Hiện nay việc thiết kế trang web Asp.net là rất dễ dàng đối với lập trình viên,chúng ta có thể tìm tài liệu trên mạng,tham khảo các project để nghiên cứu và phát triển.Microsdoft muốn tạo ra công cụ để người sữ dụng dễ dàng làm việc và xây dựng trang web nhanh chóng nhất.Asp.net WebForm được thiết kế để thực hiện những điều đó.
Asp.net WebForm được thiết kế để người dùng cảm thấy như mình đang thiết kế một chương trình WinForm vậy, bằng cách kéo thả các button, textboxt., tự sinh mã Html, đơn giản, dễ hiểu. Chính vì thế Asp.net WebForm dù đã ra đời cách đây hơn mười năm nhưng vẫn được sữ dụng cho đến nay.
Chính vì vậy Asp.net WebForm đôi khi lại chính là nhược điểm của chính nó, việc dùng các web control sinh các event để thực hiện hành động cho UI khi có sự tương tác với người dùng hầu hết thực hiện chậm và gây ra các hạn chế và không thoãi mái, việc sữ dụng ViewState để quản lý, các trang web đều có lifecycle,postback.
Asp.net MVC chính là một sự lựa chọn thay thế cho Asp.net WebForm được xây dựng với 3 phần chính:Models(liên quan đến dữ liệu), Views(giao diện), Controllers(điều khiển), việc chia trang web ra nhiều thành phần giúp cho việc xây dựng trang web một cách rõ ràng,chặt chẽ. Với cấu trúc 3 lớp việc nâng cấp, sữa đổi hoặc thay thế một chức năng sẽ dễ dàng hơn.
Với những ưu điểm trên Asp.net MVC chắc chắn sẽ là nền tảng để xây dựng và phát triển web lý tưởng. Tuy nhiên vì đây là công nghệ mới, nên tại Việt Nam hầu như chưa được áp dụng và nếu có thì cũng không nhiều, và hầu hết các bạn sinh viên đều chưa biết đến nó. Chính vì thế mà em đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về MVC để làm báo cáo thực tập của mình.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu MVC với những mục đích:
Học hỏi kiến thức mới.
Quá trình tìm hiểu giúp em nâng cao khả năng tự học của mình.
Phục vụ việc xây dựng một ứng dụng MVC trong thực tế.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Asp.net MVC 2.0
Xây dựng ứng dụng bán hàng trực tuyến.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết thông qua ebook
Thông qua các ví dụ, video trên mạng.
Tổng hợp kiến thức để xây dựng ứng dụng thực tế.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Hiện nay Asp.net MVC là công nghệ mới tại Việt Nam và các bạn sinh viên vẫn chưa biết đến nhiều, chính vì thế hoàn thành báo các thực tập này sẽ là một tài liệu nhỏ giúp các bạn sinh viên ban đầu muốn tìm hiều về công nghệ mới này.
Asp.net MVC có nhiều ưu điểm vượt trội, nó sẽ là tương lai thay thế cho Asp.net WebForm, cho nên việc tìm hiểu về nó sẽ có tình tích cực và thực tiển cao, có thể áp dụng cho bây giờ hoặc tương lai.
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập mô hình MVC trong ASP.net, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Cảm Ơn!
Như vậy là bốn năm học tại trường đã gần kết thúc.Đến lúc này em nghĩ mình thật may mắn khi được học tại trường Đại Học Khoa Học Huế,đây là một môi trường tốt để học tập và rèn luyện,cở sở vật chất đầy đủ,đặc biệt thầy cô trong trường,khoa đều rất nhiệt tình.
Đặc biệt em xin chần thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công Nghệ Thông Tin,trong suốt những năm học tại trường thầy cô đã tận tình chăm lo,dẫn dắt chúng em trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình học tập bốn năm tại trường,là kết quả của một tháng làm việc hăng say,em xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Hoàng Hà đã giúp em hoàn thành báo cáo của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô,bạn bè đã chỉ bảo,giúp đỡ về học tập cũng như trong cuộc sống.Em luôn nhớ những điều đó như một kỷ niệm khó quên trong đời sinh viên của mình.
Đặng Như Hiếu.
Huế,tháng 2 năm 2012.
Mục Lục
Danh Mục Các Từ Tiếng Anh………………………………………………………….2
Danh Mục Các Bảng…………………………………………………………………...2
Danh Mục Các Hình……………………………………………………………………2
Mở Đầu…………………………………………………………………………………2
Phần I.Tổng Quan Về Mô Hình MVC Trong .Net
1.1.Lịch sử phát triển………………………………………………………………2
1.2.Đặc điểm của Asp.net MVC…………………………………………………2
1.3.Kiến trúc của Asp.net MVC. …………………………………………………2
1.4.So sánh Asp.net Webform với Asp.net MVC. ………………………………2
Phần II. Các Thành Phần Cơ Bản Trong Asp.net MVC
2.1.Các khái niệm ban đầu…………………………………………………………2
2.2.Url và Routing………………………………………………………………..2
2.3.Controller và Action Method…………………………………………………..2
2.4.Views………………………………………………………………………….2
2.5.Models…………………………………………………………………………2
Phần III.Xây dựng ứng dụng SportStore
Danh Mục Các Từ Tiếng Anh
Danh Mục Các Bảng
Danh Mục Hình Ảnh
Mở Đầu
Lý do chọn đề tài:
Hiện nay việc thiết kế trang web Asp.net là rất dễ dàng đối với lập trình viên,chúng ta có thể tìm tài liệu trên mạng,tham khảo các project để nghiên cứu và phát triển.Microsdoft muốn tạo ra công cụ để người sữ dụng dễ dàng làm việc và xây dựng trang web nhanh chóng nhất.Asp.net WebForm được thiết kế để thực hiện những điều đó.
Asp.net WebForm được thiết kế để người dùng cảm thấy như mình đang thiết kế một chương trình WinForm vậy, bằng cách kéo thả các button, textboxt.., tự sinh mã Html, đơn giản, dễ hiểu.. Chính vì thế Asp.net WebForm dù đã ra đời cách đây hơn mười năm nhưng vẫn được sữ dụng cho đến nay.
Chính vì vậy Asp.net WebForm đôi khi lại chính là nhược điểm của chính nó, việc dùng các web control sinh các event để thực hiện hành động cho UI khi có sự tương tác với người dùng hầu hết thực hiện chậm và gây ra các hạn chế và không thoãi mái, việc sữ dụng ViewState để quản lý, các trang web đều có lifecycle,postback..
Asp.net MVC chính là một sự lựa chọn thay thế cho Asp.net WebForm được xây dựng với 3 phần chính:Models(liên quan đến dữ liệu), Views(giao diện), Controllers(điều khiển), việc chia trang web ra nhiều thành phần giúp cho việc xây dựng trang web một cách rõ ràng,chặt chẽ. Với cấu trúc 3 lớp việc nâng cấp, sữa đổi hoặc thay thế một chức năng sẽ dễ dàng hơn.
Với những ưu điểm trên Asp.net MVC chắc chắn sẽ là nền tảng để xây dựng và phát triển web lý tưởng. Tuy nhiên vì đây là công nghệ mới, nên tại Việt Nam hầu như chưa được áp dụng và nếu có thì cũng không nhiều, và hầu hết các bạn sinh viên đều chưa biết đến nó. Chính vì thế mà em đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về MVC để làm báo cáo thực tập của mình.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu MVC với những mục đích:
Học hỏi kiến thức mới.
Quá trình tìm hiểu giúp em nâng cao khả năng tự học của mình.
Phục vụ việc xây dựng một ứng dụng MVC trong thực tế.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Asp.net MVC 2.0
Xây dựng ứng dụng bán hàng trực tuyến.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu lý thuyết thông qua ebook
Thông qua các ví dụ, video trên mạng.
Tổng hợp kiến thức để xây dựng ứng dụng thực tế.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Hiện nay Asp.net MVC là công nghệ mới tại Việt Nam và các bạn sinh viên vẫn chưa biết đến nhiều, chính vì thế hoàn thành báo các thực tập này sẽ là một tài liệu nhỏ giúp các bạn sinh viên ban đầu muốn tìm hiều về công nghệ mới này.
Asp.net MVC có nhiều ưu điểm vượt trội, nó sẽ là tương lai thay thế cho Asp.net WebForm, cho nên việc tìm hiểu về nó sẽ có tình tích cực và thực tiển cao, có thể áp dụng cho bây giờ hoặc tương lai.
Phần I
Tổng Quan Về Mô Hình MVC Trong .Net
1.1.Lịch Sử Phát Triển:
Vào những năm 70 của thế kỷ 20, tại phòng thí nghiệm Xerox PARC ở Palo Alto. Sự ra đời của giao diện đồ họa (Graphical User Interface) và lập trình hướng đối tượng (Object Orented Programming) cho phép lập trình viên làm việc với giao diện đồ họa có thuộc tính và phương thức của nó. Không dừng lại ở đó các nhà nghiên cứu của Xerox PARC đã cho ra đời kiến trúc gọi là MVC viết tắt của Model-View-Controller.
MVC được phát minh tại Xerox PARC bởi TrygveReenskaug. MVC lần đầu tiên xuất hiện công khai là trong Smalltalk-80, sau đó sau một thời gian dài không có thông tin gì về MVC, ngay cả trong tài liệu Smalltalk-80. Các tài liệu đầu tiên quan trọng đều công bố là “A cool book for using the Model-View-Controller User Interface Paradigm in Smalltalk-80”, bởi Glenn Krasner và Stephen Pope, xuất bản tháng 8 năm 1988.
Thời kì
Công nghệ
Sức mạnh
Điểm yếu
Jurassic
Common Gateway Interface (CGI)
Đơn giản, linh họat
Lựa chọn duy nhất vào thời điểm này
Chạy ngoài web server,nên cần nhiều tài nguyên (cần các tiến trình riêng lẻ trên HĐH cho mỗi lời yêu cầu).
Cấp thấp
Bronze age
Microsoft Internet Database Connector (IDC)
Chạy trong web server
Chỉ là đóng gói cho những câu truy vấn SQL và template cho các kết quả có định dạng
1996
Active Server Pages (ASP)
Mục đích chung
Thông dịch thời gian thực
Xu hướng “spaghetti code”
2002/03
ASP.NET 1.0/1.1
Đã được biên dịch
Giao diện có trạng thái
Cấu trúc lớn
Xu hướng lập trình hướng đối tượng
Nặng nề trên băng thông
HTML khó nhìn
Không thể test
2005
ASP.NET 2.0
2007
ASP.NET Ajax
2008
ASP.NET 3.5
2009
Asp.net MVC 1.0
2010
Asp.net MVC 2.0
ASP.NET 4.0
2011
Asp.net MVC 3.0
1.2.Đặc Điểm Của Asp.net MVC:
Tách rõ ràng các mối liên quan, mở khả năng test TDD(test driven developer). Có thể test unit trong ứng dụng mà không cần chạy Controller cùng với tiến trình Asp.net và có thể dùng bất kì một unit test framework nào như NUnit,MBUnit,MS Test..
Có khả năng mở rộng, mọi thứ trong MVC được thiết kế cho phép dễ dàng thay đổi và tùy biến.(ví dụ:có thể lựa chọn sử dụng engine view riêng, routing policy,parameter serialization…).
Url mạnh mẽ, trong sáng, đuôi các url không có phần mở rộng .aspx.Ví dụ:có thể ánh xạ địa chỉ /Product/Edit/4 để thực hiện hành động “Edit” của lớp điều khiển ProductController.
Asp.net MVC cũng hổ trợ các file dạng Asp.net như .aspx, .ascx, .Master và đánh dấu các tập tin này như một “view template” (có thể dễ dàng dùng các tính năng của Asp.net như lồng Master Page, <%=<% snippets, mô tả server controls, template, data-binding, localization,…).
Tuy nhiên sẽ không còn postback và interactive back server và thay vào đó là interactive end-user tới một Controller class,sẽ không có viewstate, page lifecycle.
Asp.net MVC hổ trợ đầy đủ các tính năng bảo mật của Asp.net như form/windows authenticate, Url authorization, membership/roles,output và data caching, session/profile state, configuration system, provider architecture ….
1.3.Kiến Trúc Của Asp.net MVC:
Trong mô hình MVC một đối tượng đồ họa người dùng(GUI Component) gồm 3 phần cơ bản:Models,Views,Controllers.
Models: trong các ứng dụng dựa trên MVC đó là những thành phần có nhiệm vụ lưu trữ thông tin, trạng thái của các đối tượng, thông thường nó là một lớp được ánh xạ từ một bảng trong CSDL. Lấy ví dụ, chúng ta có lớp Product được sử dụng để mô tả dữ liệu từ bảng Products trong SQL, bao gồm ProductID, OrderDate...
Views:là thành phần chịu trách nhiệm hiển thị lên các thông tin cho người dùng thông qua giao diện. Thông thường, các thông tin hiển thị được lấy từ thành phần Models. Ví dụ, đối tượng Product có một "Edit" view bao gồm các textboxes, các dropdowns và checkboxes để chỉnh sửa các thuộc tính của sản phẩm; có một "Display" view gồm 2 dòng, cột dòng là ProductID, dòng sau là OrderDate... để xem thông tin về sản phẩm.
Controller:chịu trách nhiệm xữ lý các tác động về mặt giao diện, các thao tác đối với Models, và cuối cùng là chọn một Views thích hợp để hiển thị, trong kiến trúc MVC View chỉ có trách nhiệm hiển thị giao diện mà thôi, còn điều khiển dòng nhập xuất vẫn là do Controller.
Một lợi điểm của MVC là nó bắt buộc phải tạo ra sự rành mạch trong liên kết giữa 3 thành phần models,views,controllers trong ứng dụng. Duy trì được mối quan hệ rành mạch khiến việc kiểm tra ứng dụng dễ dàng hơn, đồng thời trách nhiệm của các thành phần được định nghĩa rõ ràng và đều ăn khớp với nhau.
1.4.So Sánh Asp.net Webform Với Asp.net MVC:
Asp.net Webfrom sử dụng Viewstate để quản lý các trang web đều có lifecycle,postback, dùng các web controls, các evens để thực hiện các hành động cho UI khi có sự tương tác với người dùng nên hầu hết Asp.net xử lý chậm.
Asp.net MVC Framework chia làm 3 phần: Models, Views, Controllers. Mọi tương tác với Views sẽ thực hiện hành động trong Controller, không còn postback,lifecycle và các events.
Việc kiểm tra test lỗi,debug với Asp.net đều phải chạy tất cả các tiến trình của Asp.net và mọi sự thay đổi ID của control nào cũng ảnh hưởng đến ứng dụng.Đối với Asp.net MVC Framework thì việc có thể sử dụng unit test để thẩm định các Controlers thực hiện như thế nào.
Tính năng
Asp.net Webform
Asp.net MVC
Kiến trúc
Webform-Business-Database
Models-Views-Controllers
Cú pháp chương trình
Tất cả các sự kiện và control do server quản lý
Các sự kiện do Controlers quản lý
Truy cập dữ liệu
Sữ dụng hầu hết các công nghệ truy cập dữ liệu trong ứng dụng
Sử dụng LinQ to Sql class để tạo mô hình truy cập đối tượng
Debug
Debug chương trình phải thực hiện tất cả bao gồm các lớp truy cập dữ liệu,hiển thị,điều khiển các control
Sử dụng unit test để kiểm tra các phương thức trong Controller
Tốc độ phân giải
Chậm vì trong trang có nhiều control và Viewstate lớn
Nhanh và không cần phải quản lý các Viewstate
Tương tác với Javascript
Khó khăn do các control được quản lý bởi server
Dễ dàng hơn do các đối tượng không do server quản lý
Url address
Cấu trúc url có dạng: .aspx?&
Cấu trúc địa chỉ rành mạch theo dạng Controller/Action/Id
Phần II
Các Thành Phần Cơ Bản Trong Asp.net MVC
2.1.Các Khái Niệm Ban Đầu:
Trong một ứng dụng xây dựng trên mô hình MVC đều được chia làm 3 phần Models, Views, Controllers.
Bất cứ một request nào đến sever sẽ được xử lý ở Controller,Controller sẽ tiếp nhận request đó và xữ lý, bên trong Controller sẽ có nhiều Actions, mỗi Action tương ứng xữ lý một request. Ví dụ chúng ta có ProductController bên trong đó ViewAction để tiếp nhận request để xem xét thông tin của 1 product, trongânkhi UpdateAction tiếp nhận request cập nhật sản phẩm khi người dùng kích nút thay đổi thông tin sản phẩm.
Tầng Models đại diện cho những entity với bên trong hệ thống của, đối với một số hệ thống thì Business Logic có thể nằm trong tầng Models hoặc nằm trong Controller tùy theo thiết kế.
Sau khi Controller làm việc với tầng Models để lấy thông tin cần cho người dùng thì Controller sẽ gửi cho Views một DataModel và Views sẽ render cái DataModel đó ra hiển thị cho người dùng.
Asp.net MVC không phải là một sự thay thế cho Asp.net WebForm mà chỉ là một sự chọn lựa mới cho những người phát triển web, Asp.net MVC cũng có những khái niệm nhưng Asp.net WebForm như Configuration,Security,Roles…
Cấu trúc chính 1 ứng dụng trong dự án Asp.net MVC:
Content:thư mục chứ file css,file ảnh.
Controllers:chứ các Controller của ứng dụng, một Controller bắt buộc theo sau nó có “Controller”.
Models:chứa các lớp Business Logic.
Views:chứ những trang aspx,tương ứng với một Controller thì sẽ có một Views tương ứng.
2.2.Url Và Routing:
Hầu hết các Web Framework như Asp, Jsp, Php… đều ánh xạ url vào 1 file lưu trên đĩa.MVC Framwork làm việc theo cách khác, thay vì ánh xạ các file trên đĩa nó sẽ đi trực tiếp vào class những lớp này là các Controllers.
Url
Thực hiện
E:webroot\default.aspx
E:webroot\admin\login.aspx
Một url như trên phụ thuộc vào cấu trúc thư mục trong ứng dụng, không thân thiện với người dùng, và không thân thiện với các công cụ search như Google.
Url
Thực hiện
Controller=”Gallery”, action=”Display”
Controller=”Admin” action=”Login”
Routing system quản lý tất cả những chuyện này và có 2 nhiệm vụ chính :
Cầu nối giữa url trên thanh địa chỉ của trình duyệt với Controller và Action method tương ứng.
Tạo ra những url dựa vào Controller và Action Method mà người lập trình đưa vào.
Hệ Thống Định Tuyến:
Có 5 thuộc tính của một đối tượng Route:
Thuộc tính
Ý nghĩa
Kiểu
Ví dụ
Url
Url dùng để nói với các Parameters
string
“Browse/Category/pageIndex”
RouteHandler
Xử lý các request
IRouteHandler
new MvcRouteHandler()
Default
Tạo ra giá trị mặc định cho các Parameters. Nó có thể là UrlParameter.Optional
Nghĩa là nếu không cup cấp một giá trị nào trên url thì sẽ không có giá trị nào cho các Parameters
RouterVaulueDictionary
new RouterVaulueDictionary (new{
controller= "Products",
action = "List",
category = "Fish",
pageIndex = 3 })
Constraints
Thiết đặt điều kiện cho các Parameters
RouterVaulueDictionary
new RouteValueDictionary
(new {
pageIndex = @"\d{0,6}"
})
DataTokens
Thiết đặ tùy chọn cho các route nhập vào và sẽ được bộ định tuyến xữ lý
RouterVaulueDictionary
Thành phần chính:RouteBase, Route và RouteCollection:
Hệ thống định tuyến sẽ chạy khi có request
Cấu hình định tuyến được xây dựng dựa trên 3 thành phần chính:
RouteBase:Là lớp cở sở trừu trường của một route,nếu không thích cách mà những đối tượng route tìm ra những url khớp với nó hoặc muốn làm cho những url có dạng khác bạn có thể viết lại lớp và kế thừa từ RouteBase lúc đó ta phải overide lại 2 phương thức: GetRouteData và GetVirtualPath.
Route:Là lớp con sử dụng tiêu chuẩn của RouteBase,định nghĩa một URL templating, defaults, constraints.
RouteCollection:là một định tuyến cấu hình đầy đủ, bao gồm danh sách RouteBase.
RouteTable.Route là một thể hiện tĩnh của RouteCollection, thông thường nó chỉ được gọi một lần khi ứng dụng chạy lần đầu tiên, trong phương thức Application_Start() trong file Globla.asax.cs. Nó là một đối tượng tĩnh, vì vậy nó tồn tại trong suốt quá trình sống của ứng dụng, và không tại tạo lại mỗi khi có một request tới. Trong hàm Application_Start() lại gọi phương thức tĩnh RegisterRoute().
Quá Trình Xữ Lý Của Routing Khi Có Một Request:
Khi có một request đến, hệ thống sẽ gọi mỗi IHttpModules để đăng kí với ứng dụng, với .Net 3.5 ứng dụng sẽ tham chiếu từ Web.config. Với .Net 4.0 ứng dụng sẽ tham chiếu từ ASP.NET Web.config mở rộng và IIS 7.x applicationHost.config
Module này thực hiện 3 điều:
Nó tìm đối tượng RouteBase đầu tiên trong RouteTable.Routes trùng hợp request.Route phù hợp khi đáp ứng được 3 yếu tố sau:
+ Url request phù hợp theo mẫu của một Route.
+ Tất cả các thông số có mặt trong Url request hoặc trong giá trị mặc định.
+ Tất cả các thông số đều thõa mãn Constraints.
UrlRoutingModule sẽ bắt đầu tìm từ giá trị đầu tiên theo thứ tự các giá trị tiếp theo trong RouteTable.Route cho đến khi gặp giá trị trùng khớp,vì vậy điều quan trọng nhất là ta phải sắp xếp các route theo đúng thứ tự thích hợp.
Nó sẽ hỏi đối tượng RouteBase để cung cấp một cấu trúc RouteData, và đặc tả cách xữ lý request như thế nào. RouteData là một dữ liệu đơn giản, cấu trúc gồm 4 thuộc tính:
+ Route : Tham chiếu đến tuyến đường được chọn, nó thuộc RouteBase.
+ RouteHandler: là đối tượng hiện thực của IrouteHandler, cái mà sẽ xữ lý request.Trong Asp.Net MVC nó thường là một thể hiện của MvcRouteHandler.
+ Values: Từ điển chứa tên và giá trị được lấy từ request cộng thêm giá trị mặc định của tham số trong url.
+ DataTokens: là từ điển chứa cấu hình bổ sung được cung cấp bởi route đưa vào.
Nó gọi RouteHandler của RouteData, nó cung cấp cho RouteHandler thông tin về yêu cầu hiện tại thông qua một tham số gọi là requestContext.Điều này bao gồm thông tin của RouteData và một đối tượng HttpContextBase đặc tả tất cả thông tin liên quan bao gồm Http header, cookies, authentication, query string,dữ liệu của form post.
RouteValueDictionary:
Thuộc tính mặc định của Route là một RouteValueDictionary, đó là một API linh hoạt vì vậy bạn có thể làm nhiều cách khác nhau mà bạn muốn. RouteValueDictionary sẽ tự trích ra danh sách những thuộc tính (controller,action) vì vậy bạn cần cung cấp danh sách tên và giá trị những thuộc tính này.
Có một cách phổ biến để tạo RouteValueDictionary đó là cung cấp một IDictionary như là một tham số khởi tạo hoặc cách khác là dùng collection initializer.
Ví dụ:
Tạo Một Tuyến Với MapRoute():
Asp.Net MVC đã mở rộng phương thức cho RouteCollection gọi là MapRoute. Nó cung câp một cách khác để thêm một tuyến, thay vì gọi route.Add(new Route(…)).
Ví dụ:
Trong ví dụ trên PublicProductsList là tên của tuyến,đó là chuổi duy nhất và có thể đặt tùy ý, tên của tuyến có thể để null.
Dùng Parameter:
Route này sẽ nối với những Url như là: /Catalog/yellow hoặc /Catalog/1234, và hệ thống định tuyến sẽ thêm tên/giá trị tương ứng cho đối tượng request của RouteData. Trong request /Catalog/yellow RouteData.Values[“color”] cho giá trị yellow.
Nhận Giá trị Parameter từ Action Methods:
Một action methods có thể lấy ra các parameter. Khi Asp.Net MVC muốn gọi một action methods của bạn nó cần cung cấp giá trị cho mỗi parameter trong methods. Một trong những nới mà nó lấy giá trị là từ RouteData, nó sẽ tìm giá trị trong từ điển của RouteData, nhằm tìm kiếm một khóa và giá trị tương ứng với tên của parameter.
Dùng Default:
Bạn không cung cấp giá trị cho {color}, nó trở thành tham số bắt buộc.nhưng với request /Catalog không phù hợp, lúc này chúng ta có thể tạo ra một tùy chọn bằng cách thêm vào một đối tượng Default:
Bây giờ nếu có một request dạng: /Catalog/ và Catalog/yellow.
RouteData.Values[“color”] của /Catalog/ sẽ là giá trị null.
RouteData.Values[“color”] của /Catalog/yellow sẽ là giá trị yellow.
Cài Đặt Parameter Không Nhận Giá Trị Default:
Chúng ta có thể dùng giá trị mặc định đặc biệt UrlParameter.Optional thay vì đưa ra giá trị thực cho tham số.
Điều này muốn nói rằng nếu request cung cấp một giá trị page thì chúng ta sẽ dùng nó, nhưng nếu request đến không cung cấp giá trị page thì route sẽ không cung cấp giá trị page cho action methods.
Tại sao chúng ta không sử dụng giá trị 0 hoặc null, điều này có 2 lý do:
Nếu action methods của bạn lấy kiểu int cho giá trị page, thì đó không phải là kiểu null, bạn sẽ cung cấp một giá trị là 0 hoặc giá trị nào đó kiểu int, nghĩa là action methods sẽ luôn nhận một giá trị cho page.
Nếu giá trị cho page là null, thì nó sẽ hạn chế đối với parameter của action methods khi mà dữ liệu của request đến là nhiều giá trị query string.
Dùng Constraints:
Đôi khi chúng ta phải thêm những điều kiện phải đáp ứng cho route.
Ví dụ:
Một số route chỉ nối với Get mothod hoặc ngược lại.
Một vài parameter sẽ phải tuân theo mẫu.
Một số url được yêu cầu bởi những trình duyệt web thông thường, có những url được yêu cầu từ trình duyệt thiết bị khác.
Trong trường hợp này chúng ta sẽ dùng đến thuộc tính Contraints của Route. Đó là cách thiết đặt quy tắt cho các patameter.
Kết Hợp Regular Expressions:
Để chắc chắn parameter là một số, chúng ta có thể dùng như sau:
Xác nhận id là số có chiều dài 6 kí tự. Ví dụ các url hợp lệ: Articles/1, Articles/123456….
Kết Hợp Với Phương Thức HTTP:
Nếu muốn route chỉ nối với phương thức POST hoặc GET, chúng ta có thể lớp HttpMethodConstraint nó kế thừa từ IRouteConstraint:
Tạo URL đi ra:
Việc xữ lý url đến mới là một nữa. Ứng dụng phải cung cấp đường link để người dùng di chuyển đến những nơi khác.
Đối với Asp.Net Web Form hầu hết các ứng dụng khác khi xây dựng link ta phải xây dựng chuổi với code một cách cứng, ví dụ khi gọi trang Details.aspx với tham số id url sẽ như sau: mylink.NavigateUrl=”~/Details.aspx”+ ItemID;
Trong MVC sẽ viết như sau:
” >Chi Tiết
Tạo Ra Hyperlinks với Html.ActionLink():
Nó sẽ render ra url dạng với action là List trong lớp ProductsController:
Các Tham Số Bổ Sung:
Nó sẽ render ra url dạng:
Hoặc nếu route của bạn đã cấu hình dạng: /Products/List/{color}/{page} thì code sẽ render ra url dạng:
Ta có thể thêm thuộc tính của thẻ Html như sau:
Đoạn mã trên sẽ tạo ra Html như sau:
Tạo url không có link:
Đoạn mã trên sẽ có kết quả như sau:
2.3.Controller Và Action Methods:
Controller có trách nhiệm nhận đầu vào của người dùng,lấy dữ liệu từ tầng Model và di chuyển người dùng đến các vùng trong ứng dụng, nó như là cầu nói giữa các trang và các tầng với nhau.
Tất cả các Controller đều kế thừa Icontroller.
Lớp Cơn Bản Của Controller:
Trong thực tế chúng ta hiếm khi hiện thực trực tiếp từ IController và viết lại phương thức Execute(), bởi vì MVC Framwork cungcấp thành phần cơ sở :
Action methods: Controller của chúng ta có thể có nhiều phương thức chứ không phải chỉ riêng Execute(). Mỗi một action method có thể là chuyển đến url khác, và nhận parameter từ url đến..
Action results: chúng ta có thể cài đặt để trả về một đối tượng kết quả của một action có thể là một trang nội dung, di chuyển sang url khác, hoặc action method.
Filters: là bộ lọc cho action method hoặc cho toàn bộ controller vào những thời điểm khác nhau trong quá trình xữ lý request.
Nhận Dữ Liệu Đầu Vào Trong Controller:
Controller thường xuyên nhận dữ liệu đầu vào, như là query string, dữ liệu từ form hoặc những tham số được đưa vào từ url đến. Chúng ta có ba cách để nhận được dữ liệu này:
Lấy ra từ một context object.
Lấy dữ liệu thông qua parameter trong action method.
Hoặc gọi trực tiếp từ model binding
Lấy Dữ Liệu Từ Context Object:
Những context object thông dụng:
Thuộc tính
Kiểu dữ liệu
Mô tả
Request.QueryString
NameValueCollection
Những biến GET gửi cùng request
Request.Form
NameValueCollection
Những biến POST gửi cùng request
Request.Cookies
HttpCookieCollection
Những cookie do browse gửi cùng request
Request.HttpMethod
String
Phương thức http dùng cho request(POST hoặc GET)
Request.Headers
NameValueCollection
Những http header gửi cùng request
Request.Url
Uri
Url được yêu cầu
Request.UserHostAddress
String
Địa chỉ của người yêu cầu request
RouteData.Route
RouteBase
R
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- baocao_thuctap.docx