Báo cáo Thực tập tại chi cục thuế quận Ba Đình thành phố Hà Nội trực thuộc cục thuế Hà Nội thuộc tổng cục thuế Việt Nam

- Về việc phân công quản lí đối tượng nộp thuế giữa Cục Thuế và Chi cục Thuế thực hiện theo công văn 3669 TCT/TCCB ngày 23/10/1998 và công văn 4430 TCT/TCCB ngày 27/11/1999 của Tổng cục Thuế.

- Việc quản lí các khoản thu ngân sách gồm: Lệ phí trước bạ nhà đất ( đối với trường hợp UBND huyện đăng kí và cấp giấy chứng nhận), Tiền sử dụng đất, Thuế chuyển quyền sử dụng đất (đối với trường hợp UBND quận, huyện cấp đất và công nhận chuyển quyền ), các loại phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức cấp huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quản lí thu, được phân công như sau:

+ Đối với Chi cục Thuế thị xã, thành phố thuộc tỉnh; quận; huyện đồng bằng trung du và các Chi cục Thuế không thuộc quy định tại điểm 2 Thông tư 116/1999/TT/BTC: các khoản thu nói trên giao cho Tổ Nghiệp vụ quản lí thu.

+ Đối với Chi cục Thuế huyện miền núi, tây nguyên, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có số thu ít, biên chế cán bộ dưới 30 người: các khoản thu nói trên giao cho Tổ Kế hoạch , nghiệp vụ, tính thuế, kế toán thu và quản lí ấn chỉ thu.

+ Đối với Chi cục Thuế các quận thuộc thành phố, Chi cục Thuế thành phố thuộc tỉnh, nếu các khoản thu nói trên diễn ra thường xuyên và có số thu lớn, thì Cục Thuế có thể xem xét Đội quản lí thu lệ phí trước bạ và thu khác để quản lí thu các khoản thu nói trên.

Đối với nhà, đất do UBND tỉnh, thành phố tổ chức đăng kí và cấp giấy chứng nhận; nhà, đất các quận nội thành phố, thị xã nơi tỉnh, thành phố đóng trụ sở thì lệ phí trước bạ do Phòng Thu lệ phí trước bạ và thu khác của Cục Thuế quản lí thu.

Tổ nghiệp vụ (hoặc Đội quản lí thu lệ phí trước bạ và thu khác ) cần phải phối hợp với các Đội Thuế xã, phường, thị trấn trong việc kiểm tra, xác minh các hồ sơ, tờ khai thuế, lệ phí, đảm bảo tính chính xác để chuyển cho Tổ Kế hoạch, tính thuế, lập bộ thuế và kế toán thu thực hiện tính thuế, ra thông báo thu, đảm bảo sự kiểm tra giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lí các khoản thu nói trên.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại chi cục thuế quận Ba Đình thành phố Hà Nội trực thuộc cục thuế Hà Nội thuộc tổng cục thuế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Baó cáo tổng hợp D o yêu cầu nghiên cứu học tập và theo quy định của nhà trường em được phân công đến thực tập tại Chi cục thuế quận Ba Đình thành phố Hà nội trực thuộc Cục thuế Hà nội thuộc Tổng cục thuế Việt Nam.Trong thời gian đầu tiếp xúc với cơ sở, em đã tìm hiểu được một số nét chung về Chi cục như sau: 1. Tổng quan về Chi cục thuế quận Ba Đình thành phố Hà nội Chi cục Thuế Ba Đình thành phố Hà Nội được thành lập theo nghị định 315 ngày 21/8/1990. Tiền thân của nó là phòng thuế của Bộ Tài chính. Sau này được tách ra và được thành lập thành các Chi cục Thuế theo từng quận. 2. Một số vấn đề về tổ chức bộ máy chi cục thuế 2.1. Phân công một số nhiệm vụ giữa các Tổ, Đội thuộc Chi cục Thuế: - Về việc phân công quản lí đối tượng nộp thuế giữa Cục Thuế và Chi cục Thuế thực hiện theo công văn 3669 TCT/TCCB ngày 23/10/1998 và công văn 4430 TCT/TCCB ngày 27/11/1999 của Tổng cục Thuế. - Việc quản lí các khoản thu ngân sách gồm: Lệ phí trước bạ nhà đất ( đối với trường hợp UBND huyện đăng kí và cấp giấy chứng nhận), Tiền sử dụng đất, Thuế chuyển quyền sử dụng đất (đối với trường hợp UBND quận, huyện cấp đất và công nhận chuyển quyền ), các loại phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức cấp huyện ( quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quản lí thu, được phân công như sau: + Đối với Chi cục Thuế thị xã, thành phố thuộc tỉnh; quận; huyện đồng bằng trung du và các Chi cục Thuế không thuộc quy định tại điểm 2 Thông tư 116/1999/TT/BTC: các khoản thu nói trên giao cho Tổ Nghiệp vụ quản lí thu. + Đối với Chi cục Thuế huyện miền núi, tây nguyên, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có số thu ít, biên chế cán bộ dưới 30 người: các khoản thu nói trên giao cho Tổ Kế hoạch , nghiệp vụ, tính thuế, kế toán thu và quản lí ấn chỉ thu. + Đối với Chi cục Thuế các quận thuộc thành phố, Chi cục Thuế thành phố thuộc tỉnh, nếu các khoản thu nói trên diễn ra thường xuyên và có số thu lớn, thì Cục Thuế có thể xem xét Đội quản lí thu lệ phí trước bạ và thu khác để quản lí thu các khoản thu nói trên. Đối với nhà, đất do UBND tỉnh, thành phố tổ chức đăng kí và cấp giấy chứng nhận; nhà, đất các quận nội thành phố, thị xã nơi tỉnh, thành phố đóng trụ sở thì lệ phí trước bạ do Phòng Thu lệ phí trước bạ và thu khác của Cục Thuế quản lí thu. Tổ nghiệp vụ (hoặc Đội quản lí thu lệ phí trước bạ và thu khác ) cần phải phối hợp với các Đội Thuế xã, phường, thị trấn trong việc kiểm tra, xác minh các hồ sơ, tờ khai thuế, lệ phí, đảm bảo tính chính xác để chuyển cho Tổ Kế hoạch, tính thuế, lập bộ thuế và kế toán thu thực hiện tính thuế, ra thông báo thu, đảm bảo sự kiểm tra giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lí các khoản thu nói trên. - Đối với Đội Thuế xã, phường, thị trấn, Đội Thuế khu vực: có trách nhiệm quản lí thu thuế trên địa bàn được phân công, gồm các đối tượng sau: + Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, nhà đất, tiền thuê đất. + Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. + Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ ( nếu có ). + Đối tượng nộp thuế tài nguyên. + Đối tượng nộp thuế kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc diện quản lí của Chi cục Thuế. + Các đối tượng nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, vận tải và các đối tượng khác thuộc diện quản lí của Chi cục Thuế. + Các loại phí, lệ phí do cấp xã, phường quản lí thu: như các loại phí , lệ phí: trông giữ xe, xác nhận lý lịch, chợ , đò, đường giao thông xã...vv - Đối với những quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, nếu có từ 10 đối tượng nộp thuế trở lên nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, thì thành lập đội thuế riêng để quản lí đối tượng này, hoặc ghép tất cả số đối tượng này vào một đội thuế phường (xã, thị trấn ) để quản lí ( không rải ra trên địa bàn mỗi đội thuế quản lí một số đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ). - Đối với các thành phố, thị xã có các chợ lớn, Cục Thuế xem xét và quyết đinh thành lập Đội Quản lí thu thuế chợ. Các chợ còn lại giao cho Đội Thuế xã, phường, thị trấn quản lí thu theo địa bàn. 2.2.Đối với các Chi cục Thuế có biên chế dưới 15 người không nhất thiết phải tổ chức đầy đủ các tổ, đội quy định tại điểm 2, mục 1, Thông tư 116/1999/TT/BTC mà tuỳ tình hình cụ thể ,Cục Thuế quyết định việc tổ chức một số tổ, đội phù hợp với biên chế hiện có, hoặc có thể bố trí mỗi cán bộ đảm nhiệm từng phần hành công việc tại cơ quan Chi Cục Thuế và tổ chức một số đội thuế liên xã, nhưng phải đảm bảo tách các khâu công việc nhằm đảm bảo sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lí thu thuế như sau: - Khâu tính thuế, lập bộ thuế và ra thông báo thu - Khâu quản lí và đôn đốc thu nộp - Khâu thanh tra, kiểm tra. 2.3.Đội thuế đầu mối giao thông: - Đội thuế đầu mối giao thông chỉ được thành lập ở các bến ô tô, nhà ga ( ga xe lửa, hoặc ga hàng không), bến tàu thuỷ, bến phà, được thành lập theo quy định của Nhà Nước và là đầu mối giao lưu hàng hoá, phát sinh nguồn thu lớn cần quản lí. - Cục Thuế thống kê lại các trạm Thuế hiện có, ra quyết định giải thể các trạm này, đồng thời quyết định thành lập các Đội Thuế đầu mối giao thông theo tinh thần nói trên để quản lí thu thuế. Không được thành lập các đội lưu động, các đội ở đầu cầu và những nơi khác trên đường lưu thông. - Đội Thuế đầu mối giao thông được khắc con dấu để sử dụng trong khi làm nhiệm vụ theo quy định taị Nghị định 62/CP ngày 22/9/1993 của Chính phủ quy định việc quản lí và sử dụng con dấu: + Phạm vi sử dụng con dấu của Đội Thuế: dấu của Đội Thuế đầu mối giao thông được đóng xác nhận việc kiểm tra, kiểm soát và thu thuế, thu phạt theo Luật định. + Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc khắc con dấu, đăng ký con dấu và hướng dẫn việc quản lí sử dụng con dấu theo quy định của Pháp luật, đồng thời báo cáo mẫu dấu mới của các Đội Thuế đầu mối giao thông được thành lập về Tổng cục Thuế. 2.4.Tổ chức Đội Thuế xã, phường, thị trấn: Cục trưởng Cục Thuế căn cứ số thu trên địa bàn, đặc điểm hành chính, địa lý, biên chế được giao để quyết định việc tổ chức lại các Đội Thuế đảm bảo tăng cường sức mạnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và phù hợp với tình hình thực tế: Những xã, phường, thị trấn thuộc đồng bằng có số thu lớn và địa bàn rộng, tổ chức ở mỗi xã, phường, thị trấn một Đội Thuế; các xã, phường, thị trấn còn lại, Đội Thuế chủ yếu được tổ chức theo liên xã, phường,thị trấn thành các Đội Thuế vùng ( miền, khu vực ) nhằm tăng cường sức mạnh tập thể của Đội Thuế. Phải tăng dần Đội Thuế liên phường, liên xã để giảm dần đầu mối, giảm biên chế. 2.5.Các Cục Thuế sắp xếp lại cán bộ giữa các Tổ, Đội một cách hợp lí Để đảm bảo tăng cường kiểm soát của các Tổ ở cơ quan Chi cục Thuế đối với các Đội Thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu. Việc sắp xếp tổ chức lại các Tổ, Đội thuộc cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế phải đảm bảo trong phạm vi biên chế được giao , không những không tăng biên chế mà còn phải giảm biên chế theo quy định của Nhà Nước. 3. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các tổ, đội: 3.1.Tổ nghiệp vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ thuế đối với các đối tượng nộp thuế và các Tổ, Đội của Chi cục Thuế; điều tra xác định doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh để đề xuất kế hoạch điều chỉnh doanh thu đối với hộ thu ổn định; quản lí một số khoản thu gồm: Lệ phí trước bạ nhà đất ( đối với trường hợp UBND huyện đăng ký và cấp giấy chứng nhận), Tiền sử dụng đất, Thuế chuyển quyền sử dụng đất ( đối với các trường hợp UBND quận, huyện cấp đất và công nhận chuyển quyền) các loại phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức cấp huyện( quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh ) quản lý thu: Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng chương trình, biện pháp triển khai quản lý thu thuế và thu khác ở địa phương; hướng dẫn việc thực hiện chính sách thuế và thu khác, các biên pháp nghiệp vụ hành thu, chỉ đạo công tác nghiệp vụ thu thuế ở các Đội Thuế; - Hướng dẫn, giải thích những vướng mắc, những câu hỏi của ĐTNT trong quá trình thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy đinh về thuế và thu khác của Nhà nước. - Điều tra tình hình sản xuất, kinh doanh của các ĐTNT để có kế hoạch điều chỉnh doanh thu và mức thuế của các hộ, đảm bảo cân đối giữa các địa bàn; Rà soát các căn cứ tính thuế của ĐTNT do các Đội Thuế gửi lên; - Kiểm tra các hồ sơ hoàn thuế đối với các ĐTNT theo phương pháp khấu trừ có đề nghị hoàn thuế trình lãnh đạo Chi cục Thuế. - Xem xét đơn và các điều kiện cần thiết của các ĐTNT về việc đề nghị xin chuyển phương pháp tính thuế gía trị gia tăng từ trực tiếp sang phưong pháp khấu trừ. - Phối hợp với các Đội Thuế xã, phường, thị trấn và Đội Thuế khu vực để xác định mức độ thiệt hại để đề nghị miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Tham gia với Tổ Kế hoạch, tính thuế, lập bộ và kế toán để xây dựng dự toán thu. - Tham gia với Tổ Thanh tra, kiểm tra trong việc thanh tra, kiểm tra ĐTNT; thanh tra, kiểm tra các Đội Thuế trong việc thực hiện quy trình thu. - Tổ chức quản lí thu lệ phí trước bạ nhà đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các loại phí, lệ phí khác, cụ thể: +Tiếp nhận tờ khai và hồ sơ của ĐTNT; + Phối hợp với các Đội Thuế xã, phường, thị trấn để kiểm tra tờ khai, sau đó chuyển cho Tổ Kế hoạch, tính thuế, lập bộ và kế toán thu để tính và ra thông báo thuế, phí , lệ phí; + Tổ chức thu nhận hoặc phối hợp với Kho bạc để thu tiền theo thông báo thuế, phí , lệ phí. Đối với Chi cục Thuế các quận thuộc thành phố, Chi cục Thuế thành phố thuộc tỉnh, nếu có thành lập Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác thì Đội này sẽ thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý thu nói trên. 3.2.Tổ kế hoạch, tính thuế, lập bộ thuế và kế toán thu: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc lập dự toán thu, thực hiện tính thuế, lập bộ và ra thông báo thuế và kế toán thu: Nhiệm vụ cụ thể: - Chủ trì trong việc lập dự toán thu; theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu thuế hàng tháng, quý, năm; lập sổ lưu giữ các chỉ tiêu kinh tế, các số liệu có liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. - Lập sổ danh bạ đối tượng nộp thuế, tổng hợp danh sách đối tượng nộp thuế xin cấp mã số ĐTNT từ các đội chuyển đến để trình lên Cục Thuế; Thông báo mã ĐTNT được cấp. - Lập bộ thuế, sử lý tờ khai thuế ( của các ĐTNT kê khai ); tính thuế , tính nợ, tính phạt hoặc ấn định thuế, phát hành thông báo thuế; - Kế toán và theo dõi số thu nộp, thực hiện thống kê thuế; - Xem xét quyết toán thuế của các ĐTNT kê khai, xác đinh số thuế phải nộp và thực nộp trong năm, số thuế nộp thừa, số thuế nộp thiếu để đưa vào thông báo thuế tiếp theo. - Thẩm hạch biên lai thuế. - Cung cấp các thông tin cần thiết cho các Tổ Nghiệp vụ, Thanh tra, các Đội Thuế phục vụ cho công tác quản lý thu. 3.3. Tổ Thanh tra, kiểm tra: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc thanh tra, kiểm tra ĐTNT và cán bộ thuế trong việc thực hiện chính sách thuế, các chế độ quản lý; xử lý khiếu nại và vi phạm về thuế của ĐTNT, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện cưỡng chế thuế: Nhiệm vụ cụ thể: - Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra ĐTNT: kiểm tra các ĐTNT có đơn xin nghỉ kinh doanh, kiểm tra các tờ khai, hồ sơ quyết toán thuế có nghi ngờ do Đội Thuế xã, phường hoặc Tổ Kế hoạch, tính thuế lập bộ và kế toán thu chuyển đến; kiểm tra việc thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp... - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các Luật thuế, các chế độ chính sách về phí, lệ phí và thu khác trên địa bàn. - Thanh tra, kiểm tra cán bộ thuế trong việc thực thi chính sách thuế và thu khác, các biện pháp nghiệp vụ hành thu... - Xử lý các trường hợp vi phạm về thuế; giải quyết các khiếu nại về thuế theo thẩm quyền. - Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện cưỡng chế thuế đối với các ĐTNT vi phạm Pháp Luật về thuế và thu khác trên địa bàn. - Phối hợp với các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường, tham mưu cho lãnh đạo Chi cục Thuế xử lý các vi phạm về thuế do các ngành kiểm tra, phát hiện và chuyển sang. 3.4.Tổ Quản lý ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc quản lý ấn chỉ thuế: Nhiệm vụ cụ thể: - Tổ chức kế toán nhập, xuất tất cả các loại ấn chỉ thuế, cấp phát và bán hoá đơn, tờ khai thuế cho ĐTNT; - Mở sổ sách theo dõi quản lý, thanh toán biên lai thuế, phí, lệ phí với từng cán bộ thuế, đơn vị sử dụng biên lai thu phí , lệ phí; - Lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thuế, phí , lệ phí, hoá đơn, chứng từ theo đúng chế độ quy định. - Theo dõi quản lý và kiểm tra đối tượng sử dụng hoá đơn, chứng từ trên địa bàn; phối hợp với các bộ phận, các ngành chức năng để kiểm tra, xác minh biên lai thuế, phí, lệ phí, hoá đơn , chứng từ, phòng chống và ngăn chặn việc mua, bán , sử dụng hoá đơn, chứng từ giả, chứng từ bất hợp pháp... - Hướng dẫn các đối tượng sử dụng biên lai thuế, phí , lệ phí, hoá đơn, chứng từ... thực hiện đúng việc ghi chép, quản lý sử dụng theo đúng quy định của Nhà Nước. - Thanh huỷ ấn chỉ thuế hết hạn sử dụng theo quy định; 3.5. Tổ Nhân sự - Hành chính -Tài vụ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý cán bộ ( theo chức năng của cơ quan sử dụng công chức), thực hiện công tác văn thư hành chính và tài vụ của Chi cục Thuế:; Nhiệm vụ cụ thể: - Thực hiện công tác quản lý cán bộ ( theo chức năng của cơ quan sử dụng công chức) gồm: + Đề nghị nâng lương, tuyển dụng, chuyển ngạch, kỷ luật đối với cán bộ Chi cục Thuế; + Đề nghị tổ chức, phân công công việc giữa các tổ, đội và từng cán bộ. + Xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo tổ, đội; + Làm các thủ tục bảo hiểm xã hội theo uỷ quyền của Chi cục Thuế. + Phối hợp với các tổ, đội có liên quan để tổ chức hướng dẫn, học tập nghiệp vụ cho cán bộ của Chi cục. + Thực hiện các báo cáo thống kê về công tác cán bộ. - Thực hiện công tác văn thư hành chính của Chi cục Thuế: + Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; + Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ , đánh máy , in ấn các tài liệu; tiếp nhận, phân phối và lưu hành công văn, giấy tờ theo quy chế làm việc của cơ quan; + Đề xuất việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơ quan; + Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, quản lý kho tàng, tài sản của đơn vị. + Phối hợp với các bộ phận khác trong việc tiếp dân, tiếp khách đến cơ quan làm việc. - Quản lý kinh phí chi tiêu của Chi cục Thuế gồm: Lập dự toán chi ngân sách của đơn vị; quản lý và thực hiện việc thanh toán, chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp... hàng tháng cho cán bộ của cơ quan; thanh quyết toán với các đơn vị và cá nhân mà cơ quan có quan hệ giao dịch, trao đổi, đảm bảo chi tiêu hợp lý, đúng chế độ; đảm bảo công tác hậu cần phục toán và báo cáo định kỳ theo chế độ quy định. - Thực hiện các công tác khác có liên quan đến cán bộ công chức, hành chính và tài vụ cơ quan. 3.6.Đội thuế phường, xã, thị trấn, liên xã và đội thuế chợ. Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các đối tượng nộp thuế trên địa bàn được giao: Nhiệm vụ cụ thể: - Tổ chức quản lý thu thuế các đối tượng được phân công: + Hướng dẫn, giải thích cho ĐTNT về chính sách thuế và thu khác, các thủ tục đăng ký cấp mã ĐTNT, kê khai thuế, nộp thuế, mở sổ sách kế toán; + Tổ chức cho ĐTNT trên địa bàn quản lý được đăng ký cấp mã số ĐTNT + Lập danh sách các ĐTNT trên địa bàn( kinh doanh công thương nghiệp, sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác, ĐTNT nhà đất, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt...); + Xác định các căn cứ tính thuế đối với các ĐTNT quản lý; tổ chức công khai doanh thu, mức thuế dự kiến của các hộ để thu thập ý kiến cũng như doanh thu mức thuế sau khi được Chi cục duyệt. +Tiệp nhận và kiểm tra tờ khai thuế ( đối với hộ kê khai); + Phát thông báo thuế đến ĐTNT; + Đôn đốc thu nộp thuế và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn quản lý; + Tiếp nhận đơn xin nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn; tổ chức kiểm tra xác nhận chuyển Chi cục xem xét quyết định. + Xem xét các hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng chuyển cho Tổ Nghiệp vụ kiểm tra để trình lãnh đạo Chi cục; + Kiểm tra việc thực hiện chế độ sổsách kế toán và chứng từ hoá đơn có liên quan đến số thuế phải nộp , kiểm tra sơ bộ quyết toán thuế của ĐTNT ( đối với trường hợp kê khai);việc chấp hành nghĩa vụ thuế và thu khác; + Tiếp nhận, xem xét và chuyển Tổ Nghiệp vụ hồ sơ của các ĐTNT đề nghị xin chuyển phương pháp tính thuế giá trị gia tăng từ trực tiếp sang phương pháp khấu trừ. + Xử lý và đề nghị xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; - Phối hợp với Tổ Nghiệp vụ để kiểm tra các tờ khai lệ phí trước bạ nhà đất, tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, và các khoản phí, lệ phí khác trên địa bàn. - Tham gia với Tổ Kế hoạch, tính thuế, lập bộ thuế và kế toán thu để xây dựng dự toán thu thuế và thu khác. 3.7.Đội thuế đầu mối giao thông: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc tổ chức và quản lý thu thuế buôn chuyến và thu khác trên khâu lưu thông theo đúng quy định của Pháp luật, góp phần chống trốn lậu thuế có hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100145.doc
Tài liệu liên quan