Bất cứ sinh viên nào thành công trong việc học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đều không thể phủ nhận được vai trò to lớn của kỹ năng đọc trong đó.Theo Carrel ( 1981: 1 ) : “ đối với nhiều sinh viên, kỹ năng đọc là quan trọng nhất trong bốn kỹ năng khi học một ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là học tiếng Anh như một ngoại ngữ.” Điều này cũng không có gì ngoại lệ đối với sinh viên năm thứ nhất, khoa Anh, ĐHNN, ĐHQG, những người đang được đào tạo để trở thành giáo viên, phiên dịch, biên dịch,. Đối với họ, điều đặc biệt quan trọng là phải có một kỹ năng đọc tốt, đọc thật hiệu quả vì kỹ năng đọc là phương tiện để họ có được kiến thức nền, kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hoá, xã hội trong một môi trường mà tiếng Anh không phải là bản ngữ ( non-native ). Hơn nữa, đọc còn là một là một phương tiện hữu hiệu giúp họ học tiếp sau khi đã tốt nghiệp đại học. Nói cách khác, theo Burns et al. ( 1988:11 ) họ đọc để mà học ( read to learn ).
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của giáo viên cũng như sinh viên tổ THT 1, khoa Anh, sinh viên năm thứ nhất thường báo cáo lại là họ gặp nhiều khó khăn trong việc đọc những bài khoá tiếng Anh, và vì vậy đã không thành công trong việc đọc có hiệu quả. Những khó khăn của sinh viên năm thứ nhất là do nhiều nguyên nhân khác nhau: do thiếu kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, về mặt phân tích văn bản, hoặc do chưa học đủ kỹ năng đọc, chiến thuật đọc (nói cách khác là chưa biết cách đọc), hay thiếu kiến thức văn hoá và kiến thức nền.
Với điều kiện thời gian có hạn trong bản báo cáo này chúng tôi chỉ đề cập tới khó khăn của sinh viên do thiếu kiến thức văn hoá và kiến thức nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và giảm bớt những khó khăn này.
Trong quá trình viết báo cáo chúng tôi có tiến hành điều tra sinh viên thông qua phiếu thăm dò cũng như tìm hiểu thực tế những sinh viên lớp mình dạy, đồng thời chúng tôi cũng tìm tòi tư liệu tham khảo để đưa ra những gợi ý khắc phục những khó khăn đó.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Báo cáo Một vài suy nghĩ về vai trò của kiến thức nền trong việc dạy và học đọc cho sinh viên năm thứ nhất-Khoa Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo khoa học
Đề tài: Một vài suy nghĩ về vai trò của kiến thức nền trong việc dạy và học đọc cho sinh viên năm thứ nhất-khoa Anh
A.Phần mở đầu
Bất cứ sinh viên nào thành công trong việc học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng đều không thể phủ nhận được vai trò to lớn của kỹ năng đọc trong đó.Theo Carrel ( 1981: 1 ) : “ đối với nhiều sinh viên, kỹ năng đọc là quan trọng nhất trong bốn kỹ năng khi học một ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là học tiếng Anh như một ngoại ngữ.” Điều này cũng không có gì ngoại lệ đối với sinh viên năm thứ nhất, khoa Anh, ĐHNN, ĐHQG, những người đang được đào tạo để trở thành giáo viên, phiên dịch, biên dịch,... Đối với họ, điều đặc biệt quan trọng là phải có một kỹ năng đọc tốt, đọc thật hiệu quả vì kỹ năng đọc là phương tiện để họ có được kiến thức nền, kiến thức chuyên môn, kiến thức văn hoá, xã hội trong một môi trường mà tiếng Anh không phải là bản ngữ ( non-native ). Hơn nữa, đọc còn là một là một phương tiện hữu hiệu giúp họ học tiếp sau khi đã tốt nghiệp đại học. Nói cách khác, theo Burns et al. ( 1988:11 ) họ đọc để mà học ( read to learn ).
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của giáo viên cũng như sinh viên tổ THT 1, khoa Anh, sinh viên năm thứ nhất thường báo cáo lại là họ gặp nhiều khó khăn trong việc đọc những bài khoá tiếng Anh, và vì vậy đã không thành công trong việc đọc có hiệu quả. Những khó khăn của sinh viên năm thứ nhất là do nhiều nguyên nhân khác nhau: do thiếu kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, về mặt phân tích văn bản, hoặc do chưa học đủ kỹ năng đọc, chiến thuật đọc (nói cách khác là chưa biết cách đọc), hay thiếu kiến thức văn hoá và kiến thức nền.
Với điều kiện thời gian có hạn trong bản báo cáo này chúng tôi chỉ đề cập tới khó khăn của sinh viên do thiếu kiến thức văn hoá và kiến thức nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và giảm bớt những khó khăn này.
Trong quá trình viết báo cáo chúng tôi có tiến hành điều tra sinh viên thông qua phiếu thăm dò cũng như tìm hiểu thực tế những sinh viên lớp mình dạy, đồng thời chúng tôi cũng tìm tòi tư liệu tham khảo để đưa ra những gợi ý khắc phục những khó khăn đó.
B. Phần nội dung
1) Cơ sở lý thuyết
Để tìm hiểu được mối quan hệ giữa kiến thức nền, kiến thức văn hoá và việc đọc hiểu chúng ta phải tìm hiểu bản chất của quá trình đọc. có nhiều lý thuyết đọc được xây dựng từ những góc nhìn khác nhau với những điểm nhấn khác nhau. Nổi bật lên là hai quan niệm đối chọi nhau: bottom-up và top-down. Ngoài ra còn có những quan niệm khác về quá trình đọc như: đọc là một quá trình tương tác ( interactive ) hay lý thuyết schema.
a) Bottom-up processing: Việc đọc theo kiểu từ dưới lên trên chủ yếu coi bài đọc là yếu tố quan trọng nhất, còn người đọc đóng vai trò tương đối thụ động. Đọc được coi là quá trình giải mã những văn bản viết, xây dựng nghiã của bài từ những chữ cái, từ, cụm từ, câu rồi tiến dần đến đoạn, rồi đến cả bài. Trong phương thức này, kiến thức ngôn ngữ là cần cho người đọc để nhận dạng chữ viết và chuyển sang dạng tương đương cuả chúng đó là âm thanh ( their aural equivalent ). Còn kiến thức nền, kiến thức văn hoá để nhận diện từ và hiểu chúng không được coi trọng. Đây cũng là hạn chế lớn của phương thức này.
b) Top-down processing: Phương thức đọc từ trên xuống lấy người đọc làm trung tâm của quá trình đọc. Phương thức này nhấn mạnh đến việc xây dựng lại nghĩa của bài đọc hơn là việc giải mã hình thức ( reconstruction of meaning rather than the decoding of form ). Người đọc sử dụng kiến thức nền về thế giới của mìnhcùng với những kiến thức về những thành tố của bài khoá để phỏng đoán, đưa ra giả thiết, sau đó xác nhận lại xem những phỏng đoán đó có đúng hay không. Như vậy người đọc có một vai trò chủ động, tích cực và cung cấp nhiều thông tin để xây dựng nên nghĩa của văn bản hơn là chính văn bản viết đó. Trong phương thức top-down, kiến thức của người đọc đóng một vai trò trong việc đem lại nghĩa của văn bản. Theo một số nhà nghiên cứu thì những nhà lý luận của phương thức này quá đề cao vai trò của những kỹ năng nhận thức bậc cao và có xu hướng coi thường văn bản ( down-play the text itself ) (Eskey, 1986 ). Đây là một hạn chế của phương thức này.
c) Interactive process: Cả hai phương thức đọc top-down và bottom-up riêng rẽ thì đều không đủ cho quá trình đọc. Để đọc một cách có hiệu quả thì phải kết hợp cả hai quá trình này lại. Nói một cách khác, theo phương thức interactive (tương tác) này thì người đọc cần sử dụng cả hai nguồn kiến thức: kiến thức từ văn bản và kiến thức nền của người đọc. Việc kết hợp hai phương thức bottom-up và top-down trong phương thức interactive làm triệt tiêu hạn chế của hai phương thức trên. Vì thế phương thức đọc interactive chiếm ưu thế hơn cả.
1.1. Bản chất của quá trình đọc .
Lý thuyết “schema”
Vai trò của kiến thức nền trong đọc hiểu một ngôn ngữ được đề cập đến rất nhiều trong lý thuyết “schema”
Schemata ( số ít là Schema; còn gọi là scripts) là những khái niệm có sẵn của người đọc về thế giới “kiến thức tích trữ sẵn ở trong bộ nhớ”.(Theo Anderson và Pearson, 1984 : 255) hay những cấu trúc kiến thức đã học (Barlett, 1932; Adams and Collins, 1979; Rumelhart,1980). Theo Windowson (1983) schemata còn là những kết cất nhận thức cho phép việc tổ chức thông tin trong bộ nhớ lâu dài. Các nhà ngôn ngữ đều thống nhất rằng những schemata này chịu ảnh hưởng của nền văn hoá mà người đọc đang sống trong đó. Bài viết này sẽ dùng kết cấu kiến thức thay cho schemata.
Theo lý thuyết schema, một bài text dù ở dạng viết hay nói, thì bản thân nó không mang nghĩa. Nó chỉ đưa ra những hướng để xây dựng nghĩa cho người đọc hay người nghe dựa vào kết cấu kiến thức của riêng họ. Việc hiểu một bài đọc là một quá trình tương tác giữa kiến thức nền của người đọc và bài khoá. Người đọc sử dụng kiến thức nền, ngữ cảnh tình huống (situational context ?) và những gợi ý do người viết cung cấp để xây dựng nên nghĩa của bài. Để hiểu biết một cách hiệu quả, người đọc cần có khả năng liên kết ngữ liệu với kiến thức của riêng mình.
Hiểu từ,câu, hay cả bài khoá không chỉ dựa trên kiến thức ngôn ngữ của người đọc, mà theo Anderson et al (1977:369) thì “mọi hành vi hiểu đều bao gồm cả kiến thức về thế giới của người đọc”. Vì thế, mức độ hiểu phụ thuộc vào khối lượng thông tin hay kiến thức của người đọc. Theo các nhà lý luận thì schemata giúp phân chia riêng (compartmentalise) thông tin đọc được, gợi ý cho người đọc những thông tin mà người đọc có thể tìm kiếm, và người đọc có thể khơi dậy những kết cấu kiến thức cần để nhớ được những thông tin đó.
Các nghiên cứu về lý thuyết schema có ảnh hưởng lớn đến việc đọc hiểu. Các nhà nghiên cứu chia ra nhiều loại schemata : linguistic, content and formal schemata.
+ Linguistic (hay còn gọi là language) schemata gồm những đặc điểm giải mã cần để có thể nhận ra từ và xắp xếp từ trong câu.
+ Content schema là kiến thức nền hay kiến thức về thế của nội dung của bài đọc, ví dụ : bài đọc về tổ chức chào mừng năm mới ở Hawaii, kỷ niệm Holloween ở Carbondale; bài đọc về nền kinh tế Mexico, lịch sử Canada, về những trục trặc của lò phản ứng hạt nhân ... Theo Carrell, et al, (1983,1989) cotent schemata cung cấp cho người đọc cơ sở, nền tảng để so sánh.
Formal schemata còn gọi là textual schemata đề cập đến hình thức tổ chức hoặc cấu trúc của bài viết. Nó bao gồm kiến thức về các thể loại bài viết khác nhau ví dụ như : chuyện ngụ ngôn, chuyện ngắn, các bài viết khoa học, bài báo ... Nó còn bao gồm sự hiểu biết rằng mỗi thể loại bài viết khác nhau thì sử dụng cách tổ chức khác nhau, cấu trúc ngôn ngữ, từ vựng, ngữ pháp và văn phong khác nhau. Văn hoá và giáo dục ở trường đóng vai trò lớn nhất trong việc cung cấp cho người ta một kiến thức cơ sở về formal schemata.
Nói tóm lại, tất cả kết cáu kiến thưc về ngôn ngữ, hình thức-nội dung đều rất quan trọng và cần thiết cho việc đọc hiểu. Người học ngôn ngữ thứ hai mà không nắm vững được hoặc không có những kiến thức này thì chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc đọc hiểu.
1.2. Khó khăn tron g việc đọc hiểu liên quan đến kiến thức văn hóa và kiến thức nền.
Theo các lý thuyết về bản chất của quá trình đọc thì những khó khăn trong việc đọc hiểu là do rất nhiều nguyên nhân cả từ phía người viết, người đọc hiểu và giáo trình đọc. Nhưng theo mô hình đọc là một quá trình tương tác và mô hình lý thuyết schema về đọc thì những khó khăn do người đọc thiếu kiến thức nền và kiến thức văn hoá là rất lớn. Phạm vi bản báo cáo này chỉ đề cập tới những khó khăn do thiếu kiến thức nền và kiến thức văn hoá gaay ra.
Theo Strang(1972), Osman (1985) người đọc từ những nên văn hoá khác nhau hiểu cùng một bài khoá theo những cách khác nhau, do họ đã sử dụng những kiến thức văn hoá khác nhau để hiểu bài khoá này. Nhiều khi do nội dung bài khoá mang tính chất văn hoá xa lạ mà người đọc hiểu bài khoá này theo nền văn hoá của nước mình, dẫn đến việc hiểu nhầm hoặc không hiểu gì.
Nhiều nghiên cứu khác như của Johnson 1981; Steffensen et al. 1979, 1982, Carrel 1981 ... đã cho thấy rằng văn hoá đóng vai trò uan hệ đối với chủ đề của bài khoá. Nếu sinh viên gặp một bài khoá có nội dung văn hoá xa lạ thì tất nhiên họ sẽ khó hiểu hơn một baì khoá có nội dung văn hoá quen thuộc, và khó khăn do văn hoá gây ra thì lớn hơn nhiều so với khó khăn thuộc về cấu trúc ngữ pháp hay ngữ nghĩa của bài khoá. Nói một cách khác, một bài khoá có nội dung, chủ đề xa lạ thì khó hiểu hơn, gây khó khăn cho học sinh hơn là những bài khoá có cách kết cấu, hình thức xa lạ.
2/ Phần khảo sát
2.1. Theo điều tra 120 sinh viên khoá 32 (niên học 1998-1999) về những khó khăn trong việc đọc hiểu do yếu tố văn hoá và kiến thức nền gây ra, kết quả thu được như sau :
Những vấn đề khó khăn
Rất khó
Khó
Dễ
Rất dễ
Thứ tự
1. Hiểu những chủ đề xa lạ
42
70
8
0
3
2. Hiểu ngữ liệu nguyên bản (authentic)
18
72
26
4
4
3. Hiểu nội dung văn hoá xa lạ của bài đọc (bao gồm những từ qui chiếu mang tính văn hoá, những phong tục, tập quán mang tính văn hoá, sự khác biệt về những giá trị văn hoá và thái độ của người Anh, Mỹ ...)
66
48
36
0
1
4. Hiểu sự khác nhau về cách sắp xếp, tổ chức môt bài khoá và sự khác biệt giữa các thể loại bài đọc.
16
68
36
0
5
5. Hiểu tiền giả định và giả thiết của tác giả bài viết.
26
76
18
0
3
Table 1 : Students’ perceptions of their problems
Nhìn bảng kết quả ta thấy đối với sinh viên năm Thứ I, những bài đọc mang nội dung văn hoá xa lạ gây cho học sinh nhiều khó khăn nhất. Tiếp đến là những bài đọc có chủ đề xa lạ,những giả định và giả thiết của người viết. Cách tổ chức, kết cấu bài khoá khác nhau gây ít khó khăn hơn cho sinh viên.
2.2 Tôi cũng tiến hành điều tra xem giáo viên dành bao nhiêu thời gian và nỗ lực vào việc dạy những kiéen thức văn hoá, xã hội này. Bản điều tra này được đưa cho 40 giáo viên trong khoa (chủ yếu năm thứ nhất và một số năm thứ hai)
Những vấn đề khó khăn
Nhiều
a lot
Một ít
some
Rất ít
hardly any
Không
none
Thứ tự
1. Hiểu những chủ đề xa lạ
14
25
1
0
2
2. Hiểu ngữ liệu nguyên bản (authentic)
14
24
2
0
3
3. Hiểu nội dung văn hoá xa lạ của bài đọc (bao gồm những từ qui chiếu mang tính văn hoá, những phong tục, tập quán mang tính văn hoá, sự khác biệt về những giá trị văn hoá và thái độ của người Anh, Mỹ ...)
19
17
4
0
1
4. Hiểu sự khác nhau về cách sắp xếp, tổ chức môt bài khoá và sự khác biệt giữa các thể loại bài đọc.
16
17
6
1
4
5. Hiểu tiền giả định và giả thiết của tác giả bài viết.
14
15
10
1
5
Table 2 : Teachers’ emphasis given in their reading class
Kết quả trên bảng cho thấy trong thời gian giảng dạy giáo viên chưa giàng nhiều thời gian nỗ lực để giúp sinh viên vượt qua những khó khăn do thiếu kiến thức nền và kiến thức văn hoá gây ra cho họ khi đọc ngữ liệu tiếng Anh : Chưa có vấn đề khó khăn nào thu hút được 50% giáo viên dành nhiều thời gian cho nó (mà chỉ từ 35% đến 47,5% mà thôi). Một số giáo viên còn dành rất ít thời gian cho những vấn đề khó khăn này. Cá biệt còn có hai giáo viên trả lời rằng họ không bao giờ chú ý đến dạy vấn đề 4 và 5.
2.3 Kết luận : Qua điều tra cho thấy sinh viên năm thứ I còn gặp nhiều khó khăn do còn thiếu kiến thức nền và kiến thức về văn hoá của nước Anh. Vấn đề này còn có thể khắc phục được phần nào nếu các giáo viên chú ý trang bị thêm kiến thức nền và kiến thức văn hoá cho sinh viên ngoài kỹ năng đọc và những kiến thức về ngôn ngữ.
3. Những vấn đề có liên quan đến kiến thức nền và kiến thức văn hoá cần chú ý khi dạy đọc cho sinh viên năm thứ I.
Hiện nay ở tổ THT 1 khoa Anh, chúng tôi đang sử dụng hai cuốn giáo trình dạy đọc chính là “Concepts and comments” và “Reading I ” . Ngoài ra sinh viên còn phải đọc một số bài đọc ở giáo trình dạy viết “Writing” và sách “Cambridge” khi đọc kỹ năng nói, đấy là chưa kể đến những bài đọc thêm do giáo viên các lớp tự cung cấp.
Nói chung những chủ đề trong “Concept and comment” tương đối quen thuộc, nội dung ít vấn đề xa lạ hay mang tính văn hoá, cấu trúc bài viết tương đối đơn giản, dễ hiểu. Sinh viên năm thứ I khi học sách này không gặp nhiều khó khăn về cả ngôn ngữ cũng như văn hoá. Tuy nhiên giáo viên cũng cần chú ý cung cấp cho các em thêm kiến thức nền khi dạy các bài có chủ đèe về thiên nhiên, môi trường như : Unit 15 “ The Greenhouse Effect” hay Unit 17 “El Ni~ no” .
Bài viết này chỉ tập trung vào những bài đọc trong cuốn “Reading I”.
Những bài đọc trong “Reading I” theo các chủ điểm khác nhau : con người và tính cách, giao thông và phương tiện giao thông, du lịch và ngày nghỉ, các hoạt động giải trí (leisure activities) vv. và vv. Các chủ đề tương đối quen thuộc đối với sinh viên nhưng nhiều bài đọc theo chủ điểm này lại có nội dung xa lạ và khó đối với sinh viên. Chẳng hạn như Unit 6 và 7 : Leisure activities, các bài đọc được chọn gồm : “adventure” và “sailing on boats of sticks and straw”.
ở nước ta các hoạt động giả trí có thể là : du lịch, cắm trại, một số môn thể thao như đá bóng, đá cầu, vật tự do, bơi lội, leo núi... Trò du lịch bằng khing khí cầu có lẽ chưa có ở nước ta. Vì thế nhiều sinh viên rất bỡ ngỡ khi đọc bài này. Nhiều em không hiểu nguyên tắc hoạt động của khinh khí cầu như thế nào nên đã không trả lời đúng một số câu hỏi kiểm tra độ hiểu trong sách. Bài 7 “sailing on boats of sticks and straw” thì lại có nhiều địa danh, nhiều núi và hồ lạ, vì thế học sinh khó tưởng tượng ra hành trình của chuyến đi. Khi dạy những bài này giáo viên cần hỗ trợ cho các em kiến thức nền (xem phần phụ lục)
Với bài 4 “Travel and Holiday” các được luận thảo luận về những ngày nghỉ của nước ta và nước Anh. Giáo viên nên giúp các em hiểu thêm về những phong tục tổ chức kỷ niệm những ngày lễ này, so sánh với những ngày lễ của ta xem có gì khác và giống. Bài có đưa ra từ “August Bank Holiday”, giáo viên cũng nên giảng cho sinh viên đó là ngày nghỉ thế nào vì thực tế trong giảng dạy tôi thấy nhiều sinh viên không hề biết những ngày nghỉ này.
Trong những bài đọc, nếu có những từ vựng mang tính văn hoá (culturally-loaded terms) hay những từ qui chiếu mang tính văn hoá (culture-bound references) thì giáo viên cũng cần giải thích thêm hay cho những tranh minh hoạ để cung cấp thông tin hỗ trợ cho bài đọc (Theo Rivers and Temperly, 1978).
Ví dụ : những từ như pick-up trucks, campers (Unit 2 : Gypsies and other Nomads), trailer parks (Unit 5 : will success spoil rural America ? )... Những từ này không có tương đương cố định ở tiếng Việt mà giáo viên phải mô tả, giải thích hoặc cho xem tranh. Những từ như IBM (Unit 5), NCAA, Super Bow (Unit 16-Writing I ), SS Great Britain, Falstaff (Unit 17), Semitism, the City of London, West End / East End (Unit 18) Là những từ mà các tác giả mặc định là người đọc biết và hiểu . Thế nhưng trong thực tế rất nhiều sinh viên khi được hỏi đến đều không biết hoặc hiểu rất mơ hồ (Ví dụ : the City of London : là thành phố lao động; West End : vùng phía Tây! ) . Một số từ mà ngay cả một số giáo viên cũng không biết . Vì vậy khi cho các em đọc mà gặp những từ, ngữ như thế , giáo viên cần phải giải thích thêm.
Việc sử dụng thông tin phụ kiểu này là tuỳ mỗi giáo viên sao cho hiệu quả. Có thể lồng vào bài dạy hay cung cấp dưới dạng bài tập pre-reading. Có thể cung cấp những thông tin này trước mỗi giờ đọc cho các em thông qua hình thức hỏi đáp hoặc Quiz Game, có khi là để các em phô tô đọc trước ở nhà để có thêm kiến thức về vấn đề mình sẽ đọc. Có thể để học sinh đọc thêm để hiểu sâu hơn vấn đề mình đã đọc (sau khi hoàn thành bài khóa trong sách). Với một số bài đọc ngắn với dung lượng bài tập ít như Unit four(Notting Hill Carnival), Unit thirteen(Education at home) có thể biến các tài liệu phụ này thành các dạng bài tập đọc để các em vừa rèn kỹ năng đọc, vừa hiểu thêm vấn đề... Tất nhiên là trong mọi trường hợp thông tin bên ngoài này không được trùng với thông tin đã đưa trong bài đọc. Thêm một điều kiện nữa là học sinh không được đọc và làm bài khoá trước ở nhà. Điều này cần có sự giải thích rõ ràng của giáo viên cũng như sự cam kết chặt chẽ của các em học sinh.
Sau đây chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến thức văn hoá và kiến thức nền do chúng tôi thu thập và đã thử nghiệm ở một vài lớp. Các giáo viên có thể lựa chọn một vài thông tin cần thiết cho bài dạy của mình. Rất mong sự đóng góp ý kiến và bổ xung cho phần tư liệu để chúng tôi hoàn chỉnh bài viết này. Xin cảm ơn.
C. Các thông tin phụ trợ:
Dưới đây là những thông tin và những tài liệu phụ trợ cần thiết cho một số bài trong giáo trình đọc “Reading I” cho sinh viên năm thứ nhất mà chúng tôi đã tìm tòi trong quá trình dạy. Chúng tôi rất hy vọng nó sẽ góp phần nho nhỏ vào việc dạy môn đọc.Chúng tôi trình bày những thông tin này theo thứ tự bài đọc và bằng tiếng Anh. Thật ra đây chỉ là việc sao chép lại thông tin từ nhiều nguồn tài liệu.Chúng tôi xin lưu ý lại là ngoài mục đích mở rộng kiến thức cho các em, những tài liệu phụ như thế này cùng với cách tiếp cận hiệu quả, sáng tạo còn có một tác dụng to lớn là khuyến khích các em đào sâu, tìm tòi. Tạo cho các em thói quen luôn luôn đặt câu hỏi cho những vấn đề mình chưa biết và tìm cách có được câu trả lời (questioning-attitute) là tạo cho các em niềm say mê đọc.
-UNIT TWO( Gypsies and other nomads)
Gypsies
In continental Europe the Gypsies are called tziganes (the spelling varies from country to country). The word gypsy is a corruption of "Egyptian," and Gypsies like to think that their ancestral home is Egypt. Actually they originated in northwest India. They had been one of the nomadic tribes of that region, and for centuries they never went beyond the borders. Then about AD 1000 they ventured westward. They moved across Persia (Iran) and Armenia and into the Byzantine Empire. By the 1300s they were established in the Balkans and Hungary. By about 1500, Gypsy bands reached the British Isles.
...In the United States and Canada they travel by automobile and sleep in tents or trailers at night. In Europe many of them travel and live in a horsedrawn caravan, a kind of house on wagon wheels. During the winter Gypsies live in houses, apartments, and even empty stores, but in the spring they resume their travels. In recent times, some Gypsies have settled permanently, but they often live apart from their non-Gypsy neighbors.
The Gypsies are usually short, slim, and swarthy. The women dress gaily with red and green scarves and sashes and heavy, glittering jewelry. The men also like bright colors and jewelry. Children dress largely in rags and cast-off clothing and run barefoot throughout the summer. Gypsy standards of hygiene and diet are primitive, but the people stay healthy as long as they remain outdoors.
Each band has its own chief; a so-called "king" is merely the head of a large band. The chief acts as head of a tribunal that punishes offenses against Gypsy law, and he deals with outsiders who have business with his band.
There are Moslem, Roman Catholic, Orthodox, and Protestant Gypsies. Their choice of religion has largely followed the prevailing faiths of the countries in which they lived. However, they have their own baptism, marriage, and burial ceremonies.
Nomad
The word nomad comes from the Greek nomados, which means "wandering around in search of pasture." The word nomad comes from the Greek nomados, which means "wandering around in search of pasture." These nomads do not wander aimlessly, however. They must know the territory in which they range: the location of water supply, types of plants, and the kinds and habits of game animals. After a period of time the tribe establishes rights over a territory.
There have traditionally been three types: hunters and gatherers; pastoral, or herders of animals; and craftsmen-handymen-traders.. Hunters and gatherers. A tribe or group of tribes who do not produce food must survive on what nature provides in the way of plants and animals way of plants and animals. Pastoral nomads are producers of food, and the size of their tribal or ethnic units increases accordingly.When the food supply is exhausted, they move on to another source. Although nomadism of all kinds is in decline, the pastoral type persists in several parts of the world. Craftsmen-handymen-traders. In Arabia, Asia, and other places, some nomadic peoples were eventually surrounded by civilization--permanently settled agricultural societies and cities. These nomads persisted in their way of life, but they became dependent in great part on the settled societies with which they were in contact.
Places: Middle East: Located at the junction of three continents--Europe, Asia, and Africa. The Middle East is generally understood to encompass the northern tier countries (Turkey, Iran, and Afghanistan), the Fertile Crescent (Lebanon, Syria, Iraq, Israel, and Jordan), the Arabian peninsula (Saudi Arabia, Yemen, Oman, the United Arab Emirates,Qatar, Bahrain, and Kuwait), and portions or all of NorthAfrica(Egypt and, by some definitions, Sudan, Libya, Tunisia, Algeria, and Morocco).
Unit four(Notting Hill carnival)
Bank holiday Britain is a country governed by routine. It has fewer public holidays than any other country in Europe and fewer than North America. Even New Year Day was not an official public holiday until quite recently.In Great Britain public holidays established by act of Parliament are called bank holidays. They are days on which banks close and business is suspended. Bank holidays in England are New Year's Day, Good Friday, Easter Monday, May Day (first Monday in May), Spring Holiday (last Monday in May), Summer Holiday (fourth Monday in August), Christmas Day, and Boxing Day (December 26)
Carnival:The name "carnival" originally was given to the season of merrymaking held on the three days before Lent in Roman Catholic citiesThe modern carnival follows centuries of development. Strolling players entertained street crowds in ancient Egypt, Greece, and Rome. When the religious festivals of the Middle Ages brought throngs to European city squares and plazas, shows came too. Street vendors and sweetmeat sellers mingled with the people, while jugglers, clowns, acrobats, singers, and dancers amused them.
Places:
West Indies, archipelago in the northern part of the western hemisphere, separating the Caribbean Sea from the Atlantic Ocean. The West Indies comprises three main island chains that extend in a roughly crescent shape from the eastern tip of the Yucatan Peninsula in Mexico and southeastern Florida in the United States to the Venezuelan coast of South America.
Caribbean Sea, arm of the Atlantic Ocean, partially enclosed on the north and east by the islands of the West Indies, and bounded on the south by South America and Panama, and on the west by Central America.
Unit five ( Will success spoil rural America)
Missouri: state in the central United States. The name of the state is taken from the Missouri River. Missouri ranks 21st in size among the 50 states. Located in the geographic heart of the nation, Missouri is one of the foremost agricultural states in the country and is one of the most important manufacturing states in the Midwest manufacturing states in the Midwest. Missouri is today more than ever the Center State, as it is sometimes known, and a major transportation crossroads.
Florida: state in the southeastern United States, bordering the Atlantic Ocean and the Gulf of Mexico, which is an arm of the ocean. Florida ranks 23rd among the states in size.
New Hampshire: one of the smaller states of the United States. New Hampshire is the seventh smallest state in the nation. The state was named by Captain John Mason, who in the early 17th century received one of the first land grants in what was to become New Hampshire.
Vermont: one of the six New England states and one of the smaller states of the United States. Vermont ranks 43rd in size among the states. Its economy is based on industry.
County:In the U.S. it is the largest organized unit in all states, where the major division is the town.
Unit six (Adventure)
History:1783 marked the first balloon ascent by humans, when two French brothers, Jacques ẫtienne and Joseph Michel Montgolfier, wealthy papermakers of Annonay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAOCAO1.doc