Hiện tại, việc xây dựng chuẩn mực kế toán (CMKT), chế độ kế toán và các quy định kế
toán dựa trên nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo hệ thống
CMKT Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính
(BCTC) của các doanh nghiệp (DN), phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị
trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mặc dù CMKT của chúng ta đã có những thay
đổi rất lớn nhưng vẫn còn những điểm khác nhau rất đáng kể giữa VAS và IAS/IFRS gây
khó khăn khi lập BCTC. Tình trạng nộp các báo cáo chậm trễ, thuyết minh báo cáo chưa
đầy đủ và chuẩn xác thường xuyên xảy ra với các DN Việt Nam. Bài viết tập trung bàn
luận những khác biệt về BCTC hợp nhất giữa CMKT Việt Nam (VAS 25) so với quốc tế
(IAS 27/IFRS 10) để Việt Nam cần phải sửa đổi nhằm đáp ứng với xu hướng của thế giới
nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo đúng chuẩn mực Việt Nam và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Báo cáo tài chính hợp nhất đối sánh giữa VAS 25 và IAS 27/IFRS 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
194
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT
ĐỐI SÁNH GIỮA VAS 25 VÀ IAS 27/IFRS 10
#TS. Nguyễn Thị Mai Hương,
Đại học Ngân hàng Tp.HCM
Hiện tại, việc xây dựng chuẩn mực kế toán (CMKT), chế độ kế toán và các quy định kế
toán dựa trên nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo hệ thống
CMKT Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính
(BCTC) của các doanh nghiệp (DN), phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị
trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mặc dù CMKT của chúng ta đã có những thay
đổi rất lớn nhưng vẫn còn những điểm khác nhau rất đáng kể giữa VAS và IAS/IFRS gây
khó khăn khi lập BCTC. Tình trạng nộp các báo cáo chậm trễ, thuyết minh báo cáo chưa
đầy đủ và chuẩn xác thường xuyên xảy ra với các DN Việt Nam. Bài viết tập trung bàn
luận những khác biệt về BCTC hợp nhất giữa CMKT Việt Nam (VAS 25) so với quốc tế
(IAS 27/IFRS 10) để Việt Nam cần phải sửa đổi nhằm đáp ứng với xu hướng của thế giới
nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo đúng chuẩn mực Việt Nam và phù hợp với thông lệ
quốc tế.
Từ khóa: BCTC hợp nhất, chuẩn mực BCTC,
Các tập đoàn lớn sát nhập, liên kết lại với nhau để hình thành các tập đoàn đa quốc gia
có nhiều lợi thế lớn trong cạnh tranh nhằm thống trị nền kinh tế toàn cầu đang là một xu
hướng kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, việc các công ty lớn sát nhập đã phát sinh ra nhiều
vấn đề thuộc khía cạnh kế toán, tài chính, và một trong số ấy chính là BCTC hợp nhất. Báo
cáo hợp nhất ra đời nhằm cung cấp cho người đọc các thông tin hữu ích về hoạt động tập đoàn
như nguồn lực kinh tế do tập đòan kiểm soát, các nghĩa vụ và khả năng sinh lời... Sự chuyển
động mãnh liệt của các tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam đã và đang đặt ra sự cần có một
chuẩn mực báo cáo hợp nhất chuẩn tắc, đầy đủ và hoàn thiện để trình bày tình hình hoạt động
của đơn vị. Trên thực tế, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chuẩn mực, thông tư hướng dẫn
thực hiện báo cáo hợp nhất ( VAS 11, VAS 23, VAS 25 ) tuy nhiên vẫn chưa đi sâu vào hết
các khía cạnh của báo cáo hợp nhất và thiếu các dẫn chứng cụ thể, hay BCTC hợp nhất của
nhiều công ty được niêm yết, các khoản đầu tư vẫn chưa được ghi nhận đúng theo quy định.
Trong khi đó, IASB đã ban hành lại một số CMKT quốc tế về hợp nhất kinh doanh và BCTC
hợp nhất cụ thể năm 2010 (IFRS 3), năm 2011 (IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IAS 27 VÀ IAS
28) để phản ánh trung thực và hợp lí hơn về quy trình hợp nhất .Mặc dù chúng ta thừa nhận
những giá trị tích cực mà IFRS mang lại tính minh bạch cao, gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư
trên toàn cầu về những thông tin trong BCTC của các DN, nhưng theo định hướng chính
sách của Bộ Tài chính, việc xem xét áp dụng IFRS vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong
bối cảnh nền kinh tế thị trường chuyển đổi đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp trước khi tiến tới áp
dụng hoàn toàn IFRS.
Đối sánh giữa Việt Nam và quốc tế về BCTC hợp nhất - ghi nhận theo CMKT
Về mặt pháp lý, công ty mẹ và các công ty con hoàn toàn độc lập với nhau. Tuy nhiên,
mục đích của BCTC hợp nhất là thông tin tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của tập
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
195
đoàn như một đơn vị kinh doanh duy nhất, trong đó phản ảnh toàn bộ tài sản do tập đoàn kiểm
soát và các nghĩa vụ đi kèm cũng như doanh thu và lợi nhuận mà tập đoàn đã thực hiện đối
với bên ngoài. Vì vậy, BCTC hợp nhất sẽ giúp người sử dụng có được thông tin hữu ích về
nguồn lực mà tập đoàn đang nắm giữ, cơ cấu tài chính cũng như khả năng sinh lợi thực sự của
tập đoàn. Cụ thể là:
- Tài sản và cơ cấu tài sản của các công ty con. Qua đó, người đọc đánh giá được các
nguồn lực kinh tế của tập đoàn và khả năng quản lý chúng;
- Các khoản nợ mà các công ty con đang gánh chịu, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn. Thông tin này rất quan trọng cho việc đánh giá tình trạng tài chính và khả năng thanh
toán của tập đoàn;
- Doanh thu và lợi nhuận đạt được của toàn bộ tập đoàn giúp người đọc hiểu được quy
mô kinh doanh, tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc sử dụng vốn của tập đoàn;
- Kết quả hoạt động của các công ty con trong quá khứ đóng góp vào lợi nhuận chưa
phân phối của tập đoàn;
- Ngoài ra, với cách hợp nhất để trình bày toàn bộ tình hình tài chính và kết quả hoạt
động như một DN duy nhất, tất cả các công nợ và giao dịch nội bộ trong tập đoàn đều bị loại
bỏ, giúp người đọc BCTC không bị đánh giá sai lệch do những quan hệ nội bộ và thiếu khách
quan giữa các thành viên trong tập đoàn.
Quy trình hợp nhất BCTC theo quy định của VAS 25 nói chung đã tuân thủ những
quy định của IAS 27/IFRS 10. Quy trình hợp nhất khá rõ ràng, các phương pháp kế toán sử
dụng để hợp nhất đi theo xu hướng mới của IAS và theo đó qui trình hợp nhất BCTC trong
mô hình công ty mẹ - công ty con được thực hiện qua bốn giai đoạn: đồng hóa, kết hợp, loại
trừ, phân bổ vốn chủ sở hữu. Cụ thể:
- Về phương pháp hợp nhất áp dụng: Ở Việt Nam mọi trường hợp hợp nhất đều sử
dụng phương pháp mua. Đây là phương pháp thông dụng trên thế giới và phù hợp với xu
hướng quốc tế.
- Về phương pháp xác định lợi ích cổ đông thiểu số: Lợi ích cổ đông thiểu số được xác
định theo phương pháp thay thế, tức là được xác định thông qua lợi ích của công ty mẹ. Việc
lựa chọn phương pháp này là phù hợp với CMKT quốc tế.
- Hợp nhất BCTC tại thời điểm mua và thanh lí: Kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty con bị thanh lí cũng được đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất cho tới ngày
thanh lý công ty con (ngày mà công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát công ty con). Số
chênh lệch giữa khoản thu về thanh lý công ty con và giá trị ghi sổ còn lại của tài sản trừ đi nợ
phải trả của công ty con này tại ngày thanh lý được ghi nhận trong BCKQKD hợp nhất như
khoản lỗ/lãi thanh lý công ty con.
- Về đồng hóa chính sách kế toán và ngày lập BCTC: BCTC hợp nhất được lập phải
áp dụng các chính sách kế toán một cách thống nhất cho các giao dịch, sự kiện cùng loại trong
những hoàn cảnh tương tự. Nếu không sử dụng chính sách kế toán một cách thống nhất khi
hợp nhất BCTC thì công ty mẹ phải giải trình vấn đề này cùng với các khoản mục đã được
hạch toán theo các chính sách khác nhau trong BCTC hợp nhất. Thông thường ngày lập báo
cáo công ty mẹ trùng với công ty con, tuy nhiên đối với BCTC dùng để hợp nhất được lập ở
các ngày khác nhau phải thực hiện việc điều chỉnh cho những giao dịch hay những sự kiện
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
196
quan trọng xảy ra giữa báo cáo đó và BCTC của công ty mẹ. Trong bất kì trường hợp nào, sự
khác biệt về thời điểm lập BCTC không được quá 3 tháng.
- Về lợi ích cổ đông thiểu số: Các khoản lỗ tương ứng với phần vốn của cổ đông thiểu
số trong công ty con được hợp nhất có thể lớn hơn vốn của họ trong tổng vốn chủ sở hữu của
công ty con. Khoản lỗ vượt trội cũng như bất kì khoản lỗ thêm nào khác được tính vào phần
lợi ích của cổ đông đa số trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù
đắp các khoản lỗ đó. Nếu sau đó công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ vào phần
lợi ích của cổ đông đa số cho tới khi phần lỗ trước đây do các cổ đông đa số gánh chịu được
bồi hoàn đầy đủ.
Bên cạnh điểm tương đồng, công tác lập và trình bày BCTC tại các quốc gia cũng có
những khác biệt như nguyên tắc đo lường, nội dung chi tiết của hệ thống BCTC, và thậm
chí cả về thuật ngữ được sử dụng để mô tả các khoản mục trên báo cáo đặc biệt là trong
phạm vi tập đoàn đa quốc gia. Chẳng hạn, một công ty có trụ sở tại nước ngoài có cơ sở tại
Việt Nam, vì hai hệ thống kế toán khác nhau nên bên cạnh việc lập BCTC riêng cho công ty
mẹ ở nước ngoài và cơ sở tại Việt Nam, họ còn phải chuyển đổi BCTC theo quy định của
Việt Nam sang báo cáo theo các quy tắc của quốc gia nơi đặt trụ sở của công ty mẹ để lập
báo cáo hợp nhất. Việc làm này gây tốn kém về mặt thời gian và công sức, gây trở ngại cho
người sử dụng khi đọc hiểu và đánh giá chất lượng BCTC ở một quốc gia khác, đặc biệt là
khi so sánh với BCTC của các quốc gia khác không chỉ trong khu vực mà còn trên cả thế
giới, ảnh hưởng rất lớn trong việc ra quyết định đầu tư quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
như hiện nay. Cụ thể là:
VAS 25 IAS 27 IFRS 10
1. Mục tiêu Kế toán các khoản đầu tư vào Cty con trong
BCTC riêng của Cty mẹ. Đồng thời loại bỏ
các khoản đầu tư vào các Cty liên kết và Cty
liên doanh ra khỏi phạm vi áp dụng (các
khoản đầu tư này được điều chỉnh bởi VAS
07 và VAS 08)
Mục đích của chuẩn mực này chỉ đề
cập đến BCTC riêng (Điều 1- IAS
27).Mục tiêu của IAS 27 là các quy
định kế toán và yêu cầu công bố
thông tin đối với các khoản đầu tư
vào các Cty con, liên doanh, liên kết
khi Cty mẹ hoặc tập đoàn chuẩn bị
BCTC riêng biệt.
Thiết lập các nguyên tắc trình bày và
lập BCTC hợp nhất khi một thực thể
kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác
2. Đối tượng,
phạm vi áp
dụng
Kế toán các khoản đầu tư vào Cty con trong
BCTC riêng của Cty mẹ. Đồng thời loại bỏ
các khoản đầu tư vào các Cty liên kết và
Cty liên doanh ra khỏi phạm vi áp dụng
(các khoản đầu tư này được điều chỉnh bởi
VAS 07 và 08)
Áp dụng cho một Cty mẹ và Cty con
trong tập đoàn chịu sự kiểm soát của
Cty mẹ.
Áp dụng cho một đơn vị là Cty mẹ và
cho tất cả những đơn vị khác ngoại
trừ:
+ Đáp ứng các điều kiện miễn trừ
theo quy định tại IFRS10.
+ Các quỹ phúc lợi, hưu trí dài hạn
cho người lao động thuộc phạm vi
của IAS 19.
3.Xác định
quyền kiểm
soát
Các Cty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu
quyết ở Cty con. Trong các trường hợp sau
đây, quyền kiểm soát còn được thực hiện
ngay cả khi Cty mẹ nắm giữ ít hơn 50%
quyền biểu quyết:
a) Các nhà đâu tư khác thỏa thuận dành
cho Cty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;
b) Cty mẹ có quyền chi phối các chính
sách tài chính và hoạt động theo quy chế
thỏa thuận;
c) Cty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi
miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị
hoặc cấp quản lí tương đương;
d) Cty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các
cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp
quản lí tương đương.
Quyền kiểm soát chủ yếu dựa vào tỉ
lệ biểu quyết, mô hình kiểm soát kết
hợp giữa quyền lực (quyền chi phối
các chính sách tài chính và hoạt động
của một đơn vị) và lợi ích (các lợi ích
thu được từ các hoạt động).
IFRS đưa ra khái niệm mới về quyền
kiểm soát so với IAS 27. Quyền kiểm
soát được đánh giá thông qua việc xác
định các hoạt động liên quan và đánh
giá quyền lực (khả năng hiên tại để
chỉ đạo các hoạt động có liên quan),
đánh giá lợi nhuận (liệu nhà đầu tư có
chịu rủi ro hoặc có quyền lợi đối với
các khoản lợi nhuận biến đổi từ mối
quan hệ với bên nhận đầu tư mô hình
kiểm soát dựa trên mối quan hệ giữa
quyền lực và lợi nhuận.
4.Điều kiện Cty
mẹ được miễn
lập BCTC hợp
Cty mẹ đồng thời là một Cty con bị một Cty
khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ
và nếu được các cổ đông thiểu số trong Cty
Tương tự như VAS 25, tuy nhiên điều kiện nghiêm ngặt hơn, các phần vốn góp
thiểu số nêu trên không có quyền biểu quyết, được thông báo và không phản đối
quyết định; các công nợ hoặc vốn của Cty mẹ không được giao dịch trên thị
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
197
nhất chấp thuận thì không phải lập và trình bày
BCTC hợp nhất.
trường tài chính; Cty mẹ không nộp hoặc không đang quá trình nộp BCTC cho
Ủy ban chứng khoán hoặc cơ quan quản lí Nhà nước khác nhằm mục đích phát
hành công cụ tài chính trên thị trường.
5.Thời gian
lập BCTC
hợp nhất
Các BCTC chỉ bắt buộc vào cuối năm, các
báo cáo giữa niên độ không bắt buộc mà chỉ
khuyến khích lập BCTC hợp nhất, các tập
đoàn chỉ phải công bố báo cáo riêng của
Cty mẹ.
Các BCTC hợp nhất phải được lập cho BCTC năm cũng như giữa niên độ.
6. Khái niệm
BCTC riêng và
phương pháp
giá vốn
Chúng ta không đề cập nội dung này BCTC hợp nhất là BCTC được trình bày bởi một Cty mẹ (là nhà đầu tư vào một
Cty liên kết hoặc Cty đồng kiểm soát) trong đó các khoản đầu tư này được hạch
toán trên cơ sở phần vốn góp trực tiếp chứ không phải trên cơ sở phần vốn ròng
của các đơn vị được đầu tư.
Phương pháp giá vốn là phương pháp hạch toán đầu tư qua đó khoản đầu tư
được ghi nhận theo giá vốn.
7.Chính sách
kế toán đồng
nhất
Nếu việc sử dụng các chính sách kế toán
đồng nhất trong việc lập BCTC hợp nhất là
không khả thi thì tính đồng nhất này nên
được thuyết minh cùng với tỷ lệ các khoản
mục trong BCTC hợp nhất chịu ảnh hưởng
bởi các chính sách kế toán khác nhau.
Loại bỏ tình huống này.
8.Lợi ích của cổ
đông không nắm
quyền kiểm soát
Yêu cầu trình bày tách biệt với các khoản
nợ phải trả và Vốn CSH của các cổ đông
Cty mẹ.
Trình bày trong mục vốn CSH, tách riêng khỏi vốnCSH của các cổ đông Cty
mẹ trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
9.Các khoản lỗ
trong giao dịch
nội bộ
Lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch
trong nội bộ tập đoàn được loại bỏ trừ khi
giá vốn không thể thu hồi được.
Các khoản lỗ trong nội bộ tập đoàn có thể ám chỉ một sự giảm giá trị mà đòi hỏi
phải được ghi nhận trong BCTC hợp nhất, không được loại bỏ các khoản lỗ
trong giao dịch nội bộ của tập đoàn.
10. Quy tổng thu
nhập toàn diện
cho các CSH của
Cty mẹ và cho
các phần vốn
góp không nắm
quyền kiểm
soát/ thiểu số
Khoản dôi ra và bất kì khoản lỗ thêm nào
được quy định cho phần vốn góp thiểu số
đều được phân bổ cho phần vốn góp đa số
trừ khi bên vốn góp thiểu số có nghĩa vụ
ràng buộc và có khả năng đầu tư bổ sung để
bù lỗ. Tuy nhiên, thông tư 23.2005/TT-BTC
không cho phép việc phân bổ mà dẫ đến
việc phần vốn góp thiểu số có số dư âm.
Yêu cầu sự phân bổ này ngay cả khi việc này dẫn đến việc phần vốn góp không
nắm quyền kiểm soát có số dư âm.
11.Ghi nhận
khoản đầu vào
Cty con trong
BCTC riêng của
Cty mẹ
Cho phép ghi theo giá gốc các khoản đầu tư
đó.
Trình bày theo phương pháp giá gốc hoặc “ Tài sản tài chính sẵn có để bán”
theo IAS 39 IFRS 9.
12.DN mất
quyền kiểm soát
Cty con
Không có hướng dẫn cụ thể;
Không được phép ghi nhận lại theo giá trị
hợp lí của khoản đầu tư được giữ lại.
Yêu cầu DN hủy ghi nhận các tài sản và nợ phải trả các cấu phần CSH có liên
quan ở Cty con cũ. Bất kì khoản lãi hoặc lỗ đều được ghi nhận trong báo cáo lãi
lỗ. Bất kì khoản đầu tư nào được giữ lại trong Cty con cũ đều đo lường theo giá
trị hợp lý tại ngày mất quyền kiểm soát.
13.Về việc loại
trừ một Cty con
khỏi việc hợp
nhất BCTC
Một Cty con được loại trừ một Cty con khỏi
việc hợp nhất BCTC khi:
a) Quyền kiểm soát của Cty mẹ chỉ là tạm
thời vì Cty con này chỉ được mua và nắm
giữ cho mục đích bán lại trong tương lai
gần (dưới 12 tháng);
b) Hoạt động của Cty con bị hạn chế trong
thời gian dài và điều này ảnh hưởng đáng
kể tới khả năng chuyển vốn cho Cty mẹ.
Cty mẹ kế toán khoản đầu tư vào Cty con
loại này theo quy định tại CMKT "Công cụ
tài chính".
Một Cty con được loại trừ khỏi việc hợp nhất BCTC khi:
a) Các Cty con bị mua và giữ để sau đó thanh lí trong tương lai gần;
b) Các Cty con hoạt động theo những hạn chế nghiêm ngặt lâu dài và làm tổn
hại đáng kể đến khả năng chuyển giao vốn.
13.Thay đổi về
quyền sở hữu
của Cty mẹ
Không đề cập nội dung này Yêu cầu thay đổi phần vốn góp sở hữu của một Cty mẹ trong một Cty con mà
không dẫn đến việc mất quyền kiểm soát sẽ được hạch toán trong phạm vi vốn
CSH, làm giảm hoặc tăng phần vốn góp không nắm quyền kiểm soát. Các thay
đổi về quyền sở hữu của Cty mẹ sẽ hạch toán trong tài khoản lãi/lỗ.
Trao đổi của tác giả
Trước đây, quan niệm cho rằng kế toán là công việc ghi chép trên sổ sách của đơn vị.
Tuy nhiên, thông tin công bố ra công chúng lại nằm ở BCTC, sổ kế toán chỉ là phương tiện
tập hợp dữ liệu để lập BCTC và BCTC mới là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán. Vì
vậy, những thuật ngữ như ghi nhận, dừng ghi nhận, xác định giá trị đều được hiểu theo
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
198
cách mới là cho BCTC chứ không phải chỉ là công việc ghi chép đơn thuần trên sổ kế toán.
Đồng thời, theo Ủy ban CMKT quốc tế (IASB), trong 10 năm gần đây, việc áp dụng các
Chuẩn mực IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.
Trong số 140 quốc gia được IASB khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết những
DN nội địa áp dụng IFRS và đa số những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các
tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB),
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy
ban chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.
Như vậy, hợp nhất BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế là xu hướng tất yếu đối với
các DN Việt Nam. Việc thực hiện không đầy đủ và không tuân thủ quy trình hợp nhất của
CMKT dẫn đến thông tin không trung thực, cung cấp các thông tin thiếu chính xác, ảnh
hưởng đến quyền lợi của người sử dụng thông tin, và cũng đồng nghĩa chúng ta tự từ bỏ cơ
hội “marketing” cho chính mình. Để hoàn thiện BCTC hợp nhất cho các DN, vai trò của Bộ
Tài chính rất quan trọng, song cũng rất cần có sự đồng hành của DN, các trường đại học để
tạo nên những động thái kết hợp đồng bộ từ khâu soạn thảo đến khâu đào tạo chế độ kế toán
và thực hiện công tác kế toán, chẳng hạn:
- Xác định rõ mức độ “hội nhập” hay “hội tụ” của hệ thống kế toán Việt Nam trước
khi xây dựng, chuẩn hóa và ban hành văn bản về quy trình thực hiện BCTC hợp nhất cho DN;
hoàn thiện hệ thông chuẩn mực BCTC hơp nhất;
- Tiến hành lấy ý kiến của các DN khi triển khai thực hiện BCTC tại đơn vị, nhằm có
giải pháp nâng cao trình độ hiểu biết của nhà quản lý tại DN khi nhận được thông tin trình bày
trên BCTC hợp nhất để các đối tượng này sử dụng BCTC hợp nhất thành một công cụ hữu ích
cho việc kiểm soát và ra quyết định liên quan đến hướng hoạt động của toàn DN;
- Phối hợp giữa các trường đại học, hội nghề nghiệp, thực hiện đào tạo, hướng dẫn
để đảm bảo tính chính xác và khoa học của quy trình;
- Hướng dẫn xây dựng mô hình tổ chức kế toán phù hợp với tình hình tổ chức quản lý,
tổ chức kinh doanh và đặc điểm hoạt động để có được những thông tin thích hợp khi đánh giá
các Cty con và phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất;
- Tổ chức các buổi hội thảo khoa học để thu nhận, tổng hợp các ý kiến từ nhiều bên
liên quan như nhà hoạch định chính sách, nhà DN, trường đại học, nhằm nhanh chóng nhận
ra những bất cập, khác biệt để có giải pháp hoàn thiện chuẩn mực BCTC hợp nhất Việt Nam
nhanh chóng, hiệu quả.
Kết luận
Việc nghiên cứu chuyển đổi sang IFRS là hết sức cấp thiết trong bối cảnh CMKT Việt
Nam chưa giải quyết được các vấn đề phức tạp về kế toán và chưa dáp ứng đầu đủ nhu cầu
ngày càng cao trong việc lập và trình bày BCTC của các DN không chỉ FDI mà còn cả DN
trong nước. IFRS không chỉ giúp làm tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các
DN mà còn cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng. Việc lập và trình bày
BCTC hợp nhất theo chuẩn chung của quốc tế sẽ thu hẹp khoảng cách chất lượng BCTC của
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
199
Việt Nam và các quốc gia trên toàn cầu, qua đó góp phần hạn chế những rào cản trong quá
trình đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc đầu tư ra thị trường
quốc tế của các DN trong nước, đặc biệt là các DN niêm yết.
-------------------------------
Tài liệu tham khảo
André at al (2012). Voluntary Adoption of IFRS: A Study of Determinants for UK Unlisted Firms. Available at
SSRN:
Alp, A., & Ustuntag, S., 2009.Financial reporting transformation the experience of Turkey.Critical Perspective
on Accounting, 20, 680-699.
Bộ Tài chính (2000a), Quyết định 276/2000 QĐ-BTC về Quy định chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng quốc
gia về kế toán.
Bộ Tài chính (2000b), Quyết định 489/2000 QĐ-BTC về quy trình xây dựng CMKT.
Bộ Tài chính (2005), Quyết định về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc
quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán.
Bộ Tài chính (2005). Thông tư 23/2005/BTC Hướng dẫn những nội dung của chuẩn mực 25 liên quan đến lập
BCTC hợp nhất
Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014 TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán DN.
Cascino, S. & Gassen, J., 2009. Comparability effects of mandatory IFRS adoption. SFB 649 Economic Risk
Berlin
Davidson, R. & Chrisman, H., Interlinguistic Comparison of International Accounting Standards: The Case of
Uncertainty Expressions. The International Journal of Accounting 28, 1–16.
Djatej, A. et al, 2012. Critical factors of IFRS adoption in the US: an empirical study. Journal of Finance and
Accountancy, Vol 9, pp 1-14.
Doupnik, T. & Richter, M., 2003. Interpretation of Uncertainty Expressions: A Cross-National Study.
Accounting, Organizations and Society, 15–35.
IFRS Foundation (2016).Structure of IFRS.
Quốc hội (2015). Luật Kế toán Việt Nam.
VAA (2015). Hoạt động Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tai_chinh_hop_nhat_doi_sanh_giua_vas_25_va_ias_27ifr.pdf