Báo cáo Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

An ninh lương thực quốc gia là vấn đề vô cùng quan trong nên mặt hàng gạo được sự chú ý quan tâm đặc biệt của nhà nước. Do đó nhà nước đã đưa ra những biện pháp và chính sách nghiên cứu phát triển các giống lúa mới nhằm nâng cao chất lượng gạo ở Việt Nam hướng tới xuất khẩu những mặt hàng gạo có chất lượng và giá trị cao, cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan

Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên Chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và đặt biệt không tính thuế xuất khẩu với mặt hàng gạo.

Nhu cầu nhập khẩu gạo của các quốc gia thế giới là rất lớn và Việt Nam lại nằm trong nhóm các cường quốc về xuất khẩu gạo (chỉ đứng thứ hai sau Thái Lan ) nên Việt Nam ít gặp khó khăn khi tìm kiếm thị trường.

Nhờ kí kết được các hợp đồng bao tiêu trồng lúa nước với nông dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như tạo được mối quan hệ rất tốt với nông dân giúp cho Công ty có nhiều thuận lợi hơn và chủ động trong việc thu mua.

Vị trí thuận lợi, nằm bên bờ sông Hậu nên công ty đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị máy móc hiện đại, hệ thống kho bãi và Cảng Trà nóc phục vụ việc sản xuất dự trữ và vận chuyển.

 

docx121 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2008 2009 2010 2011 Hoa Kỳ 7845.1 10104.5 11886.8 11407.2 14238.1 16927.8 72409.5 19.2 EU 7094.0 9096.4 10895.8 9402.3 11385.5 16545.2 64419.2 17.1 ASEAN 6632.6 8110.3 10337.7 8761.3 10350.9 13583.3 57776.1 15.3 Nhật Bản 5240.1 6090.0 8467.8 6335.6 7727.7 10781.1 44642.3 11.8 Trung Quốc 3242.8 3646.1 4850.1 5403.0 7308.8 11125.0 35575.8 9.4 Tổng GTXK: 377266 Bảng 5.2.5.a: Năm thị trường lớn nhất đối với hàng xuất khẩu Việt Nam (2006-2011) Biểu đồ 5.2.5.b: Thể hiện giá trị xuất khẩu giai đoạn 2006-2011 Giai đoạn 2006-2011, cơ cấu thị trường có sự chuyển biến mạnh mẽ giữa các thị trường xuất khẩu lớn của nước ta. Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO, được hưởng sự ưu đãi về thuế quan, các rào cản thương mại dần phá bỏ đã đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nước ta. Tổng giá trị xuất khẩu qua Hoa Kỳ giai đoạn này là 72409,5 triệu USD tăng 54004 triệu USD tương ứng 74,6%, tiếp theo là EU (64419,2 triệu USD), ASEAN (57776,1 triệu USD), Nhật Bản (44642,3 triệu USD), Trung Quốc (35575,8 triệu USD). Bảng 5.2.5.b : Cơ cấu thị trường và kim ngạch xuất khẩu Việt Nam 1995-2011  Giai đoạn Tổng GTXK Giá trị xuất khẩu (triệu USD) ASEAN % kim ngạch XK EU % kim ngạch XK Nhật % kim ngạch XK Trung Quốc % KN XK Mỹ % kim ngạch XK % KNXK TT# 1995-2000 51825 11643.6 22.5 10560 20.4 10558.7 20.4 3899.1 22.5 2366.1 4.6 9.8 2001-2005 110816 17741.4 16 20503.4 18.5 15737.8 14.2 10946 16 18405.5 16.6 18.7 2006-2011 377266 57776.1 15.3 64419.2 11.7 44642.3 11.8 35575.8 15.3 72409.5 19.2 21.3 Biểu đồ 5.2.5.c Dựa vào bảng Cơ cấu thị trường ta thấy: nếu giai đoạn 1995-2000, Mỹ là thị trường chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu ít nhất (4,6%), ASEAN chiếm nhiều nhất (22,5%), do nước ta gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thì đến giai đoạn 2001-2005 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tăng rất nhanh từ 4,6% lên 16,6%, vươn lên đứng thứ 2 sau thị trường EU chiếm vị trí đầu – thị trường xuất khẩu lớn nhất. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của thị trường Mỹ còn tăng mạnh mẽ hơn trong giai đoạn 2006-2011, từ 16,6% lên 19,2% trở thành vị trí dẫn đầu thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Và theo số liệu trong 8 tháng đầu năm 2012 của Tổng cục thống kê, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với trị giá xuất khầu là 13 tỷ USD (18%); EU 12,5tỷ USD (17%); ASEAN 10,8 tỷ USD (15%); Nhật Bản 8,6 tỷ USD (12%); Trung Quốc 8,2 tỷ USD (11%); các thị trường khác 20,2 tỷ USD (27%). Điều đó cho thấy rằng trong tương lai, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của nước ta. ØCơ cấu xuất hàng hóa theo nhóm ngành Biểu đồ 5.2.5.d: Thể hiện tỷ trọng ngành hàng giai đoạn 2006-2010 Như các giai đoạn trước, hàng CN nhẹ chiếm tỷ trọng cao nhất. Như 2008-2009 tỷ trọng của ngành hàng này lên đến 45%. Các nhòm hàng khác vẫn tăng đều qua mỗi năm với hàng CN nặng ở vị trí thứ 2, hàng Nông Sản ở vị trí thứ 3. Còn lại làm Thuỷ Sản vẫn ở vị trí thứ 4. Hàng Lâm Sản và hàng khác thay phiên nhau ở vị trí 5,6. Với Chính sách của Đảng và Nhà Nước, qua các năm ta đã thấy được sự thành công từ các chính sách tập trung vào ngàng hàng CN. Đây chính là dấu hiệu tốt trong xuất khẩu các ngành hàng đi các nước khác. Trong giai đoạn này có dấu mốc quan trọng đó chính là mục tiêu Việt Nam trở thành thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Tình hình xuất khẩu của các nhóm hàng đã tăng nhẹ tiêu biểu là nhóm hàng CN nặng từ 34,4% (2007) tăng lên đến 37,0% (2008). Mặt khác với nhóm hàng khác lúc bấy giờ bắt đầu đã xuất hiện từ 0,6% (2007) lên đến 1,4% (2008), tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó chính là dấu hiệu tốt cho ngành xuất khẩu Việt Nam.Với sự chủ động hội nhập với nền kinh tế Thế Giới đã 1 phần nào làm thay đổi diện mạo ngành xuất khẩu của Việt Nam. Đến năm 2009, xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đã tác động lớn đến kim gạch xuất khẩu của Việt Nam. Vẫn là nhóm hàng CN nặng từ 30,9% (2009) đã giảm còn 27,8% (2010). Hay với nhóm hàng thuỷ sản từ 7,5% (2009) đã giảm còn 7,0% (2010) khi các thị trường chủ yếu của Châu Âu bi ảnh hưởng bởi khủng hoảng đã tác động trực tiếp tời nhóm hàng này.Tổng thể nền Kinh Tế Việt Nam được thể hiện qua 6 nhóm hàng chính, các nhóm hàng này chịu sự tác động mạnh với thị trường trong và cả ngoài nước. Qua tỷ trọng của các nhóm hàng này phần nào phản ánh cho chúng ta thấy được những cơ hội và cung như là rủi ro mà Việt Nam có được từ chủ trương hội nhập vào nền kinh tế Thế Giới. Với giai đoạn 2006-2010 thì các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chính là: Gạo, Thủy Sản, Cà Phê, Cao Su, Dệt May 5.3.Phân tích một số mặt hàng tiêu biểu Hội nhập vào kinh tế thế giới, Việt Nam đã được biết đến với ngành trồng lúa nước rất phát triển, đứng thứ 2 trên thế giới về nước xuất khẩu gạo. Không những tiếp tục phát huy những lợi thế đó, Việt Nam còn đẩy mạnh sản suất và xuất khẩu những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao như Cà Phê, Dệt May, Thuỷ sản, Dầu Thô và hàng Điện tử - linh kiện các loại. Bảng 5.3.a: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu giai đoạn 1986-2011 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Dầu thô - - - 1514 2617 3917,0 5446,0 6153,0 6949,0 7652,0 Cà phê 24,0 25,6 33,5 57,4 89,6 93,5 116,3 122,7 176,4 248,1 Giày dép 8,2 9,8 9,9 9,6 14,4 8,4 16,5 68,0 122,1 296,4 Hàng thuỷ sản 106,0 132,0 178,0 206,2 239,1 285,4 307,7 427,2 551,2 621,4 Hàng may mặc 71,4 62,9 131,9 164,0 245,2 136,0 202,4 238,9 475,9 859,2 Hàng điện tử máy tính và linh kiện - - - - - - - - - - 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Dầu thô 1369,1 1423,4 1232,2 2091,6 3502,7 3125,6 327,0 3820,0 5670,6 7373,5 Cà phê 420,2 497,5 593,8 584,9 501,4 391,2 321,6 504,9 641,0 735,5 Giày dép 530,0 978,4 1031,0 1387,1 1471,7 1587,4 1875,2 2260,5 2691,1 3039,6 Hàng thuỷ sản 696,5 782,0 858,0 973,6 1478,5 1816,4 2021,7 2199,6 2408,1 2732,5 Hàng may mặc 1153,6 1502,6 150,0 1746,2 1975,4 2732,7 3690,1 4385,6 4838,4 Hàng điện tử máy tính và linh kiện 90 440,1 497,2 585,1 788,6 709,5 605,4 854,7 1075,4 1427,4 Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dầu thô 1000 T 7373,5 15062,0 6194,6 5023,5 7977,0 1,632,156 Cà phê 1000 T 980,9 1232,1 1060,9 1183,0 1218,0 2,752,423 Giày dép tr USD 3595,9 3999,5 4769,9 4071,3 5122,3 6,549,285 Hàng thuỷ sản tr USD 3358,0 3763,4 4501,1 4255,3 5016,3 Hàng may mặc tr USD 5854,8 7732,0 9120,5 9065,6 11209,7 1,043,324 Hàng điện tử máy tính và linh kiện tr USD 1807,8 2165,2 2640,3 2763,0 3590,2 4,669,578 Dầu Thô Các thống kê địa lý cho thấy Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng.Nước này có quặng phốt pho, bôxít, đất hiếm thuộc loại lớn nhất thế giới và những mỏ dầu, than đá, thiếc, đồng, than chì và các khoáng sản công nghiệp khác có giá trị thương mại cao. Mặt khác dầu thô là sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam xét theo tổng doanh thu. Tuy nhiên, nguồn thu ngoại tệ ròng nhỏ hơn nhiều do Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào các sản phẩm hoá dầu nhập khẩu và mức vốn dành cho sản xuất. Tiềm năng xuất khẩu của ngành này được coi là cao. Hiện nay dầu thô là sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất xét theo tổng doanh thu. Biểu đồ 5.3.a: Thể hiện sản lượng Dầu Thô theo từng giai đoạn qua các năm Đơn vị tính: 1000 Tấn Nhìn chung sản lượng xuất khẩu Dầu Thô tăng đều theo từng giai đoạn. Từ giai đoạn 1986-1990 chỉ với 4131 000 tấn thì đến nhanh 1991-1995 đã tăng lên đến 30087 000 tấn. Và đến năm 2001 – 2005 tăng lên đến 88218 100 tấn. Nhưng sau đó lại giảm nhẹ do tình hình trong nước ảnh hưởng. Có thể thấy sản lượng xuất khẩu Dầu Thô qua từng giai đoạn cho ta thấy tố độc phát triển của ngành Hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 0 năm1986 đến khoảng 3,9 tỷ USD năm 2003. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô từ năm 1989, có thể nhận thấy một điều rẳng nhờ vào nguồi vốn FDI từ Liên doanh Liên Bang Xô Viết đã thúc đẩy sản lượng xuất khẩu Dầu thô tăng đều vào mỗi năm. Từ 1514 000 tấn (1989) tăng lên tới 2617 000 tấn (1990) Biểu đổ 5.3.bThể hiện sản lượng xuất khẩu của Dầu Thô từ 1986 – 1990 Đơn vị tính: 1000 tấn Nhưng đến năm 1994 Mỹ tuyên bố bãi bỏ lênh cấm vận buôn bán đối với Việt Nam, lúc bấy giờ Việt Nam cũng đã xuất khẩu mặt hàng này qua Mỹ. Năm 1995, cột mốc đánh dấu Việt Nam trở thành thành viện của Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) thì xuất hiện một số thị trường mới như : Trung Quốc,,.. Và đến năm 1998 Việt Nam có thêm vài thị trường mới như Thái lan, Indonesia cũng chính là thành viên của ASEAN. Đó chính là mặt tích cực khi Việt Nam tham gia vào ASEAN.Australia, là thị trường mà Việt Nam ta đã vươn tới được vào năm 1999 đây chính là dấu hiệu tốt dành cho ngành Dầu Thô. Biều đồ 5.3.c :Thể hiện sản lượng xuất khẩu Dầu Thô từ năm 2001 - 2005 Đơn vị tính: 1000 Tấn Đến năm 2004, sản xuất dầu thô trung bình đạt 400.000 thùng dầu mỗi ngày (bbl/d), đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ ba châu. Thế nhưng từ năm 2006 đến nay sản lượng xuất khẩu dầu thô giảm liên tục từ 16442 nghìn tấn (2006) giảm còn 7977 nghìn tấn (2010). Biểu đồ 5.3.d: Thể hiện sản lượng xuất khẩu Dầu Thô từ 2005 – 2010 Đơn vị tình: 1000 Tấn Với nguyên nhân là do sản lượng khai thác ở một số mỏ mới không đạt kế hoạch, tính ra, hụt nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô do hụt sản lượng có thể lên đến 7210 tỷ đồng (Nhà máy lọc dầu Dung Quất) . Sản lượng về dầu thô cứ liên tục giảm cho đến hiện nay. Năm 2009, Tập đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN)  điều chỉnh giảm sản lượng dầu thô xuất khẩu nằm trong chiến lược thăm dò, khai thác dầu khí lâu dài của PVN nhằm đảm bảo nguồn dự trữ dầu thô cho quốc gia. Trong bối cảnh trữ lượng các mỏ dầu của Việt Nam có hạn và phải cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu Dung Quất PVN điều chỉnh hoạt động kinh doanh sang hướng giảm dần lệ thuộc vào xuất khẩu. Hàng điện tử, máy tính và linh kiện Biểu đồ 5.3.e: Thể hiện trị giá xuất khẩu Hàng điện tử, máy tính và linh kiện theo từng giai đoạn qua các năm. Đơn vị tính: Triệu USD Với nhóm hàng điện tử,máy tính và linh kiện, Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng này bao gồm hàng điện tử, linh kiện máy tính mới chỉ bắt đầu từ năm 1996. Sản lưởng mặt hàng nảy tang nhanh, tiêu biểu từ giai đoạn 2001 -2005 từ 4659.4 triệu USD tăng lên đến 19852 triệu USD. Năm 2000 được coi là năm đỉnh cao của xuất khẩu ngành hàng này với kim ngạch đạt 788 triệu USD. Biểu đồ 5.3.f: Thể hiện trị giá xuất khầu Hàng Điện Tử, Máy Tính và Linh Kiện từ 2000 - 2005 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Các sản phẩm điện tử–công nghệ thông tin năm đó được xuất đi các nước bạn trong khối ASEAN như: Trung Quốc, Thái Lan, Maylaysia, Philippin,…Sau năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử–công nghệ thông tin bị giảm sút nghiêm trọng từ 788,6 triệu USD giảm còn 709,5 triệu USD (2001). Tuy nhiên, đến năm 2003 giá trị xuất khẩu lại tăng lên 854 triệu USD.Và tăng liên tục đến năm 2005 với 1427 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính lúc bấy giờ có thêm Pháp, Anh,… Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, từ năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam hàng năm tăng cao, tăng trưởng bình quân trên dưới 40%. Các mặt hàng điện tử xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm máy in, linh kiện điện tử như bo mạch, RAM máy tính, linh phụ kiện máy in (2007)… Kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng năng lực cạnh tranh lại rất thấp, giá trị gia tăng trong sản phẩm không vượt quá hai con số, thể hiện ở hoạt động gia công và lắp ráp. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng hàng năm cao, nhưng so với các nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippin... thì Việt Nam còn thua 20 đến 30 lần. Đến năm 2009 đạt kim ngạch 2763 triệu USD so với năm 2008. Mặt khác điện tử, máy tính và linh kiện là mặt hàng có tiềm năng phát triển, hứa hẹn mang lại kim ngạch xuất khầu lớn cho Việt Nam một phần là do trong những năm gần đây làn sóng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực điện, điện tử và sản xuất linh kiện máy tính ở Việt Nam tăng mạnh với nhiều dự án lớn, đem lại nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính của Thế Giới với mức nhập khẩu cao Cà phê Biều đồ 6.3.g: Thể hiện sản lượng xuất khẩu Cà Phê theo giai đoạn qua các năm Đơn vị tính: 1000 Tấn Với vị trí thuận lợi của Tây Nguyên về thổ nhưỡng cũng như khí hậu đều thích hợp cho giống cây này. Nói theo mô hình SWOT thì đây chính là điếm mạnh của Việt Nam do đó nhìn chung sản lượng xuất khẩu Cà Phê theo giai đoạn qua các năm đều tăng đáng kể. Nổi bật chính là giai đoạn 1986-1990 xuất khẩu với sản lượng 230 000 tấn nhưng đến năm 1996 – 2000 thì tăng lên đến 2273 000 tấn. Và cho đến 2006-2011 tăng lên đến 8427.323 tấn. Tại Đại Hội Đảng lần VI (12/1986), với chủ trương chính sách Đổi Mới của Chính phủ Việt Nam đã chủ động nhảy vào nền Kinh tế Thế Giới và dần khẳng định vị thế của mình khi Việt Nam đứng thứ 2 trên Thế Giới về xuất khẩu Cà Phê ( sau Brazil) và đứng vị trí thứ 1 xuất khẩu cà phê Rubusta. Biểu đồ 5.3.h: Thể hiện sản lượng xuất khẩu của Cà Phê từ năm 1986-1990 Đơn vị tính: 100 Tấn Có thể thấy từ năm 1986 cho đến năm 1990, sản lượng xuất khẩu Cà phê tăng đều từ 24 nghìn tấn tăng lên đến 89,6 nghìn tấn. Năm 1990, EU thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam nên lúc bấy giờ các thị trường chính : Anh, Pháp, Italia, Liên Xô ( cũ), Ba Lan, Đức,…. Năm 1994 thì Việt Nam đã mở rộng thị trường sang Mỹ, năm 1995 Việt Nam lại có thêm các thị trường mới như: Trung Quốc, Malaysia, Indonesia. Biểu đồ 5.3.k: Thể hiện sản lượng xuất khẩu Cà Phê từ 1996-2001 Đơn vị tính: 1000 tấn Năm 1997, do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng từ nền kinh tế Thái Lan, dẫn đến sản lượng xuất khẩu qua thị trường này từ 391 600 tấn (1997) giảm còn 382 000 tấn (1998). Đến năm 2001, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA) được ký kết càng làm tăng sản lướng xuất khẩu Cà Phê. Từ 725 nghìn tấn (2000) thì nay đã tăng lên đến 931,1 nghìn tấn ( 2001) và Việt Nam lại có thêm thị trường mới đó chính là Mỹ. Biểu đồ 5.3.i :Thể hiện sản lượng xuất khẩu Cà Phê từ 2006 -2011 Đơn vị tính: 1000 tấn Năm 2007 với sự gia nhập vào WTO sản lượng Cà Phê tăng từ 980,9 nghìn tấn (2006) tăng lên đến 1232,1 nghìn tấn (2007). Sau khủng hoảng Kinh tế Thế Giới (2009) đã tác động mạnh đến mặt hàng này khi sản lượng giảm còn 1183,0 nghìn tấn (2009). Nhưng sau đó tình hình đã thay đổi khi lượng cà phê xuất khẩu trong 2011 1256  nghìn tấn. Thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta trong năm 2011 bao gồm EUtiếp theo là Mỹ, Nhật Bản. Hàng dệt may Hàng dệt may Việt Nam là ngành hàng có truyền thống lâu đời cũng như nhiều nước phát triển khác, với mặt hàng này có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động lại không đòi hỏi phải có kỹ năng cao và có thể đào tạo tại chỗ, công việc này phù hợp với lực lượng lao đông nữ tại Việt Nam. Mặt khác, ngành công nghiệp may này không đòi hỏi vốn đầu tư cao nhưng tỷ lệ lãi lại khá cao. Do đó, sau chủ trương Đổi mới Việt Nam ta chủ động xuất khẩu mặt hàng này ra thị trường nước ngoài. Biểu đồ 5.3.j: Thể hiện trị giá xuất khẩu mặt hàng Dệt May Đơn vị tinh: Triệu đô la Mỹ Năm 1986 hàng may mặc đạt 71,4 triệu USD và cứ thế tăng đều qua từng năm. Biểu đồ 5.3.l: Thể hiện trị giá xuất khầu hàng Dệt May từ 1986-1990 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Đến năm 1990, thì trị giá xuất khẩu của mặt hàng dệt may này đã bị tác động từ 245,2 triệu USD (1990) giảm chỉ còn 136 triệu USD (1991). Lúc bấy giờ thị trường Liên Xô không còn là thị trường xuất khẩu chính mặt hàng dệt may nữa. Đến năm 1994 với dấu mốc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đôí với Việt Nam thì kết quả tốt đẹp đó chính là đến năm 1996 hàng dệt may của Việt Nam đã thâm nhập qua thị trường Mỹ. Đến năm 1997, trị giá xuât khẩu của mặt hàng này 1502,6 triệu USD nay giảm còn 1450,0 triệu USD. Nhưng sau đó mặt hàng dệt may nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU sau khi EU – Việt Nam thiết lập lại mối quan hệ. Biểu đồ 5.3.n: Thể hiện trị giá xuất khẩu hàng Dệt May từ 2001 - 2005 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Năm 2001 (BTA) trị giá xuất khẩu mặt hàng này tăng đáng kể, tiêu biểu là thị trường Mỹ từ 44,7 triệu USD (2001) tăng mạnh lên đến 1034,5 triệu USD (2002). Biểu đồ 5.3.m: Thể hiện trị giá xuất khẩu hàng Dệt May từ 2006 - 20011 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Khủng hoảng kinh tế Thế Giới đã tác động mạnh đến các thị trường xuất khẩu của Việt Nam làm giá trị xuất khẩu giảm còn 9065,6 triệu USD(2009). Nhưng sau đó, giá trị xuất khẩu đã dần phục hồi. Trong mấy năm gần đây, ngành may mặc xuất khẩu trong nước liên tục tăng trưởng tốt. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam,  năm 2010 xuất khẩu của dệt may đạt 11,2 tỷ USD và năm 2011 đạt trên 13,5 tỷ USD. Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mặc dù năm 2011 kinh tế thế giới còn khá khó khăn nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vẫn đạt giá trị tăng trưởng cao, do các doanh nghiệp trong nước đã làm tốt công tác dự báo thị trường, đặc biệt là tạo dựng tốt mối quan hệ và niềm tin với các khách hàng.  Nhờ đó, tăng trưởng xuất khẩu ở các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật vẫn ổn định. Một số thị trường mới được mở rộng như Hàn Quốc, Canada đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho lĩnh vực này, đơn cử như tại thị trường Hàn Quốc xuất khẩu dệt may năm 2011 đạt  gần 800 triệu USD.  Giày dép Biểu đồ 5.3.o :Thể hiện trị giá xuất khẩu mặt hàng Giày dép theo giai đoạn qua các năm Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Bên cạnh các mặt hàng dầu thô, linh kiện điện tử, may mặc, cà phê thì Việt Nam cũng đã xuất khẩu mặt hàng giày dép. Nhìn chung, trị giá xuất khẩu của mặt hàng này tăng khá nhanh. Giai đoạn 1986-1990, trị giá lúc bấy giờ chỉ 51 triệu đô la Mỹ thì đến giai đoạn 1996-2000 tăng lên đến 5398 triệu đô la Mỹ. Và đến giai đoạn 2006-2011, tăng lên đến 28108 triệu đo la Mỹ. Đây là mặt hàng với giá trị xuất khẩu ban đầu tương đối thấp nhưng đa tăng liên tục với con số đáng lưu ý. Biểu đồ 5.3.p: Thể hiện trị giá xuất khẩu của hàng Giày dép từ 1996-2000 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Sau sự kiện gia nhập ASEAN 1995, cho đến 1996, trị giá xuất khẩu Giày dép đạt 530 triệu đô la Mỹ tăng liên tục cho đến năm 1999 đạt với trị giá 1387 triệu đô la Mỹ. Cùng với sự hội nhập của Việt Nam đã mang đến cho Việt Nam các thị trường mới như: Hồng Kông- China, Trung Quốc, Xingapo…. Năm 2001 (BTA) giá trị xuất khẩu mặt hàng giày dép sang thị trường Mỹ tăng lên tới 1587.4 triệu đô la Mỹ (2001). Mặt khác cũng như các sản phẩm trên thì sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã giúp cho mặt hàng này thâm nhập vào cả thị trường mới: Lào, Thái Lan…, Cho đến năm 2008, mặt hàng Giày dép chiếm linh các thị trường trên Thế Giới đươc thể hiện như sau: Bảng 5.3.b: Các thị trường XK giày dép VN năm 2008 EU 54% Mỹ 23% Đông Á 8% Các nước khác 15% Sau đó, mặt hàng Giày dép vẫn không thoát khỏi sự ảnh hưởng xấu từ cuộc Khủng hoảng kinh tế Thế Giới xảy ra 2009. Khi giá trị xuất khẩu còn 4071,3 triệu USD. Với sự phục hồi nhanh sau khủng hoảng kinh tế thì giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng trở lại với 5122 triệu USD. Thuỷ sản Theo nguồn tin của Bộ Thủy sản, Việt Nam có 3.260km đường bờ biển, 12 cửa song, thềm lục địa có diện tích 2 triệu km2 và diện tích mặt nước 1 triệu km2, trong đó điện tích khai thác có hiệu quả đạt 553.000 km2. Nguồn lợi thuỷ hải sản Việt Nam có trên 2.000 loài cá, tôm, mực... được phân bố rộng khắp ở hầu hết các vùng biển của cả nước.Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu bao gồm cá đông, mực đông và tôm đông. Biểu đồ 6.3.s.: Thể hiệ trị giá xuất khẩu mặt hàng Thuỷ Sản theo giai đoạn qua các năm Đơn vị tinh: Triệu đô la Mỹ Biều đồ 5.3.q: Thể hiện tri giá xuất khẩu hàng Thuỷ Sản từ 1986 – 1990 Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Khủng hoảng Kinh tế bao trùm lên tất cả các nền kinh tế của các thị trường xuất khẩu Việt Nam đã tác động đến giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này từ 4510,1 triệu USD (2008) giảm còn 4255,3 triệu USD (2009). Như sau đó trị giá lại tăng vọt lên đến 6112 triệu USD (2011) Mặc dù mặt hàng Thuỷ sản chịu sự kiểm tra khắt khe từ an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP) từ các nước khác song giá trị xuất khẩu của mặt hàng này vẫn là mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Trong 25 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có những lúc tăng vọt nhờ sự chủ động gia nhập vào nền Kinh Tế Thế Giới, thế nhưng song song đó cũng muôn vàn rủi ro tiềm ẩn. Nhưng sau những tác động từ thị trường nước ngoài thì Việt Nam vẫn vực dậy được và phát triển cho đến bây giờ. Vừa qua, Đại Hội Đảng lẩn thức XI đã diễn ra song song bên các mục tiêu về Văn Hoá, Chính Trị, Xã Hội,… thì Đảng và Nhà Nước còn đề ra chiến lược phát triển Kinh Tế 2011 – 2020. Qua đó, Văn kiện Đại Hội Đảng có đề cập phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, cụ thể như sau : “Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược...” với chiến lược phát triển như thế chúng ta có thể nhận ra được rằng mặt hàng Điện tử,tính máy và linh kiện trong giai đoạn 2011- 2020 sẽ có xu hướng tăng bởi sự chú trọng của Đảng và Nhà Nước vào mặt hàng này. Mặt khác cũng từ văn kiện Đại Hội Đảng có đề cập đến: “Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ,…Xây dựng ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Hay là : “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao… Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, trước hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng.Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu.Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa”.Qua các chiến lược phát triển Kinh Tế của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020, ta có thể nhận thấy các mặt hàng có liên quan đến công nghệ, nông sản, thuỷ sản sẽ có xu hướng tăng trong giai đoạn tốt. Với các chiến lược khuyến khích phát triển cùng với các giải pháp đề ra phương hướng đổi mới các nhóm mặt hàng này từ đó đã cho thấy Đảng và Nhà Nước ta sẽ tập trung mạnh vào các nhóm hàng nào mang đến giá trị xuất khẩu cao cho nền Kinh tế có quy mô nhỏ của Việt Nam. Ý kiến chuyên viên quản lý nhà nước Đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện nay Thứ nhất, về quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng khá nhanh và vững chắc trong thời gian 2001 - 2008. Trong thời gian 2001 - 2007, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình hằng năm là 18,89%, cao hơn so với tốc độ kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2001 - 2005 là 16% (theo mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2010) và cao hơn mức tăng trưởng 18% theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra của xuất khẩu năm 2006 và 2007. Do tốc độ xuất khẩu hàng hóa tăng cao đã đưa quy mô xuất khẩu hàng hóa tăng gấp 3,35 lần trong khoảng thời gian 7 năm qua. Đây là một trong những mức tăng xuất khẩu nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người cũng tăng nhanh. Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo đầu người mới chỉ là 186 USD thì đến năm 2007 đã tăng lên mức 569 USD, tức là tăng gấp 3,05 lần. Thứ hai, về chuyển dịch cơ cấu hành hóa xuất khẩu.Trong thời gian qua, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có nhiều chuyển biến tích cực.Sản phẩm xuất khẩu đa dạng, phong phú hơn. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng dần các sản phẩm chế biến, giảm dần sản phẩm thô, nguyên liệu. Đặc biệt, xu hướng tăng tỷ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo từ 33,9% năm 2001 lên 39% năm 2006 được coi là sự thay đổi tích cực nhất. Bảng 5.4: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Triệu USD,% Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tổng kim ngạch Trị giá Tăng trưởng Trị giá Tăng trưởng Trị giá Trị giá Tăng trưởng U6T/2008 30.300 31,9 4.447 60,3 -1.417 61.215 49,2 2007 48.561 22,0 60.830 37,0 -12.269 109.391 30,0 2006 39.805 22,9 44.410 20,4 -4.805 84.215 21,6 2005 32.223 21,6 36.881 15,0 -4.658 69.104 18,0 2004 26.503 31,5 32.075 27,0 -5.572 58.578 29,0 2003 20.149 20,6 25.256 27,9 -5.107 45.405 24,6 2002 16.706 11,2 19.746 21,8 -304 36.452 16,7 2001 15.029 3,8 16.218 3,7 -1.189 31.247 3,7 2000 14.483 25,5 15.637 34,5 -1.154 30.120 30,0 Nguồn: Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê Thứ ba, về chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu.Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng và đa dạng hóa, nhất là đã đột phá xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ và duy trì được thị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchinh sach xuat khau.docx
Tài liệu liên quan