Báo cáo Mô tả các công việc của nhân viên làm việc trực tiếp tại cơ sở mang tính chất như một nhân viên con

Nhà Hữu Nghị I được thành lập tháng 10 năm 1991 với sự giúp đỡ của sở Lao động Thương binh Xã hội và được Ủy ban nhân dân quận Đống Đa quản lý, Ủy ban Dân số gia đình - trẻ em (nay là Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Đống Đa) quản lí về mặt chuyên môn, có tên gọi ban đầu là Nhà Hữu Nghị I Đống Đa với số trẻ là 25 cháu.

Tháng 7 năm 1997, Nhà Hữu Nghị được xây dựng và Nhà Hữu Nghị ở tại ngõ chợ Khâm Thiên sát nhập với Nhà Hữu Nghị I Đống Đa trụ sở được đặt tại số nhà 48 ngõ Thái Thịnh II phường Thịnh Quang - Đống Đa - Hà Nội với số trẻ là 60 cháu.

Sau 19 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà Hữu Nghị I đã được nâng cao về mọi mặt. Mặc dù còn có nhiều khó khăn song với nỗ lực và phấn đấu của tập thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã đạt những thành tích xuất sắc được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo vệ - chăm sóc thiếu niên nhi đồng trong nhiều năm. Được Bộ Văn hóa - Thông tin, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội tặng khen đã tham gia tốt liên hoan văn nghệ trẻ em thiệt thòi thành phố Hà Nội và đạt giải cao. Nhà Hữu Nghị đã thực sự là mái ấm cho 60 em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn quận Đống Đa.

 

doc46 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Báo cáo Mô tả các công việc của nhân viên làm việc trực tiếp tại cơ sở mang tính chất như một nhân viên con, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Lịch sử thành lập của cơ sở Nhà Hữu Nghị I được thành lập tháng 10 năm 1991 với sự giúp đỡ của sở Lao động Thương binh Xã hội và được Ủy ban nhân dân quận Đống Đa quản lý, Ủy ban Dân số gia đình - trẻ em (nay là Phòng Lao động Thương binh Xã hội quận Đống Đa) quản lí về mặt chuyên môn, có tên gọi ban đầu là Nhà Hữu Nghị I Đống Đa với số trẻ là 25 cháu. Tháng 7 năm 1997, Nhà Hữu Nghị được xây dựng và Nhà Hữu Nghị ở tại ngõ chợ Khâm Thiên sát nhập với Nhà Hữu Nghị I Đống Đa trụ sở được đặt tại số nhà 48 ngõ Thái Thịnh II phường Thịnh Quang - Đống Đa - Hà Nội với số trẻ là 60 cháu. Sau 19 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà Hữu Nghị I đã được nâng cao về mọi mặt. Mặc dù còn có nhiều khó khăn song với nỗ lực và phấn đấu của tập thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã đạt những thành tích xuất sắc được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo vệ - chăm sóc thiếu niên nhi đồng trong nhiều năm. Được Bộ Văn hóa - Thông tin, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội tặng khen đã tham gia tốt liên hoan văn nghệ trẻ em thiệt thòi thành phố Hà Nội và đạt giải cao. Nhà Hữu Nghị đã thực sự là mái ấm cho 60 em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trên địa bàn quận Đống Đa. 2. Nhiệm vụ và mục tiêu của cơ sở Tiếp nhận, quản lí và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có hộ khẩu thường trú tại quận Đống Đa. Các em được nuôi dưỡng cả thể chất lẫn tinh thần giúp các em trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các trường trung học phổ thông trên địa bàn phường Thịnh Quang để đưa các em vào học văn hóa ở các trường tiểu học Thái Thịnh, trung học cơ sở Thái Thịnh, trung học cơ sở Thịnh Quang. Chăm sóc sức khỏe thường xuyên đồng thời phối hợp với Trung tâm Y tế quận Đống Đa khám chữa bệnh miễn phí. Các em còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được tham gia bảo hiểm thân thể hàng năm. Các cháu còn được tham gia các lớp học kĩ năng, lớp nòng cốt của Phòng Lao động Thương binh Xã hội tổ chức. Ngoài ra các em còn được học vi tính, học tiếng Anh do tổ chức AMT dạy. 3. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường Ban phụ trách: 1 phụ trách - cô Vương Thị Thu Thủy. Bộ phận tài chính: 1 kế toán - cô Nguyễn Thị Hương. 1 thủ quỹ - cô Đàm Thị Nghĩa. Bộ phận chăm sóc nuôi dưỡng: 3 người Bộ phận văn thư: 1 người Bộ phận bảo vệ: 2 người 4. Sơ đồ tổ chức Giám đốc Đối tượng Bộ phận văn thư Bộ phận bảo vệ Bộ phận tài chính Bộ phận chăm sóc nuôi dưỡng 5. Đối tượng được hưởng dịch vụ Nhà Hữu Nghị tiếp nhận và nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ 6 đến 16 tuổi có hộ khẩu thường trú tại quận Đống Đa. Cụ thể là trẻ mồ côi cả cha lần mẹ hoặc mồ côi cha (mẹ), hoặc cha mẹ bỏ đi mất tích, hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng; trẻ con nhà nghèo, bố mẹ ốm đau, bố mẹ vào tù hoặc đi cai nghiện… Những em thuộc dạng trên thì được phòng Lao động Thương binh Xã hội duyệt vào Nhà Hữu Nghị I. Số trẻ hiện có 60 cháu - phân loại. Theo giới tính: 28 nam và 32 nữ. Theo trình độ: + Chưa đi học: 1 cháu + Tiểu học: 27 cháu + Trung học cơ sở: 31 cháu + Trung học phổ thông: 1 cháu Theo hoàn cảnh gia đình: + Trẻ mồ côi: 25 cháu + Mồ côi cha mẹ: 1 cháu + Con thương binh: 1 cháu + Bố mẹ đi tù: 8 cháu + Hoàn cảnh khác: 25 cháu 6. Nguồn tài nguyên cung cấp dịch vụ Nhà Hữu Nghị Đống Đa là cơ quan hành chính sự nghiệp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa. Khi xét duyệt các cháu vào Nhà Hữu Nghị do Phòng Lao động Thương binh Xã hội tuyển vào và ra trường. Nguồn kinh phí hoạt động của Nhà Hữu Nghị do tổ chức AMT (tổ chức từ thiện Châu Á) thông qua Ủy ban nhân dân quận Đống Đa cấp. Tiền lương của cán bộ giáo viên hưởng từ ngân sách nhà nước, cán bộ giáo viên trường làm việc kiêm nhiệm, tất cả các loại giấy tờ công văn của Nhà Hữu Nghị đều mang dấu trường mầm non Thịnh Yên. 7. Mô tả các công việc của nhân viên làm việc trực tiếp tại cơ sở (mang tính chất như một nhân viên công tác xã hội) Trải qua 19 năm hoạt động, cùng với sự phát triển thăng trầm của Nhà Hữu Nghị là những thành tích, những kết quả đáng ca ngợi của Nhà Hữu Nghị. Để đạt được những thành tích đó không chỉ là sự cố gắng trau dồi đạo đức của các em mà còn có sự đóng góp công sức to lớn của đội ngũ nhân viên trong Nhà Hữu Nghị. Hiện nay Nhà Hữu Nghị chưa có cán bộ được đào tạo ngành công tác xã hội nhưng các cán bộ làm việc trong các tổ chức luôn làm trọn vai trò và nhiệm vụ của mình, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc. Nhà Hữu Nghị có 9 nhân viên làm trực tiếp tại cơ sở: Ban giám đốc có cô Vương Thị Thu Thủy là người đứng đầu chịu trách nhiệm tất cả các công việc trong Nhà Hữu Nghị. Bộ phận tài chính: Chịu trách nhiệm giúp giám đốc quản lí việc chi tiêu và tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ cấp trên. Bộ phận văn thư: Chịu trách nhiệm quản lí giờ sinh hoạt, học tập, cung cấp sách báo cho các em. Bộ phận chăm sóc và nuôi dưỡng: Gồm các mẹ là trụ cột quán xuyến toàn bộ công việc của cơ sở, lên khẩu phần, thực đơn cho các em. 8. Các tổ chức hợp tác với cơ sở Tổ chức từ thiện Châu Á (AMT). Sở Lao động Thương binh Xã hội. Ủy ban nhân dân quận Đống Đa. Trường mầm non Thịnh Yên, trường tiểu học - trung học cơ sở Thái Thịnh, trường trung học cơ sở Thịnh Quang. Cung Văn hóa Thiếu nhi Hà Nội. 9. Ý kiến của sinh viên thực tập Nhà Hữu Nghị là cơ quan hành chính sự nghiệp hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân quận Đống Đa. Đây là cơ sở xã hội hoạt động theo mô hình mở, mang tính nhân đạo sâu sắc đến nay đã 19 năm hoạt động. Kể từ khi thành lập, Nhà Hữu Nghị đã đón nhận và nuôi dạy rất nhiều trẻ mồ côi, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong phạm vi quận Đống Đa - Hà Nội. Tuy thời gian thực tập của tôi không nhiều (6 tuần), song tôi đã hiểu được sự vất vả cùng tình thương các cô dành cho các em. Các cô đã thay bố mẹ nuôi dưỡng, giáo dục các em lên người. Các em trong Nhà Hữu Nghị sống rất tình cảm, thân thiện do các em sống thiếu thốn về mặt hoàn cảnh nên sống khép mình và còn có nhiều tự ti về hoàn cảnh của mình. Các cán bộ đều nhiệt tình chăm sóc, nuôi dưỡng học hành đã trưởng thành ra trường vào tạo lập cuộc sống riêng cho mình. Các trẻ vào đây được nuôi dưỡng đầy đủ về vật chất và tinh thần, trẻ được các mẹ quan tâm chăm sóc tận tình. Bên cạnh đó, Nhà Hữu Nghị còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất, cán bộ giáo dục còn hạn chế, đặc biệt thiếu các cán bộ có chuyên môn về công tác xã hội. Số lượng trẻ được đưa vào Nhà Hữu Nghị còn hạn chế. Vì vậy, Nhà Hữu Nghị cần hoạt động mạnh hơn và kêu gọi sự giúp đỡ của các ban ngành, các tổ chức xã hội tài trợ để xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng phạm vi và đón nhận nhiều trẻ hơn, tuyển dụng các nhân viên công tác xã hội để nhằm giáo dục và chăm sóc trẻ tốt hơn. Khuyến khích khen thưởng các mẹ, các cô để động viên tinh thần và giúp đỡ họ có tinh thần trách nhiệm cao hơn. B. BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP CAN THIỆP DÀNH CHO CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN * Cơ sở lí luận. - Khái niệm công tác xã hội cá nhân Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp can thiệp để giúp cho một cá nhân (thân chủ) giải quyết vấn đề khó khăn về tâm lí của họ mà họ không có khả năng tìm ra lối thoát. - Khái niệm trẻ mồ côi Trẻ mồ côi là trẻ dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng, không còn người thân thích nương tựa hoặc chỉ có mồ côi cha hoặc mẹ, người còn lại bỏ đi mất tích, lấy vợ hoặc chồng khác bỏ con bơ vơ và những đứa trẻ hoang thai, bị bỏ rơi mất nguồn nuôi dưỡng. * Lí do chọn thân chủ Sau một tuần thực tập đầu tiên, bỡ ngỡ làm quen với môi trường cơ sở thực tập, tôi đã dần hiểu được nhiệm vụ và những công việc nặng nề mà cán bộ nhân viên đã và đang làm. Để tạo điều kiện thực tập tốt hơn ở cơ sở, tôi đã tiếp cận với nhóm trẻ mồ côi ở lứa tuổi 12 đến 15 tuổi. Kết quả đạt được là xây dựng mối quan hệ thân thiết với các em, có các cuộc trò chuyện mang tính chất làm quen, tạo dựng niềm tin. Tôi đã dần thân thiết với các em và các em trò chuyện rất thoải mái không lạ lẫm. Tuy nhiên, trong số các em đó, tôi nhận thấy có một em rất ít nói, trầm hơn so với các bạn. Em ít trò chuyện với mọi người, chỉ những lúc tôi hỏi gì em mới trả lời. Em không thích bày tỏ bản thân. Một phần vì cảm thấy tò mò, muốn biết rõ hơn về em và có cảm tình với em, cùng với sự giúp đỡ và chỉ dẫn của cô nuôi, tôi đã lựa chọn em nhỏ làm thân chủ. Tôi bắt đầu đi vào tìm hiểu và xác định vấn đề của thân chủ. 1. Tiếp cận thân chủ Một trong những khó khăn của nhân viên công tác xã hội là thân chủ không thích những cuộc trò chuyện sôi nổi. Em có tâm lí ngại giao tiếp ở những chỗ đông người, đặc biệt là những người lạ mặt hay e dè xấu hổ, việc tiếp cận thân chủ không hề đơn giản. Bước sang tuần thứ hai của đợt thực tập, dường như các em đã thân quen với các chị sinh viên. Vì các em học cấp II học vào buổi chiều nên vào các buổi sang các em được hoạt động vui chơi với các chị sinh viên. Vào các buổi sáng, các chị sinh viên tổ chức trò chơi dưới sân, tất cả các em trong Nhà Hữu Nghị đều chạy xuống chơi. Tôi thấy em nhỏ này vẫn xuống theo các bạn nhưng chỉ đứng nhìn các bạn chơi. Tôi thấy vậy đưa em lại ngồi ghế xích đu và cùng em trò chuyện. Đầu tiên, tôi hỏi "sao em không chơi?" và hai chị em ngồi xem và nhận xét các bạn chơi. Sau đó, tôi đã dần dần đi vào khai thác những thông tin cá nhân của thân chủ, về mối quan hệ gia đình - Nhà Hữu Nghị - thân chủ. Thông tin về thân chủ: - Họ và tên: Lê Quốc Anh - Ngày sinh: 23/5/1998 - Giới tính: Nam - Dân tộc: Kinh - Tôn giáo: Không - Địa chỉ: 18B ngõ Tân Lập - tổ 2B phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội - Trình độ học vấn: Đang học lớp 6A trường trung học cơ sở Thái Thịnh Sau khi tìm hiểu về hồ sơ của thân chủ (do Nhà Hữu Nghị quản lí) và cuộc trò chuyện với thân chủ, tôi nhận thấy thân chủ là đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, phần nào hoàn cảnh trong cuộc sống cũng tác động và ảnh hưởng đến tâm lí của em hiện nay. Năm 1996, Quốc Anh được Ủy ban nhân dân quận Đống Đa xét duyệt và gửi vào Nhà Hữu Nghị để được chăm sóc nuôi dưỡng. Trước đó, do hoàn cảnh gia đình bố mẹ li hôn, bố bỏ đi không còn tin tức, hai mẹ con phải ở với bà ngoại. Trong khi đó bà ngoại thì già yếu phải nuôi thêm hai đứa cháu nội mà mẹ Q. Anh thì không nghề nghiệp, chán cảnh gia đình không tha thiết đến việc chăm sóc con, lại đau ốm thường xuyên. Em tâm sự "nhiều lúc em rất nhớ bố, muốn gặp bố nhưng không được. Suốt ngày em thấy bà đi bán xôi ngoài đầu ngõ để nuôi gia đình". Cuộc sống gia đình túng thiếu. Khi đó Quốc Anh mới học lớp 2, em không được chăm sóc đầy đủ như các bạn khác, ăn uống thất thường, học hành khó khăn, sức khỏe yếu nên em được đưa vào Nhà Hữu Nghị I Đống Đa. Theo hồ sơ đối tượng cùng với quá trình trò chuyện với cô Đàm Thị Nghĩa làm việc lâu năm ở nhà nuôi cho biết: Sau khi Quốc Anh được Ủy ban nhân dân quận Đống Đa gửi vào Nhà Hữu Nghị, em đã sống ở đây được bốn năm. Vào đây, em được chăm sóc và học hành tốt hơn, được vui vẻ với các bạn. Hồi đầu mới vào em ủ rũ, buồn, ít nói nhưng sống lâu với các bạn em cũng quen dần. Bà ngoại già yếu và mẹ đau ốm nên không đến thăm được nhưng bây giờ em đã học lớp 6, mẹ có thỉnh thoảng đến thăm và đón em về thăm bà ngoại. Quốc Anh không có quan hệ với ông bà và anh em bên nội. * Sơ đồ sinh thái Quốc Anh Cô giáo chủ nhiệm Bà ngoại Các bạn trong Nhà Hữu Nghị Các mối liên hệ trong Nhà Hữu Nghị Cô nuôi Các bạn ở trường Chú thích: Tác động hai chiều Tác động một chiều Ít tác động * Sơ đồ phả hệ Mẹ Bố Thân chủ Chú thích: Đàn ông Đàn bà Quan hệ gần gũi Quan hệ xa cách Đàn ông, đàn bà li hôn 2. Nhận diện vấn đề của thân chủ Sau các cuộc trò chuyện, vấn đàm, đọc hồ sơ của thân chủ, tôi đã nhận thấy vấn đề của thân chủ. Quốc Anh là một học sinh lớp 6. Em không có những biểu hiện của học sinh cá biệt và hư hỏng ở ngoài trường cùng như sống trong Nhà Hữu Nghị. Em vốn cũng thông minh, học cũng khá nhưng em luôn có tâm lí muốn nghỉ học (một phần do các em trong Nhà Hữu Nghị thường rủ nhau trốn học bỏ đi chơi, có biểu hiện muốn thôi học). Em không có ý chí trong học tập, lười biếng không chịu học tập. Em học môn toán rất yếu so với các môn khác, bảng cửu chương chưa thuộc hết, các phép nhân đơn giản em tính rất chậm. Mặc cảm, chán nản vì hoàn cảnh gia đình nên em không đón nhận sự giúp đỡ của bạn bè trong lớp, luôn luôn trốn tránh. Vấn đề của thân chủ: - Tâm lí tự ti, mặc cảm, không cần sự quan tâm giúp đỡ trong học tập. - Không có ý chí, học hành lười biếng, muốn bỏ học. 3. Thu thập thông tin Trước và trong khi xác định vấn đề của thân chủ, nhân biên công tác xã hội luôn đi thu thập những thông tin cần thiết để phục vụ cho tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ. Những thông tin thu thập luôn nằm trong kế hoạch của nhân viên công tác xã hội và nó mang mục đích rõ ràng. Khi làm việc với thân chủ ở thời gian ban đầu, nhân viên công tác xã hội có ý định tìm hiểu về cuộc sống, gia đình của thân chủ. Khi mối quan hệ của nhân viên công tác xã hội đã trở nên thân thiết, tôi tìm hiểu vấn đề của thân chủ, hỏi em "bây giờ em có mong muốn gì?", "điều gì làm em quan tâm nhất hiện nay?", "em không thích những gì?"… sau đó xác định vấn đề của thân chủ, nhân viên công tác xã hội đã đi tìm mối quan hệ giữa vấn đề đó với những yếu tố tác động xung quanh. Nhân viên công tác xã hội đã thu thập thông tin từ bạn bè của thân chủ, cô giáo chủ nhiệm, cô nuôi. 4. Đánh giá - chẩn đoán Vấn đề của thân chủ là vấn đề có thể giải quyết, khắc phục. Thân chủ có hai vấn đề chính: tâm lí và học tập. Tuy nhiên, vấn đề của thân chủ không đồng thời giải quyết cùng lúc và trong khoảng thời gian làm việc công tác xã hội cá nhân rất ngắn, nhân viên xã hội (NVXH) không thể chắc chắn vấn đề có thể giải quyết được triệt để hay không. Vì vậy, việc đầu tiên mà nhân viên công tác xã hội tiến hành đó là giải tỏa tâm lí cho thân chủ giúp em tìm thấy được năng lực của mình, để có ý chí bản lĩnh hơn, từ đó mới thúc đẩy được ý chỉ học tập và ý thức đúng đắn về công việc học tập của em. Vấn đề lười biếng học tập của em không chỉ là sự cố gắng tác động của nhân viên công tác xã hội mà còn do chính bản thân em cố gắng. Nó không dễ dàng thay đổi trong một sớm một chiều mà còn phải kéo dài trong thời gian dài mới có kết quả. * Điểm mạnh của thân chủ - Ngoan ngoãn, không gây gổ đánh nhau, hòa đồng với các bạn ở Nhà Hữu Nghị cũng như ở lớp. - Không tham gia các trò chơi điện tử, không thường xuyên trốn học như các bạn khác. - Rất biết lắng nghe lẽ phải, dễ bảo, biết nghe lời, không có tâm lí phản kháng khi trò chuyện với nhân viên công tác xã hội. * Điểm yếu của thân chủ - Ít nói, trầm tính, hay e ngại. - Tự ti, mặc cảm về hoàn cảnh gia đình nên luôn trốn tránh khi giao tiếp với bạn bè, từ chối sự giúp đỡ của người khác. - Lười học hay nghe theo lời rủ rê lôi kéo bỏ học, luôn có tâm lí bất cần, chán nản. * Nguồn tài nguyên hỗ trợ - Các bạn ở lớp + cô giáo chủ nhiệm rất nhiệt tình giúp đỡ em. - Các mẹ nuôi + các bạn trong Nhà Hữu Nghị luôn quan tâm động viên em học tốt. 5. Kế hoạch giải quyết vấn đề Thời gian Mục tiêu - hoạt động Phương pháp 19/3/2010 Tiếp cận với thân chủ Tạo lập mối quan hệ với thân chủ: trò chuyện, tâm sự, hoạt động, vui chơi… - Vấn đàm - Chia sẻ cảm xúc. 23/3/2010 - Tìm hiểu vấn đề của thân chủ. - Trò chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của thân chủ, giúp thân chủ bộc lộ cảm xúc. - Chia sẻ suy nghĩ của thân chủ. - Đi sâu vào vấn đề của thân chủ. - Sử dụng kĩ năng giao tiếp (đặt câu hỏi, lắng nghe, quan sát…) củng cố niềm tin của thân chủ. - Chia sẻ cảm xúc. 24/3/2010 - Thực hiện vấn đàm với cô nuôi, các bạn trong Nhà Hữu Nghị để tìm hiểu về vấn đề của thân chủ. - Tìm lại hứng thú học tập cho thân chủ. - Tìm nguồn tài nguyên hỗ trợ. - Vấn đàm. - Sử dụng kĩ năng giao tiếp - nói chuyện tập trung vào cô nuôi, bạn bè ở trong Nhà Hữu Nghị và cùng với thân chủ. 25/3/2010 - Đến trường gặp gỡ cô chủ nhiệm của thân chủ. - Nói chuyện với các bạn trong lớp nhằm tìm hiểu mối quan hệ bạn bè và tình hình học tập của thân chủ. - Tìm nguồn tài nguyên hỗ trợ học tập tốt. Vấn đàm 27/3/2010 - Trò chuyện với thân chủ lần cuối về vấn đề của thân chủ. - Đưa ra các giải pháp giúp thân chủ lựa chọn và giải quyết vấn đề của mình - Vấn đàm. - Kĩ năng cho lời khuyên. - Kĩ thuật thay đổi thái độ. - Tham vấn 6. Phúc trình vấn đàm công tác xã hội * Phúc trình vấn đàm lần 1 · Thân chủ: Lê Quốc Anh · Thời gian: 19/3/2010 · Địa điểm: Sân chơi Nhà Hữu Nghị · Mục tiêu: Làm quen - tạo lập mối quan hệ · Phương pháp: công tác xã hội cá nhân - trò chuyện, lắng nghe, quan sát KHV nhận xét Nội dung vấn đàm Hành vi, cảm xúc của thân chủ NVXH nhận xét - Buổi phúc trình vấn đàm lần đầu tiên diễn ra ở sân chơi Nhà Hữu Nghị. Hôm đó vào buổi sáng, các em xuống sân chơi trò chơi với các chị sinh viên còn thân chủ chỉ chạy xuống và đứng nhìn, không nói gì. - Nội dung cuộc vấn đàm chỉ có mục đích làm quen, tạo lập mối quan hệ với thân chủ, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, khơi gợi câu chuyện chia sẻ cảm xúc của thân chủ NVXH: Chào em, chị em mình làm quen nhé? TC: không nói gì Quay mặt đi chỗ khác không nhìn NVXH NVXH: em cười điều gì thế? (cười). Thực ra chị biết tên em rồi. Chị muốn làm quen vì em chưa biết gì về chị cả. Hơn nữa chị em biết nhau cho dễ tiếp xúc. TC: sao chị biết tên em? Mà chị tên gì thế? Em chả biết chị tên gì, em chỉ biết chị là sinh viên đến đây thực tập thôi. Vì có nhiều chị quá lẫn lộn em không nhớ hết. Nhìn vào NVXH (ánh mắt tò mò xen lẫn một chút thái độ bất cần "chả" NVXH: À! Thì chị để ý thấy các bạn gọi em là Quốc Anh, mà chị cũng phải hỏi các bạn để biết tên em chứ. Chị tên là Dung. Chị "Dung bé" mà các bạn mới đặt cho chị đó (cười). Chăm chú lắng nghe, dõi theo ánh mắt của thân chủ Bọn chị sẽ ở đây với các em lâu 6 tuần cơ. Lúc ấy bọn em sẽ nhớ hết tên bọn chị. TC: Vâng Thân chủ cười ngại ngùng NVXH: Sao em không chơi với các bạn, ngồi thế này làm gì cho buồn? TC: Em không thích chơi lắm. em chán rồi NVXH: Chị với em cùng ngồi xem các bạn chơi với các chị kia em nhỉ? À, làm trọng tài TC: Ơ…vâng! NVXH: Các bạn đang chơi trò mèo đuổi chuột đấy. Em có hay chơi trò này không? TC: Có. Thỉnh thoảng đến trường em cũng chơi. Chơi phải nhanh và mệt lắm. Nhẹ nhàng, bẽn lẽn NVXH: Ừ. Hồi nhỏ chị hay chơi trò này lắm. Chị toàn làm chuột thôi (cười). Bạn ốc chạy nhanh chưa, Huân đuổi mãi không bắt được TC: A..Huân bắt được rồi chị kìa. NVXH: Hai bạn đứng sát chị Duyên tên gì thế em, chị quên mất? TC: Kia là Vân chòe, còn sát chị Duyên là Hoàng đầu to Nhìn vào các bạn đang chơi NVXH: Chị thấy ở đây hay thật! Ai cũng có biệt danh. Nào Vân ốc, Vân chòe, Hương còi. TC: Hì..các bạn gọi em là ếch Gãi đầu ngập ngừng NVXH: Tên ngộ nghĩnh quá. Thế em học lớp mấy rồi? TC: Em học lớp 6 NVXH: EM vào đây mới đi học à? TC: Không, em ở nhà đi học đến lớp 2 là vào đây vì bà ngoại em không đủ tiền nuôi em ăn học NVXH: Thế thì em vào đây cũng được 4 năm rồi nhỉ? Lúc em vào đây có lẽ em còn bé lắm? Thân chủ có vẻ buồn TC: Vâng! Em nghe các mẹ bảo lúc mới vào em học lớp 2, người gầy gò mà nhỏ xíu, giờ mới lớn nhưng vẫn gầy không béo được. Lúc đấy các anh chị lớn hơn hay cắn em lắm. Cười vui cùng Chỉ tay về phía các bạn NVXH: Cười…nhưng giờ em lớn sẽ không ai bắt nạt em nữa. Thế ai đưa em vào đây? TC: Em cũng không biết rõ. Em chỉ nhớ bà ngoại đưa em vào đây, em gặp các mẹ nuôi ở đây. Buồn cúi mặt xuống NVXH: Thế à? Em ở với bà ngoại hay sao? TC: Bố mẹ em bỏ nhau, em và mẹ ở với bà ngoại. NVXH: Thế bố em có hay đến thăm không? Bố có ở gần đây không em? TC: Không. Em nghe mẹ nói bố về bà nội ở Hải Dương ấy Ngập ngừng Lắc đầu NVXH: Vậy à em TC: Thế chị có biết Hải Dương không? Quê chị ở đâu? Ánh mắt tò mò, buồn, cố gặng hỏi NVXH: Không. Chị không biết Hải Dương ở đâu, chỉ nghe tên thôi vì quê chị ở Nghệ An, xa lắm em à NVXH: Thế em có hay về thăm mẹ và bà ngoại không? Xoa đầu TC: Chỉ thỉnh thoảng thôi chị ạ. Vì mẹ em đau ốm không đến được nhiều. Có hôm thì đến một lúc rồi về, có hôm mẹ đến đưa em về thăm bà ngoại. Mặt buồn ngập ngừng Mẹ em không có nghề gì, bà ngoại nuôi em và mẹ, em thấy bà ngoại bán xôi đầu ngõ. NVXH: Ừ, mẹ em hay đau ốm không làm được việc gì nên phải nhờ vào bà ngoại em à. Nhìn thẳng vào mặt thân chủ TC:…. Không nói gì (Đúng lúc ấy đến 10h trưa, các bạn đều tan cuộc chơi và chuẩn bị đón các em tiểu học đi học về ăn cơm). Tôi chào thân chủ và hẹn gặp lại em vào buổi nói chuyện sau Cầm tay thân chủ Lượng giá: Buổi nói chuyện đầu tiên của NVXH và thân chủ diễn ra tốt đẹp. Bởi thời gian và không gian bị loãng, bị chi phối bởi các yếu tố khác. Vì vậy mà thân chủ dễ bộc lộ cảm xúc, tỏ ra thân thiện với NVXH. Buổi nói chuyện này, NVXH chưa tìm hiểu sâu sắc về vấn đề của thân chủ mà chỉ hỏi han về hoàn cảnh gia đình thân chủ nhằm mục đích tạo sự thân thiết, tăng thêm sự tin tưởng. Ý tưởng của NVXH là tạo niềm tin cho thân chủ để buổi nói chuyện hôm sau có thể dễ dàng hơn - thân chủ có thể bộc lộ những cảm xúc về vấn đề của mình một cách tự nhiên, thoải mái. * Phúc trình vấn đàm lần 2 · Thân chủ: Lê Quốc Anh. · Thời gian: 23/3/2010 · Địa điểm: Phòng ngủ - tầng 4 - Nhà Hữu Nghị. · Mục tiêu: Tìm hiểu sâu về vấn đề của thân chủ · Phương pháp: Công tác xã hội cá nhân KHV nhận xét Nội dung vấn đàm Hành vi, cảm xúc của thân chủ NVXH nhận xét Buổi vấn đàm lần 2 diễn ra tại phòng ngủ tầng 4 của thân chủ. Lúc đó các bạn trong phòng đi xuống tầng 2 để xem tivi, thân chủ đang sửa soạn sách vở để chiều đi học. NVXH: Quốc Anh à, em đang làm gì đó? TC: Em đang soạn sách vở để chiều đi học. Chị không xem tivi với các bạn à? NVXH: Ừ, chị vừa đến thấy các bạn đang xem rồi chị lên đây. Mà chị cũng không thích xem lắm. Em không xem à? TC: Em không xem được vì em phải chép bài để chiều đi học không là bị kiểm tra vì hôm trước em nghỉ học. NVXH: Thảo nào hôm trước chị thấy em trong phòng đọc. Chị thấy các bạn bảo em mệt. TC: Mệt đâu chị. Em giả vờ mệt để xin các mẹ cho nghỉ đấy. NVXH: À..thì ra em trốn học. Sao em không đi học mà thích nghỉ học? TC: Em mất hết sách rồi. Mà em cũng không thích đi học. Mấy đứa ở đây rủ nhau bỏ học, thường xuyên trốn vì chán học. NVXH: Có phải em thấy các bạn nghỉ nhiều em cũng muốn nghỉ phải không? TC: Chỉ một phần thôi nhưng em lười học, em chán. Em dốt môn toán lắm chị à. Em chỉ sợ ở lại lớp thôi. NVXH: Em đừng suy nghĩ bi quan như thế, mình phải cố gắng chứ. Mà chị thấy các môn khác điểm vẫn cao mà em? TC: Nhưng môn toán thấp nó kéo điểm của các môn khác xuống. Cả môn lí nữa. NVXH: Em chỉ cần cố gắng hơn một chút, chăm chỉ học thêm môn toán mà lại có bạn bè giúp đỡ em nữa sẽ đạt kết quả tốt hơn thôi. TC: Ở đây đứa nào cũng học dốt, lười học như em, toàn bị "đúp". Chúng toàn rủ em trốn học đi chơi. NVXH: Có ai học cùng lớp với em ở Nhà Hữu Nghị không? TC: Có chị ạ. Con Linh, con Hương còi, thằng Cường béo hôm kia mới trốn học đi chơi vui lắm. NVXH: Thế chiều nay em học mấy tiết? Có môn gì? TC: Để em nhớ xem nào. Em quên mất chị ạ. Thôi cứ mang một quyển vở ghi chung cũng được. NVXH: Không được rồi. Em phải hỏi lại thời khóa biểu từ các bạn đi. Em phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì mới học tốt được. TC: A..hình như chiều nay có Toán chị ạ. Mặc kệ thôi, em chán học em có lo học đâu. NVXH: Trong tất cả các môn học em thích học môn gì nhất? TC: Em thích học môn văn, môn thể dục, môn tin. Em toàn được điểm cao môn tin và môn thể dục không khi nào được dưới điểm 7. Kì vừa rồi em thi tin được 9. NVXH: Thế à! Chị cũng phải học tin này. Nhưng chị học tin yếu, chỉ được 7 thôi. Em được điểm cao thế tốt còn gì. Đi học vui và được điểm cao thì muốn nghỉ học làm gì? TC: Thì đó là mấy môn dễ thôi, ít phải làm bài tập nhiều. Nếu em được lên lớp em sẽ học thêm tin học. Nhưng không biết có được lên lớp không? NVXH: Em hãy cố gắng lên, phát huy hết khả năng của mình. Nghe em kể chị cũng có thể đoán được ước mơ của em. TC: Thế à? Chị thử đoán xem, em đố chị đấy? NVXH: Là kĩ sư tin học. TC: Chị đoán đúng rồi! Em rất thích học tin chị à. Em chưa khi nào bỏ học môn tin. Em nghe các bạn lớp trên bảo muốn thi nghề này phải học giỏi môn tin và toán phải không chị? NVXH: Đúng rồi. Từ bây giờ em phải cố gắng lên, vẫn còn kịp mà. Em hãy tự tin phát huy khả năng của mình sẽ học tốt thôi. Em đừng nản chí vì bây giờ mới chỉ là kiến thức cơ bản, em chăm chỉ là học được thôi mà. TC: Ơ…nhưng em ngại lắm. Học thì kém lại lười biếng. Không có bố mẹ quan tâm học hành như các bạn. Nhiều lúc em chán và xấu hổ với các bạn lắm chị ạ. NVXH: Em nghĩ thế là không được. Nếu em lúc nào cũng suy nghĩ theo chiều hướng đó thì em gặp nhiều khó khăn. Chị bảo với em nhé. Tuy em ở đây thiếu thốn nhưng em vẫn đi học, hòa đồng với các bạn ở trường, lại học tốt nữa. Mọi người sẽ yêu quý và khâm phục em "vượt khó học giỏi" chứ sao lại xấu hổ. TC: không biết em có học hết cấp II nữa không? Thích là một chuyện, làm được hay không mới là chuyện khó. Em sẽ cố gắng không bị đúp. NVXH: Em ước mơ mình như thế thì phải biết biến ước mơ đó thành hiện thực chứ. Vì thế em phải chăm chỉ học hành thật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao thuc tap.doc
  • docBao cao thuc tap - Bia.doc
Tài liệu liên quan