Công ty cổ phần Đông Phương (OREXCO) được thành lập vào tháng
12 năm 1990. Trong các năm qua, hoạt động sảnxuất kinh doanh chính của
Công ty là chế biến hải sản xuất khẩu. Hưởng ứng chủ trương của Đảng và
Nhà nước về việc phát triển kinh tế tại các hải đảo, Công ty lập phương án
xây dựng một Chi nhánh chế biến hải sản xuất khẩu tại huyện Côn Đảo.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và dựa vào các các văn bản hướng
dẫn của Nhà nước, Công ty cổ phần Đông Phương xây dựng báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu thuộc Chi
nhánh Công ty cổ phần Đông Phương sẽ được xây dựng tại huyện Côn Đảo.
Báo cáo này là cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng về bảo vệ
môi trường trong việc thẩm định, giám sát vàquản lý các hoạt động sản xuất
chế biến hải sản của Chi nhánh Công ty cổ phần Đông Phương tại Côn Đảo.
Báo cáo cũng giúp cho Công ty cổ phần Đông Phương có những thông tin
cần thiết để chọn lựa các giải pháp tối ưunhằm khống chế ô nhiễm và bảo
vệ môi trường trong khu vực
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Tác động môi trường Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
1
MỤC LỤC
Chương một
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lời nói đầu
1.2. Nội dung của báo cáo
1.3. Cơ sở để lập báo cáo
1.4. Phương pháp xây dựng báo cáo
1.5. Tổ chức thực hiện
Chương hai
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT
2.1. Tên dự án
2.2. Cơ quan lập phương án
2.3. Nội dung của dự án
2.4. Các mục tiêu kinh tế - xã hội
Chương ba
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI
3.1. Vị trí dự án
3.2. Điều kiện tự nhiên
3.2.1. Đặc điểm khí hậu
3.2.2. Địa hình và địa mạo
3.2.3. Địa chất thổ nhưỡng
3.2.4. Đặc điểm nguồn nước
3.2.5. Tài nguyên sinh học
3.3. Hiện trạng môi trường
3.3.1. Chất lượng nguồn nước
3.3.2. Chất lượng không khí
3.4 Điều kiện kinh tế - xã hộii
3.4.1. Dân số
3.4.2. Hiện trạng kinh tế
2.4.3. Văn hóa, giáo dục và y tế
Chương bốn
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
2
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ CHẾ BIẾN HẢI SẢN
TỚI MÔI TRƯỜNG
4.1. Tác động của quá trình xây dựng tới môi trường
4.2. Tác động trong giai đoạn sản xuất kinh doanh
4.2.1. Tác động tới môi trường không khí
4.2.2. Tác động tới môi trường nước
4.2.3. Tác động của các chất thải rắn
4.3. Tác động của dự án tới kinh tế - xã hội
Chương năm
CÁC PHƯƠNG ÁN KHỐNG CHẾ Ô NHIỄM VÀ
HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG CÓ HẠI
5.1. Phương án khống chế ô nhiễm không khí
5.1.1. Khống chế ô nhiễm trong quá trình xây dựng nhà xưởng
5.1.2. Khống chế ô nhiễm trong quá trình sản xuất
5.2. Phương án khống chế ô nhiễm nguồn nước
5.2.1. Nước thải sinh hoạt
5.2.2. Nước thải sản xuất
5.3. Phương án khống chế ô nhiễm do chất thải rắn
5.3.1. Giai đoạn xây dựng
5.3.2. Giai đoạn sản xuất
5.4. Vệ sinh an toàn lao động và phòng chống sự cố
5.4.1. Vệ sinh và an toàn lao động
5.4.2. Phòng chống các sự cố ô nhiễm
5.5. Phương án xử lý nước cấp
5.6. Chương trình giám sát ô nhiễm
5.6.1. Giám sát chất lượng không khí
5.6.2. Giám sát chất lượng nước
5.6.3. Kinh phí khống chế ô nhiễm môi trường
KẾT LUẬN
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
3
CHƯƠNG MỘT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LỜI NÓI ĐẦU
Công ty cổ phần Đông Phương (OREXCO) được thành lập vào tháng
12 năm 1990. Trong các năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của
Công ty là chế biến hải sản xuất khẩu. Hưởng ứng chủ trương của Đảng và
Nhà nước về việc phát triển kinh tế tại các hải đảo, Công ty lập phương án
xây dựng một Chi nhánh chế biến hải sản xuất khẩu tại huyện Côn Đảo.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và dựa vào các các văn bản hướng
dẫn của Nhà nước, Công ty cổ phần Đông Phương xây dựng báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu thuộc Chi
nhánh Công ty cổ phần Đông Phương sẽ được xây dựng tại huyện Côn Đảo.
Báo cáo này là cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng về bảo vệ
môi trường trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động sản xuất
chế biến hải sản của Chi nhánh Công ty cổ phần Đông Phương tại Côn Đảo.
Báo cáo cũng giúp cho Công ty cổ phần Đông Phương có những thông tin
cần thiết để chọn lựa các giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm và bảo
vệ môi trường trong khu vực.
1.2. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO
Báo cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Giới thiệu phương án sản xuất và mô tả các hoạt động của cơ sở chế
biến hải sản thuộc Chi nhánh Công ty cổ phần Đông Phương có khả
năng tác động tới môi trường.
2. Nghiên cứu hiện trạng môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội
tại khu vực được chọn để xây dựng cơ sở chế biến hải sản.
3. Đánh giá và dự báo các tác động của cơ sở chế biến hải sản tới từng
yếu tố môi trường tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực.
4. Đề xuất các phương án khả thi bao gồm các biện pháp kỹ thuật khống
chế ô nhiễm do các chất thải và các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm
giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường.
5. Đề xuất chương trình giám sát và quản lý môi trường đối với cơ sở.
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
4
1.3. CƠ SỞ ĐỂ LẬP BÁO CÁO
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thiết lập trên cơ sở tuân
thủ các văn bản pháp lý sau đây:
1. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành
ngày 10/1/1994, quy định tất cả các dự án sắp xây dựng và các cơ sở sản
xuất đang tồn tại phải tiến hành đánh giá tác động môi trường (điều 17,
18).
2. Bản hướng dẫn số 1485 MTg ngày 10/09/1993 của Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường về đánh giá tác động môi trường.
3. Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
4. Điều lệ vệ sinh và giữ gìn sức khỏe do Bộ y tế ban hành năm 1992 qui
định các tiêu chuẩn vệ sinh về chất lượng nước, không khí và yêu cầu
các hoạt động kinh tế xã hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
Các tài liệu kỹ thuật được sử dụng trong báo cáo bao gồm:
1. Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới, Ngân hàng thế giới về
xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Phương án sản xuất kinh doanh hải sản của Chi nhánh Công ty cổ phần
Đông Phương tại huyện Côn Đảo.
3. Kết quả khảo sát, đo đạc và phân tích môi trường tại khu vực Côn Đảo
4. Các tài liệu về đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm.
5. Các phương pháp công nghệ xử lý chất thải.
Báo cáo sử dụng Tiêu chuẩn Việt Nam mới nhất. Các tiêu chuẩn đó
là:
1. TCVN 5949-1995, Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng
và dân cư,
2. TCVN 5937-1995, Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh.
3. TCVN 5942-1995, Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước mặt.
4. TCVN 5944-1995, Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
5
5. TCVN 5943-1995, Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng
độ các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ.
1.4. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BÁO CÁO
Các phương pháp sau đây được sử dụng trong báo cáo:
- Thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và
xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học
trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.
- So sánh: Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả
phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh
với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực
xây dựng cơ sở sản xuất.
- Đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các
chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động theo hệ số ô nhiễm do Tổ
chức Y tế thế giới thiết lập trên cơ sở bản chất công nghệ, công suất sản
xuất, khối lượng chất thải, qui luật quá trình chuyển hóa trong tự nhiên và số
liệu thống kê từ kinh nghiệm thực tế.
1.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ‘cơ sở sản xuất kinh doanh hải
sản “ của CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG PHƯƠNG tại huyện
Côn Đảo do Công Ty Cổ Phần Đông Phương thực hiện với sựï phối hợp của
Trung Tâm Bảo Vệ Môi Trường (EPC), Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo
Vệ Môi Trường TP. Hồ Chí Minh (VITTEP).
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
6
CHƯƠNG HAI
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT
2.1. TÊN DỰ ÁN
SẢN XUẤT KINH DOANH HẢI SẢN TẠI CÔN ĐẢO
của CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG PHƯƠNG
2.2. CƠ QUAN LẬP PHƯƠNG ÁN
Công Ty Cổ Phần Đông Phương (OREXCO., Ltd)
Địa chỉ: Số 2 Bis, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 8222529 - 8296671
Fax. 8223862
Giấy phép thành lập: số 428/QĐ-UB ngày 22/12/1990
Chức năng: Chế biến hải sản xuất khẩu và kinh doanh thương mại
Giấy phép đăng ký kinh doanh: số 059100 ngày 7/4/1994.
2.3. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN
Trong các năm gần đây Công ty cổ phần Đông Phương đã tích cực
phát triển các mặt hàng hải sản. Hàng chế biến của Công ty đã có giá trị
xuất khẩu cao do đạt được tiêu chuẩn qui cách và tiêu chuẩn chất lượng của
quốc tế. Đến nay, Công ty có khả năng mở rộng sản xuất bằng nguồn vốn tự
có do đó Công ty quyết định thành lập Chi nhánh và xây dựng một cơ sở chế
biến tại huyện Côn Đảo.
2.3.1. Trang thiết bị chính
- Lò sấy sử dụng gas : 40 cái
- Quạt sấy ½ HP : 80 cái
- Container lạnh 10 tấn : 1 cái
- Khung vỉ treo mực : 1.000 cái
2.3.2. Sản phẩm
- Mặt hàng chính: Mực khô lột da cao cấp
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
7
- Mặt hàng phụ: Mực khô còn da, mực khô lột tuột vè
2.3.3. Sản lượng
- Mực khô lột da cao cấp: 100 tấn/năm
- Mực khô còn da: 50 tấn/năm
- Mực khô lột tuột vè: 30 tấn/năm
2.3.4. Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
- Mực khô lột da cao cấp theo tiêu chuẩn qui cách và chất lượng của
Nhật Bản.
- Mực khô còn da và mực khô lột tuột vè: đây là nguyên liệu dùng để
chế biến các mặt hàng mực nướng ăn liền xuất khẩu của Công ty.
- Tiêu chuẩn sản phẩm: chỉ được chế biến từ mực còn tươi, màu sắc
tươi sáng, trắng đến vàng, độ ẩm 30 - 32%.
2.3.5. Qui trình công nghệ
Mực tươi ------> Xẻ ------> Làm sạch nội tạng -------> Rửa sạch
-------> Lột da -------> Sấy khô ------> Bảo quản trong kho lạnh
Các công đoạn xẻ, làm sạch nội tạng, rửa sơ bộ dự kiến sẽ thực hiện
ngay sau khi đánh bắt ở ngoài biển trước khi đưa về cơ sở với mục đích giữ
được chất lượng mực tươi, giảm lượng nước rửa sử dụng trên bờ, giảm lượng
chất thải (nội tạng) phải xử lý trên bờ.
2.3.1. Nhu cầu nguyên liệu
Công ty trang bị 2 máy phát điện loại nhỏ để thắp sáng và quạt sấy.
Nước sử dụng trong chế biến chủ yếu là nước biển, nước ngọt phục vụ mục
đích sinh hoạt. Nước đá mua của nhà máy sản xuất nước đá tại Côn Đảo.
Nhu cầu nước đá khoảng 1000 tấn/năm
Định mức 5 kg mực tươi cho 1 kg mực khô
Lượng gas dùng để sấy tính trung bình 550 kg gas/1 tấn mực khô.
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
8
2.4. CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI
- Công ty mở rộng sản xuất chế biến hải sản tại huyện Côn Đảo
nhằm tận dụng tiềm năng thuỷ sản hiện có trong khu vực để sản xuất hàng
xuất khẩu và thúc đẩy nghề đánh bắt hải sản tại huyện Côn Đảo
- Sản phẩm của Công ty xuất khẩu sang Nhật và cung cấp một phần
thực phẩm cho nhân dân trong khu vực.
- Tạo thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và địa phương thông
qua các khoản thuế phải đóng góp.
- Phương án lập Chi nhánh và xây dựng một cơ sở chế biến hải sản tại
huyện Côn Đảo của Công ty cổ phần Đông Phương sẽ tạo việc làm ổn định
cho 150 người lao động trực tiếp tại cơ sở. Ngoài ra, việc thu mua mực tươi
tại chỗ góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho nhân dân
địa phương.
- Tăng sản lượng các loại mực khô đã chế biến lên 180 tấn/năm, hiệu
quả kinh tế ước tính như sau:
+ Tổng vốn đầu tư 800 triệu đồng
Trong đó vốn XDCB 300 triệu
Vốn máy móc, thiết bị 200 triệu
Vốn lưu động 300 triệu
+ Tổng lãi định mức 880 triệu
+ Thuế lợi tức (35%) 308 triệu
+ Lãi ròng 572 triệu
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
9
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
10
CHƯƠNG BA
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI
3.1. VỊ TRÍ DỰ ÁN
Vị trí khu đất mà Công ty cổ phần Đông Phương lựa chọn và được
UBND huyện Côn Đảo cho phép xây dựng cơ sở chế biến hải sản nằm sát
biển, trên đường Nguyễn Huệ nối từ khu vực trung tâm thị trấn Côn Đảo đến
An Hải. Tổng diện tích khu đất là 3.500 m2. Sơ đồ vị trí khu đất trình bày
trong hình 2.1.
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở Đông Nam nước ta gồm 16 hòn đảo
lớn nhỏ, có vị trí địa lý: 8034’ đến 8049’ vĩ độ Bắc và 106031’ đến 106045’
kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230 km, cách Vũng Tàu
185 km và cách cửa sông Hậu 83 km. Tổng diện tích đảo 76,71km2. Thị trấn
Côn Đảo nằm trên thung lũng hình bán nguyệt có độ cao trung bình 3 m so
với mặt nước biển là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội của Côn Đảo.
3.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.2.1. Đặc điểm khí hậu
Côn Đảo nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô, khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp. Tuy
nhiên, do ảnh hưởng của đại dương nên khí hậu ở Côn Đảo ôn hòa hơn so
với khí hậu trên đất liền.
Các yếu tố khí tượng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường.
Nhiệt độ không khí, tốc độ gió, chế độ mưa… là những yếu tố ảnh hưởng
đếnquá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí và
nguồn nước. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển
hóa các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn. Tốc độ gió càng cao thì các
chất ô nhiễm trong không khí được vận chuyển đi càng xa nguồn ô nhiễm và
các chất ô nhiễm càng được pha loãng bằng không khí sạch. Mặt khác, gió
và sự quay của trái đất đã tạo nên những dòng chảy bề mặt làm xáo trộn và
phát tán các chất ô nhiễm trong nước biển. Số liệu các yếu tố khí tượng tại
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
11
Côn Đảo đã được theo dõi và đo đạc trong nhiều năm có thể tóm tắt như
sau:
- Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm : 27,1 0C
Nhiệt độ trung bình cao nhất : 29,6 0C
Nhiệt độ trung bình thấp nhất : 24,8 0C
Nhiệt độ cao tuyệt đối : 34,5 0C (tháng III/1939)
Nhiệt độ thấp tuyệt đối : 18,4 0C (tháng I/1957)
Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng V (28,3 0C). Tháng có
nhiệt độ thấp nhất là tháng I (25,3 0C). Biên độ giữa các tháng nóng và lạnh
nhất là 3 0C, không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 20 0C. Tổng lượng
nhiệt hàng năm khoảng 9.818 0C.
- Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình năm tại Côn Đảo là 80,5%, độ ẩm trung
bình cao nhất 89,1% và trung bình thấp nhất 67,4%. Độ ẩm trung bình tháng
thấp nhất là 78% (tháng giêng). Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình thấp nhất
và độ ẩm trung bình năm chỉ có 2%. Do ảnh hưởng của biển, vào mùa khô
độ ẩm cao hơn nhiều so với cùng thời điểm trong đất liền. Chế độ ẩm như
vậy làm cho không khí vẫn mát mẻ trong mùa khô nóng.
- Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm : 2200,7 mm
Lượng mưa cao nhất : 2728 mm
Lượng mưa thấp nhất : 1340 mm
Tháng có lượng mưa cao nhất : 345,7 mm (tháng X)
Số ngày mưa trung bình năm : 166 ngày
Chế độ mưa chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng V đến
tháng XI, mùa mưa từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Hiện nay nước mưa
là nguồn nước ngọt duy nhất đảm bảo sự sống trên đảo và cung cấp nước
ngầm. Tuy nhiên lượng mưa lại phân bố không đều trong năm. Tổng lượng
mưa trong mùa mưa chiếm 87,4% lượng mưa cả năm.
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
12
- Tốc độ gió và hướng gió
Vào mùa mưa, hướng gió thịnh hành tại Côn Đảo là gió Tây, vào
mùa khô là gió Đông, Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình tại Côn Đảo là 4,2
m/s, lớn nhất đạt 25 m/s. Gió Đông, Đông Bắc rất mạnh có khi tới cấp 5,6,7
nhân dân thường gọi là gió chướng. Gió chướng gây nhiều khó khăn cho
hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân đồng thời ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển cây trồng và cây rừng, nhất là ở các sườn núi hứng gió.
- Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm : 1033,7mm
Tháng bốc hơi cao nhất trong năm là tháng I : 106,7 mm
Tháng bốc hơi thấp nhất trong năm là tháng X : 67,6 mm
Lượng bốc hơi toàn năm chiếm 47% lượng mưa toàn năm và lượng
bốc hơi cao nhất tập trung vào các tháng mùa khô (tháng I, II) ứng với giai
đoạn có gió chướng.
3.2.2. Địa hình và địa mạo
Địa hình Côn Đảo chủ yếu là đồi núi. Tổng diện tích đồi núi là 6.328
ha, chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên, đá lộ ra tương đối nhiều. Những
ngọn núi cao nhất đều ở đảo Côn Lôn như núi Chúa cao 515m, núi Thánh
Giá cao 577m, các núi còn lại ở đảo chính và một số đảo khác chỉ cao từ
200 đến 300 m, các đảo nhỏ còn lại không cao quá 100 m. Các chùm đứt
gãy với các thớ chẻ đã tạo nên những lòng suối và hang động như hang ở
Hòn Bà, Hòn Tài, hang Đức Mẹ và một số con suối có nước quanh năm như
suối Ớt, suối Nhật Vển. Vùng thung lũng có hai khu chính là Khu trung tâm
(thị trấn Côn Đảo) ba phía có núi bao bọc, mặt trông ra vịnh Côn Lôn (còn
gọi là vịnh Đông Nam) và Khu Cỏ Ống ven theo chân núi chủ yếu là các bãi
cát. Địa hình tại hai khu vực này tương đối bằng phẳng có nhiều chỗ trũng
tạo thành hồ nước và ruộng lúa.
Đa số các sườn núi ở Côn Đảo có độ dốc khá lớn, vào mùa mưa triền
dốc cao tạo nên lũ từ đỉnh xuống gây ngập úng, vào mùa khô, mực nước
ngầm tụt xuống nhanh gây khô hạn. Những nơi móng đá cổ (diorit) có đỉnh
bầu thì thảm thực vật dày. Còn móng đá trẻ (ryolit) có đỉnh nhọn, lớp đất
phủ mỏng hơn, thảm thực vật thường thưa và thấp, có khi trơ sỏi, đá.
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
13
3.2.3. Địa chất thổ nhưỡng
Móng đá chiếm 90% bề mặt quần đảo gồm 3 loại đá macma: diorit,
microgranit, riolit. Xung quanh móng đá là một vành đai thạch liệu bở rời có
giá trị kinh tế cao. Cấu trúc địa chất là trầm tích có gốc sinh vật và trầm tích
vùng vịnh
Đất núi trên đá diorit có thành phần cơ giới tương đối nhẹ, độ phì tự
nhiên cao, rất tốt cho thảm thực vật. Đất trên microgranit có thành phần cơ
giới nặng, có bản chất axid hơn diorit còn trên riolit đất có thành phần cơ
giới nặng, bản chất acid, độ phì tự nhiên thấp. Các loại đất chủ yếu ở Côn
Đảo là feralit đỏ vàng và feralit vàng đỏ có diện tích khoảng 5.685 ha,
chiếm 78% diện tích toàn quần đảo. Độ dày tầng feralit ở cấp trung bình từ
30 - 60 cm, 32,5% diện tích có tầng đất mỏng hơn 30 cm trơ nhiều sỏi đá.
Các loại đất khác là đất dốc tụ (đã khai thác để cày cấy), đất cát và các cồn
cát.
3.2.4. Đặc điểm nguồn nước
- Nước mặt
Côn Đảo không có sông cũng không có suối lớn chỉ có một vài suối
ngắn chảy ra biển và thường bị cạn trong mùa khô. Hai suối lớn nhất nằm ở
đảo Côn Lôn. Dòng suối thứ nhất bắt nguồn từ phía Sở Tiêu, Sở Lò Gạch
chảy vòng ra phía sau thị trấn và đổ ra vịnh Đông Nam gần Sở muối An Hội.
Dòng thứ hai bắt đầu từ dưới chân núi Chúa chảy ra gần núi Lò Vôi.
Côn Đảo còn có một số hồ như hồ Quang Trung, hồ An Hải, hồ
Mương Sấu. Hồ Quang Trung lớn nhất, diện tích 20 ha, dung tích 200.000
m3, nước ngọt nhưng đang bị đầm lầy hóa. Hồ An Hải dung tích 400.000 m3
ha là hồ nước lợ, hiện nay đang được đắp đập ngăn mặn để ngọt hóa phục
vụ nước sinh hoạt. Hồ Mương Sấu: dung tích 80.000 m3 nằm cạnh hồ Quang
Trung. Trữ lượng lý thuyết của nước ngầm ở Khu vực trung tâm (thị trấn
Côn Đảo) vào khoảng 7 triệu m3, ở Khu vực Cỏ Ống khoảng 5 triệu m3.
- Nước ngầm
ĐTM Dự án sản xuất kinh doanh hải sản tại Côn Đảo
TP. Hồ Chí Minh - tháng 8 năm 1996.
Tài liệu được cung cấp tại Website MoiTruongXanh.Info – KyNguyenXanh.Com
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo
14
Nguồn nước ngầm ở Côn Đảo chủ yếu tập trung ở thung lũng đảo
Côn Sơn và nguồn gốc hình thành là do mưa thấm xuống và được giữ ở tầng
cát trên thung lũng. Tầng cát chứa nước có độ dày từ 13 đến 20 m. Trữ lượng
khoảng 18,4 triệu m3, có thể khai thác 4,5 triệu m3/năm. Hiện tại đã khoan
hơn 20 giếng sâu 17 - 18 m, lượng nước 4,2 l/s.
Nước ngầm ở Côn Đảo phụ thuộc rất nhiều vào thảm thực vật trên
núi và độ giữ nước của các cồn cát. Nếu mất thảm thực rừng che phủ trên
các sườn núi hoặc mất các cồn cát thì nước ngầm có thể bị nhiễm mặn trong
mùa khô. Nước ngầm ở Côn Đảo là một nguồn tài nguyên hết sức quí giá,
các hoạt động kinh tế - xã hội trong tương lai luôn luôn phải gắn liền với
việc bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này.
3.2.5. Tài nguyên sinh học
- Thực vật
Tài nguyên thực vật trong rừng Côn Đảo có những nét đặc sắc nổi bật
do tập hợp những loại cây và những kiểu rừng của nhiều vùng sinh thái
trong cả nước. Các hệ sinh thái được thể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dtm_du_an_sx_kinh_doanh_tai_con_dao_8312.pdf