* Phần mềm (tiếng Việt còn được gọi là nhu liệu; tiếng Anh: software) là
một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập
trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng
hoặc giải quyếtmột bài toán nào đó.
Theo phương thức hoạt động
Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy
tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix, các
thư viện động (còn gọi là thư viện liên kết động; tiếng Anh: dynamic
linked library -DLL) của hệ điều hành, các trình điều khiển (driver),
phần sụn(firmware) và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành
liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng.
Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều
công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Offices,
Lotus 1-2-3, FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm giáo dục, cơ
sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần
mềm ác tính.
Các phần mềmchuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông
dịch: các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ các mã nguồn được
viết bởi các lập trình viên bằng một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang
dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu đưọc, hay dịchnó sang một
dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện
(library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể
hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh.
Theo khả năng ứng dụng
Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách
hàng nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như
Oracle, đồ họa như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản,
bảng tính. Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng
ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng. Khuyết điểm: Thiếu
tính uyển chuyển, tùy biến.
Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một
khách hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học.). Ví dụ:
phần mềm điều khiển, phần mềm hỗtrợ bán hàng.
Ưu điểm: Có tính uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu
của một nhóm người sử dụng nào đó. Khuyết điểm: Thông thường đây là
những phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp.
Về mặt thiết kế
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Báo cáo Phần cứng phần mềm là gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần cứng phần mềm là gì?
* Phần mềm (tiếng Việt còn được gọi là nhu liệu; tiếng Anh: software) là
một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập
trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng
hoặc giải quyết một bài toán nào đó.
Theo phương thức hoạt động
Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy
tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix, các
thư viện động (còn gọi là thư viện liên kết động; tiếng Anh: dynamic
linked library - DLL) của hệ điều hành, các trình điều khiển (driver),
phần sụn(firmware) và BIOS. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành
liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng.
Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều
công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Offices,
Lotus 1-2-3, FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm giáo dục, cơ
sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần
mềm ác tính.
Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông
dịch: các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ các mã nguồn được
viết bởi các lập trình viên bằng một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang
dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu đưọc, hay dịch nó sang một
dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện
(library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể
hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh.
Theo khả năng ứng dụng
Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách
hàng nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như
Oracle, đồ họa như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản,
bảng tính... Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng
ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng. Khuyết điểm: Thiếu
tính uyển chuyển, tùy biến.
Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một
khách hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học...). Ví dụ:
phần mềm điều khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng...
Ưu điểm: Có tính uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu
của một nhóm người sử dụng nào đó. Khuyết điểm: Thông thường đây là
những phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp.
Về mặt thiết kế
Tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm làm ra, người thiết kế phần
mềm sẽ ít nhiều dùng đến các phương tiện để tạo ra mẫu thiết kế theo ý
muốn (chẳng hạn như là các sơ đồ khối, các lưu đồ, các thuật toán và các
mã giả), sau đó mẫu này được mã hoá bằng các ngôn ngữ lập trình và
đưọc các trình dịch chuyển thành các khối lệnh (module) hay/và các tệp
khả thi. Tập họp các tệp khả thi và các khối lệnh đó làm thành một phần
mềm. Thường khi một phần mềm được tạo thành, để cho hoàn hảo thì
phần mềm đó phải đưọc điều chỉnh hay sửa chữa từ khâu thiết kế cho đến
khâu tạo thành phiên bản phần mềm một số lần. Một phần mềm thông
thường sẽ tương thích với một hay vài hệ điều hành, tùy theo cách thiết
kế, cách viết mã nguồn và ngôn ngữ lập trình được dùng
Sản xuất và phát triển phần mềm
Việc phát triển và đưa ra thị trường của một phần mềm là đối tượng
nghiên cứu của bộ môn kỹ nghệ phần mềm hay còn gọi là công nghệ
phần mềm (software engineering). Bộ môn này nghiên cứu các phương
pháp tổ chức, cách thức sử dụng nguồn tài nguyên, vòng quy trình sản
xuất, cùng với các mối liên hệ với thị trường, cũng như liên hệ giữa các
yếu tố này với nhau. Tối ưu hoá qui trình sản xuất phần mềm cũng là đối
tượng đưọc cứu xét của bộ môn.
Một số loại phần mềm:
Phần mềm hệ thống :
Phần mềm hệ thống giúp vận hành phần cứng máy tính và hệ thống máy
tính. Nó bao gồm các hệ điều hành, phần mềm điều vận thiết bị (device
driver), các công cụ phân tích (diagnostic tool), trình phục vụ, hệ thống
cửa sổ, các tiện ích.... Mục đích của phần mềm hệ thống là để giúp các
lập trình viên ứng dụng không phải quan tâm đến các chi tiết của hệ thống
máy tính phức tạp được sử dụng, đặc biệt là các tính năng bộ nhớ và các
phần cứng khác chẳng hạn như máy in, bàn phím, thiết bị hiển thị,....
Phần mềm lập trình :
Phần mềm lập trình thường cung cấp các công cụ hỗ trợ lập trình viên
trong khi viết chương trình và phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình
khác nhau. Các công cụ này bao gồm các trình soạn thảo, trình biên dịch,
trình thông dịch, trình liên kết, trình tìm lỗi, v.v...Một môi trường phát
triển tích hợp (IDE) kết hợp các công cụ này thành một gói phần mềm, và
một lập trình viên có thể không cần gõ nhiều dòng lệnh để dịch, tìm lỗi,
lần bước,... vì IDE thường có một giao diện người dùng đồ họa cao cấp
(GUI).
Phần mềm ứng dụng:
Phần mềm quản lý
Là phần mềm ứng dụng với nhiệm vụ thực hiện tin học hoá các quá trình
quản lý truyền thống, không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ hay xử lý thông
tin.
Việc xây dựng và khai thác Phần mềm quản lý đòi hỏi sự am hiểu về
Chuyên môn quản lý tương ứng, thí dụ Quản lý con người, Quản lý kho
hàng, Quản lý lương...v.v... Bản thân phần mềm và các Lập trình viên,
nói chung, không sản xuất ra Phần mềm quản lý được.
Ngày nay, các phần mềm quản lý có xu hướng "trực tuyến" nhiều hơn
nhờ công nghệ trên nền Internet phát triển mạnh hơn 6 năm trước đây rất
nhiều. Một số chủng loại phần mềm quản lý tiêu biểu:
Quản lý kinh doanh và hoạt động Siêu thị
Quản lý nhân sự
Quản lý thi trắc nghiệm
Quản lý phòng Game, Net
Quản lý tài sản
Quản lý bán hàng
Các giải pháp ERP.
* Phần cứng: là tất cả những thứ đồ đạc nào bạn rờ mó được. Như bàn
ghế, tủ, bàn là, máy chụp ảnh, con chuột, pàn phím...
Phẩn cứng là gì? Mình đã đọc được những kiến thức về phần cứng này
qua sách báo, các website khác nhau. Nhưng mỗi tờ báo, mỗi cuốn sách,
mỗi website định nghĩa phần cứng không giống nhau nhưng về mặt ý
nghĩa thì nó tương tự nhau hoàn toàn. Vấn đề đặt ra ở đây là mình phải
nói bằng cách nào để đối với 1 số bạn không rành về máy tính trong diễn
đàn này có thể hiểu…phần cứng là gì.
Mình chỉ có thể nói nôm na bằng ngôn ngữ rất ư là bình dân thôi. Trong
máy tính, phần nào mà ta cầm trên tay thấy cứng thì nó là phần cứng
của máy tính.Ví Dụ: màn hình, bàn phím, chuột, key board….. Có bạn
nào hỏi rằng tại sao con chuột là phần cứng không? Chắc không có đâu
nhỉ nhưng mình sẽ trả lời luôn. Bạn thử cầm con chuột gõ lên đầu mình
xem có đau không nếu đau thì nó là phần cứng, còn không đau thì không
phải là phần cứng, nhưng cái đó là tự bạn kiểm tra nhiều khi cũng chưa
được chắc ăn cho lắm. Bạn hãy đưa con chuột cho kẻ thù của bạn và kêu
nó đập vào đầu của bạn như vậy sẽ chắc ăn hơn…. Nói giỡn cho vui vậy
thôi đừng làm thiệt nhé bạn.
Thực ra cách hiểu phần cứng rất đơn giản. Trong máy tính, những gì mà
ta sờ được thì nó là phần cứng. VD: Màn hình, con chuột, bàn phím ta
sờ được thì nó là phần cứng, mainboard, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ đĩa
VCD… chúng đều là phần cứng. Vì khi ta mở máy ra ta vẫn sờ được vào
mainboard, ổ đĩa cứng, ổ đĩa mểm và ổ VCD. À chút xíu nữa mình quên
khi bạn sờ vào mainboard thì bạn phải rút điện ra nha không thôi nó giựt
1 phát là tề…..tê…..tê lắm đó. Không tin thì các bạn làm thử xem. Nói
vậy thôi chứ đừng làm thiệt nha mấy pa, có ngày nó giựt cho banh nhà
lồng luôn đó…..
Còn phần mềm thì sao, thì ngược lại với phần cứng thôi chứ có gì đâu.
Cái gì không sờ được thì gọi là phần mềm. Ví Dụ: bạn biết phần mềm
Word chứ gì, bạn sờ được nó không. Bạn chỉ sờ được màn hình thôi chứ
sao sờ nó được.
Nói chung là chương trình ứng dụng nào chạy trên hệ điều hành gọi là
phần mềm.VD:
- Bộ phần mềm Office gồm: Word, Excel, Access, Power Point, Front
Page
- Phần mềm thiết kế web: Dreamweaver, FrontPage…
- Phần mềm hỗ trợ download: Internet Download Manager, Gigaget,
FlashGet….
- Nhiều phần mềm khác.
Máy tính là gì?
Một câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn, có thể trong 1 tuần các bạn tiếp xúc máy
tính nhiều lần. (không tiếp xúc thì lấy gì gửi bài lên diễn đàn hả mấy ku).
Và cũng có thể các bạn chỉ nghĩ rằng máy tính gồm màn hình, phím,
chuột và 1 cục gọi là CPU. Và thế là bạn sử dụng để nghe nhạc, gõ Word,
chơi game và làm những việc khác “ngon cơm” mà không phải suy nghĩ
gì cả. Nhưng rồi đến một ngày kia, bạn bỗng giựt mình trăn trở và thấy
thắc mắc nhiều vấn đề về cái máy tính mà hằng ngày bạn thường sử dụng.
Do tính hiếu kì bạn muốn biết rõ về máy tính thì xin bạn đừng ngần ngại
hãy vào đây. Bằng 1 số kiến thức Tin Học ít ỏi của mình cũng đủ để bạn
hiểu một cách cặn kẽ về 1 cái máy tính là như thế nào rồi. Mình viết bài
này là hoàn toàn dựa vào tài liệu và viết theo cách hiểu của mình cho các
bạn, chứ không thì mình copy tài liệu trên Mạng rồi dzụt vô đây chứ viết
làm chi cho mệt. Nhưng các bạn ko chuyên về máy tính đọc mấy cái tài
liệu đó dễ bị tẩu quả nhập ma lắm. Nên mình sẽ gán hết sức để viết sao
cho các bạn dễ hiểu như phần Pascal vậy.
Bây giờ mình định nghĩa máy tính nha.
Máy tính:
- Là 1 thiết bị dùng để nhận dữ liệu do con người đưa vào
- Thực thi các phép toán số học(VD: +, -, X, và các phép luận lý (VD:
And, Or, Not) để thay đổi số liệu.
- Và cuối cùng là cho ra kết quả mới từ dữ liệu mà con người đã đưa vào
trước đó.
Hê Hê Hê. Chỉ có vậy thôi ngắn ngủn à. Có ai thắc mắc không ?
Các loại máy tính: gồm
MainFrame: thằng nài to đầu nhất nà
Mini-Computer: kế đến là thằng anh hai này
Workstation: Thằng này đứng áp chót.
PC: Thằng này nhỏ nhất đứng sau cùng.
Ở đây ta ko xét các loại máy tính: Workstation, Mini-Computer,
Mainframe… Mấy cái loại máy tính này mà học xong là bạn dễ bị tưng
tưng lắm đó…
Ta chỉ xét loại máy tính PC thôi
PC là viết tắt của từ Personal Computer: nghĩa là máy tính cá nhân
Phân Loại PC – Máy Tính Cá Nhân
Desktop: là máy tính để bàn: VD: máy tính trong phòng thực hành tin
học của bạn, ở ngoài tiệm internet, ở nhà bạn đều thuộc loại này.
Laptop hay còn gọi là NoteBook: là máy tính xách tay vì nó rất gọn nhẹ
trong việc di chuyển. Bạn có thể xách nó đi đâu đó tùy ý bạn, có thể xách
vào lớp khoe để lấy le với tụi bạn trong lớp rằng: mẹ tao vừa mới mua
cho tao 1 cái máy tính xách tay đó, tụi bay có hôn…..Nói vậy thôi đừng
làm thiệt nha, bùn lém đó.
PDA: (Personal Digital Assistant): gọi là máy trợ lý cá nhân kỹ thuật
số, rất nhỏ gọn có thể cầm gọn trong tay, trước đây thường dùng để lưu
những cuộc hẹn, địa chỉ. Nhưng hiện nay loại máy này cũng gần tiến tới
việc có thể thay thế phần nào cho máy tính xách tay với Hệ Điều Hành và
Phần Mềm đi kèm nhằm phục vụ mọi nhu cầu của người dùng, đặc biệt là
doanh nhân trong công việc hàng ngày và hơn nữa là 1 số loại máy được
tích hợp luôn chức năng điện thoại.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_cung_phan_mem_6374.pdf