Báo cáo Thực tập công tác xã hội tại làng trẻ em SOS Hà Nội

Làng trẻ em SOS Hà Nội thuộc quyền quản lý của làng trẻ em SOS Việt Nam d¬ưới quyền quản lý của sở Lao động thư¬ơng binh và xã hội về nhân sự nuôi dưỡng và chăm sóc các đối t¬ượng như¬ trẻ em mồ côi , trẻ em không nơi nư¬ơng tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Làng trẻ em SOS do tiến sĩ Hermann Gmeiner sỏng lập ra dành cho những trẻ em nghốo khụng nơi nương tựa , trẻ em cú hoàn cảnh đặc biệt khú khăn , trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi .

- Làng trẻ em SOS Hà Nội đã hoạt động được một thời gian dài và đã nuôi dưỡng rất nhiều em từ nhỏ đến năm 18 tuổi . Hiện tại ở Làng trẻ em SOS có 16 gia đình , mỗi gia đình có 1 mẹ và 10 em nhỏ độ tuổi từ mấy tháng tuổi đến 18 tuổi . Qua tuổi 18 các em sẽ được chuyển đến nơi ở khác (như các em trai thì được chuyển qua Lưu xá thanh niên )

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập công tác xã hội tại làng trẻ em SOS Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập công tác xã hội tại làng trẻ em SOS Hà Nội MỤC LỤC MỘT SỐ THÔNG TIN SƠ QUA VỀ LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI - Làng trẻ em SOS Hà Nội thuộc quyền quản lý của làng trẻ em SOS Việt Nam dưới quyền quản lý của sở Lao động thương binh và xã hội về nhân sự nuôi dưỡng và chăm sóc các đối tượng như trẻ em mồ côi , trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. - Làng trẻ em SOS do tiến sĩ Hermann Gmeiner sỏng lập ra dành cho những trẻ em nghốo khụng nơi nương tựa , trẻ em cú hoàn cảnh đặc biệt khú khăn , trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi …. - Làng trẻ em SOS Hà Nội đã hoạt động được một thời gian dài và đã nuôi dưỡng rất nhiều em từ nhỏ đến năm 18 tuổi . Hiện tại ở Làng trẻ em SOS có 16 gia đình , mỗi gia đình có 1 mẹ và 10 em nhỏ độ tuổi từ mấy tháng tuổi đến 18 tuổi . Qua tuổi 18 các em sẽ được chuyển đến nơi ở khác (như các em trai thì được chuyển qua Lưu xá thanh niên ) - Chủ tịch đương nhiệm hiện giờ là Tiến sĩ Helmut Kutin . Sơ đồ hóa hệ thống làng trẻ em SOS thế giới , ở Việt Nam và làng trẻ em SOS Hà Nội TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM I. Lý do chọn nhóm Sau một số buổi tiếp xúc, nói chuyện cùng các em chúng tôi nhận thấy ngoài sự hồn nhiên vô tư trên khuôn mặt cấc em là sự tòn tại những vấn đề tâm lý như : các em mặc cảm về hoàn cảnh của mình , có em trầm , ít tiêp xúc , có em tỏ ra bướng bỉnh và quậy phá, nhưng khi đã quen thì các em rất ngoan và dễ nói chuyện . Tôi chọn nhóm 5 em từ 6 đến 13 tuổi để thưc hiện công tác xã hội với nhóm nhằm mục đích giúp đỡ các em trong học tâp và sinh hoạt trên tinh thần tự giác , giữa các em có mối quan hệ gần gũi hơn các thành viên còn lại trong nhà hoa Loa Kèn nên việc hoạt động nhóm sẽ thuận lợi hơn . II. Thành phần nhóm 1. Số lượng nhóm gồm 5 em trong gia đình nhà hoa Loa Kèn . 1,1 Em Khuất Thanh Xuân ( học lớp 5 , 11 tuổi ) 1,2.Em Vương Thế Quyết (học lớp 3 , 9 tuổi ) 1,3.Em Vương Thế Quân (học lớp 6 , 12 tuổi ) 1,4.Em Nguyễn Thanh Nhã (học lớp học lớp 7 ,13 tuổi ) 1,5.Em Nguyễn Việt Anh (chuẩn bị vào lớp 1 , 6 tuổi ) 2. Loại hình nhóm : - Nhóm học tập và vui chơi - Tên nhóm : Hoa Loa Kèn học tập và vui chơi - Lý do chọn loại hình: “ học tập và vui chơi” Với mục đích cung cấp các hoạt động vui chơi giải trí có chủ động cho các thành viên trong nhóm . Từ đó giúp xây dựng các phẩm chất cần thiết , giải toả những cảm xúc tiêu cực của bản thân mỗi cá nhân . Qua vui chơi còn nhằm truyền đat ý thức tự giác giúp đỡ lẫn nhau trong học tập . 3. Đặc điểm tình hình chung của nhóm đối tượng: STT Họ và tên Giới tính Ngày sinh Quê quán Hoàn cảnh gia đình Đặc điểm tính cách 1. Khuất Thanh Xuân Nữ 21/03/1997 Thạch Thất –Hà Tây Bố mẹ bỏ rơi em ở bệnh viện , em đựoc làng đưa về từ lúc còn rất bé Nhút nhát , ngại tiếp xúc nhưng khi đã quen thì rất cởi mở vui vẻ. Lực học khá , em thích học văn, nhưng kém môn toán . Em có thiên hướng nghệ thuật ( Em đã cho chúng tôi xem thiếp rất đẹp em làm để tặng mẹ ) 2. Vương Thế Quyết Nam 16/ 1/ 1999 Quốc Oai – Hà Tây Bố mất , mẹ còn sống nhưng làm thép ở trong nam. Hè em đựoc vào thăm mẹ. Em có 1 anh trai đang ở cùng nhà Hoa Loa kèn Tính cách hoà đồng vui vẻ , nghich ngợm ,thích đọc truyện tranh và chơi cờ vua . Em đã đạt giải nhì và giải 3 trong cuộc thi cờ vua cấp quận . 3. Vương Thế Quân (Anh trai của Quyết) Nam 16/9/1996 Quốc Oai –Hà Tây Như trên Em là người lầm lì , khó tiếp xúc ban đầu , về sau cởi mở hơn nhưng vẫn giữ 1 khoảng cách với mọi người . Thích đọc truyện và đá bóng . 4. Nguyễn Thanh Nhã Nữ 11/2/1995 Định Hoá- Thái Nguyên Bố mẹ mất khi em còn nhỏ , em được đón vào Làng 1 năm trước Trầm tính , nhưng hiền , ngoan và hoà đồng ,em nói em ko thích học các môn tự nhiên , nhưng đặc biệt thích môn địa . Thích các công việc nữ công gia chánh . 5. Nguyễn Việt Anh Nam 1/4/2002 Mẹ em nghiện sau đó bị nhiễm HIV , bố em trước đây không nhận em , nhưng gần đây bố mẹ em quaylại với nhau . Bó mẹ em đã đến thăm và tham gia sinh nhật của em nhưng em ko hề biết đó là cha mẹ của em . Vui vẻ , nghịch ngợm đôi khi bướng bỉnh nhưng rất dễ nói chuyên , thích đọc truyện tranh . 4. Điểm mạnh, điểm yếu của nhóm đối tượng và vấn đề của nhóm: 4.1. Điểm mạnh - Một trong những điểm mạnh quan trọng của nhóm đó là các em đều là những trẻ phát triển bình thường , sức khoẻ tốt , được giáo dục, nuôi dưỡng tại gia đình trong Làng .Đây là điều kiện , là nền tảng vững chắc để các em có thể phát triển khả năng có sẵn . - Các em đều xuất thân ở những hoàn cảnh khác nhau : em thì bố mất , em thì mẹ mất ,có em mất cả cha lẫn mẹ.. nhưng đều thuộc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vì vậy dễ dàng liên kết , cảm thông giúp đỡ lẫn nhau . - Điểm chung giữa các em là các em rất hoà đồng , vui vẻ , gần gũi và thân thiết . 4.2 Điểm yếu - Các em đều là những trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn , vào Làng từ nhỏ nên thiếu hụt tình cảm , thiếu đi sự giáo dục dạy dỗ của người lớn nhất là ông bà , cha mẹ ruột thịt . - Các em còn mặc cảm về hoàn cảnh của mình nên việc tiếp xúc với những bạn ngoài Làng còn hạn chế ( có em còn e dè và thiếu niềm tin vào mọi người xung quanh) - Ngoài giờ học và một số hoạt động ngoại khoá của Làng thì các em ít đươc tiếp xúc với môi trường bên ngoài , điều này ảnh hưởng đến khả năng thích ứng cộng đồng sau này của các em khi các em rời khỏi làng.. 4.3 . Vấn đề của nhóm đối tượng Qua những thông tin thu thập được chúng tôi đã xác định được một số vấn đề mà nhóm đang gặp phải cần được giúp đỡ là : - Các em còn chưa ý thức được viêc học của mình, chỉ thích học những môn mình khá, các em con yếu ở một số môn cơ bản. -Các em còn mặc cảm , tự ti về hoàn cảnh của bản thân mình , điều này ảnh hưởng đến sự cởi mở của các em với những người ngoài Làng -Có em vào Làng từ khi còn rất bé ( như em Xuân và Việt Anh , các em vào Làng từ lúc mới đẻ ) nên chưa ý thức được về mối quan hệ gia đình thực sự . III. Mục đích hoạt động nhóm - Nhắc nhở động viên các em trong công việc học tập . - Tư vấn tâm lý giúp các em tự tin hơn xoá bỏ những mặc cảm , có niềm tin vào mọi người xung quanh để các em có thể hoà nhập tốt với môi trường xã hội bên ngoài . - Định hướng cho các em phát triển những năng khiếu phù hợp với sở thích và khả năng của các em - Luôn tạo bầu không khí thoải mái vui vẻ cho các em sau những giờ học căng thẳng để các em có thể thư giãn và giải toả tâm lý . IV. Nguồn lực hỗ trợ - Sự quan tâm, can thiệp giúp đỡ của Mẹ Lợi ( mẹ nuôi của nhà hoa Loa Kèn và chị Huệ- người con lớn nhất trong gia đình hiện nay đã ra ở riêng nhưng vẫn thường xuyên quay lại làng sinh hoạt cùng Mẹ và các em ) . - Được sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Văn Phú về kiến thức chuyên ngành V. Tiến trình công tác xã hội với nhóm 1. Giai đoạn 1: Xúc tiến việc thành lập nhóm Để thực hiện cho bài tập công tác xã hội , chúng tôi lựa chọn nhóm đối tượng gồm 5 em trong gia đình hoa Loa kèn . Việc tiếp cận nhóm đối tượng này lần đầu tiên chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn vì các em còn chưa quen nhưng sau lần đầu thì thuận lợi hơn vì nhóm các em đã làm quen với chúng tôi sau buổi đầu tiên . Sau vài lần đến tiếp xúc và trò chuyện chúng tôi đã thành lâp được nhóm 5 người gồm các em ở độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi có mối quan hệ thân thiết với nhau hơn các thành viên khác trong nhà . Việc thành lập nhóm cũng gặp khó khăn vì lịch học của các em ngoài học chính ở trường cả ngày , còn có em tham gia các hoạt động khác như : bóng đá, học võ … Nên chúng tôI đã phải cân nhắc để tiến hành hoạt động nhóm cho phù hợp thời gian và hoạt động có hiệu quả . - Thời gian tiếp xúc : bắt đầu lần đầu tiên vào ngày 20/4/2008 , và sau 1 vài lần đến tiếp xúc thì ngày 12/05/2008 chúng tôi tiến hành việc thực hiện công tác xã hội với nhóm với 5 em ở trên . - Lựa chọn giới thiệu và bầu nhóm trưởng : Khi chúng tôi bắt đầu thành lập nhóm thì các em đã bầu em Xuân làm nhóm trưởng dù em không phải là người lớn tuổi nhất nhưng em có tính cách hoà đồng , mối quan hệ tốt với mọi người trong nhóm . Đồng thời em vào gia đình từ bé nên em có mối quan hệ lâu dài nhất đối với các thành viên khác trong nhóm với nhau . Chúng tôi cũng cảm thấy rất hợp lý khi em Xuân làm nhóm trưởng vì khi tiếp xúc quen dần chúng tôi đều thấy em có những đặc điểm về tính cách phù hợp cho vị trí nhóm trưởng : có ảnh hưởng với các thành viên trong nhóm , khả năng tiếp thu nhanh , được các em bé tuổi hơn yêu quý … 2. Giai đoạn 2: Triển khai chương trình và nội dung hoạt động theo kế hoạc đã được thống nhất. 2.1. Bản kế hoạch của nhóm: Chúng tôi đã đưa ra một bản kế hoạch phù hợp với mục tiêu thành lập nhóm. Chúng tôi lên kế hoạch tiến hành thực hiện các buổi sinh hoạt nhóm trong khoảng thời gian là 2 tuần với các hoạt động chủ yếu sau: - Hoạt động học tập: trong đó chúng tôi hướng dẫn các em học tập 1 cách khoa học và cũng giúp các em cách tìm ra phương pháp học tốt nhất cho từng cá nhân, đồng thời khiến các em khá hơn có thể chỉ dẫn cho các em nhỏ hơn trong nhóm. - Hoạt động tư vấn tâm lý: Chúng tôi đã tiến hành 1 cách khéo léo hoạt động này bằng cách tổ chức các buổi trò chuyện với các em, cùng kể cho các em nghe những câu chuyện bổ ích và ý nghĩa có tác động gián tiếp tới việc định hướng tâm lý và cách ứng xử cho các rm trogn các tình huống cảu cuộc sống. Ngoài ra chúng tôi cũng có những tác động trực tiếp như gợi mở 1 cách tế nhị để các em kể về những câu chuyện của mình trong cuộc sống như bạn bè, trường lớp, thầy cô, gia đình ..Sau đó chúng tôi đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các em, giúp các em có một lối sống thật tốt đẹp, đúng mựuc và chan hoà với mọi người.. - Hoạt động vui chơi giải trí: Chúng tôi tỏ chức những trò chơi nhỏ, có thể là trò chơi vận động ngoài trời hoặc những trò chơi mang tính chất giải trí nhẹ nhàng mang tính tập thể cao như cá ngựa..để giúp các em cách thức làm vui chơi làm việc the nhóm, từ đó biét được những phảm chất và hạn chế của từng em, giúp chúngtôI dê dàng hưon trong việc định hướng và chr bảo các em, cũng như phát huy những khả năng sẵn có và tiềm ẩn của các em.. - Khi thực hiện các hoạt động chúng tôI cố gắng phối hợp giữa các hoạt động với nhau như trong khi thực hiện hoạt động học tập chúng tôI còn kết hợp với hoạt động tư vấn tâm lý thông qua các buổi trò chuyện trong giờ giải lao, khi thưc hiện hoạt động vui chơI giải trí chúng tôI cũng kết hợp hoạt động tư vấn tâm lý cho các em. 2.2. Nhiệm vụ và thời gian thực hiện cụ thể: - Do thời gian giữa chúng tôi và các em có sự chênh lệch nên việc sắp xếp lịch hoat động chung tương đối eo hẹp, vì thế chúng tôi sắp xếp thời gian là một tuần 2 buổi học với 1 buổi sinh hoạt vui chơi giải trí ngoài giờ học cho các em. - Thời gian sinh hoạt: từ 7h-9h tối cho các buổi sinh hoạt học tập. Từ 3h-5h chiều thứ bảy cho sinh hoạt vui chơi - Nhiệm vụ của từng thành viên: Các thành viên trong nhóm được chia thành 2 nhóm nhỏ thay nhau đến sinh hoạt nhóm với các em theo lịch đã định. +.Nhóm trưởng: Do điều kiện thuận lợi nên trong thời gian thực hiện có trách nhiệm đến 4,đến 5 lần trong một tuần. Nhóm trưởng cũng có trách nhiệm phân chia thời gian hoạt động cho các thành viên trong nhóm 1. + Các thành viên khác trong nhóm 1: - Thuỳ Anh, Phương , Giao Linh đến dạy các em các môn toán và tiếng anh là chính vào thứ 2 hàng tuần.. - Yến, Huyền, Lương cũng đến giúp đỡ các em học tập vào thứ 6 hàng tuần - Chiều thứ bảy cả nhóm sẽ đến theo thời gian đã định để vui chơi cùng các em. 2.3. Quá trình thực hiện Sau khi đề ra kế hoạch, chúng tôi đã đến được 3 buổi theo đúng lịch trình. - Buổi đầu tiên: Là giai đoạn hình thành nhóm của chúng tôi. Chúng tôi mất nửa đầu thời gian để ổn định nhóm vì các em còn e dè trong sinh hoạt nhóm và phụ thuộc nhiều vào sự chỉ dẫn của chúng tôi. Bên cạnh đó có Việt Anh và Quân là 2 em khá nghịch ngợm, chưa quen với nếp sinh hoạt nhóm. Tuy nhiên, sau thời gian đầu của buổi đầu tiên, các em đã dần dần chịu khó tập trung vào bài học hơn. Trong buổi đầu tiên này, các em có xu hướng nghe theo những chị mà các em đã quen từ trước.Ví dụ như em Xuân( trưởng nhóm) tỏ ra khá phụ thuộc và thích học cùng Thuỷ ( do trước đây em đã quen với Thuỷ từ bé), vai trò nhóm trưởng của em còn chưa được phát huy trong buổi đầu. Việt Anh và Quyết rất nghe lời Thuỳ Anh, đặc biệt là Việt Anh rất thích nghe Thuỳ Anh đọc truyện và vẽ tranh. Nhã với Quân là hai em trầm tính và nhút nhát hơn, nên em không nhiệt tình tham gia vào công việc học tập nhóm.Các em làm theo một cách rập khuôn những gì chúng tôi chỉ bảo mà không có ý kiến phản hồi. - Hai buổi sau: Khi chúng tôi đến Xuân đã tập hợp nhóm lại để bắt đầu cho công việc học tập. Lần này, các em đã chủ động hơn và hỏi chúng tôi nhiều hơn về bài tập đồng thời các em đã có thái độ gần gũi hơn với chúng tôi. Như em Xuân vẫn thích học riêng với Thuỷ nhưng cũng đã trao đổi thêm một số bài tập với các sinh viên khác trong nhóm tôi. Nhã với Quân đã gần gũi với chúng tôi hơn, đặc biệt chúng tôi nhận thấy Nhã khá hợp và thích học và nói chuyện với Giao Linh, thích Linh dạy môn tiếng Anh và thích Thuỷ dạy môn địa. Xuân dù kém và không thích học toán nhưng khi được Huyền dạy Toán em đã cố gắng hơn . Việt Anh thì thích ngồi chơi đồ chơi và học chữ với Yến và Lương. Thứ 2 khi Yến và Lương không đến thì Việt Anh thích chơi và học chữ với Phương . Qua 3 buổi, thì đến buổi thứ 3 thì Xuân đã biết cách điều phối hoạt động nhóm và được các thành viên trong nhóm nghe lời nhiều hơn. Trong quá trình tiếp xúc dần dần Nhã và Xuân đã chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện ở trường lớp, bạn bè..Chúng tôi cũng biết thêm được chút ít về mối quan hệ của em với bạn bè trong lớp. Nhóm chúng tôi dự định thứ bảy ngày 24/05/2008 Chúng tôi sẽ đến và tổ chức sinh hoạt nhóm vui chơi cho các em. Khi chúng tôi nói như vậy thì các em tỏ ra rất thích thú. 3. Giai đoạn 3: Đánh giá kết quả hoạt động của nhóm đối chiếu với các mục tiêu đã đưa ra. Dù chỉ mới hoạt động nhóm được 2 tuần nhưng chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định. - Mối quan hệ của chúng tôi với nhóm các em đã thân thiết hơn, một số em đã chia sẻ với chúng tôi những cảm xúc của em. - 3 buổi sinh hoạt nhóm không nhiều, dù các em chưa có sự thay đổi đáng kể trong học tập nhưng chúng tôi nhận thấy thái độ học tập của các em đã có những chuyển biến tốt. - Chúng tôi đã nắm bắt được một số vấn đề về tâm lý của các em thông qua mẹ Lợi và các em khác trong gia đình. Đặc biệt chúng tôi còn có những thông tin từ chính các em chia sẻ. - Chúng tôi đã có điều kiện thực hành các kỹ năng công tác xã hội nhóm, thành lập được nhóm sinh hoạt cho các em. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có những hạn chế cần khắc phục: - Chưa giúp được các em giải quyết được vấn đề tâm lý cá nhân vì thời gian tiếp xúc còn chưa nhiều. - Vì đây là lần đầu tiên đi thực tế nên nhóm chúng tôi còn bỡ ngỡ chưa tự tin khi giải quyết các vấn đề trong nhóm, nhất là vào buổi đầu tiên. Chúng tôi xác định sẽ thực hiện kế hoạch đã đề ra trong một thơì gian dài để sinh hoạt nhóm trở thành một hoạt động thường xuyên chứ không mang tính nhất thời để có tác động thay đổi về vấn đề học tập và tâm lý của các em. Khi tiếp xúc, chúng tôi thấy rất quý các em dù bề ngoài và cách nói chuyện rất hồn nhiên nhưng có những lúc chúng tôi nhận ra được những cảm xúc khi các em ngồi một mình suy nghĩ. Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình tiếp xúc, thực hiện tiến trình công tác xã hội nhóm, những hạn chế còn tồn tại, chúng tôi rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau: - Phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành trong công tác xã hội nhóm. - Xử lý các tình huống trong nhóm thật khéo léo và luôn tạo mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên - Phải biết phát hiện những nhân tố tích cực để chuyển giao hoạt động khi chúng tôi rút ra khỏi nhóm sau này. - Cần học hỏi thêm những kiến thức về công tác xã hội, nhất là kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo nhóm. - Cần phải biết cách tạo niềm tin, tạo không khí thân mật, luôn ở tư thế sẵn sàng lắng nghe những tâm tư tình cảm, những khó khăn của mỗi thành viên nói riêng và cả nhóm nói chung, từ đó giúp chúng tôi có thể xác định được vấn đề mà nhóm gặp phải và đưa ra biện pháp hợp lý. VI. Kế hoạch đề ra cho nhóm các em trong thời gian tới - Thường xuyên đến sinh hoạt nhóm với các em để duy trì hình thức nhóm học tập. - Thời gian tới là thời gian nghỉ hè, chúng tôi sẽ cố gắng đến tổ chức một lớp học thêm hè cho các em, vì năm nay theo quy định mới của làng, các em sẽ bị hạn chế hơn về việc về quê thăm gia đình. Hoạt động này không chỉ giúp các em có được nền tảng kiến thức vững hơn khi bước vào năm học mới mà còn giúp các em xoá đi được nỗi buồn không được về quê thăm người thân. - Về mặt vật chất, các em được chăm sóc khá đầy đủ, tuy nhiên về mặt tinh thần thì các em còn thiếu hụt sự quan tâm trọn vẹn của mẹ. Vì thế để hoạt động nhóm được diễn ra thường xuyên và tốt hơn, chúng tôi sẽ cố gắng giúp mẹ Lợi trong việc quan tâm đến các em. Vì đây là lần thực tế đầu tiên nên nhóm chúng em không tránh khỏi hạn chế trong báo cáo, vì vậy chúng em rất mong được thầy giáo chỉ bảo thêm để báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn thầy !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbc_thuc_tap_5301.doc