sự phân công công việc cụ thể, vấn đề này thuộc thẩm quyền giải quyết của phòng hành chính. Ông có thể làm việc với phòng hành chính phòng 102 tầng một, nếu ông xuống ngay bây giờ thi tốt quá .
Với những trường hợp cần thiết, thư kí gọi báo cáo cho thủ trưởng để hẹn giờ tiếp khách một cách chủ động và chu đáo . Khi được thủ trưởng đồng y, thư kí dẫn khách vào phòng giới thiệu khách với thủ trưởng rồi mới quay ra.
Nếu như thủ trưởng bận họp hoặc đi công tác thì thư kí hẹn khách quay lại vào một thời điểm thích hợp và hỏi xem khách có nhắn hoặc gửi lai thư từ, tài liệu để chuyển cho thủ trưởng .
- Đối với khách đến làm việc với các bộ phận chức năng, thư kí xem giấy giới thiệu và ghi các thông tin cần thiết vào sổ, sau đó giới thiệu khách đến các bộ phận có trách nhiệm giải quyết hoặc chỉ dẫn cho khách nơi cần đến.
- Đối với khách đến tham quan (đã hẹn trước), thư kí mời khách ngồi, tiếp nước rồi báo ngay cho người có trách nhiệm hoặc người được phân công đến tiếp.
3, Xử lí các tình huống đặc biệt khi tiếp khách:
Trong quá trình tiếp khách, thư kí văn phòng của công ty đã gặp phải một số tình huống khó xử. Song người thư kí đã bình tĩnh, kiên trì, thái độ lịch sự, mềm dẻo, chân thành kết hợp với khả năng phân tích và phán đoán tình hình sự việc cũng như tâm lí của khách và nhanh chóng tìm ra cách ứng phó kịp thời, phù hợp .
Ví dụ: Thủ trưởng đang bận tiếp khách cấp trên trong phòng riêng của thủ trưởng. Có một vị khách nhất quyết đòi gặp thủ trưởng ngay lập tức .
Trong trường hợp này, người thư kí đá mời khách ngồi, mời nước và tự giới thiệu về mình, sau đó nhanh chóng tìm hiểu tâm lí của khách. Với một thái độ cảm thông, ân cần và lịch sự thư kí đã hỏi tên và yêu cầu của vị khách đó. Sau khi đã sàng lọc thông tin và đoán được yêu cầu của vị khách này thuộc thẩm quyền giải quyết của cá nhân hoặc đơn vị nào .
- Nếu yêu cầu của khách thuộc thẩm quyền giải quyết của các phòng ban, đơn vị chức năng hoặc của cấp phó thì thư kí mềm mỏng giải thích với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35331.DOC