Báo cáo Thực tập công tác xã hội nhóm và cộng đồng, địa điểm thực tập tại Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH. Nhưng theo liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế (họp ở Canada_2007) cho rằng: CTXH là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi của xã hội, bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. CTXH đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.

Như vậy theo định nghĩa trên thì ngoài cá nhân một con người ra thì CTXH luôn luôn phải coi nhóm và cộng đồng như là một phương pháp hoạt động. Và tất yếu, chương trình đào tạo nhân viên CTXH chuyên nghiệp ngoài lý thuyết, kỹ năng được giảng dạy trên giảng đường thì cũng cần phải trải qua quá trình thực tế, thực tập những phương pháp ấy.

Sau đợt thực tập lần thứ nhất tại Vĩnh Phúc với nội dung thực tập về CTXH với cá nhân thì lần này 71 sinh viên lớp CT1- Khoa CTXH bước vào đợt thực tập thứ hai với nội dung CTXH với nhóm và cộng đồng. Thực chất của đợt thực tập này không phải làm CTXH với nhóm mà chỉ là tổ chức theo nhóm để làm việc và hoạt động tại một cộng đồng nhất định. Cộng đồng mà nhóm tôi và bản thân tôi tiến hành thực tập là tại Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội.

 

doc25 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập công tác xã hội nhóm và cộng đồng, địa điểm thực tập tại Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập công tác xã hội nhóm và cộng đồng, địa điểm thực tập tại Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội PHẦN MỞ ĐẦU Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH. Nhưng theo liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế (họp ở Canada_2007) cho rằng: CTXH là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi của xã hội, bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, nhóm và cộng đồng. CTXH đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân. Như vậy theo định nghĩa trên thì ngoài cá nhân một con người ra thì CTXH luôn luôn phải coi nhóm và cộng đồng như là một phương pháp hoạt động. Và tất yếu, chương trình đào tạo nhân viên CTXH chuyên nghiệp ngoài lý thuyết, kỹ năng được giảng dạy trên giảng đường thì cũng cần phải trải qua quá trình thực tế, thực tập những phương pháp ấy. Sau đợt thực tập lần thứ nhất tại Vĩnh Phúc với nội dung thực tập về CTXH với cá nhân thì lần này 71 sinh viên lớp CT1- Khoa CTXH bước vào đợt thực tập thứ hai với nội dung CTXH với nhóm và cộng đồng. Thực chất của đợt thực tập này không phải làm CTXH với nhóm mà chỉ là tổ chức theo nhóm để làm việc và hoạt động tại một cộng đồng nhất định. Cộng đồng mà nhóm tôi và bản thân tôi tiến hành thực tập là tại Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội. PHẦN THỨ NHẤT BÁO CÁO MÔ TẢ NHẬN DIỆN CỘNG ĐỒNG Trước khi thực sự đi xuống với cộng đồng để thực hành làm CTXH thì chúng tôi phải nắm bắt rõ các lý thuyết có liên quan. Đầu tiên là các kỹ năng làm việc làm việc theo nhóm và sau đó là đến lý thuyết của bộ môn Tổ chức và Phát triển cộng đồng. Cộng đồng mà chúng tôi làm việc là một cộng đồng đô thị, nó khác hoàn toàn với cộng đồng nông thôn hay cộng đồng làng xã …Có thể nó sẽ có những đặc điểm giống với những cộng đồng đô thị khác nhưng bên cạnh đó chắc chắn nó cũng sẽ mang trong mình những nét đặc thù riêng do điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên chi phối. 1. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội Theo Báo Cáo Thực Hiện Cải Cách Hành Chính của Phường Quang Trung đã nêu: - Vị trí địa lý: Phường nằm trên trục phố Tây Sơn, Chùa Bộc, Nguyễn Lương Bằng, Hồ Đắc Di. Đây là một trong những trục phố chính của Thành Phố Hà Nội, là con đường thẳng gần với cửa ngõ ra vào Hà Đông, Hà Tây nên mật độ giao thông rất cao, thường xảy ra ùn tắc. - Dân số: Tổng số nhân khẩu theo quản lý là 17.075 người, trong đó nam giới là 7972 người; nữ giới là 10163 người. Chia thành 3073 hộ dân với 47 tổ dân phố. Có thể thấy mật độ dân cư trong cộng đồng là khá đông đảo. Số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới là 2191 người, điều này cho thấy sự cân bằng về giới là không mấy đồng đều. - Đặc điểm dân cư: Nhân dân trong phường phần đông là cán bộ công chức, người lao động. Số cán bộ Đảng viên nghỉ hưu về ăn ở, sinh hoạt tại địa phương rất mẫu mực, nhất là trong cuộc vận động ”toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhiều gia đình đã đạt gia đình kiểu mẫu, nhiều cá nhân đạt tiêu biểu đã tô đẹp thêm đời sống chính trị, xã hội của phường. - Về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội: + Tình hình kinh tế: Kinh tế của phường khá phát triển, nhìn chung các hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Trong những năm trở lại đây tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình đã có nhiều cố gắng, đã nắm bắt được nhu cầu thị trường nên việc sản xuất kinh doanh nói chung ổn định, thu nhập, đời sống người lao động khá, tính đến ngày 30-10-2006 tổng số hộ kinh doanh là 211 hộ, số hộ có giấy phép kinh doanh là 211 hộ. Trong đó thương nghiệp dịch vụ là 186, ăn uống là 09 hộ, sản xuất cá thể là 14 hộ, hợp tác xã 02 cơ sở. Hiện nay số cơ sở sản xuất hộ kinh doanh, dịch vụ vẫn phát triển tốt. Riêng số cơ sở dịch vụ ăn uống, các bếp ăn tập thể UBND phường thường xuyên kết hợp với các cán bộ y tế, thú y và công an hàng tháng thường xuyên tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, các hộ kinh doanh hàng ăn uống, hàng tươi sống nhất là trong đợt dịch cúm gia cầm, phòng bệnh mùa hè, dịch tả,…đôn đốc nhắc nhở, xử lý vi phạm. Nói chung các cơ quan, hộ kinh doanh đều chấp hành tốt không có sự vi phạm. + Về chính trị: Tình hình chính trị của phường tương đối ổn định, phường đã có tổng kết thực hiện nghị quyết HĐND năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007. Với nhiệm vụ trọng tâm đó là: . Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần đảm bảo thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. . Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ công chức, có thái độ phục vụ nhân dân tốt, tránh tiêu cực, công khai các thủ tục hành chính tránh phiền hà cho dân. . Tổ chức thành công cuộc bầu cử tổ trưởng, tổ phó nhiệm kỳ 2006-2008, đây là một đợt sinh hoạt chính trị lớn của địa phương, góp phần xây dựng chính quyền phường vững mạnh. . Đảm bảo tốt an ninh trật tự, phục vụ hội nghị APEC diễn ra trên địa bàn Hà Nội. + Về xã hội: Trong thời gian năm 2006 và nửa đầu năm 2007, phường đã có những chuyển biến rất lớn về tình hình xã hội. Phường quan tâm tới các công tác lao động thương binh xã hội. UBND phường thường xuyên quan tâm, nắm chắc tình hình hoàn cảnh của các gia đình chính sách, trợ cấp thăm hỏi các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo việc thực hiện các chế độ, chính sách và kịp thời cấp phát chính xác. Ngoài ra phường còn chú trọng tới công tác chi trả lương hưu trí và mất sức cho đối tượng chính sách, trợ cấp các đối tượng nhân dịp tết Giáp thân, thực hiện công tác pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích và các công tác xã hội khác như giới thiệu việc làm cho người lao động, đặc biệt là đối tượng thanh niên trẻ hết nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, mời đối tượng đi nghỉ an dưỡng theo quy định. Song song với việc thực hiện tốt công tác xã hội phường còn chú trọng tới các công tác khác như công tác trật tự an toàn xã hội: quan tâm tới việc phòng và chống tội phạm kinh tế, tội phạm về ma tuý. Thực hiện tốt công tác đô thị, nhà đất, địa chính, công tác quân sự địa phương. Đặc biệt trong thời gian vừa qua công tác văn hoá xã hội, thông tin tuyên truyền của phường rất được chú trọng và phát triển mang lại hiệu quả nâng cao nhận thức của người dân về công tác tuyên truyền. 2. Đặc điểm chung Dựa trên những đặc điểm như thế của cộng đồng thì có thể nhận thấy đây là một cộng đồng phát triển khá ổn định và có những thành tựu đáng kể. Khi thực tập về nội dung tổ chức và phát triển cộng đồng thì cần phải xác định được: cộng đồng là một đơn vị rộng lớn nên không thể hiểu là cứ làm CTXH với cộng đồng là phải làm tất cả mọi việc. Do đó cần phải nghiên cứu xem trong cộng đồng ấy những vấn đề nào là nổi cộm, đáng quan tâm nhất và quan trọng hơn cả là vấn đề nào trong cộng đồng ấy cần phải được CTXH quan tâm và giải quyết. Theo chỉ thị của khoa CTXH đưa ra thì sinh viên sẽ phải tự lụa chọn đề tài trong những nhóm đề tài định sẵn bao gồm: sức khỏe cộng đồng ; người già, người có công trong cộng đồng; truyền thông cộng đồng; trẻ em trong cộng đồng … Tóm lại là sinh viên sẽ phải tự lựa chọn cho mình một đề tài về cộng đồng để tác nghiệp. Và trong mỗi đề tài ấy, các thành viên trong nhóm tự chọn sẽ lại bổ dọc ra thành nhiều vấn đề nhỏ khác nhau nữa để nghiên cứu. Cá nhân tôi đã lựa chọn cho mình đề tài thực tập là phương pháp truyền thông tại cộng đồng . Đây thực chất là một vấn đề không khó và không mới. Nói đến truyền thông (communication) tức là nói đến quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó có ít nhất hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức và mục tiêu. Nội dung truyền thông bao gồm các hành động trình bày kinh nghiệm, hiểu biết, đưa ra lời khuyên hay mệnh lệnh, hoặc câu hỏi. Các hành động này được thể hiện qua nhiều hình thức như động tác, bài phát biểu, bài viết, hay bản tin truyền hình. Mục tiêu có thể là cá nhân khác hay tổ chức khác, thậm chí là chính người/ tổ chức gửi đi thông tin. Có nhiều cách định nghĩa lĩnh vực truyền thông, trong đó truyền thông không bằng lời, truyền thông bằng lời và truyền thông biểu tượng. Truyền thông không lời thực hiện thông qua biểu hiện trên nét mặt và điệu bộ. Truyền thông bằng lời được thực hiện khi chúng ta truyền đạt thông điệp bằng ngôn từ tới ngừơi khác. Truyền thông biểu tượng là những thứ chúng ta đã định sẵn một ý nghĩa và thể hiện một ý tưởng nhất định. Hội thoại giữa các cá nhân thường xuất hiện theo cặp hoặc từng nhóm với quy mô khác nhau. Quy mô của nhóm tham gia thường tác động tới bản chất của cuộc hội thoại. Truyền thông trong nhóm nhỏ thường diễn ra giữa 3 đến 12 cá nhân và khác biệt với trao đổi qua lại giữa các nhóm lớn hơn như công ty hay cộng đồng. Hình thức truyền thông này được hình thành từ một cặp hay nhiều hơn, thông thường được đề cập tới như một mô hình tâm lý học trong đó thông điệp được truyền từ người gửi đến người nhận qua một kênh thông tin. Ở cấp độ lớn nhất, truyền thông đại chúng chuyển các thông điệp tới một lượng rất lớn các cá nhân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Quá trình truyền thông diễn ra liên tục trên những phạm vi khác nhau với những nội dung khác nhau. Trong thực tế cuộc sống cho thấy để truyền tải một thông tin thì luôn luôn cần phải có quá trình truyền thông. Nói đơn cử khi một người muốn cho một người khác biết về một thông tin gì đó thì họ cần phải trao đổi, giao tiếp. Quá trình ấy chính là một cách thức truyền thông đơn giản nhất nhưng cũng phổ biến nhất. Và từ phương thức đơn giản ấy dần dần con người ta phát triển lên thành rất nhiều cách thức truyền thông khác nhau, phát triển hơn, tinh vi hơn, mức độ lan truyền mạnh hơn và ảnh hưởng sâu sắc hơn. Như vậy có thể thấy rằng trong bất kỳ một cộng đồng nào, truyền thông luôn luôn là một công tác không thể thiếu, rất cần thiết cho mỗi người dân, cho cộng đồng, cho toàn xã hội. Nó mang những tính chất và đặc điểm giống nhau, nó chỉ khác nhau ở chỗ là truyền thông ở loại hình cộng đồng nông thôn sẽ khác với truyền thông ở cộng đồng đô thị; hay truyền thông ở cộng đồng người cao tuổi khác truyền thông ở cộng đồng phụ nữ….Nói như thế có nghĩa là ở mỗi cộng đồng khác nhau thì sẽ có những nội dung truyền thông khác nhau phù hợp vời điều kiện, đặc điểm riêng của từng cộng đồng. Tại cộng đồng phường Quang Trung, theo tìm hiểu cho thấy luôn luôn diễn ra những hoạt động truyền thông khác nhau với nhiều nội dung phong phú, ví dụ: truyền thông về giáo dục, truyền thông về văn hóa, truyền thông về môi trường, truyền thông về sức khỏe, truyền thông về chính trị… Trong một thời gian ngắn, với một lực lượng mỏng và còn chưa có nhiều kinh nghiệm, chúng tôi không thể tìm hiểu được hết về mọi vấn đề mà chỉ đi sâu vào một mảng cụ thể đó là truyền thông về sức khỏe. Sức khỏe hiện nay là một vấn đề nóng bỏng và vô cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển của khinh tế - xã hội - khoa học kỹ thuật thì đồng thời cũng kéo theo nhiều loại hình bệnh tật mới xuất hiện. Và như cha ông ta thường nói “phòng còn hơn chữa” vậy phòng tránh như thế nào để đạt hiệu quả hay làm thế nào để biết cách phòng tránh một cách tốt nhất, khoa học nhất điều đó có vai trò đóng góp không nhỏ của lĩnh vực truyền thông. 3. Công tác truyền thông sức khỏe tại cộng đồng Phường Quang Trung - Quận Đống Đa - Hà Nội 3.1. Thực trạng công tác truyền thông tại phường Là một phường nằm trong lòng thủ đô Hà Nội, với vị trí địa lý, đặc điểm dân cư , điều kiện kinh tế như đã trình bày ở trên phường Quang Trung có rất nhiều điều kiện thuận lợi. Cũng như đa số các phường khác trong toàn Quận, phường Quang Trung có trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân nằm ngay trong lòng các khu phố dân cư - với đầy đủ các phòng ban của bộ máy hành chính Nhà nước. Cũng theo quy định của Nhà nước thì mảng truyền thông của phường Quang Trung do ban Văn hóa - Thông tin phường chịu trách nhiệm quản lý và hoạt động. Ban Văn hóa - Thông tin phường Quang Trung theo được biết gồm có 3 người, nhưng trên thực tế hoạt động thì chỉ có một người chịu trách nhiệm trục tiếp cụ thể với những công tác ở các tuyến trên đưa xuống và đồng thời cũng nhận trách nhiệm chính trong việc vận hành hoạt động công tác truyền thông tại phường. Có một điều đáng nói ở đây là trên thực tế chỉ có một cán bộ phụ trách như thế nhưng lại không hề được qua đào tạo có bài bản và khoa học, chỉ là công tác và làm việc dựa trên những kinh nghiệm tự học hỏi được của bản thân và qua một vài buổi tập huấn ngắn hạn của các cơ quan tuyến trên chỉ đạo. Đồng chí phụ trách ban Văn hóa - Thông tin của phường Quang Trung hiện tại đồng thời cũng là Phó bí thư Đoàn phường. Anh cho biết công tác truyền thông tại phường do anh chịu trách nhiệm chính và bao gòm nhiều hoạt động khác nhau. Công tác truyền thông tại phường luôn được đảm bảo, duy trì và phát triển một cách ổn định. Ngoài ra anh con cho biêt thêm hiện nay anh đang theo học thêm một lớp tại chức tại Đại học Văn hóa để nhằm mục đích lấy kiến thức phục vụ thêm cho công tác hiện tại. Có một thực tế qua tìm hiểu cho thấy công tác truyền thông tại phường không có sự tham gia của các phòng ban khác tại phường, những phòng ban ấy chỉ chịu trách nhiệm về việc của họ chứ không có sự quan tâm nhiệt tình đến công tác của ban Văn hóa - Thông tin. Họ cho rằng “việc ai người ấy làm” nên công tác truyền thông tại phường do đó càng ít có sự hỗ trợ, giúp đỡ. Khi có những đợt tuyên truyền thì lực lượng tham gia chủ yếu là Đoàn thanh niên. Các đoàn viên trong phường là lực lượng chính chịu trách nhiệm mỗi khi có một hoạt động truyền thông nào đó do tuyến trên đưa xuống theo một chủ trương hay dự án nào đó. Đây chính là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, hoạt động mạnh mẽ, hăng hái, nhiệt tình nhất trong hình thức truyền thông cổ động trực quan - hay nói cách khác là truyền thông di động. Họ tập hợp lực lượng thành một đội ngũ nhất định, có thể di chuyển bằng phương tiện xe máy, xe đạp, đi theo xe ô tô hoặc đi bộ trên đường hay đến với từng tổ dân phố, từng hộ dân trong phường để truyền tải một thông tin nào đó. Hoạt động này tại phường Quang Trung là có nhưng diễn ra không thường xuyên - chỉ khi nào có chương trình lớn và có sự đầu tư đúng mức thì mới có thể tổ chức hoạt động được. Ví dụ như Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) tổ chức cổ động trực quan vì mục tiêu “dân số - kế hoạch hóa gia đình” hay như gần đây nhất là tuyên truyền “người dân tham gia đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông”. Đây được xem là một hình thức truyền thông trực tiếp, đem lại hiệu quả nhanh, mạnh nhưng chỉ là mang tính chất tạm thời và không ổn định. Bên cạnh hình thức cổ động trực quan như thế thì tại phường Quang Trung còn sử dụng các hình thức truyền thông gián tiếp thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, tờ rơi, bảng tin, panô, khẩu hiệu… - Truyền hình: đây là cách thức phổ biến nhất của cộng đồng phường Quang Trung nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Thông qua vô tuyến truyền hình những thông tin, những chương trình liên quan đến vấn đề sức khỏe đều có thể được truyền tải xuống đến với người dân. Tại địa bàn phường Quang Trung 100% các hộ gia đình đều có vô tuyến và đây chính là điểm thuận lợi để truyền thông sức khỏe có thể đến được với người dân trong phường một cách nhanh chóng, chính xác nhất. - Phát thanh: Đây cũng là một công tác được ban Văn hóa - Thông tin của phường quan tâm, chú trọng. Trên địa bàn phường Quang Trung hiện nay có tổng cộng 32 loa phát thanh. Những chiếc loa này được đặt trong khu dân cư, tổ dân phố của phường. Với thời lượng phát thanh đều đặn vào 2 thời điểm buổi sáng và chiều tối vào 5 ngày/ tuần, mỗi lần phát thanh kéo dài 30 phút thì ban Văn hóa - Thông tin của phường có thể đưa được thông tin đến với tất cả người dân. Nội dung phát thanh tuyên truyền phụ thuộc vào tình hình chung của cả nước và riêng của phường. Nội dung và hoạt động này do chính anh phụ trách ban Văn hóa - Thông tin đảm nhiệm. Anh còn cho biết thêm “vào những lúc cao điểm, ví dụ như đợt truyền thông về dịch tiêu chảy cấp vừa qua thì có ngày phải phát thanh cả vào buổi trưa, thời lượng tăng lên và phát đi phát lại để có thể đưa được thông tin đến với người dân một cách đầy đủ, chính xác nhất nhằm đảm bảo hiệu quả và thực hiện được tốt chỉ thị của nhà nước. - Bảng tin: Tương tự như phát thanh thì bảng tin cũng được ban Văn hóa - Thông tin phường chú trọng. Hiện tại, phường có tổng số 17 bảng tin, những bảng tin này được đặt chủ yếu ở những điểm giao thông nhiều dân cư qua lại hay đặt ở những chợ cóc, chợ tạm trong phường để có thể thu hút được người dân một cách hiệu quả nhất. Nội dung viết, dán trên bảng tin thường là các thông báo hướng dẫn, cảnh báo, hay kêu gọi liên quan đến những vấn đề sức khỏe cộng đồng. - Phát tờ rơi: Đây cũng là một cách thức truyền thông có hiệu quả được áp dụng trên khắp cả nước và phường Quang Trung không là ngoại lệ. Có thể nói đây là một hình thức khá đơn giản, dễ thực hiên và dễ thu hút được sự quan tâm của người dân (bởi vì khi tờ rơi đến tay một ai đó, hầu như đều có phản xạ đọc xem trên đó viết gì, nói gì - và như thế cũng là ít nhất một lần người dân có biết đến). Tại phường Quang Trung, hình thức phát tờ rơi thường là do chỉ thị của tuyến trên đưa xuống theo một chương trình hay dụ án nào đó. UBND phường sẽ là đơn vị tiếp nhận sau đó giao trách nhiệm cho ban Văn hóa - Thông tin và từ đó lại thông qua họp các tổ trưởng tổ dân phố. Và tổ trưởng tổ dân phố chính là người trực tiếp đưa, phát tờ rơi này đến từng hộ dân cư trong tổ, trong phường. Một số ví dụ về tờ rơi đã từng được triển khai ở phường Quang Trung trước đây như: Dụ án sức khỏe sinh sản; phòng chống HIV - AIDS; phòng chống dịch tiêu chảy; sốt xuất huyết… - Ngoài ra còn có các hình thức sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích… Đây cũng là cách thức khá hiệu quả được phường sử dụng thường xuyên. Đặc điểm chung của chúng là phải được đặt ở những nơi nhiều người qua lại dễ thấy, dễ nhìn, dễ đọc. Nội dung phải phù hợp, ngắn gọn, dễ nhớ. Ngoài các hình thức gián tiếp như trên, phường còn tiến hành một cách khá đa dạng các hình thức truyền thông trực tiếp như: nói chuyện, tư vấn, tập huấn… được biết trong phường, hoạt động này thường được tổ chức 4 lần/ tháng. UBND phường và ban Văn hóa - Thông tin thường mời đến phường những chuyên gia về vấn đề sức khỏe, sâu đó huy động người dân đến nghe, tư vấn, nói chuyện trực tiếp. Hình thức này là rất tốt và hiệu quả ảnh hưởng mạnh mẽ nhưng vấn đề khó ở đây là huy động được người đến nghe. Tình trạng thực tế là hầu như chỉ đối tượng nào quan tâm thì mới có đến, còn những đối tượng không liên quan thì không bao giờ có mặt. Đây cũng chính là một điểm cần khắc phục. Nhìn chung trên đây là tất cả những hình thức truyền thông hiện có tại địa bàn phường Quang Trung. Nó được thực hiện đầy đủ và mạnh mẽ. Và theo ý kiến của người dân thì nó đã đem lại nhiều hiệu quả, giúp ích cho người dân rất nhiều. Điều đó cho thấy, công tác truyền thông tại phường dù còn gặp ít nhiều khó khăn nhưng đã luôn được ban Văn hóa - Thông tin của phường tổ chức tốt và đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến người dân trong phường. Công tác truyền thông luôn luôn cần được chú trọng quan tâm và phát triển hơn nữa. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG HIỆN CÓ TẠI PHƯỜNG Hình 2. Panô, áp phích được đặt ở những điểm giao thông đông dân cư qua lại. Hình 1. Hệ thống loa phát thanh được đặt tại các khu dân cư. Hình 4. Đoàn thanh niên, lực lượng chủ yếu trong công tác truyền thông di động Hình 3. Băng rôn, khẩu hiệu cũng thường được sử dụng. Hình 6. Vô tuyến, truyền hình là hình thức truyền thông phổ biến nhất hiện nay. Hình 5. Hình thức phát tờ rơi đến người dân cũng là một hoạt động phổ biến. Hình 8. Một ví dụ về tờ rơi tuyên truyền về tác hại của ma túy đã từng được tuyên truyền tại phường. Hình 7. Tổ chức các buổi nói chuyện hướng đến các đối tượng quan tâm cũng là một hình thức truyền thông. 3.2. Mô hình tác động của công tác truyền thông tại phường Cơ quan tuyến trên Các chương trình, dự án UBND Phường Công tác Truyền thông Các phương thức thực hiện Nội dung truyền thông Đối tượng tiếp nhận Công tác truyền thông : Ban Văn hóa - Thông tin phường phụ trách Cơ quan tuyến trên : UBND Quận, Thành Phố; các Bộ, Ban Ngành trực thuộc TW trực tiếp chỉ đạo công tác truyền thông. UBND Phường : Trích kinh phí để tổ chức các chương trình truyền thông tại phường Các chương trình, dự án : Đây chính là nguồn tư liệu, vật chất quan trọng chính của công tác truyền thông Nội dung truyền thông : Phụ thuộc vào các chương trình, dự án của tuyến trên Các phương thức thực hiện : Là các cách thức để đưa được thông tin cần truyền thông đến với đối tượng tiếp nhận Đối tượng tiếp nhận : Đây chính là là mục đích cuối cùng của công tác truyền thông, đối tượng tiếp nhận chính là người dân trong cộng đồng phường Qua sơ đồ cho thấy, chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau (thể hiện ở mũi tên 2 chiều). Mối quan hệ có ảnh hưởng lẫn nhau và đặt trong một chỉnh thể thống nhất nhằm mục tiêu cuối cùng là qua công tác truyền thông đưa được thông tin đến với người dân trong cộng đồng. 4. Lập dự án sơ lược cho công tác truyền thông tại cộng đồng phường Quang Trung Sau quá trình thực tập và nghiên cứu tại cộng đồng và theo yêu cầu của chương trình thực tập, sinh viên cần lập được một dự án bao gồm: Tên dự án, Mục tiêu của dự án và dự trù phương thức triển khai dự án. 4.1. Tên dự án Tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng khu phố văn hóa sức khỏe. 4.2. Mục tiêu của dự án a. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao nhận thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân trong cộng đồng phường. b. Mục tiêu cụ thể: . Nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để trở thành thói quen và là nhu cầu của mỗi người dân. . Xây dựng và củng cố các nếp sống vệ sinh phòng bệnh trong phường, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh. . Xây dựng các mô hình gia đình sức khỏe, khu phố sức khỏe phù hợp với đặc điểm và khả năng của phường. . Giảm các vụ ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. . Giảm tỷ lệ mắc và tử vong và một số bệnh truyền nhiễm gây dịch thường gặp trên cả nước nói chung và ở phường nói chung. Không để dịch lớn xảy ra. Khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết của các bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết …Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AID 4.3. Sơ lược các phương thức triển khai thực hiện dự án 4.3.1. Tuyên truyền giáo dục a. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng + Mở những chiến dịch tuyên truyền trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, loa phát thanh, bảng tin…hiện có tại phường. UBND và ban Văn hóa - Thông tin phường cần xây dựng các chương trình cổ động mang ý nghĩa chung của dự án cũng như các vấn đề chính còn tồn tại ở phường. Việc nêu gương người tốt, việc tốt, tổ dân phố điển hình trên bảng tin, loa phát thanh…là hết sức cần thiết và có tác dụng tốt trong vận động người dân trong phường tham gia. + Lồng ghép các nội dung xây dựng khu phố văn hóa sức khỏe vào các tiết mục biểu diễn văn nghệ, liên hoan văn hóa của phường. + Ngoài các chiến dịch tuyên truyền, cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền theo định kỳ với nhiều chủ đề khác nhau để nhắc nhở và vận đông người dân trong phường tham gia vào các hoạt động của dự án. b. Tuyên truyền thông qua các cuộc họp, mít tinh và thông qua các chương trình khác. + Trong các cuộc giao ban, các buổi nói chuyện, tư vấn thu hút người nghe cần lồng ghép phổ biến các nội dung xây dựng khu phố văn hóa sức khỏe và vận dụng người dân tham gia. + Đưa các nội dung, chỉ tiêu cụ thể về thực hiện nội dung xây dựng khu phố văn hóa sức khỏe vào các nghị quyết của Đảng và Chính quyền. + Tại địa bàn phường có thể thành lập hoặc duy trì các câu lạc bộ và nhiều hình thức hoạt động theo nhóm khác (như Câu lạc bộ văn hóa sức khỏe, Câu lạc bộ thanh niên, Câu lạc bộ phòng chống HIV - AIDS, Câu lạc bộ người cao tuổi… sinh hoạt các chủ đề về Khu phố văn hóa sức khỏe). Tổ chức tuyên truyền vận động người dân thông qua các tổ chức này. + Lồng ghép việc tuyên truyền, vận động người dân với các chương trình, dự án y tế khác đang triển khai tại địa bàn phường. c. Khẩu hiệu, panô, áp phích, tờ rơi + Xây dựng bảng tin, kẻ khẩu hiệu, panô, áp phích ở nơi công cộng, nơi tập trung đông dân cư, tại đầu các tổ dân phố, các khu chợ… Có thể xây dựng các tranh ảnh phê phán các thói quen không hợp vệ sinh cũng như các hành vi, lối sống không lành mạnh… + Xây dựng và in ấn các tờ rơi với nội dung cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với khả năng của phường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_thuc_tap_cong_tac_xa_hoi_nhom_va_cong_dong.doc
  • pdfbao_cao_thuc_tap_cong_tac_xa_hoi_nhom_va_cong_dong.pdf