Báo cáo môn Môi trường đất đại cương - Xói mòn đất

Đất được coi là một hệ sinh thái mặc dù nhỏ hơn các hệ sinh thái khác tồn tại trên Trái đất với tác nhân sản xuất (những thực vật bậc thấp và vi sinh vật tự dưỡng) và tác nhân tiêu thụ, phân hủy(các hệ động vật đất, nấm và vi sinh vật). Đất có 3 thành phần cơ bản: không khí, nước và chất rắn . Trong đó chất rắn chiếm gần 100% khối lượng đất và gồm 2 loại: chất vô cơ và hữu cơ.

Xói mòn đất đang trở thành một vấn đề bức xúc của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng , nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như nền kinh tế của mỗi nước.

Theo tính toán của các trạm thủy văn, ở Việt Nam, hằng năm đất bị xói mòn và sau đó bị cuốn trôi ra biển tương đương khoảng 100.000 tấn đạm, 60.000tấn lân, 200.000 tấn kali và 1 triệu tấn mùn. Lượng dinh dưỡng đó tính ra tiền để mua phân bón tương đương thì hàng năm do xói mòn thì ta đã mất đi trên 500 tỷ đồng. Trong thực tế, giá trị mất đi cón lớn hơn nhiều, vì lượng đát và dinh dưỡng mất đi đó chẳng thể nào và chẳng bao giờ bù lại được. Trên 7,7 triệu ha đất trống, đồi núi trọc trong toàn quốc là hậu quả nặng nề của quá trình phá rừng, tùy tiện trong sử dụng đất.

Bởi vậy chúng ta cần phải tìm ra những nguyên nhân gây xói mòn và những phương pháp khắc phục, phòng tránh hữu hiệu.

 

doc43 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 4605 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo môn Môi trường đất đại cương - Xói mòn đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM TRẦN THỊ MAI CHI 0617007 VÕ ĐOÀN TRÚC DÂN 0617014 TRƯƠNG KIM HÀ 0617022 NGUYỄN LÊ NHẬT KHOA 0617030 NGÔ VĂN LONG 0617036 TRIỆU THANH LƯƠNG 0617038 NGUYỄN NGỌC PHONG 0617053 TRẦN NGUYỄN DIỄM PHƯƠNG 0617057 NGUYỄN THI THANH 0617067 HUỲNH TẤN THÀNH 0617072 TRẦN QUAN THÁI 0617077 BÙI THÙY TRANG 0617081 NGUYỄN NHẬT TRƯỜNG 0617087 TRIỆU NHÃ TRÚC 0617088 NGUYỄN THỊ THÙY DUNG 0617099 MỤC LỤC Mở đầu 4 Nội dung chính 4 2.1 Khái niệm xói mòn đất 4 2.1.1. Các yêu tố ảnh huởng tới luợng đất bị xói mòn 6 2.1.2. Phân loại xói mòn 11 2.2. Tổng quan về nghiên cứu xói mòn 16 2.3. Mức độ nghiên cứu xói mòn trên vùng đồi núi Việt Nam 18 2.3.1. Xói mòn đất trên một số hệ canh tác nông nghiệp điển hình 19 2.3.2. Xói mòn trên đất canh tác nương rẫy 20 2.3.3. Xói mòn trên đất lâm nghiệp 21 2.4. Các phương pháp nghiên cứu xói mòn 23 2.4.1. Phương pháp xây dựng mô hình 23 2.4.2. Phương pháp đồng vị trong nghiên cứu xói mòn 23 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu xói mòn theo modul dòng bùn cát 25 2.4.4. Mô hình thực nghiệm mất đất phổ dụng 27 2.4.5. Cầu xói mòn 29 2.5. Những hậu quả 30 2.6. Đề xuất giải pháp 33 Làm ruộng bậc thang 34 2.6.2. Tạo băng xanh theo đường đồng mức 35 2.6.2.1. Đối tượng áp dụng 36 2.6.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn các cây để trồng trong các băng xanh 36 2.6.2.3. Một số loài cây có khả năng tốt ở Việt Nam 37 2.6.3.Tạo ra độ che phủ mặt đất nhằm cải tạo kết cấu của đất, tăng độ phì và khả năng giữ ẩm 37 2.6.3.1.Dùng tàn dư thực vật che phủ bề mặt 37 2.6.3.2.Tạo lớp che phủ đất bằng lớp thực vật sống 38 2.6.4. Trồng xen và luân canh 38 2.6.5. Mô hình nông-lâm kết hợp 39 2.6.5.1. Hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống 40 2.6.5.2. Hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến 40 2.6.6. Đối với các loại đất đã bị thoái hoá 40 Kết luận 41 Tài liệu tham khảo 42 Mở đầu Đất được coi là một hệ sinh thái mặc dù nhỏ hơn các hệ sinh thái khác tồn tại trên Trái đất với tác nhân sản xuất (những thực vật bậc thấp và vi sinh vật tự dưỡng) và tác nhân tiêu thụ, phân hủy(các hệ động vật đất, nấm và vi sinh vật). Đất có 3 thành phần cơ bản: không khí, nước và chất rắn . Trong đó chất rắn chiếm gần 100% khối lượng đất và gồm 2 loại: chất vô cơ và hữu cơ. Xói mòn đất đang trở thành một vấn đề bức xúc của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng , nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như nền kinh tế của mỗi nước. Theo tính toán của các trạm thủy văn, ở Việt Nam, hằng năm đất bị xói mòn và sau đó bị cuốn trôi ra biển tương đương khoảng 100.000 tấn đạm, 60.000tấn lân, 200.000 tấn kali và 1 triệu tấn mùn. Lượng dinh dưỡng đó tính ra tiền để mua phân bón tương đương thì hàng năm do xói mòn thì ta đã mất đi trên 500 tỷ đồng. Trong thực tế, giá trị mất đi cón lớn hơn nhiều, vì lượng đát và dinh dưỡng mất đi đó chẳng thể nào và chẳng bao giờ bù lại được. Trên 7,7 triệu ha đất trống, đồi núi trọc trong toàn quốc là hậu quả nặng nề của quá trình phá rừng, tùy tiện trong sử dụng đất. Bởi vậy chúng ta cần phải tìm ra những nguyên nhân gây xói mòn và những phương pháp khắc phục, phòng tránh hữu hiệu. Nội dung chính 2.1 Khái niệm xói mòn đất Xói mòn là sự rữa trôi đất, là một quá trình địa chất ngoại sinh phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đá gốc, địa hình, lượng mưa, lớp phủ thực vật và các hình thức khai thác lãnh thổ. Trong vùng nhiệt đới ẩm, do lượng mưa nhiều dòng chảy trên mặt lớn thướng từ 6-10.103m3 nước trên 1 ha. Chính lượng nước khổng lồ này đã tạo ra quá trình xói mòn mãnh liệt. Nếu có lớp phủ thực vật thì quá trình xói món bị hạn chế hơn và chỉ thể hiện dưới dạng chọn lọc, tức là chỉ mang đi khỏi tầng đất trên cùng những hạt sét mịn. Trên bề mặt trái đất, hoạt động của nước và gió gây ra sự xói mòn. Xói mòn do nước mưa là dạng xói mòn phổ biến nhất. Ở Việt Nam, hàng năm lượng đất xói mòn do mưa trên một hecta đất vùng núi và trung du có tới vài trăm tấn. Xói mòn do gió thường gặp ở những nơi gió có tốc độ thường xuyên lớn, trong các vùng lớp phủ thực vật kém phát triển. Sự xói mòn đất còn do một nguyên nhân khác là con người. Chúng ta đều biết rằng tàng lá và rể cây có vai trò bảo vệ đất chống lại sự xói mòn, trong sản xuất nông nghiệp thì con người tiến hành khai phá rừng để lấy gỗ và lấy đất canh tác hoặc sử dụng vào các mục đích khác, đã phá hủy tầng cây bao phủ mặt đất, tạo điều kiện làm tăng sự xói mòn đất.  Sự xói mòn đất quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến sự làm giảm độ phì nhiêu của đất mà còn ảnh hưởng đến sự tưới tiêu, sự lưu thông đường thủy, các hồ chứa nước để làm thủy điện, cung cấp nước uống cho vùng đô thị ... Nếu tỉ lệ trung bình của sự xói mòn tầng đất mặt vượt quá tỉ lệ thành lập tầng đất mặt, như vậy tầng mặt của đất không được làm mới thì đất càng ngày càng nghèo chất dinh dưỡng. 2.1.1. Các yêu tố ảnh huởng tới luợng đất bị xói mòn Các yếu tố xói mòn là các chỉ số sinh thái có ảnh hưởng đến các tác động của các tác nhân xói mòn. Những yếu tố quan trọng nhất gây ảnh hưởng đến xói` mòn đất là: khí hậu, đất, thuỷ văn, địa hình và tác động của con người.  Các yếu tố xói mòn đất Con người là chủ thể tích cực quan trọng nhất thông qua các hoạt động sản xuất, con người có thể xúc tiến quá trình xói mòn và ngược lại, có thể hạn chế và ngăn chặn xói mòn thông qua các biện pháp sử dụng, quản lý đất đai hợp lý và khôn khéo. bởi vì các tác động về khí hậu, thuỷ văn, địa hìnhvà tính chấtđất, con ngưòi có thể ở mức độ nhất định kiểm soát và điều chỉnh nhờ các biện pháp quản lý. Yếu tố khí hậu: Hai yếu tố khí hậu quan trọng nhất có tác động trực tiếp đến xói mòn là luợng giáng thuỷvà tốc độ gió. Những yếu tố khí hậu có tác động gián tiếp là: cân bằng nước , bay hơi, nhiệt độ và độ ẩm tuơng đối.Các yếu tố này ảnh hưởng đến luợng mưa bằng việc thay đổi chế độ nước trong đất và tỉ lệ lượng mưa-tác nhân gây dòng chảy bề mặt. Lượng giáng thuỷ là khái niệm tổng hợp, nó hàm chứa: sưong mù, tuyết rưa, mưa đá và mưa. Trong số này thì mưa và tuyết đóng vai trò quan trọng nhất đối với xói mòn đất. Ở những vùng ôn đới, khi tuyết tan vào mùa xuân đã gây xói mòn và rửa trôi đất rất mạnh, còn ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trái lại mưa và gió xảy ra kèm theo lại là những yếu tố gây xói mòn mạnh mẽ. Ảnh hưởng của lượng mưa: mưa có ảnh hưởng lớn nhất đến xói mòn đất. Quá trình xói mòn bị chi phối bởi các đặc trưng mưa: phân bố mưa, lượng mưa, cuờng độ mưa loại mưa và chế độ mưa. Địa điểm  Lượng mưa  Lượng đất xói mòn   Phú Hộ Khải Xuân (Phú Thọ) Di Linh Plâyku  1500mm 1769mm 2041mm 2447mm  52 tấn/ha/năm 58 tấn/ha/năm 150 tấn/ha/năm 189 tấn/ha/năm   Ả nh hưởng của lượng mưa đến xói mòn trên đất trồng chè, độ dốc 80 Yếu tố độ dốc: Độ dốc có tác động đến mọi kiểu xói mòn đất. Sự phân chia và cường độ của dòng nước chảy đều bị chi phối bởi độ dốc. Những đặc trưng dốc có liên quan đến xói mòn là độ sâu của dốc, chiều dài dốc và hình dạng dốc. Xói mòn có thể xảy ra ở 30 và nếu độ dốc tăng lên 2 lần thì cường độ xói mòn sẽ tăng lên 4 hoặc nhiều lần. Loại đất  Cây trồng  Độ dốc  Đất bị mất (tấn/ha/năm)  Địa điểm và năm nghiên cứu  Tác giả   Bazan  Chè 1 tuổi  3  96  Tây Nguyên (1978-1982)  Nguyễn Quang Mỹ     6  211       15  305     Đất Feralite vàng đỏ  Rừng thưa  10  37  Sông Cầu (1966-1968)  Bùi Ngạnh     15  85       25  146       12  37  Hữu Lũng (1975-1980)      22  158       31  184       41  229     Ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn đất Chiều dài sườn dốc: Chiều dài sườn dốc cũng ảnh hưởng lơn đến lượng đất bị xói mòn. Nếu độ dài sườn dốc tang lên 2 lần thì lượng đất bị mất sẽ tăng lên 7-8 lần. Tác giả, Năm, địa điểm nghiên cứu  Đất  Cây trồng  Độ dốc (0)  Chiều dài sườn (m)  Tổn thất (tấn/ha)   Nguyễn Quang Mỹ, Pleiku(1978-1982)  Bazan  Cà phê 1 năm  8  3  6       20  27       40  204       60  260       100  283   Bùi Ngạnh, Nguyễn Danh Mô, Sông Cầu (1966-1968)  Đất Feralite đỏ vàng  Rừng  22  10  66       30  78       50  95   Ảnh hưởng của chiều dài sườn dốc đến lượng đất bị xói mòn Hình dạng dốc: Tác động của độ nghiêng dốc và chiều dài dốc thuờng thay đổi lớn do các cấu tử địa hình lồi lõm, và do đó ảnh hưởng tới hình dạng dốc tác động tới xoó mòn đất do bị ảnh hưởng của số lượng và tốc độ dòng chảy bề mặt. Hình dạng dốc có thể lồi, dạng lõm, đồng nhất và lồi lõm phức tạp. Mức độ che phủ của cây:  Tác dụng của thảm thực vật chống xói mòn Ở Việt Nam, lượng đất bị xói mòn hàng năm vào khoảng 1- 1.5 tấn/ha ở đất có rừng và 100 -150 tấn/ha ở đất không còn rừng. Dựa vào lượng đất mất hàng năm trên 1 ha. Người ta đánh giá mức độ xói mòn theo các cấp và quy mô như sau: Cấp xói mòn  Mức độ xói mòn  Lượng đất mất (tấn/ha/năm)   1  Yếu  0-20   2  Trung bình yếu  20-50   3  Trung bình khá  50-100   4  Mạnh  100-150   5  Rất mạnh  150-200   6  Nguy hiểm  >200   Phân loại mức độ xói mòn đất (nguồn: Hội Khoa học Đất Việt Nam,2000) Tính chất đất: Tính chất đất đặc trưng cho tính chất ứng chịu xói mòn của đất. Xói mòn đất là biểu hiện của 2 lực đối lập. Lực di chuyển của tác nhân xói mòn và lực chống dỡ của đất. Tính ứng chịu của đất lại phụ thuộc nhiều vào các tính chất của chính nó, đặc biệt là những tính chất vật lý. Nếu đất tơi, xốp, có kết cấu thì nước mưa sẽ thấm vào rất nhiều, lương dòng chảy bề mặt ít, và đất bị xói mòn ít. 2.1.2. Phân loại xói mòn: Ở các nước, người ta sử dụng thuật ngữ xâm thực, xói mòn đồng nghĩa với bào mòn, bóc mòn nói chung (như xâm thực tuyết, xâm thực gió xâm thực biển…). Theo quan điểm chung thì xói mòn đồng nghĩa với thoái hóa đất, giảm sản lượng cây trồng nên ngườii ta phân làm 2 dạng: Xói mòn vật lí: bao gầm sự tách rời và di chuyểnnhững cấu tử đất không tan như cát sét bùn và chát hữu cơ. Sự di chuyển có thể xảy ra theo phương năm ngang tren bề mặt đất và cũng có thể theo phươngthẳng đứng dọc theo bề dày của phẫu diện đất qua các khe nứt, khe hở, lỗ thông vốn có sẵn trong đất Xói mòn hóa học: là sự dịch chuyển các vật liệu hòa tan. Xói mòn hóa hoc có thể xảy ra do tác động của dòng chảy bề mặt hoặc dòng cjhảy ngầm từ tầng đất này đến tầng đất khác. Kiểu xói mòn này bao gồm giảm độ phì, làm mất chất dinh dưỡng trong đất: photphat, nito, nitrit, nitrat… Căn cứ vào tác nhân gây xói mòn người ta phân xói mòn thành 5 dạng: Xói mòn do nước: Xói mòn do nước được người ta chia ra 3 loại: Xói mòn bề mặt (sheet erosion): được gây ra bởi dòng nước mưa và nước băng tuyết tan. Những dòng chảy phân tầng theo bề mặt của kiểu dòng chảy tràn này vẫn có khuynh hướng tập trung trong những dạng trũng sơ khai, goi là những mảng trũng nông. Kiểu xói mòn này cùng với kiểu vận chuyển dưới tác dụng của trong lực thườn găp trên sườn và phần đỉnh phân thủy bằng phẳng cũng như ở phần trên của các bồn thu nước. Xói mòn theo tuyến (theo dòng) là kiểu xâm thực, xói mòn tập trung trong các dải trũng, như các mảng trũng sâu, khe rảnh xói mòn và các thung lũng song suối. Xâm thực theo dòngchia làm 2 loại: Xâm thực sâu là loại xâm thực giật lùi từ hạ lưu vể phía nguồn để cuối cùng tạo ra các trắc diện dọc cân bằng. Xâm thực ngang hay còn gọi là xâm thực bờ gây tác dụng phá bờ để mở rộng đáy dòng chảy bằng cách uốn khúc. Ngoài ra còn phân biệt xâm thực trưc tiếp và xâm thực gián tiếp. Xói mòn khe rãnh (rill erosion)là xói mòn thường xảy ra ở các khe rãnh nhỏ chỉ sâu và rộng vài mm. Xói mòn suối sẽ chuyển sang xói mòn theo dòng nếu chúng không bị hủy khi làm đất. Xói mòn do gió:  Hình: xói mòn do gió Xói mòn do gió bao gồm các quá trình xói mòn do sức gió thổi bang bụi cát di chuyển đến nơi khác (cát bay, cát nhảy, cát trôi). Trong trường hợp này, hoạt động địa mạo của gió bao gồm các tác dụng: phá hủy, vận chuyển và tích tụ. Xói mòn do trọng lực: Xói mòn trọng lực do hoạt động tổng hợp giữa trọng lực, đất đá trên sườn dốcvà dòng chảy tạm thời tại các địa phương có điều kiện thích hợp.  Cần phân biệt xói mòn đất và một số khái niệm khác như trượt lở và xói lở. . Trượt lở đất Trượt lở là sự dịch chuyển trên bề mặt hay gần bề mặt của 1 khối đất đá theo chiều trọng lực (từ cao xuống thấp), ở các quy mô khác nhau: quy mô nhỏ khối trượt lở có thể chỉ vài m3 quy mô lớn khối trượt đến vài nghìn m3 đất đá. Khi khối trượt chuyển dịch , tổn thất sẽ xảy ra trên khối trượt và cả ở nơi dồn tụ vật liệu trượt. Đặc điểm vật liệu khối trượt, trạng thái vật liệu khối trượt và đặc điểm mặt trượt là các yếu tố quyết định sự dịch chuyển khối. Phân loại trượt lở: gồm có 4 loại Trượt (slide) Bò/trườn (creep) Chảy (flow) Lở, rơi, đổ sụp (throw, fall) Nguyên nhân gây trượt Tăng độ dốc của sườn. Suy giảm độ bền của đất đá. Phát triển hiện tượng từ biến trong khối nền. Cơ chế trượt lở: trượt lở là phương thức điều chỉnh sự cân bằng của tự nhiên khi thế cân bằng- ổn định ban đầu bị phá vỡ. Về nguyên tắc trượt lở sẽ kết thúc khi khối nền đạt được trạng thái cân bằng mới.Cơ chế trượt được quy định bằng động lực trượt, cấu trúc khối trượt, trạng thái và tính chất của khối nền. Cơ chế phát triển một khối trượt là cơ sở để tổ chức giám sát sự dịch chuyển và xác định các biện pháp xử lý giảm thiểu tai biến trượt. Xói lở Xói lở là hiện tượng và quá trình xảy ra ở chân sườn và mái dốc. Chẳng hạn, bờ sông, bờ biển, bờ hồ chứa nước, dẫn đến sự sụp đổ chúng. Xói lở là quá trình hoạt động tự nhiên của một con sông. ở vùng hạ lưu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, hệ thống sông ngòi miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, vì dòng sông mang nhiều bùn cát lại chảy trên một nền bồi tích rất dễ xói bồi nên quá trình xói lở diễn ra liên tục theo thời gian và không gian. Xói lở không chỉ diễn ra vào mùa lũ mà còn vào mùa kiệt. Phạm vi xói lở nằm trong khu vực giữa 2 tuyến đê gồm bãi sông và lòng sông. Hoạt động xói lở: khi tích nước và khi vận hành hồ chứa, hoạt động dòng chảy b5 biến động mạnh để tạo lập sự cân bằng mới. Kết quả các vùng sạt lở được hình thành ở quanh hồ và sau chân đập, đặc biệt là trong những năm vận hành đầu tiên. Các vùng bị xói lở mạnh là các khu vực có cấu tạo bằng vật liệu đá gắn kết yếu, kế đến là vùng sườn dốc có thế nằm của đất đá không thuận lợi.Các vùng thềm sông ít bị xói lở hơn. 2.2. Tổng quan về nghiên cứu xói mòn Lịch sử nghiên cứu đất đai ở Việt Nam đã bắt đầu từ hàng trăm năm nay, còn công tác nghiên cứu phát sinh phát triển của quá trình xói mòn đất và bảo vệ đất đai khỏi xói mòn diễn ra trong 4-5 thập kỉ gần đây. Ở miền núi, cách đây hàng nghìn năm đã xuất hiện xói mòn, người Việt cổ đã có các biện pháp chống xói mòn hiệu quả là xây dựng hệ thống ruộng bậc thang trên đất dốc. Tuy vậy, trước năm 1954 công tác nghiên cứu xói mòn ở nước ta hầu như chưa có công trình nào đề cập đến nhiều và sâu sắc. Quá trình nghiên cứu xói mòn ở Việt Nam có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (trước năm 1954) Trong thời gian Việt Nam bị thực dân Pháp thống trị, hầu như không có công trình nào nghiên cứu về xói mòn đất. Tuy nhiên, vẫn có hàng loạt các công trình chống xói mòn được xây dựng từ thực tế sản xuất và kinh nghiệm của người nông dân. Minh chứng thấy rõ nhất là hệ thống ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam của đồng bào người Mông, Dao… Các công trình này nhằm ngăn, cắt giảm cường độ xói mòn để sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2 (từ 1954 đến 1975) Giai đoạn này thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Trong thời gian này, nhà nước đã đặt ra nhiệm vụ cải tạo, sử dụng đất hợp lí và toàn dân làm thủy lợi. Hội nghị tháng 2-1963 của bộ Chính trị, ban chấp hành Đảng Lao động Việt Nam đã nêu rõ nhiệm vụ tiếp tục phát triển nông nghiệp ở miền núi, cho đây là nhiệm vụ cơ bản để phát triển nông nghiệp, cần chú ý bảo vệ và phát triển đất dốc. Chú ý khai thác đất dốc phải bảo vệ rừng, bảo vệ đất khỏi xói mòn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, hết sức cấp bách và phức tạp. Trong thông báo của bộ chính trị cũng như trong thư gửi đại hội hợp tác xã nông nghiệp các vùng trung du và miền núi của bác Hồ đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác chống xói đất. Nghiên cứu xói mòn đất và sử dụng các biện pháp chống xói mòn ở Việt Nam có thể nói mới bắt đầu từ thập kỉ 60 của thế kỉ XX. Vấn đề sử dụng đất hợp lí và có hiệu quả được nhiều người chú ý, nhất là ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trường Sơn…Cán bộ kỹ thuật nông trường nông trang đã đề ra một loạt các biện pháp bảo vệ đất khỏi xói mòn. Kết quả nghiên cứu đã được công bố, một số bài báo cáo công trình đáng quan tâm là công trình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình (1962), Nguyễn Quý Khải (1962) và Cao Văn Bích (1962). Năm 1969,nghiên cứu xói mòn theo khu vực đã được tiến hành, các nhà nông học đã công bố một số bài báo nghiên cứu xói mòn ở Tây Bắc, đáng chú ý là các tác giả Tôn Gia Huyên, Chu Đình Hoàng, Nguyễn Quý Khải…Tuy vậy đó chỉ mới là một ố công trình mang tính định tính, mô tả chủ yếu. Sau 20 năm (1962-1982) nhiều nhà nông học, đứng đầu là giáo sư Tôn Gia Huyên đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn xói mòn và chống xói mòn do nước trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm Tây Bắc Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều công trình đặc biệt đáng chú ý của các tác giả: Tạ Quang Bửu (1964, 1965), Trần Ích Châm,…Ngoài ra còn có các tạp chí khoa học địa phương của tỉnh Sơn La, Nghệ An, Lào Cai, Thái Nguyên cũng đăng tải nhiều bài về xói mòn đất và các biện pháp chống xói mòn trên quê hương mình, góp thêm những kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu đấy ý nghĩa này. Ngoài ra còn có các sách chuyên khảo được viết và dịch ra tiếng Việt góp phần không nhỏ cho công tác nghiên cứu xói mòn ở Việt Nam lúc bấy giờ, chẳng hạn cuốn “bảo vệ đất khỏi xói mòn ở trung du và miền núi” Xobolep (1962) hay công trình nghiên cứu của Lâm Công Dinh (1963)…Số lượng công trình nhiều, đã giải quyết được hàng loạt các vấn đề nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam. Tuy vậy tính định lượng chưa cao. Giai đoạn 3 Đất nước hoàn toàn giải phóng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực nghiên cứu xói mòn đất để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Năm 1976 và 1981, trường đại học Tộng hợp Hà Nội nay là trường đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã xây dựng trạm nghiên cứu xói mòn đất ở Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai (1976-1981) và trạm nghiên cứu xói mòn đất ở trung du (1981-1987) tại Phú Thọ. Ngoài ra còn có các trạm nghiên cứu khác tại Thai Nguyên, Hữu Lùng, Buôn Mê Thuột của các cơ quan khác góp phần thu thập số liệu thực tế đã mở đầu thời kì nghiên cứu xói mòn đất định lượng. Các công trình nghiên cứu tổng hợp Tây Nguyên I, Tây Nguyên II và các chương trình nghiên cứu Tây Bắc…đã coi trọng công tác nghiên cứu xói mòn đất và đề ra các biện pháp nghiên cứu chống xói mòn thích hợp. Những người nghiên cứu những nhân tố hoạt động của xói mòn đất ở Việt Nam đã thu được nhiều kết quả quan trọng, đáng chú ý là các công trình của Lê Thạc Cán, Nguyễn Quang Mỹ, Hoàng Xuân Cơ…Công trình nghiên cứu có giá trị của giáo sư Phan Liêu (1978-1984); các công trình đi sâu vào công tác chống xói mòn đất phải kể tới công trình của Lê Kha (1970), Nguyễn Ban Đạt (1977)…Bước đầu nghiên cứu các mô hình toán trong nghiên cứu xói mòn có các công trình nghiên cứu chu Đức, Mai Đình Yên… Đặc biệt trong những năm sau đó còn có các công trình về phân vùng xói mòn đất của Nguyễn Quang Mỹ (1980), Vi Văn Vị (1984), Đỗ Hưng Thành (1982, 1983). Trong thời gian này, cuốn sách “bảo vệ đất khỏi xói mòn” của D.Hudson (1981) đã được dịch ra tiếng Việt là tài liệu quý để nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng ảnh viễn thám và hệ thống thông tin địa lí (GIS) trong nghiên cứu xói mòn, đặc biệt là trong đo vẽ bản đồ xói mòn đất, đánh giá định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn: Phan Văn Cư (1995), Nguyễn Quang Mỹ (1996), Hà Quang Hải (1999)…Đây là một hướng đi đúng của các nhà nghiên cứu Việt Nam bởi vì phương pháp này giảm chi phí, hiệu quả và chính xác. 2.3. Mức độ nghiên cứu xói mòn trên vùng đồi núi Việt Nam Tài nguyên đất Việt Nam hạn chế về số lượng, bình quân diện tích đất chỉ đạt 0,41 ha/người, đa số diện tích lại là đất đồi núi dốc (chiếm 3/4 diện tích đất Việt Nam), trong đó đất dốc nhiều (>25o) chiếm tỷ lệ lớn. Trong tổng số 31,121 triệu ha đất (chiếm 94,6% diện tích tự nhiên) được quy hoạch sử dụng cho nông – lâm nghiệp, có tới 22,127 triệu ha (chiếm 67,3% diện tích tự nhiên) là đất đồi núi dốc. Trong đó đất có độ dốc từ 25% trở lên dành cho lâm nghiệp có diện tích 12,138 triệu ha, đất có độ dốc dưới 25% dành cho sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp chỉ có khoảng gần 10 triệu ha. Canh tác nông nghiệp ở miền núi chủ yếu là trên đất dốc với thế mạnh là các loại cây trồng cạn. Diện tích đất dốc sử dụng cho nông nghiệp hiện nay là 841,3 nghìn ha (bằng 9,5%) trong đó nương rẫy chiếm tới 380,2 nghìn ha, đất trồng cây lâu năm chỉ có 150,9 nghìn ha bằng 1,7%. Trong những năm qua vấn đề xói mòn, suy thoái đất vùng trung du miền núi do tác động của điều kiện tự nhiên và nạn phá rừng cũng như các hoạt động canh tác nông nghiệp không phù hợp trên đất dốc diễn ra với tốc độ nhanh. Theo báo cáo của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) thì nước ta có hơn 13 triệu ha đất bị suy thoái thành đất trống, đồi trọc, trong đó diện tích bị xói mòn trơ sỏi đá là 1,2 triệu ha. Diện tích này tập trung chủ yếu ở vùng núi và trung du phía bắc (5.2 triệu ha), duyên hải trung bộ (3,8 triệu ha), Tây nguyên (1,6 triệu ha). Ngoài ra, tại những diện tích không có độ che phủ thích hợp hoặc không được canh tác hợp lý, lượng đất màu mỡ trên bề mặt bị rửa trôi là 150-300 tấn/ha. Việc xói mòn đất đã kéo theo nhiều tác động tiêu cực về mặt môi trường, làm gia tăng lũ lụt và hạn hán tại nhiều vùng trên cả nước. Các kết quả nghiên cứu về xói mòn rất đa dàng vì xói mòn diễn ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lượng mưa, loại đất và trạng thái đất, địa hình và độ dốc, hình thức canh tác sử dụng đất,… Có thể tạm phân tích kết quả nghiên cứu trên thành 3 đối tượng chủ yếu: Hệ canh tác nông nghiệp trên đất dốc, thường có độ dốc thấp hoặc trung bình. Canh tác nương rẫy thường ở vùng núi, độ dốc cao hơn. Đất lâm nghiệp với các kiểu thảm thực bì khác nhau. 2.3.1. Xói mòn đất trên một số hệ canh tác nông nghiệp điển hình: Các nghiên cứu tập trung vào 2 đối tượng chủ yếu: Cây hoa màu và cây công nghiệp (chủ yếu là cà phê, chè,…). Các nghiên cứu có hệ thống trong nhiều năm và được thực hiện bởi Viện Thổ nhưỡng nông hóa theo chương trình hợp tác nghiên cứu của nhiều tổ chức Quốc tế đặc biệt IBSRAM (International Board ò Soil Research and Management: Tổ chức Quốc tế về nghiên cứu và quản lý đất), ACIAR-IBSRAM (Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Nông nghiệp Úc và IBSRAM). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Xói mòn đất luôn là một yếu tố quan trọng làm thoái hóa đất đối với cây trồng cạn trên vùng đồi núi, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Biến động về lượng nước chảy và đất trôi là khá lớn trong các điều kiện khác nhau. Số lượng trung bình của nhiều năm nghiên cứu (5-6 năm) đối với đất có thành phần cơ giới khác nhau trên độ dốc thấp (5-80) hoặc trung bình (15-170) cho thấy ở những nơi đất trống (thường có cỏ tự nhiên) hoặc cây trồng theo phương thức bình thường không áp dụng các biện pháp bảo vệ chống xói mòn lượng nước chảy trung bình năm là 2.100 – 2.300 m3/ha với biến động lớn từ 700-4000 m3 tùy lượng mưa năm, có nơi 8000 m3/ha/năm thường chiếm 46-70% lượng mưa năm, lượng đất trôi trung bình năm 7-23 tấn/ha, có nơi đạt 50-170 tấn/ha. Lượng xói mòn thấp 7 tấn/ha/năm thu được trên đất bazan nới trống, độ dốc thấp (5-80). Tuy vậy, trên lúa nương trồng dọc đường đồng mức lượng xói mòn ở đất bazan có thể đạt tới 70-170 tấn/ha/năm. Lượng dinh dưỡng mất đi do xói mòn chủ yếu là chất hữu cơ, đạm, lân, kali trong đó lượng các chất mất đilớn hơn rất nhiều so với lượng dinh dưỡng mà cây cần hấp thụ. Hàm lượng và các nguyên tố dinh dưỡng bị mất có thể xếp theo thứ tự như sau: C > N, K > Ca >Mg > P. Trong đó lượng C và đạm rửa trôi chủ yếu từ lượng hữu cơ vì tỷ lệ đạm trong hữu cơ bao giờ cũng nhỏ hơn lượng C và lượng P trong đất thường thấp. 2.3.2. Xói mòn trên đất canh tác nương rẫy: Việc nghiên cứu về xói mòn đất trên đất canh tác rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế. Mỗi năm tầng đất bị bào mòn từ 1,5-3 cm, mỗi ha có thể bị trôi mất 130-200 tấn đất Vụ  Độ dày tầng đất bị xói mòn (cm)  Lượng đất trôi (tấn/ha)   Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3  0,79 0,88 0,77  119,2 134,0 115,5   Cả 3 vụ gieo  2,44  366,7   Bảng: lượng xói mòn trên đất canh tác rẫy ở Tây Bắc Ở Đắc Lắc lúa nương trên đất đỏ bazan, trồng dọc dốc lượng đất xói mòn đạt 72,2 tấn/ha/năm, nếu trồng theo đường đồng mức và có băng xanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmoitruong dat_xoi mon dat.doc
  • docBao cao dat xoi mon.doc
  • docĐẤT CHUYÊN KHOA.doc
  • docPHẦN ĐẠI CƯƠNG.doc