Báo cáo môn Môi trường đất đại cương - Đất mặn

Đất mặn là nhóm đất chứa nhiều muối hòa tan (1% – 1.5% hoặc nhiều hơn). Những loại muối hòa tan thường gặp trong đất mặn là: NaCl, Na2SO4, CaCl2, MgCl2, NaHCO3 …v.v. Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật…), nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong quá trình phong hóa các muối này bị hòa tan, di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng, không thoát nước. Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều như Việt Nam, sự phong hóa đá xảy ra mạnh mẽ, tất cả những loại muối, kể cả muối khó tan như CaCO3, CaSO4 .v.v….cũng bị hòa tan và rửa trôi ra sông, ra biển.

doc24 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 5809 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo môn Môi trường đất đại cương - Đất mặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Bộ môn: Môi trường đất đại cương ((( ĐẤT MẶN ( Salic Fluvisols ) Nhóm thực hiện: BCL GVHD: Th.S Nguyễn Trường Ngân DANH SÁCH NHÓM 1  Trần Lê Thanh An  0717006   2  Nguyễn Hoàng Anh  0717010   3  Lê Thị Kim Diệu  0717018   4  Trần Thị Hường  0717027   5  Lã Thị Thu Hiền  0717029   6  Nguyễn Anh Khôi  0717036   7  Phạm Bảo Khanh  0717037   8  Huỳnh Trần Thiên Kim  0717043   9  Nguyễn Minh Nga  0717066   10  La Đông Nguyên  0717070   MỤC LỤC Mở đầu Giới thiệu chung Nguồn gốc hình thành 1.Nguồn gốc của các muối hòa tan 2.Sự mặn hóa đất đai Đơn vị phân bố Hình thái phẫu diện 1.Hình thái chung 2.Sa cấu đất Tính chất và các quá trình hóa học đặc thù 1.Tính chất 2.Các quá trình hóa học đặc thù trong đất a.Quá trình mặn hóa b.Phân loại quá trình mặn hóa Phương pháp xác định độ mặn và phân loại đất mặn 1.Phương pháp xác định độ mặn a.Phương pháp hóa học b.Phương pháp điện hóa 2.Phân loại đất mặn Căn cứ vào quá trình hình thành Căn cứ vào tỉ lệ muối hòa tan Hiện trạng khai thác, sử dụng Các vấn đề môi trường 1.Hạn hán, nhiễm mặn trên diện rộng 2.Hệ sinh thái rừng ngập mặn Biện pháp cải tạo và một số giải pháp khác 1.Biện pháp cải tạo a.Phương pháp cơ học b.Phương pháp hóa học c.Phương pháp sinh vật học d.Phương pháp thủy lợi 2.Một số giải pháp khác a.Trồng lúa b.Nghiên cứu cây trồng chịu mặn Đề xuất – Kiến nghị Kết luận Tài liệu tham khảo Mở đầu Việt Nam là một nước có bờ biển dài với một diện tích đồng bằng ven biển tương đối lớn. Nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh luôn là một vấn đề khó khăn đối với khu vực ven biển. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với miền Trung và Nam Trung Bộ, nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt vào mùa mưa và thiếu nước sinh hoạt, sản xuất vào mùa khô. Vì vậy, hiểu được và giải quyết được vấn đề cung cấp nước ngọt sẽ góp phần to lớn cho kinh tế khu vực ven biển nói riêng và cả nước nói chung. Một trong các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của hạn hán là tăng cường nguồn nước nhạt dưới đất, xử lý nước và đất nhiễm mặn. Với một nền kinh tế mới phát triển trong hơn nửa thập kỷ qua, thì thành tựu nghiên cứu nhiễm mặn đất và nước của ta có thể xem là còn hạn chế. Tuy vậy, vẫn có những công trình nghiên cứu về đất mặn, đề cập đến tình trạng nhiễm mặn, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Tìm hiểu về đất mặn cũng giúp ta phần nào hiểu được các vấn đề trên. GIỚI THIỆU CHUNG Đất mặn là nhóm đất chứa nhiều muối hòa tan (1% – 1.5% hoặc nhiều hơn). Những loại muối hòa tan thường gặp trong đất mặn là: NaCl, Na2SO4, CaCl2, MgCl2, NaHCO3 …v..v..Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật…) , nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong quá trình phong hóa các muối này bị hòa tan, di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng, không thoát nước. Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều như Việt Nam, sự phong hóa đá xảy ra mạnh mẽ, tất cả những loại muối, kể cả muối khó tan như CaCO3, CaSO4 .v.v….cũng bị hòa tan và rửa trôi ra sông, ra biển. Ở Việt Nam do tác động của biển, đã hình thành một loại đất rất đặc biệt. Đó là đất mặn. Nhóm đất này là “đất có vấn đề”, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển miền Bắc như: Thái Bình, Thanh Hóa và vùng ven biển miền Nam, từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, xuống Bạc Liêu, Cà Mau lên đến tỉnh Kiên Giang. Dọc ven biển các tỉnh miền Trung đất cũng bị nhiễm mặn, nhưng do địa hình dốc nên thủy triều tràn vào ít hơn so với Bắc Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra còn một số diện tích đất mặn nội địa phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận được xếp là đất mặn kiềm. Nhóm đất mặn có diện tích khoảng 1 triệu ha. II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH Đất mặn được hình thành ở gần các cửa sông nơi có địa hình thấp chủ yếu < 1m (nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển), trên nền mẫu chất kết hợp của phù sa sông và phù sa biển, phù sa biển trầm tích ở bên dưới còn phù sa sông phủ lên trên. Phù sa biển thường thô, còn phù sa sông mịn, chủ yếu là sét. Các hạt phù sa dạng huyền phù do được vận chuyển ra cửa sông sau đó gặp điều kiện hóa lý thay đổi của môi trường biển sẽ lắng đọng lại thành một lớp bùn, có khi dày tới vài mét. Đất mặn là nhóm đất phù sa ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn biển theo thủy triều tràn vào hoặc gián tiếp do nước mạch mặn từ biển ngấm vào. Ở Việt Nam đất mặn phát sinh là do : - Do ngập nước mặn ven biển . - Do ảnh hưởng của các mạch nước mặn ngấm lên mặt đất hay do mẫu chất mặn nội địa trong điều kiện khí hậu bán khô hạn (đất mặn kiềm ở Ninh Thuận). Về mùa khô, muối hòa tan theo các mao quản dẫn lên làm đất nhiễm mặn. - Do nước bốc hơi để lại muối hòa tan trong mặt đất. 1.Nguồn gốc của các muối hòa tan Các muối có thể hòa tan xảy ra trong đất phần lớn gồm có các tỉ lệ khác nhau về cation Natri, Canxi, Kali và các anion chloride và sulfate. Các yếu tố cấu thành thường chỉ xảy ra với lượng nhỏ là cation Kali và anion bicarbonate, carbonate và nitrate. Nguồn trực tiếp của tất cả các yếu tố cấu tạo muối, các khoáng chất cơ bản đã được tìm thấy trong đất và trong đá lộ thiên của vỏ trái đất. Clarke (1924) đã ước tính hàm lượng trung bình của chlorine và sulfur trong vỏ trái đất là 0.05% - 0.06%. Trong khi đó, Natri, Canxi và Magie có khoảng 2% - 3%. Trong quá trình phong hóa, gồm có sự thủy phân, sự hydro hóa, sự hòa tan, sự oxi hóa và sự carbonate hóa, các yếu tố cấu tạo trên được giải phóng và làm hòa tan. Lượng ion bicarbonate là kết quả của sự hòa tan carbon dioxide trong nước. Carbon dioxide có thể phát sinh từ lớp khí quyển hay nguồn gốc sinh học. Nước có chứa carbon dioxide là một tác nhân hóa phân tầng đặc biệt tích cực phóng thích lượng lớn các yếu tố cấu tạo cation như là bicarbonate. Các ion carbonate và bicarbonate có tương quan với nhau. Lượng liên quan của mỗi chất hiện hữu là một chức năng của pH trong dung dịch. Lượng lớn các ion bicarbonate có thể chỉ hiện hữu với các trị số pH 9.5 hay cao hơn. Dù cho sự phong hóa các khoáng cơ bản là nguồn gián tiếp của hầu hết các muối có thể hòa tan. Một số ít trường hợp trong đó lượng muối đã tích tụ tại nơi từ đó tạo ra một loại đất mặn. Đất mặn thường xảy ra ở các khu vực nhận muối từ địa điểm khác và nước là chất mang cơ bản. Đại dương có thể là một nguồn muối. Thỉnh thoảng muối được di chuyển vào trong đất liền nhờ gió và được gọi là muối theo chu kì. Tuy nhiên, phổ biến hơn, nguồn muối trực tiếp là nước mặt và nước ngầm. Tất cả các loại nước trên đều chứa muối đã hòa tan, liều lượng tùy thuộc vào hàm lượng muối trong đất và vật liệu địa chất mà nước đã tiếp nhận. Nước có tác dụng như nguồn muối khi được sử dụng để tưới. Nước còn có thể thêm muối vào trong đất trong điều kiện tự nhiên, ví dụ như khi tràn ngập vùng đất thấp hay khi nước ngầm dâng cao gần mặt đất. 2.Sự mặn hóa đất đai Đất mặn xảy ra trong hầu hết vùng có thời tiết khô và nửa khô. Trong điều kiện ẩm, muối có thể hòa tan ngay từ đầu. Trong vật liệu thổ nhưỡng và vật liệu tạo ra từ quá trình phong hóa thường được đem xuống nước ngầm, chuyển qua sông suối rồi tới đại dương. Vì vậy, trên thực tế đất mặn không xuất hiện ở vùng ẩm ướt. Sự tiêu nước bị giới hạn cũng thường là yếu tố góp phần cho việc mặn hóa đất đai và có thể liên quan tới sự hiện diện của nước ngầm cao hay độ thẩm thấu trong đất thấp. Mực nước ngầm cao thường liên quan đến địa hình. Do lượng mưa thấp trong vùng khô hạn nên đường tiêu nước mặt ở đó phát triển kém. Kết quả là các bề tiêu nước không có đầu ra cho các dòng chảy thường xuyên. Tính thẩm thấu thấp của đất làm cho việc tiêu nước kém do ngăn cản sự trực di của nước. Tính thẩm thấu kém có thể là kết quả của một cấu trúc đất bất thuận hay kết cấu hoặc sự hiện diện của các lớp đất cứng. Lớp đất cứng có thể gồm có một tầng đất cái, một lớp calic hay một nền cứng cát. Khi tiêu nước thích hợp được thành lập, các muối hòa tan dư thừa có thể được lấy đi do sự trực di và chúng trở lại bình thường. Đất mặn thường được nhận biết vì sự hiện diện của lớp muối trắng trên bề mặt.  Sa mạc muối trắng xóa ĐƠN VỊ PHÂN BỐ Theo phân loại hiện nay, đất mặn được chia làm 3 đơn vị đất: Đất mặn sú , vẹt , đước . Đất mặn nhiều . Đất mặn trung bình và ít . Trong số này, diện tích đất mặn nhiều và ít chiếm đa số (75%). Loại này chiếm diện tích lớn ở một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 80% của đơn vị đất). Ngoài ra, còn có các vùng khác . Đồng bằng sông Hồng  53.307 ha  7.30% của đơn vị   Khu 4 cũ  38.358 ha  5.20% của đơn vị   Duyên hải miền Trung  38.358 ha  4.90% của đơn vị   Đông Nam Bộ  35.561 ha  0.34% của đơn vị   Trung du miền núi Bắc Bộ  16.360 ha  2.20% của đơn vị   Các loại đất mặn ít và trung bình thường xuyên phân bố ở địa hình trung bình từ 0,8 đến 1,2 m cách xa biển và sông lớn. Loại đất này được canh tác khá lâu đời , mùa khô kiệt bị bỏ trống, chế độ bốc hơi mạnh nên dễ bị kết vón ở độ sâu 80 – 100 cm (Ba Tri, Thạnh Phú) Loại đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ thường phân bố ở địa hình thấp hơn, khi triều cường nước tràn lên, khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa nhanh vào đầu mùa mưa. Ở tầng đất sâu 50 – 80 cm thường có lớp cát xám xanh của bãi thủy triều, có chứa mica và nhiều mảnh vỡ vôi. Loại đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn, phân bố thành dải dọc ven biển Bến Tre. Đất thường có độ mặn rất cao, không thuận lợi cho nông nghiệp. HÌNH THÁI PHẪU DIỆN 1.Hình thái chung Nhìn chung, có 2 địa mạo rộng xuất hiện ở khu vực ven biển: Địa mạo thứ nhất là đồng bằng giàu sét, có những giồng liên tục, ngăn cách, không có hệ thống rạch hình thụ trạng và thường cho thấy một đới hẹp rừng mặn đi dần ra biển. Địa mạo thứ hai đặc trưng bởi rừng mặn đứng yên bởi những rạch thủy triều và lòng máng. Ví dụ: ở tam giác châu Cửu Long, khu vực bồi tích nhanh của hệ thống Cửu Long loại 1, còn khu vực bồi tích chậm nằm ở rừng sac Gia Định thuộc loại 2 (Moormann 1961)  Phẫu diện đất mặn ven biển 2.Sa cấu đất Trong khu rừng mặn, kích thước hạt chủ yếu là sét do sông mang lại hay từ ngoài khơi đùn vào. Rất ít vật liệu thô tích tụ trong rừng mặn đúng nghĩa. Phần thô nằm lơ lửng trong nước sông, nếu có đã lắng hết nơi đê sông trước khi đến khu vực có nước biển khống chế. Ở ven biển , nơi mà nơi mà phần thô lẫn phần mịn đều có mặt trong lũ, kích thước hạt được xác định bởi chiều sâu và độ sâu của lũ ấy, cũng như vận tốc nước. Ở đây các lớp chen nhau, gồm vật liệu giàu cát và sét hơn, sẽ lắng xuống rừng mặn. Nếu không có nguồn sét và bùn nữa như trong các vùng ven biển mỏng hay cửa sông nhỏ có cát chắn phía sau, chất trầm tích có rừng mặn trải dài thường giàu cát . Thành phần cơ giới đất trồng lúa vùng Nam Măng Thít (ĐBSCL) Tên đất  Tầng đất  Sét (%)  Thịt (%)  Cát (%)   Đất mặn nhiều Đất mặn trung bình Đất mặn ít  0 – 25 0 – 22 0 – 23  53.60 51.40 52.90  24.50 23.90 24.20  21.90 24.80 22.90   Đất mặn có cấu trúc đặc trưng là cấu trúc hình cột, trụ (hay còn gọi là cấu trúc lăng trụ)  Cấu trúc lăng trụ là đặc trưng của đất mặn TÍNH CHẤT VÀ CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC ĐẶC THÙ 1.Tính chất - Có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ sét từ 50% - 60%, thấm nước kém. - Khi ướt thì dẻo, dính. Khi khô thì co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó canh tác đất. - Chứa nhiều muối tan như NaCl, Na2SO4, nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng. - Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu. - Hoạt động của vi sinh vật yếu. - Chất hữu cơ và chất dinh dưỡng khác trung bình và khá, tỉ lệ Mg 2+ xấp xỉ Ca 2+ , tổng số muối hòa tan > 1% và Cl- thường > 0.25%. - Đất mặn nhiều thường có tầng hữu cơ, tổng số muối hòa tan tầng mặt thấp, pH cũng thấp hơn. Số liệu trung bình của nhiều vùng đất mặn như sau : Vùng  pH KCl  Hữu cơ  Cation trao đổi Me/ 100 g đất  Tổng số  C/N  Cl- (%)      Ca2+  Mg2+  N  P2 O5     Đồng bằng sông Cửu Long  5.5  2.52  3.62  9.34  0.11  0.04  13  0.25   Đồng bằng sông Hồng  7.0  2.56  6.64  5.92  0.20  0.11  7  0.29   Duyên hải Tây Nam Trung Bộ  4.8  2.35  6.28  4.92  0.14  0.08  10  0.17   Khu 4 cũ  6.4  2.60  3.70  2.66  0.16  0.06  7  0.47   2.Quá trình hóa học đặc thù trong đất a.Quá trình mặn hóa Sự hình thành đất mặn là kết quả tác động của nhiều yếu tố : Đá mẹ . Địa hình trũng không thoát nước . Mực nước ngầm mặn ở nông . Khí hậu khô hạn . Sinh vật ưa muối . Trong các yếu tố trên, nguồn nước ngầm mặn thường là nguyên nhân trực tiếp làm đất bị mặn. Giữa độ sâu, độ mặn của nước ngầm và độ mặn của đất có tương quan chặt chẽ. Để xác định mối tương quan này, Polunop (1966) đã đưa ra khái niệm “độ sâu lâm giới” hay “độ sâu tới hạn” của nước ngầm. Đó là độ sâu mà nước ngầm mặn có thể theo mao quản đi lên, làm mặn lớp đất bề mặt. Độ sâu tới hạn phụ thuộc vào độ khô hạn, thành phần cơ giới, độ chặt và độ xốp của đất. b.Phân loại quá trình mặn hóa Dựa theo nguồn gốc, người ta phân chia quá trình mặn hóa thành 3 loại . Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển : Quá trình này xảy ra ở miền nhiệt đới do ảnh hưởng trực tiếp của biển. Nước biển xâm nhập vào nội đồng theo sông ngòi khi thủy triều lên cao, do các trận mưa bão, vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt ở các con sông chảy ra biển có lưu lượng thấp. Nước mạch, đường nứt trong đất, đi qua các đê biển thấm sâu vào nội đồng. Có nơi cách xa biển tới 40 km vẫn bị ảnh hưởng bởi quá trình này. Ở Việt Nam, đất mặn có khoảng 2 triệu ha, chiếm 6% diện tích đất tự nhiên và hầu hết bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển. Quá trình mặn hóa ở lục địa : Ở vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn lại trong đất, chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl, Na2SO4…mới bị hòa tan rửa trôi, nhưng cũng không được vận chuyển đi xa mà tích động ở những địa hình trũng không thoát nước dưới dạng nước ngầm. Ở đây, do hanh khô và mực nước ngầm nông, muối được di chuyển và tập trung lên lớp đất mặt nhờ quá trình bốc hơi và thoát nước. Có nơi muối tập trung lên mặt đất thành một lớp vỏ muối trắng xóa dày dến 1-2 cm . Nguyên nhân gây nên mặn hóa lục địa là : + Nước ngầm theo mao quản lên bề mặt (nguyên nhân chính) . + Gió chuyển muối cùng bụi từ biển và các hồ nước mặn . + Giáng thủy rửa muối từ địa hình cao xuống thấp . + Do sự khoáng hóa thực vật ưa mặn (galotit), trong chúng có chứa nhiều muối, có khi đến 50% trọng lượng khô . + Do tưới tiêu không hợp lý . Quá trình mặn hóa thứ sinh : Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, lượng giáng thủy rất thấp (200 – 500 mm), do đó nền nông nghiệp có tưới và cần tưới rất phổ biến. Do việc quản lý đất tưới và dùng nguồn nước tưới bị nhiễm mặn nên tầng đất mặt dễ bị nhiễm mặn. Như vậy, tác động nhân sinh làm mặn hóa tầng đất. Quá trình phổ biến ở Trung đông, Tây Á và rất nguy hiểm với sản xuất nông lâm nghiệp. Quá trình này thường diễn ra nhanh, mạnh . Ở Việt Nam, quá trình mặn hóa này chủ yếu xảy ra ở những vùng ven biển . + Đất mặn lục địa chỉ gặp rất ít ở Phan Rang, nơi có khí hậu khô hạn, ít mưa và bốc hơi mạnh quanh năm . + Đất mặn ven biển do muối NaCl có tổng số muối hòa tan (TSMT) từ 0.25 tới 0.1%. Đất mặn chứa hàng loạt muối của kim loại kiềm với gốc Cl-, SO42-, HCO3-, CO3-, song các muối gốc HCO3- và Cl - không đáng kể , chỉ đất sú vẹt có HCO3- đáng kể (0.1 - 0.2%). + Đại bộ phận đất mặn Việt Nam có tỉ lệ ion Cl- hơn là ion SO42- . Đất mặn sú, vẹt ,đước có phản ứng trung tính đến kiềm, kali và lân giàu Ca2+/ Mg2+ 4ms/cm . Đất ít mặn và mặn trung bình thường chứa Cl- 1% và Cl- > 0.25% . Còn đất mặn ít có TSMT < 0.25% và Cl- < 0.05% . Ion Na+ trong dung tích hấp thu chỉ chiếm 5-10% tổng số Na có trong đất. Khi cây đủ độ ẩm thì cây chịu mặn khá hơn, tuy nhiên để sử dụng được thì nhất thiết phải rửa mặn. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MẶN VÀ PHÂN LOẠI ĐẤT MẶN 1.Phương pháp xác định độ mặn : Để đánh giá độ mặn, người ta thường dùng những phương pháp sau : a.Phương pháp hóa học Xác định tổng số muối hòa tan hoặc hàm lượng các muối thành phần bằng những phương pháp hóa học. Căn cứ vào hàm lượng tổng số muối tan ở Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra các thang đánh giá sau : Độ mặn  Tỉ lệ muối hòa tan (%)  Nồng độ   Rất mặn  > 1.0  > 0.25   Mặn nhiều  0.5 – 1.0  0.15 – 0.25   Mặn trung bình  0.25  0.05 – 0.15   Mặn ít  < 0.25  < 0.05   b.Phương pháp điện hóa Người ta tiến hành đo độ dẫn điện của dung dịch đất (electroconductivity), kí hiệu là EC. Độ dẫn điện thường tỉ lệ thuận với hàm lượng của tổng số muối hòa tan và áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Thường EC được đo ở điều kiện chuẩn, khi cho đất bão hòa tới giới hạn dính và ở 250C. 2.Phân loại đất mặn Theo phân loại của FAO – UNESCO, loại đất này còn được gọi là đất phù sa mặn. Quan điểm này cũng giống như phân loại đât phèn (Thionic Fluvisols) vì do đặc tính của phèn và mặn của nước ta đều chưa đạt chỉ tiêu của nhóm đất chính (major soil grouping) mà chỉ đạt chỉ tiêu của loại hay đơn vị đất. Đất mặn ở Việt Nam được xác định là đất có đặc tính mặn (salic properties) nhưng không có tầng sulfidic cũng như tầng sulfuric từ bề mặt đất xuống độ sâu 125 cm. Căn cứ vào quá trình hình thành, tính chất vật lý, hóa học, sinh học, người ta chia đất mặn ra làm 3 loại chính . a.Đất Solonchak hay đất kiềm trắng: Đất này hình thành do quá trình tích mặn, có hàm lượng muối cao (1 - 1.5%) có khi hình thành lớp trắng xóa trên mặt đất, do đó có tên gọi là đất kiềm trắng. Đất Solonchak điển hình rất mặn, không một loại cây trồng nào có thể sinh trưởng phát triển được. Đất có phản ứng trung tính hay kiềm yếu. b.Đất Solenetz hay đất kiềm đen: Đất này hình thành do quá trình thoát mặn, nghĩa là khi đất Solonchak bị thau rửa một cách tự nhiên hay nhân tạo. Đặc biệt là trong trường hợp đất mặn giàu (Na2CO3). Đất có phản ứng kiềm hoặc rất kiềm (pH 8 - 12). c.Đất Solod: Được hình thành do sự rửa trôi đất Solenetz một cách mãnh liệt. Trong quá trình này, Na+ trên keo đất được thay bằng H+. Đất có phản ứng chua. Căn cứ theo tỉ lệ muối hòa tan, người ta chia ra làm 3 loại a.Đất mặn sú, vẹt, đước: ( Tên theo FAO – UNESCO : Gleyic Solonchaks _ kí hiệu SCg ) - Diện tích: 239 ha. - Phân bố: Chủ yếu huyện Hàm Tân. - Thành phần: Có thành phần cơ giới nặng, mang đặc tính vừa mặn, vừa chua hàm lượng mùn trung bình, hàm lượng dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O) tổng số nghèo. Vì bị hạn chế bởi yếu tố mặn và chua nên ít có khả năng sử dụng sản xuất trong nông nghiệp, chủ yếu được sử dụng trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản (cá, tôm) nước lợ, làm muối,… Đất mặn sú, vẹt, đước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển khi thủy triều dâng. Đất thường có dạng bùn lỏng, lầy hoặc cát rất mặn, pH trung tính đến kiềm. Quần hợp của rừng sú, vẹt, đước phát triển tùy thuộc vào độ dày, độ chặt của đất, độ mặn và chu kì ngập mặn. Ngoài tác dụng chắn sóng, cung cấp gỗ, củi, rừng sú, vẹt, đước còn góp phần cố định đất tạo điều kiện cho việc lấn biển. b.Đất mặn ít và trung bình: (Tên theo FAO – UNESCO : Mollic Solonchaks _ kí hiệu : SCm) - Diện tích: 490 ha. - Phân bố: Chủ yếu ở địa hình hơi cao và xa biển hơn so với đất mặn nhiều. - Thành phần: Có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ hạt cát tương đối cao (60-70%), đất chua (pH 4.5), hàm lượng mùn khá (2 – 2.5%), đạm tổng số nghèo (N< 0.03%), lân tổng số trung bình (P2O5 : 0.07-0.08%), cation kiềm trao đổi khá, là loại đất có khả năng sản xuất nông nghiệp nếu được đầu tư và cải tạo một cách hợp lí. Hiện nay phần lớn đang được sử dụng để trồng lúa, hoa màu các loại. Tập trung chủ yếu 2 huyện Tân Phong và Hàm Tân. c.Đất mặn nhiều: (Tên theo FAO – UNESCO : Haplic solonchaks _ kí hiệu SCh) - Diện tích: Có diện tích không lớn, khoảng 549 ha. - Phân bố: Ở địa hình bằng và thấp, tập trung chủ yếu ở các khu vực ven biển, cửa sông thành phố Phan Thiết. - Thành phần: Thành phần cơ giới nặng, mùa khô thường nứt nẻ, muối bốc trắng trên mặt. Đất có phản ứng trung tính, hàm lượng mùn đạm (N), Kali (K2O), lân (P2O5) dễ tiêu đều khá. Vì độ mặn cao nên có thể đầu tư cải tạo làm muối hoặc nuôi tôm, hiện nay một số ít diện tích được cải tạo để trồng lúa. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG Đất mặn trung bình và ít có tỷ lệ mặn thấp nhất là Cl- và tổng số muối tan, nhất là đất mặn ít do quá trình tiếp xúc nước ngọt, thoát mặn nên phản ứng gần như đất phù sa. Mức độ mặn ít đã thuận lợi đối với một cây trồng như lúa mà còn giữ được môi trường mặn đa dạng sinh học nhất là đối với ngành thủy sản. Đối với đất mặn sú, vẹt, đước là loại cần bảo vệ nghiêm ngặt cho sản xuất bền vững trong đồng. Đất mặn nhiều và ít chủ yếu sử dụng trồng lúa. Nhiều vùng đất mặn trung bình và ít có năng suất khá cao. Ở vùng này, có một số cây trồng thích nghi như dừa, cói. Nhìn chung, đất được khai thác để sử dụng trong nông ngư nghiệp. Trồng lúa, đặc biệt là giống lúa nông sản. Trồng cói. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Trồng đất để giữ đất và bảo vệ rừng. Đất mặn dưới rừng ngập mặn chiếm khoảng 35000 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ. Đất màu xám đen, nhiều mùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, còn ở dạng bùn lỏng chưa ổn định, giàu chất dinh dưỡng, độ pH từ 5.8 tới 6.5. Đất này phù hợp với duy trì và phát triển cây rừng ngập mặn, nhằm giữ bờ lấn biển, bảo vệ môi trường cảnh quan, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía nam thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đất bị nhiễm mặn cũng gây ra một số tác động không nhỏ. - Đất bị nhiễm mặn khiến nuôi trồng bị ảnh hưởng: Muốn chuyển đổi trồng cây gì, nuôi con gì cũng phải có nguồn nước ngọt và độ mặn ở mức cho phép. Chẳng hạn, để trồng cói, độ mặn trên đồng ruộng cho phép không quá 5 phần nghìn trong khi hiện tại độ mặn ở Đa Lộc cao gấp hơn 5 lần, mức bình quân cũng 9 phần nghìn ( Cói không sống được. Đất bãi biển hoặc đất nhiễm mặn mới khai phá chứa rất nhiều muối ở mạch nước ngầm phía dưới cũng như trong đất. Hàm lượng muối thường trên hai phần nghìn, hàm lượng cao có thể tới vài phần trăm nhưng loại muối này chủ yếu là NaCl, ngoài ra còn Na2SO4, MgCl2 …rất dễ hòa tan trong nước, làm cho nước có trong đất bị mặn, cây trồng khó lên nổi ở loại đất này, thậm chí bị chết. Dưới lớp đất màu có nguồn mạch ngầm, trong đất lại có vô số khe lỗ to nhỏ khác nhau, nhất là những khe lỗ rất nhỏ được ăn thông với nhau về mọi hướng, trở thành những mao mạch trong đất. Do đó, khi trồng cây trên đất cạn bị nhiễm mặn, nước ở phía trên luôn bốc hơi vào không khí, nước lẫn muối ở phía dưới lại liên tục theo các mạch nhỏ chuyển lên đất làm cho lượng muối ngày càng tích tụ ở lớp đất phía tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao.doc
  • doccau hoi phan bien_dat man.doc