Như đã biết, lý thuyết muốn hoàn thiện phải qua một quá trình trải nghiệm trong thực tiễn. Bởi vậy, sau khi đã học tập và nghiên cứu những lý luận về mặt lý thuyết ở trường, sinh viên cần phải qua một quá trình thực tập tiếp xúc với thực tế quản lý đang diễn ra ở các doanh nghiệp, bước đầu làm quen với công việc sản xuất kinh doanh cũng như những vấn đề về tài chính doanh nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh để có được những kết luận đúng đắn đối với những gì đã được học và nghiên cứu.
Theo kế hoạch giảng dạy của khoa Tài chính Doanh nghiệp của trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà nội và được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty, tôi đã được phân công thực tập tại công ty Cơ Khí 120.
Nội dung của đợt thực tập này gồm:
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty,
- Phân tích đánh giá thực trạng quản trị tài chính trong qúa trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Đợt thực tập này rất quan trọng, qua đó ta có thể đối chứng so sánh, áp dụng những kiến thức đã học và nghiên cứu tại trường và thực tiễn, học hỏi thêm những vấn đề mà chỉ có trong thực tế, từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân về công tác quản lý tài chính trong công việc sau này.
Báo cáo gồm các phần:
Phần I : Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cơ khí 120
Phần II : Phân tích thực trạng quản trị tài chính của công ty.
Phần III : Đánh giá, kết luận chung.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Phân tích thực trạng quản trị tài chính của công ty Cơ khí 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Như đã biết, lý thuyết muốn hoàn thiện phải qua một quá trình trải nghiệm trong thực tiễn. Bởi vậy, sau khi đã học tập và nghiên cứu những lý luận về mặt lý thuyết ở trường, sinh viên cần phải qua một quá trình thực tập tiếp xúc với thực tế quản lý đang diễn ra ở các doanh nghiệp, bước đầu làm quen với công việc sản xuất kinh doanh cũng như những vấn đề về tài chính doanh nghiệp phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh để có được những kết luận đúng đắn đối với những gì đã được học và nghiên cứu.
Theo kế hoạch giảng dạy của khoa Tài chính Doanh nghiệp của trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà nội và được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty, tôi đã được phân công thực tập tại công ty Cơ Khí 120.
Nội dung của đợt thực tập này gồm:
- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty,
- Phân tích đánh giá thực trạng quản trị tài chính trong qúa trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Đợt thực tập này rất quan trọng, qua đó ta có thể đối chứng so sánh, áp dụng những kiến thức đã học và nghiên cứu tại trường và thực tiễn, học hỏi thêm những vấn đề mà chỉ có trong thực tế, từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân về công tác quản lý tài chính trong công việc sau này.
Báo cáo gồm các phần:
Phần I : Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cơ khí 120
Phần II : Phân tích thực trạng quản trị tài chính của công ty.
Phần III : Đánh giá, kết luận chung.
Mục Lục
Phần I
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cơ khí 120
I-/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Được thành lập từ tháng 7 - 1947, với tên gọi là Nhà máy Cơ khí 120 thuộc Bộ Giao thông Vận tải với nhiệm vụ chủ yếu là gia công kết cấu thép, sửa chữa xe, máy công trình và ô tô vận tải. Sau một thời gian dài phát triển và đạt được nhiều kết quả to lớn, ngày 25-7-1990, theo Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải số 1329/TCCB - LĐ, Nhà máy Cơ Khí 120 được đổi tên thành Nhà máy 120 thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Ngày 15 - 6 - 1996, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 1465/TCCB - LĐ đổi tên Nhà máy 120 thành Công ty Cơ khí 120 thuộc Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải với:
- Mã số ngành kinh tế kỹ thuật 25.
- Trụ sở chính đặt tại: Km 7 - đường Trương Định - phường Giáp Bát - quận Hai Bà Trưng - Hà nội.
- Vốn kinh doanh: 4204 triệu VNĐ. Trong đó:
+ Vốn cố định: 3502 triệu VNĐ.
+ Vốn lưu động: 702 triệu VNĐ.
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước.
- Giấy đăng ký kinh doanh được cấp theo số 108513 do Trọng tài Kinh tế Nhà nước cấp ngày 11 - 6 - 1993.
Trải qua hơn 50 năm kể từ ngày thành lập đến nay, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể phục vụ cho ngành Giao thông Vận tải. Từ năm 1990 đến nay, trong cơ chế thị trường, công ty vẫn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm kết cấu thép để khai thác năng lực hiện có của mình. Nếu tính bình quân sản lượng kết cấu thép đến nay, công ty đã sản xuất mỗi năm từ 800 tấn đến 1000 tấn. Hiện nay công ty đang cố gắng nâng cao giá trị tổng sản lượng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường.
II-/ Chức năng, nhiệm vụ, mặt hàng sản xuất kinh doanh:
1-/ Chức năng, nhiệm vụ:
Công ty Cơ khí 120 có chức năng nhiệm vụ vô cùng quan trọng là sản xuất sửa chữa phương tiện thiết bị Giao thông Vận tải, sản xuất kết cấu thép, sản xuất sản phẩm công nghiệp khác, và dịch vụ khác nhằm đáp ứng các phương diện về đầu tư cung ứng sản xuất và tiêu thụ cho thị trường.
2-/ Mặt hàng sản xuất kinh doanh:
Hiện nay, công ty đang sản xuất một số mặt hàng sau: Cột điện, gia công cột điện và phụ kiện, dầm cầu, thùng xe ben, lắp ráp xe máy, sửa chữa ô tô và các thu nhập khác.
III-/ Công nghệ sản xuất của công ty:
1-/ Nguyên vật liệu sản xuất:
Nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu là các loại thép I, U, L, thép tròn và kẽm...
2-/ Công nghệ sản xuất chính của công ty:
Sản phẩm sản xuất từ khâu tập kết vật liệu xây dựng, tạo phôi, lắp ráp các cụm chi tiết bằng hàn, tán cho đến khâu cuối cùng là kiểm tra chất lượng sản phẩm, làm sạch và sơn đều được làm trên các máy móc chuyên dụng của công ty. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất chính của công ty nhìn chung còn thấp, hầu hết là máy móc cũ, độ chính xác không cao, thậm chí có những máy đã quá cũ, không có khả năng gia công được nên công ty phải thuê ngoài khi công việc nhiều. Với quy trình công nghệ này, công ty đã tốn không ít chi phí cho việc tạo phôi kết cấu thép vì phải mất nhiều nguyên liệu, nhân công, thời gian và yêu cầu kỹ thuật cho từng sản phẩm.
IV-/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
*Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất - kỹ thuật
Phó Giám đốc phụ trách nội chính - XDCB
Phòng Kinh Doanh
Phòng Kế hoạch Vật tư
Phòng Kế toán Tài chính
Phòng Lao động tiền lương
Phân xưởng sửa chữa
Phòng Kỹ thuật
Phòng KCS
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng kết cấu
Phòng Tổ chức hành chính
Ban bảo vệ
Dịch vụ
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
- Giám đốc Công ty có nhiệm vụ tổ chức, điều hành các hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Công ty.
- Phòng lao động tiền lương: tham mưu cho giám đốc về công tác lao động tiền lương của công ty.
- Phòng kế hoạch - vật tư: tổ chức thực hiện nhiệm vụ của năm kế hoạch và báo cáo giám đốc về tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức vật tư của Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm đào tạo và tuyển dụng lao động cho Công ty, phụ trách về đất đai nhà cửa của Công ty, phụ trách về thi đua xét duyệt danh hiệu thi đua cho toàn bộ lao động trong Công ty.
- Phòng kế toán - tài chính: Có nhiệm vụ tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý lưu thông tính toán và các quan hệ tín dụng, kế toán sổ sách về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: theo dõi sự phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh để nắm được thông tin cần thiết về công nghệ mới, có nhiệm vụ thiết kế sản phẩm sản xuất của Công ty.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch bán hàng căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ, làm nhiệm vụ xuất hàng và mua nguyên liệu sản xuất cho Công ty.
Phần II
Thực trạng tình hình tài chính của Công ty.
I-/ Tình hình quản lý TSCĐ và vốn cố định.
Phần lớn TSCĐ của Công ty được đưa vào sử dụng từ những năm 60, 70 nên đều xuống cấp và hư hỏng nhiều.
Bảng cơ cấu TSCĐ cuối năm 1999 của công ty.
STT
Loại TSCĐ
Nguyên Giá (đồng)
Tỷ trọng (%)
1
Đất đai
70.173.350
0,65
2
Nhà xưởng, vật kiến trúc
6.923.828.595
63,82
- Nhà xưởng
1.665.590.135
15,35
- Nhà kho
397.049.111
3,66
- Nhà làm việc
1.444.575.020
13,31
- Vật kiến trúc
31.421.203
0,29
- Nhà ở tập thể
1.323.922.905
12,20
- Nhà xưởng cần dùng nhưng chưa dùng
2.061.270.221
19,00
3.
Máy móc thiết bị
2.076.089.267
19,14
- Máy móc thiết bị công tác
1.673.609.671
15,43
- Máy móc thiết bị cần dùng nhưng chưa dùng
402.479.596
3,71
4.
Phương tiện vận tải
622.881.622
5,74
5.
TSCĐ khác
1.156.590.581
10,66
Tổng cộng
10.849.563.415
100
Qua bảng trên ta thấy, mặc dù trong năm 1998, doanh nghiệp đã đầu tư khoảng 100 triệu VNĐ vào TSCĐ nhưng chủ yếu là vào nhà cửa. Trong khi đó máy móc thiết bị tham gia vào sản xuất chiếm tỷ trọng chưa cao, chủ yếu lại là dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu, độ chính xác không cao nên việc đáp ứng nhu cầu sản xuất còn nhiều hạn chế. Vì vậy, công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị.
Vì là doanh nghiệp Nhà nước nên vốn chủ yếu là do ngân sách Nhà nước cấp nên doanh nghiệp còn bị phụ thuộc, chưa chủ động nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhu cầu sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp nhất là về máy móc thiết bị hiện đại khá cao do sản xuất đòi hỏi độ chính xác cao nhưng do vốn tự bổ sung thấp và vấn đề huy động vốn chủ yếu là vay ngân hàng nên việc đầu tư đổi mới TSCĐ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, việc quản lý và sử dụng TSCĐ vẫn còn chưa chặt chẽ, quỹ khấu hao thấp nên việc đầu tư đổi mới TSCĐ dùng trong sản xuất còn nhiều hạn chế. Những điều trên cho thấy cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp chưa được hợp lý lắm, TSCĐ dùng trong sản xuất (chiếm khoảng 45%) chiếm tỷ trọng nhỏ hơn TSCĐ dùng ngoài sản xuất. Điều này làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm của Công ty còn thấp, việc cạnh tranh trên thị trường gặp nhiều bất lợi. Ta xem xét một số chỉ tiêu sau:
=
= = 1,36
Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ:
=
=
=
ị Cuối kỳ < Đầu kỳ nên tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tăng do doanh nghiệp mua sắm thêm TSCĐ.
=
= = = 2,45
Với cơ cấu TSCĐ chưa hợp lý ở trên, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ thấp do quá trình sử dụng, hiệu suất sử dụng TSCĐ có tăng lên nhưng chưa cao, tình hình cung ứng vật liệu cho sản xuất chưa đảm bảo đầy đủ, trình độ tay nghề của công nhân chưa cao (Bậc thợ 6/7 và 7/7 của công ty chiếm: 31,13%) cũng như việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ của doanh nghiệp nói chung là chưa cao.
Hiện nay, công ty đã có định hướng mới về đầu tư chiều sâu, thay thế dần các máy móc, thiết bị đã hết thời gian sử dụng, công suất thấp, nhưng ở đây còn phụ thuộc vào mức hỗ trợ của Nhà nước và Bộ chủ quản.
Từ năm 1995 - nay, công ty cơ khí 120 đã đưa máy tính vào công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất nhằm tạo ra sự năng động, sáng tạo thích ứng kịp thời với thị trường ngày nay, phục vụ tốt nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo mức sống tốt hơn cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phương pháp tính khấu hao cơ bản tại công ty cơ khí 120:
Công ty áp dụng tỉ lệ khấu hao cơ bản theo quy định của Nhà nước, tính theo phương pháp khấu hao cơ bản cho từng loại tài sản, thiết bị, máy móc.
MKH =
Trong đó:
+ MKH : Mức khấu hao cơ bản một năm.
+ Gđ : nguyên giá của TSCĐ.
+ n : Số năm khấu hao.
Hàng năm, doanh nghiệp lập kế hoạch khấu hao TSCĐ đồng thời có kế hoạch quản lý và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ như sau: Đầu năm doanh nghiệp thực hiện kiểm kê TSCĐ để xác định số TSCĐ phải tính khấu hao và tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao, đồng thời doanh nghiệp cũng xác định xem trong năm có những TSCĐ nào tăng, giảm và nguyên giá TSCĐ bình quân phải trích khấu hao để từ đó tính toán mức khấu hao bình quân hàng năm. Với kế hoạch này, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ trong năm xem nộp ngân sách Nhà nước bao nhiêu, trả lãi vay vốn để mua TSCĐ như thế nào, đầu tư qũy khấu hao tạm thời nhàn rỗi như thế nào.
Doanh nghiệp đầu tư đổi mới TSCĐ bằng việc huy động vốn từ Ngân sách Nhà nước cấp, vay ngân hàng hoặc lấy từ qũy khấu hao nhưng quỹ khấu hao rất thấp nên hình thức đầu tư chủ yếu là Ngân sách Nhà nước cấp và vay ngân hàng.
Trong vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, doanh nghiệp có thực hiện một số biện pháp như:
Cuối mỗi năm, kiểm kê lại TSCĐ, có phương pháp khấu hao và mức khấu hao được xác định theo quy định của Nhà nước, thực hiện bảo dưỡng sửa chữa dự phòng TSCĐ tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng vẫn chưa chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định như chưa lập quỹ dự phòng tài chính, chưa mua bảo hiểm tài sản đầy đủ.
Trong công tác hạch toán TSCĐ, doanh nghiệp sử dụng sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng, thẻ TSCĐ, bảng tính khấu hao để kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ hữu hình, kế toán sử dụng TK 211 - TSCĐ hữu hình.
TK 211 được mở thành các TK cấp 2:
+ TK 211.1 : Đất.
+ TK 211.2 : Nhà xưởng, vật kiến trúc.
+ TK 211.3 : Máy móc thiết bị.
+ TK 211.4 : Phương tiện vận tải truyền dẫn.
+ TK 211.5 : TSCĐ khác.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh và các TK liên quan khác.
Nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ, VCĐ của doanh nghiệp chủ yếu chỉ có TSCĐ hữu hình, và phương pháp chủ yếu theo việc xem xét cơ cấu TSCĐ, sự biến động của TSCĐ, tình hình sử dụng TSCĐ và các biện pháp bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung.
II-/ Tình hình quản lý TSLĐ và VLĐ:
- Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh TSCĐ và VCĐ, doanh nghiệp còn cần một yếu tố nữa vô cùng quan trọng đó là TSLĐ và VLĐ. Ta hãy xem xét cơ cấu TSLĐ của công ty cơ khí 120 thông qua bảng sau:
Loại TSLĐ
Giá trị (đồng)
Tỉ trọng (%)
I- Tiền
66.963.928
0,55%
II - Các khoản phải thu
8.049.213.952
65,95%
III- Hàng tồn kho
3.882.971.311
31,81%
IV - TSLĐ khác
205.711.000
1,69%
Tổng cộng
12.204.860.191
100%
Qua bảng trên ta thấy các khoản phải thu chiếm tỉ trọng quá lớn (65,95%). Điều này cho thấy số vốn lưu động của doanh nghiệp bị chiếm dụng khá nhiều, đặc biệt là khoản phải thu của khách hàng là: 7.887.139.951 VNĐ (64,62%). Lượng hàng tồn kho của công ty cũng cao. Điều này là do ảnh hưởng của nhân tố về mặt dự trữ như khối lượng vật tư trong kho ở cuối năm còn khá lớn (1.260.816.112 VNĐ). Về mặt sản xuất, do mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, sản phẩm cần độ chính xác cao và chu kỳ sản xuất sản phẩm kéo dài nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn ở cuối kỳ (2.416.477.686 VNĐ). Thêm vào đó, do các khách hàng của công ty thường là các doanh nghiệp Nhà nước nên vốn phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, do đó ảnh hưởng đến các khoản phải thu của công ty, các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn (65,95%).
Công ty xác định nhu cầu VLĐ dựa trên doanh thu năm kế hoạch và số vòng quay VLĐ năm kế hoạch. Đầu mỗi năm, công ty dựa trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm trước, kế hoạch sản xuất trong năm nay để xác định nhu cầu VLĐ trong năm.
VLĐ của công ty được hình thành chủ yếu từ vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn tự có, một phần vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng và một phần là của khách hàng ứng trước trong các hợp đồng.
Công ty thực hiện thanh toán các khoản nợ sau khi kết thúc các hợp đồng sản xuất. Ta xem xét chỉ tiêu khả năng thanh toán chung của công ty.
Hệ số thanh toán tổng quát =
Hệ số thanh toán tổng quát đầu năm = = 2 lần.
Hệ số thanh toán tổng quát cuối năm = = 1,47 lần.
Hai kết quả trên chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty khá tốt, các khoản huy động đều có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên khả năng thanh toán ở cuối năm thấp hơn đầu năm là do trong năm công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài là: 12.524.586.233 - 5.881.481.283 = 6.643.104.950 VNĐ.
Ta cũng cần phải xét đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty qua chỉ tiêu sau:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
= = 1,5
Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty nói chung là chưa cao lắm.
Trong quá trình sử dụng VLĐ, ngoài số vốn tự có công ty thực hiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và khách hàng. Từ các tổ chức tín dụng thì chủ yếu là công ty thực hiện vay ngắn hạn để thực hiện hợp đồng và trong hợp đồng với khách hàng, khách hàng sẽ ứng trước một số vốn nhất định khi hết hợp đồng, công ty sẽ thực hiện trả nợ các tổ chức tín dụng. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty được đảm bảo vì vậy quan hệ giữa công ty với các tổ chức tín dụng và khách hàng là khá tốt. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty chưa cao lắm. Điều này là do sản phẩm sản xuất có thời gian dài, nên vốn tồn kho dự trữ bị ứ đọng lâu, các khách hàng thường là các doanh nghiệp Nhà nước có vốn ngân sách Nhà nước nên các khoản phải thu cũng bị ảnh hưởng do phải phụ thuộc vào Nhà nước. Như vậy, mặc dù công ty đã có mọi biện pháp để hạn chế ứ đọng vốn như mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu, thường xuyên đôn đốc để thu hồi nợ; yêu cầu khách hàng đặt cọc, tạm ứng, có chính sách bán chịu đúng đắn với từng khách hàng; thường xuyên kiểm tra, đối chiếu khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của doanh nghiệp đồng thời cố gắng giảm mức dự trữ nguyên vật liệu nhưng do độ dài của chu kỳ sản xuất sản phẩm nên chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ thường lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Trong công tác kế toán TSLĐ, công ty sử dụng các loại chứng từ, biểu mẫu sổ sách như sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết các khoản phải thu, phải trả, sổ chi tiết NVL hàng hoá, thành phẩm, sổ kho,... và sử dụng một số tài khoản như TK 111 - Tiền mặt, TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, TK 131 - Phải thu của khách hàng, TK 138 - Phải thu khác, TK 141 - Tạm ứng, TK 152 - Nguyên liệu vật liệu, TK 153 - Công cụ dụng cụ, TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, TK 155 - Thành phẩm và các TK liên quan.
Tóm lại để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ của công ty, công ty cần phải quan tâm hơn nữa tới việc quản lý các khoản phải thu, phải trả, nâng cao công suất sử dụng máy móc, thiết bị, tăng nhanh quá trình sản xuất, rút bớt chu kỳ sản xuất sản phẩm để giảm bớt lượng nguyên vật liệu tồn kho và giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tránh tình trạng ứ đọng vốn trong sản xuất.
III/- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Xét về mặt hạch toán theo quá trình sản xuất của doanh nghiệp thì giá thành sản phẩm chia ra thành 2 loại: giá thành sản xuất thực tế sản phẩm (giá thành công xưởng thực tế) và giá thành tiêu thụ sản phẩm (giá thành toàn bộ sản phẩm)
- Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm là toàn bộ hao phí của các yếu tố dùng tạo ra sản phẩm trong đó bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản phẩm tiêu thụ là chi phí thực tế của số sản phẩm đã tiêu thụ của doanh nghiệp. Nó bao gồm giá thành sản xuất thực tế sản phẩm đã tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của số sản phẩm đó.
1-/ Bảng tính giá thành sản phẩm chính của doanh nghiệp năm 1999:
Đơn vị tính: Đồng
Tên sản phẩm
Số lượng
Nguyên vật liệu
Lương
Chi phí QLDN
Chi phí bán hàng
Giá thành tổng SPSX
Giá thành đơn vị
1
2
3
4
5
6
7
8
1. Cột điện tuyến Phả Lại - HP
- Sản xuất kết cấu cột điện
272.146
806.831
82.847.375
89.261.054
24.507.700
1.479.099.905
5.500,76
- Mạ cột điện
367.806
878.308.865
127.319.170
87.415.350
10.309.600
892.177.488
2.425,67
- Bulon cột điện đồng bộ
12.810
6.072.300
6.543.468
2.548.234
147.769.294
11.537,57
2. sản xuất phụ kiện cột điện + tiếp địa
760
69.674.831
219.000
349.316
38.776.172
51.021,27
3. Lắp ráp xe máy
950
38.212.375
25.369.000
25.369.000
57.727.000
60.765,26
4. Mạ cột điện các loại
219.928
783.206.331
107.231.277
49.760.310
8.781.045
533.473.654
2.425,67
Tổng cộng
2.576.233.581
349.058.122
258.698.498
46.146.597
3.148.595.513
133.676,18
Nhìn vào bảng kết cấu giá thành ta thấy.
- Tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm trong tổng số giá thành là:
(2.576.233.581 : 3.148.595.513) x 100% = 80,82%
Tỷ lệ trên là tương đối cao vì vậy công ty cần xem xét và điều chỉnh lại mức nguyên vật liệu sao cho phù hợp.
- Tỷ trọng tiền lương là: (349.058.122 : 3.148.595.513) x 100% = 11,08%
- Tỷ trọng chi phí QLDN là: (258.698.498 : 3.148.595.513) x 100% = 8,21%
- Tỷ trọng chi phí bán hàng là: (46.146.579 : 3.148.595.513) x 100% = 1,26%
Nhìn chung tỷ trọng tiền lương và tỷ trọng chi phí QLDN của công ty là phù hợp. Tuy nhiên công ty cần duy trì về tỷ trọng chi phí bán hàng và đầu tư hơn nữa vào công tác bán hàng để đẩy nhanh mức độ tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2-/ Đánh giá phân tích tình hình thực hiện giá thành:
Trong phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng một số tài khoản như:
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,... được xuất dùng trực tiếp cho công việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm,...) thì công ty hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan nhiều đến đối tượng tập hợp chi phí không tổ chức được thì công ty áp dụng biện pháp phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm.
TK 621 dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 154 - Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành.
- TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ, và các khoản phụ cấp có tính chất lượng. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
TK 622 được dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công và các khoản trích nộp cho công nhân lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm
- TK627 - Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ các chi phí liên quan đến việc phục vụ sản xuất chế tạo sản phẩm của phân xưởng.
- TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm dở dang: Dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan đến sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
Nhìn chung, cách tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng là hoàn toàn hợp lý, bao gồm chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Nhưng trong quá trình thực hiện gía thành, phân bổ của công ty chưa cụ thể và rõ ràng. Về vấn đề vật tư, nguyên liệu, công ty ấn định mức giá chung theo thị trường nhưng không theo sự biến động của thị trường mà xác định theo một thời điểm xác định. Tình hình thị trường có thể biến động do nhiều nguyên nhân khách quan làm tăng hoặc giảm giá cả vật tư, do đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh.
IV-/ Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp:
- Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền thu được do hoạt động kinh doanh mang lại bao bồm: doanh thu bán hàng, doanh thu về các hoạt động tài chính và các khoản doanh thu khác.
Đối với doanh nghiệp, doanh thu có ý nghĩa rất lớn đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp có tồn tại hay không. ở công ty cơ khí 120, doanh thu gồm: doanh thu từ bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác.
Ta có cơ cấu doanh thu của công ty qua bảng sau:
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Chênh lệch (±)
Tỷ trọng %
(Năm 99)
1. Doanh thu thuần
11.674.870.000
14.201.722.157
+2.526.852.157
94,6
2. Thu nhập hoạt động tài chính
237.620.000
277.244.000
+39.624.000
1,85
3. Thu nhập bất thường
51.570.000
369.726.638
+318.156.638
3,55
Tổng cộng
11.964.060.000
14.848.692.795
+2.884.632.795
100
Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, công ty hiện tiêu thụ sản phẩm thông qua đơn đặt hàng và hợp đồng sản xuất, và phương thức thanh toán chủ yếu thông qua séc, chuyển khoản. Hàng năm, công ty thực hiện lập kế hoạch doanh thu bán hàng dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của năm trước và các hợp đồng ký kết với khách hàng. Qua bảng trên ta thấy, tổng thu nhập của công ty năm 1999 đã tăng 2.884.632.795 VNĐ. Đây là biểu hiện tốt trong hoạt động của công ty do sự nỗ lực phấn đấu của toàn công ty trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Vậy thì, việc tăng doanh thu ở trên có tác động gì đến việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty. Ta hãy xem bảng sau:
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Tỷ trọng (%)
năm 1999
Lợi nhuận thuần
169.890.000
136.403.845
48
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
55.660.000
70.072.505
24,5
Lợi nhuân từ hoạt động bất thường
10.060.000
79.074.501
27,5
Tổng cộng
235.610.000
285.550.851
100
Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận năm 99 so với năm 98 tăng lên là 285.550.851 - 235.610.000 = 49.940.810 VNĐ. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tăng. Ta xem xét chỉ tiêu sau:
= x 100
Năm 1998 = x 100 = 1,97 %
Năm 1999 = x 100 = 1,92 %
Mặc dù tổng lợi nhuận qua 2 năm có tăng lên nhưng tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng lại có xu hướng giảm. Vậy là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tăng nhưng chưa nhiều. Lợi nhuận tăng là do lợi tức bất thường tăng nhanh trong khi đó lợi nhuận thuần giảm đi. Đây là điều không tốt đối với công ty. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp tối ưu hơn nữa trong việc tăng doanh thu bán hàng, tăng lợi nhuận. Công ty cần cố gắng phấn đấu hơn nữa trong việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành thông qua việc quản lý chặt chẽ hơn nữa quá trình sả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35839dcx.doc